So sánh mở thẻ atm các ngân hàng năm 2024

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng đua nhau miễn phí dịch vụ trên nền tảng số nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng mà hầu như nhà băng nào cũng đang nhắm tới là tăng quy mô khách hàng cũng như tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn [CASA] - loại tiền gửi có mức lãi suất thấp nhất, thường chỉ 0.1%/năm.

Ngân hàng nào miễn phí rút tiền tại ATM?

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhìn chung, cả 4 ngân hàng quốc doanh đều thu phí rút tiền mặt tại ATM cùng hệ thống với mức phí dao động từ 1,000 - 2,000 đồng/giao dịch.

Trong khi đó, đa phần các ngân hàng TMCP tư nhân đều không thu phí khi khách hàng rút tiền tại ATM cùng hệ thống gồm MB, Techcombank, VPBank, HDBank, LPBank, TPBank, SHB, Eximbank, NCB, Nam A Bank, Bac A Bank, KienLongBank, VietBank, ABBank, MSB…

Tuy nhiên, đa số các ngân hàng đều thu phí rút tiền ATM khác ngân hàng với mức phí phổ biến là 3,000 đồng/giao dịch chưa bao gồm thuế VAT tức 3,300 đồng/giao dịch đã tính thuế VAT. Chỉ một vài ngân hàng miễn phí rút tiền mặt tại ATM khác ngân hàng như: MBB, Techcombank, Eximbank, LPBank, NCB, TPBank, Kienlongbank.

Phí chuyển khoản bằng ATM

Phần lớn ngân hàng đều thu phí chuyển khoản bằng ATM cùng ngân hàng hay khác ngân hàng với mức phí tối thiểu là 2,000 đồng/giao dịch, chưa tính thuế VAT đến tối đa là 15,000 đồng/giao dịch. Riêng Agribank, MB, Techcombank, VPBank, VIB, SHB, KienLongBank không thu phí chuyển khoản bằng ATM cùng ngân hàng.

Phí dịch vụ SMS Banking

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mức phí dịch vụ SMS Banking của các ngân hàng hiện nay phổ biến từ 5,000 - 75,000 đồng/tháng [chưa bao gồm thuế VAT]. Trong đó, Techcombank thu phí 75,000 đồng/số điện thoại nếu khách hàng có trên 60 tin nhắn thông báo biến động số dư trong 1 tháng.

Đáng chú ý, NCB và VietBank là 2 ngân hàng không thu phí dịch vụ SMS Banking của khách hàng.

Ngân hàng nào miễn phí sử dụng ngân hàng số?

Có đến 15 ngân hàng không thu phí duy trì dịch vụ ngân hàng điện tử là Vietcombank, BIDV, VietinBank, MB, VPBank, HDBank, ACB, VIB, SHB, SeABank, Nam A Bank, Bac A Bank, VietBank, ABBank, MSB. Các ngân hàng còn lại có mức phí duy trì dịch vụ ngân hàng điện tử từ 5,000 - 10,000 đồng/tháng chưa bao gồm thuế VAT.

Phí chuyển tiền qua ngân hàng điện tử

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ngoại trừ HDBank, các ngân hàng còn lại đều đang miễn phí chuyển tiền trong cùng hệ thống cho khách hàng.

Đối với hình thức chuyển tiền liên ngân hàng, mức phí tùy vào giá trị giao dịch, nhưng phí tối thiểu từ 2,000 đồng/giao dịch [chưa bao gồm thuế VAT].

Nhóm “Big 4” ngân hàng và ngân hàng TMCP gồm MB, Techcombank, VPBank, Sacombank, OCB, SeABank, Nam A Bank, ABBank, MSB là những ngân hàng không tính phí chuyển tiền liên ngân hàng.

Từ những tổng hợp trên cho thấy, thực tế một ngân hàng miễn phí nhiều loại phí thẻ ATM sẽ có ưu thế giữ chân khách hàng hơn so với các nhà băng khác trong cùng hệ thống. Bù đắp lại chi phí cơ hội đó, các ngân hàng này sẽ thu hút được lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn - một nguồn vốn giá rẻ cần thiết để gia tăng biên lợi nhuận trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành.

Về phía khách hàng, để hạn chế chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ ATM, khi rút tiền hay chuyển khoản bằng ATM trong cùng hệ thống, chủ thẻ nên thực hiện trên máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ thì phí giao dịch sẽ ít hơn hoặc được miễn phí. Còn khi chuyển khoản liên ngân hàng thì khách hàng có thể tham khảo bảng khảo sát để chọn giao dịch ở ngân hàng có mức phí thấp và phù hợp với nhu cầu của mình.

Hiện nay, nhờ sự tiện lợi nên thẻ ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến, ngày càng nhiều khách hàng có nhu cầu mở thẻ ngân hàng.

Thẻ ngân hàng là gì?

Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán thay thế cho hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Đây là công cụ được phát hành bởi ngân hàng và cấp cho chủ thẻ nhằm mục đích thanh toán hóa đơn mua hàng, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại cây ATM trong phạm vi số dư tài khoản hoặc hạn mức tín dụng của thẻ.

Hiện nay, thẻ ngân hàng được chia thành ba loại chính gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước.

Thẻ tín dụng là thẻ “thanh toán trước, trả tiền sau”. Ngân hàng ứng trước một khoản tiền để khách hàng chi trả cho người bán. Số tiền này chủ thẻ phải hoàn trả lại cho ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày ngân hàng in sao kê. Mỗi thẻ tín dụng sẽ được quy định một hạn mức nhất định. Khách hàng chỉ được phép chi tiêu vượt quá hạn mức quy định đó hoặc được chi tiêu vượt quá hạn mức nhưng trong giới hạn quy định của từng ngân hàng.

Thẻ ngân hàng ngày càng phổ biến. [Ảnh minh hoạ]

Thẻ ghi nợ dùng trong thanh toán với quy định khách hàng không thể chi tiêu vượt quá số dư tài khoản đang có. Khi tài khoản không đủ tiền, khách hàng không thể thanh toán.

Với thẻ trả trước, khách hàng không cần mở tài khoản ngân hàng để làm thẻ trả trước. Người dùng chỉ cần nạp tiền vào thẻ và chi tiêu trong giới hạn chi tiêu của mình.

Nên làm thẻ ngân hàng nào tốt nhất?

Mỗi ngân hàng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Người dùng nên cân nhắc các tiêu chí sau trước khi mở thẻ tại ngân hàng.

Phí sử dụng

Khi sử dụng thẻ ngân hàng, chủ thẻ thường phải chịu nhiều khoản phí như phí rút tiền mặt tại ATM, phí thường niên, phí chuyển khoản...Vì vậy, nên lựa chọn ngân hàng có các ưu đãi về phí và phí thấp, giúp tối ưu tài chính hơn.

Hiện có nhiều ngân hàng miễn phí phát hành thẻ, người dùng dễ dàng lựa chọn nhà băng có chính sách hỗ trợ này.

Mức độ phổ biến

Ngân hàng có mức độ phổ biến rộng sẽ có đối tác liên kết rộng hơn. Mật độ các điểm chấp nhận thẻ thanh toán của ngân hàng cũng nhiều hơn, giúp việc thanh toán nhanh chóng và thuận tiện.

Mật độ cây ATM

Những ngân hàng có mật độ cây ATM phủ sóng nhiều sẽ được khách hàng lựa chọn nhiều hơn như: Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, MB...

Hạn mức giao dịch trong ngày

Hạn mức rút tiền, chuyển tiền cũng là tiêu chí để khách hàng lựa chọn ngân hàng mở thẻ ATM. Nhiều ngân hàng chỉ cho phép khách hàng rút một số tiền nhất định trong hạn mức của thẻ. Do vậy, chọn ngân hàng cho phép rút 100% hạn mức là lựa chọn phù hợp.

Độ bảo mật

Độ bảo mật và các tiện ích sử dụng trực tuyến là một trong các vấn đề cần lưu ý khi mở thẻ ngân hàng. [Ảnh minh họa]

Khi mở thẻ ngân hàng, khách hàng cần cung cấp các thông tin cá nhân như họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ, số CMND/CCCD, số điện thoại...Đây là những thông tin quan trọng. Nếu để lộ, khách hàng có thể bị đánh cắp tài khoản hoặc mất kiểm soát với chính tài khoản của mình.

Vì vậy, nên lựa chọn ngân hàng có hệ thống thông tin ổn định với nhiều lớp bảo mật như OTP hai lớp, công nghệ bảo mật 3D secure...

Tiện ích khi sử dụng trực tuyến

Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Vì thế, người dùng nên chọn ngân hàng áp dụng dịch vụ trực tuyến có nhiều tính năng ưu đãi, nhiều giao dịch miễn phí, dịch vụ internet banking, mobile banking hiện đại dễ sử dụng và nhiều ưu đãi khi chuyển tiền, thanh toán.

Chủ Đề