So sánh Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi

Bài Làm:

Hình ảnh của Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó và hình ảnh Nguyễn Trãi trong Bài ca Côn Sơn đều được hiện lên với niềm vui của “thú lâm tuyền” (tức là niềm vui thú được sống với rừng, suối). Tuy nhiên, niềm vui “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi mang phong cách của một ẩn sĩ, hòa mình vào thiên nhiên để trốn tránh sự đời, để “lánh đục tìm trong”. Nguyễn Trãi tìm đến “thú lâm tuyền” vì bất lực trước thực tại, bất lực trước xã hội. Còn Bác Hồ trong Tức cảnh Pác Bó, cái niềm vui “thú lâm tuyền” được gắn với công việc, sự nghiệp cách mạng lớn lao. Bác tìm đến “thú lâm tuyền” trong tư thế của một chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông, dân tộc.

Lịch sử dân tộc Việt Nam với truyền thống hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước cũng là những trang sử hào hùng gắn liền với những bản Tuyên ngôn độc lập. Trong đó có ba bản Tuyên ngôn tiêu biểu, tương ứng với mỗi giai đoạn khác nhau, qua đó khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Bao gồm: Nam quốc sơn hà (1076) của Lý Thường Kiệt; Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; Tuyên ngôn độc lập (1945) của Hồ Chí Minh.

So sánh Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi

Dehoctot.edu.vn xin giới thiệu tới các em học sinh và quý thầy cô giáo bài phân tích sự giống và khác nhau chi tiết nhất giữa Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh và Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi giúp các em rèn luyện kĩ năng và phương pháp làm văn dạng đề so sánh sao cho mạch lạc, hấp dẫn.

Cả hai tác phẩm đều được viết vào thời điểm có ý nghĩa lịch sử trọng đại của đất nước:

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi là kết thúc 10 năm gian khổ kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn

“Tuyên ngôn độc lập” của HCM là kết thúc thời kỳ nước ta bị “một cổ 2 tròng” dưới 2 tầng áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật) , và mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên tự do, độc lập của đất nước !

Cả hai tác phẩm đều thuộc thể văn chính luận có bố cục chặt chẽ (3 phần) lập luận sắc sảo ; lý lẽ hùng hồn, mang tính luận chiến cao ; dẫn chứng rõ ràng cụ thể, chính xác ; tình cảm thiết tha,… .

Hai tác phẩm đều có chung ý nghĩa “tuyên bố rộng rãi cho toàn thể nhân dân được biết về nền độc lập tự do của dân tôc”.

Cả hai tác phẩm đều có các nội dung cơ bản giống nhau, đều mang giá trị Văn học – nhân văn sâu sắc :
Hai bản tuyên ngôn đều xuất phát từ tư tưởng nhân đạo của dân tộc : Bình Ngô đại cáo đứng trên lập trường Nhân nghĩa của dân tộc là “yên dân – trừ bạo” ; còn Tuyên ngôn độc lập thì đứng trên lập trường quan điểm về quyền sống, quyền tự do, độc lập của dân tộc
Hai bản “tuyên ngôn” đều có nội dung tố cáo tội ác “trời không dung đất không tha” của giặc
Hai bản “tuyên ngôn” đều có nội dung “lược thuật tóm tắt quá trình chiến đấu của nhân dân vì độc lập tự do”
Hai bản tuyên ngôn đều có lời tuyên bố hòa bình , mở ra một thời kỳ độc lập tự o cho đất nước và ý chí quyết tâm giữ gìn nền tự do độc lập đó

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ra đời vào cuối năm 1427 đầu năm 1428 sau khi chiến thắng quân Minh
Tuyên ngông độc lập của Hồ Chí Minh ra đời vào ngay khi cách mạng tháng Tám thành công 1945 – thời điểm nóng bỏng đến kết thúc của chiến tranh Thế giới thứ 2.

Cùng mang phong cách của văn chính luận, nhưng :
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được viết bằng chữ Nôm theo lối văn Biền ngẫu với thể loại “Cáo” dùng để kết thúc chiến tranh (thuộc nền văn học Trung đại) .
Tuyên ngôn độc lâoj của Hồ Chí Minh thì được viết theo lối văn hiện đại, bằng chữ Quốc ngữ (thuộc nền văn học Hiện đại)

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi dựa trên lập trường “Nhân nghĩa” của dân tộc Việt Nam (yên dân, trừ bạo)
Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đứng trên lập trường “quyền bình đẳng, quyền độc lập, tự do của các dân tộc” trên thế giới

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có phạm vi nội bộ trong nước Đại Việt, chỉ “xa gần bá cáo / Ai nấy đều hay” …
Tuyên ngôn độc lập của HCM ngoài việc tuyên bố trước toàn thể dân tộc Việt Nam, mà còn có ý nghĩa tuyên bố với toàn thế giới về độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam và ngăn chận cả âm mưu tái xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp!
Ở thời điểm này, tại biên giới phía Bắc, Mỹ đứng sau quân Tàu -Tưởng đang lăm le tràn vào nước ta núp dưới bóng của tổ chức Vệt Nam quốc dân Đảng. Tại phía Nam, lính viễn chinh Pháp đang núp sau quân đội Anh vào giải giáp vũ khí của Nhật . Thực dân Pháp lại tuyên bố rằng : Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên thuộc quyền “bảo hộ” của người Pháp… Tuyên ngôn độc lập đã cương quyết bác bỏ luận điệu đó của Pháp!

– Bình Ngô đại cáo: Quan niệm lấy dân làm gốc, yêu nước là yêu nhân dân: dân đen, con đỏ

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Nhân dân là tầng lớp đáng thương nhất trong chiến tranh. Họ là nhân dân Đại Việt.

Đây là quan niệm có tiến bộ nhưng chưa rộng mở.

– Tuyên ngôn độc lập: Yêu nước là yêu nhân dân đất nước, là đem lại độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ …”. Tình yêu con người được đề cập đến rộng rãi hơn, con người trên toàn thế giới. Quan niệm tư tưởng tiến bộ của con người trong thời đại mới.

Trong Bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã khẳng định một chân lý lịch sử: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo thì Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng cách trích dẫn hai câu nói nổi tiếng trong hai bản tuyên ngôn của thế giới. Câu thứ nhất được trích từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Câu thứ hai được rút ra từ bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền Cách mạng Pháp năm 1791: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đây là một dụng ý chiến lược và chiến thuật của Bác. Người muốn dùng lời của ông cha người Pháp và người Mỹ để đập vào lưng của con cháu họ, dùng cây gậy độc lập tự do đánh vào lưng những kẻ thù của độc lập tự do. Nếu câu mở đầu của Nam quốc sơn hà là lời khẳng định chủ quyền dân tộc, mở đầu của Bình Ngô đại cáo là một triết lí nhân nghĩa gắn với an dân thì mở đầu của Tuyên ngôn độc lập là một lời tranh luận ngầm nhằm lột tẩy những mưu mô thủ đoạn của bọn thực dân. Cách trích dẫn ấy vừa tạo được cơ sở vững chắc cho Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, vừa sảng khoái niềm tự hào dân tộc. Như ngày xưa Nguyễn Trãi đã từng viết: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương nhằm đặt ngang hàng các triều đại nước Việt với các triều đại Trung Hoa cổ.

– Bình Ngô đại cáo: Ức Trai tiên sinh đã từng vạch tội giặc Minh mượn gió bẻ măng, lợi dung thời cơ phù Trần diệt Hồ để thôn tính nước ta: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà – Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa. Năm xưa, Nguyễn Trãi đã khái quát lại tội ác tày trời và chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Ngô qua hai câu thơ: Nướng dân đen trên ngọn
lửa hung tàn- Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Trong tác phẩm của mình, Bác đã dùng lập luận bác bỏ để vạch trần năm tội ác về chính trị, bốn tội ác về kinh tế của thực dân Pháp. Nếu nước mẹ Pháp đưa ra chiêu bài bảo hộ thì Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ: Trong năm năm, chúng bán nước ta cho Nhật… Ở Tuyên ngôn độc lập, với văn phong đĩnh đạc, giàu tính luận chiến, Bác đã viết: Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Với cách lặp kết cấu cú pháp, điệp ngữ “chúng”, kết cấu song hành, tăng tiến, Tuyên ngôn độc lập là bản tuyên cáo chi tiết những hành động tham tàn bạo ngược của giặc Tây trên đất nước Việt Nam.

Đặc biệt, ở Tuyên ngôn độc lập, với những dẫn chứng, số liệu cụ thể, bằng ngòi bút giàu sức chiến đấu, Nguyễn Ái Quốc còn vạch rõ thủ đoạn thâm độc của chính sách ngu dân, cai trị dân tộc Việt Nam bằng rượu và thuốc phiện, lập nhà tù nhiều hơn trường học. Nước Pháp ở thời điểm này đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế; thay vì đổ xuống biển hàng tấn rượu thì bọn thực dân đã mở rộng khai thác thuộc địa sang các nước Đông Dương và biến các nước này trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa của chúng.

Vì vậy chúng cấm người dân Việt Nam không được nấu rượu bằng các sản vật địa phương như gạo, mía, sắn mà phải dùng rượu Pháp. Trở lại những năm ba mươi của thế kỷ hai mươi, ta mới thấy hết được không khí ngột ngạt, đau khổ của thôn xóm Việt Nam. Khắp nơi , bọn tay sai phong kiến và thực dân Pháp truy tìm, bắt bớ bỏ tù hàng ngàn người dân vì tội nấu “rượu lậu”. Bên cạnh đó, bọn chúng cho phép các tiệm hút được mở công khai ở Hà Nội, Hải Phòng nhằm làm suy nhược sức khỏe và băng hoại ý chí đấu tranh của tầng lớp thanh niên ta. Lên án âm mưu thâm độc này, trong Tuyên ngôn độc lập, Bác viết: Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Nam Quốc Sơn Hà: sách trời đã định, không thể thay đổi.

Trong Tuyên ngôn độc lập, Bác đã ngợi ca thái độ khoan hồng và nhân đạo của người dân đất Việt: Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ. Tinh thần nhân nghĩa đó vốn xuất hiện từ lâu trong đạo lý dân tộc: Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại.

Nguyễn Trãi: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí nhân mà thay cường bạo. Tư tưởng nhân nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong Bình Ngô đại cáo và cuộc đấu tranh chống quân Minh của quân dân Đại Việt.

Lời kết thúc Bình Ngô đại cáo với sự hòa quyện giữa cảm hứng độc lập và cảm hứng vũ trụ, Ức Trai tiên sinh trịnh trọng tuyên bố nền độc lập tự do: Xã tắc từ nay vững bền – Giang san từ đây đổi mới – Càn khôn bỉ mà lại thái – Nhật  nguyệt hối mà lại minh – Muôn thuở nền thái bình vững chắc – Ngàn năm, vết nhục nhã sạch làu.

Ở Tuyên ngôn độc lập, trước khi công bố quyền được hưởng tự do độc lập một cách xứng đáng của dân tộc ta, Hồ Chí Minh đã tuyên bố thoát lí mọi quan hệ với thực dân, xóa bỏ mọi hiệp ước, mọi quyền lợi của Pháp trên đất nước Việt Nam. Đây là một việc làm vô cùng có ý nghĩa. Để thiết lập một đất nước Việt Nam mới và mở ra một kỉ nguyên độc lập tự do của đất nước, ta phải xóa bỏ mọi ràng buộc, mọi mối quan hệ với thực dân Pháp, phải đập tan mọi luận điệu của Đờ Gôn (tướng Pháp) và bọn thực dân phản động Pháp đang âm mưu tái chiếm Đông Dương: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Đoạn văn gồm ba ý, xây dựng theo lối tăng cấp: quyền hưởng tự do độc lập của dân tộc, hưởng tự do độc lập là sự thực, quyết tâm giữ vững độc lập tự do bằng mọi giá của con người Việt Nam. Đây là lời tuyên bố hào hùng, là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu dân(Trần Dân Tiên).

Về tổng thể, Tuyên ngôn độc lập có điểm tương đồng giữa các phần như Bình Ngô đại cáo song bố cục ngắn gọn và chặt chẽ hơn.

Nếu Bình Ngô đại cáo sáng tác theo các thể thơ văn cổ Trung đại thì Tuyên ngôn độc lập viết theo phong cách văn chính luận hiện đại với lập luận sắc sảo, bằng chứng rõ ràng, hình ảnh gợi cảm, ngôn từ
chính xác, kết hợp sâu sắc giữa văn học và chính trị, kế thừa và phát triển.

– Ngôn từ, hành văn, cách diễn dạt của Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn, dễ hiểu, lập luận khoa học, sắc sảo. Nam Quốc Sơn Hà ngắn gọn, xúc tích chưa thật đầy đủ. Bình Ngô đại cáo dài hơn.

– Thể loại chữ viết hai bài trên: Tuyên ngôn độc lập là chữ quốc ngữ thể văn chính luận, Bình Ngô đại cáo chữ Hán thể phú, Nam Quốc Sơn Hà là chữ Hán thể thơ tứ tuyệt Đường luật.

– Giống:  bởi vì cả hai tác giả đều là những danh nhân lớn của Việt Nam, tiếp thu tinh hoa dân tộc từ bao đời, có lòng yêu nước, yêu nhân dân.

– Khác: bởi vì hoàn cảnh sống giữa hai tác giả khác nhau, vốn sống, vốn hiểu biết và tài năng nghệ thuật cũng khác nhau, đặc biệt là ngoài tinh hoa của dân tộc, Hồ Chủ tịch còn tiếp thu cả tinh hoa văn hoá thế giới một cách có chọn lọc.

Cả 2 tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đều được coi là “Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam” trong lịch sử hào hùng của dân tộc; khẳng định chủ quyền đất nước, là kim nam châm chỉ phương cho nhân dân ta dựng và giữ nước.

Như vậy, Dehoctot.edu.vn vừa giới thiệu tới các em học sinh những nội dung cơ bản khi So sánh “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh và “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Dạng đề so sánh là một trong những dạng đề quan trọng, thường xuất hiện trong các đề thi học kì, thi tuyển sinh Đại học. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn 12luyện thi THPT Quốc gia nhé.

So sánh Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi

Sang thu là tác phẩm đặc sắc, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Đây là một trong những nội dung thường có trong các đề thi học kì, đề thi ... Xem thêm

So sánh Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi

Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là bài thơi đặc sắc, thể hiện tâm tình của nhà thơ, của mỗi người dân Việt Nam đối với Bác - Chủ tịch Hồ Chí Minh. là tác ... Xem thêm

So sánh Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi

Sang thu là bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Đây là một trong những nội dung thường có trong các ... Xem thêm

So sánh Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi

Học tốt môn Văn không hẳn là sự chăm chỉ "cày cuốc", suy nghĩ tích cực, luyện đọc nhiều, tập trung và ghi chép bài đầy đủ có thể giúp bạn chinh phục môn Văn dễ ... Xem thêm

So sánh Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi

Sóng là bài thơ đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Đây là một trong những nội dung thường có trong các đề ... Xem thêm