So sánh cánh chim trong chiều tối và tràng giang

HƯỚNG DẪN Hình ảnh của cánh chim, của chòm mây tạo nên nét cổ điển cho bài thơ Chiều tối.

Đây là hình ảnh của thiên nhiên nhưng thể hiện được tâm cảnh của con người đang ngắm nhìn cảnh thiên nhiên đó. Cánh chim mỏi bay tìm chốh ngủ sau một ngày dài sải cánh. Cánh chim gợi ra hình ảnh của câu ca dao: Chim bay về núi tối rồi. Còn chòm mây thì cô đơn trôi chầm chậm [mạn mạn] giữa bầu trời.

Bức tranh này là tâm trạng của tác giả gán ghép cho cảnh vật. Tâm trạng này cũng dễ hiểu đốì với hoàn cảnh cảu một người tù phải trải qua một ngày đi đường mệt mỏi có mà có lần, trong một bài thơ Bác đã nói:

Ba mươi cây số một ngày Áo mũ dầm mưa rách hết giày.

Với hoàn cảnh như vậy thì làm sao người tù không mỏi mệt cho được?

Đề bài: So sánh hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài Mộ của Hồ Chí Minh và khổ cuối bài Tràng giang của Huy Cận. Từ đó nêu lên vẻ đẹp cô điển mà hiện đại của bài Mộ.

I. So sánh hình ảnh buổi chiều trong bài Mộ và trong khổ cuối bài Tràng giang

+ Giống nhau: – Đều dùng thi liệu cổ điển phương Đông cánh chim chiều, mây [chòm mây, núi mây]. – Đều đượm buồn, vắng lặng, cô đơn. – Đều mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng. + Khác nhau: – Tràng giang có thêm hình ảnh “con nước” buồn; không có biểu tượng của sự sông [“không khói hoàng hôn”]. – Mộ: sau cảnh chiều muộn buồn vắng của thiên nhiên nơi núi rừng hẻo lánh là cảnh sinh hoạt ấm cúng, đầy sức sống của con người bên xóm núi với ngọn lửa hồng rực sáng trong lò than.

Tham khảo: Soạn bài Tràng giang

II. So sánh cảm xúc của chủ thể trữ tình.

+ Giống nhau: Đều buồn lắng, cô đơn trước thiên nhiên trong thời khắc của ngày tàn [có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, cảnh và tình]. + Khác nhau: – Một người buồn vì nhớ nước, nhớ đồngbào, đồng chí trong cảnh tù đày xa xứ mộtngười buồn vì nhớ nhà trong cái “tòi” bé nhỏ của thi nhân lãng mạn khi đứng trước Tràng giang mênh mang chưa tìm được hướng đi cho đời mình. – Một người chỉ cô buồn, vá nỗi buồn đó ngày càng sâu thăm thẳm khi không tìm thấy biểu tượng của sự sống; một người không chỉ có buồn mà còn có niềm vui khichứng kiến và hòa vào với niềm vui cuộc sống của con người. – Sự giống nhau là do tư chất nghệ sĩ của hai nhà thơ, còn sự khác nhau do một người là thi sĩ lãng mạn, một người là thi sĩcách mạng.

III. Vẻ đẹp cổ điển – hiện đại của bài Mộ

1. Các yếu tố cổ điển và hiện đại trong bài Mộ:

– Yêu tô cổ điển: Dùng thi liệu phương Đồng [cánh chim bay vễ từng, chòm mây trôi trên bầu trời], cùng bụt pháp chấm phá bằng hai nét vẽ để dựng, lên cảnh chiều muộn như trong một bức tranh thủy mạc [có hồn và thâm đượm tình người] Ngọn lửa rực hồng tròng đêm tối cũng là hình ảnh thường gặp trong theo cổ điển xưa.

– Yếu tố hiện dại; Cảnh sinh hoạt ấm cứng, đầy sức sống của người lao động bên xóm núi cùng với lòng thương người và yêu đời vô hạn của nhà thớ. Tứ thợ, hình tượng thơ vận động theo hướng tích cực, đi lên: từ tôi đến sáng, từ tận lụi đến sự sông, từ buồn đên vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm nóng.

Nhà thơ Vương Bột thời kỳ đầu nhà Đường [cách đây hơn 1350 năm] đã có cánh chim bay trong thơ ông cho đến bây giờ vẫn còn bay trong ký ức của bao độc giả: “Lạc hà dữ cô lộ tề phi/ Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc” [Nghĩa: Ráng chiều với cánh cò đơn độc cùng bay/ Nước mùa thu với trời rộng một màu]. Nhưng bài viết này giới hạn một số hình ảnh chim chiều trong thơ Việt Nam.

Cánh chim và bầu trời là hai hình ảnh đối lập giữa cái cực đại và cực tiểu, gợi cho người ngắm hình ảnh cánh chim bay trong bầu trời rộng bao la kia càng thêm bé nhỏ, thấy nó cô đơn heo hút đến tận cùng. Hình ảnh những cánh chim ấy trong thơ luôn đầy tâm trạng. Cánh chim xuất hiện trong thơ thường vào lúc “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn”, báo hiệu một ngày sắp tắt, mọi hoạt động lao động dừng lại, ngư ông thì gác mái chèo trở “về viễn phố”, mục đồng thì đánh trâu về “lại cô thôn”, ánh sáng lui dần, bóng đêm bắt đầu bao phủ, mà đường thì còn xa, “sương sa” thấm lạnh, gió thổi rừng mai, cánh chim mỏi mệt gấp rút bay tìm nơi trú ngụ, làm cho lữ khách xa nhà với bao tâm trạng bồn chồn, thúc giục, “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi/ Dặm liễu sương sa khách bước dồn”. Nôn nao như thế bởi vì đang rơi vào không gian cách trở: “Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ”, khoảnh khắc tha hương đất khách quê người mới cô đơn quạnh quẽ làm sao, đêm về ở nơi xa lạ, biết: “Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”, chia sẻ nỗi niềm. [Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan].

Lại nhớ đến lá thư ngắn nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chỉ có 2 chữ mà Sở Khanh gửi cho Thúy Kiều: “Mở xem một bức tiên mai/ Rành rành “Tích Việt” có hai chữ đề”. Nhận thư, Thúy Kiều phân tích: “Lấy trong ý tứ mà suy/ Ngày hai mươi mốt tuất thì phải chăng”. Chiết tự Tích Việt [昔 越]: chữ “tích” [昔] gồm 3 chữ ghép lại: chấp – nhất – nhật [tức ngày 21]; chữ “việt” [越] có 2 chữ ghép lại: tuất – tẩu [giờ tuất thì trốn][*]. Giờ tuất từ 19 đến 21 giờ. Thế mà Thúy Kiều nôn nao ngồi đợi từ khi mặt trời mới tắt, lúc “Chim hôm thoi thót về rừng”, mãi đến khi “Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành”, trăng lên chiếu xuống đóa trà mi; người xưa tính thời điểm trăng mọc: “Hai mươi giấc tốt, hăm mốt nửa đêm”, tức quá tuất một canh giờ, đã qua giờ tý [từ 23 giờ khuya đến 1 giờ sáng]; khi ấy mới thấy “Tường đông lay động bóng cành/ Đẩy song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”. Sự trễ nãi về giờ hẹn hé mở báo hiệu trước sự lừa đảo của Sở Khanh về sau. Trở lại lúc Thúy Kiều bắt đầu ngồi đợi, chờ Sở Khanh đến “giải thoát”, nhìn từng cánh chim “thoi thót”, lác đác, lẻ tẻ bay về rừng tìm nơi trú ngụ, nó như vận vào hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều, nhưng chim dẫu bay vào không gian rừng sâu núi thẳm mịt mù kia vẫn có đích để đến, còn Thúy Kiều tuy đang đợi người ta đến dắt đi nhưng chẳng biết về đâu, thấy mình cũng “thoi thót”, bơ vơ, trở nên lẻ loi, lạc lõng, đơn độc làm sao nơi đất khách quê người xa lạ!

Cánh chim chiều còn gặp trong Chiều tối [Mộ – trích Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh]. Ấy là lúc nhà thơ đang bị giải đi từ nhà lao này đến nhà lao khác trên đường núi rừng Quảng Tây bên Trung Quốc, hết một ngày đường vất vả gian nan, hoàng hôn buông xuống, ngẩng mặt nhìn trời lại thấy: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” [Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ]. Lẽ ra, cánh chim kia sau một ngày đi tìm thức ăn, lúc về phải no nê, sải cánh bay khỏe khoắn, nhưng ở đây hình ảnh dáng bay về rừng của chim tìm cây trú ngụ lại mỏi mệt [quyện điểu]. Có lẽ hình ảnh cánh chim kia đã thông qua lăng kính chủ quan của nhà thơ – người đi đường lúc bấy giờ, suốt từ sáng đến chiều tối trên đường rừng hiểm hóc, ăn uống kham khổ, lại thêm xiềng xích, khí hậu núi rừng về chiều càng giá lạnh, áo vải phong phanh, làm sao không mỏi mệt, nên đã gán hoàn cảnh ấy vào cánh chim trời. Cảnh chiều tối và cánh chim bay về rừng trong thơ kia không còn là hình ảnh hiện thực khách quan mà là tâm cảnh, nó được diễn tả thông qua lăng kính đầy tâm trạng của chủ thể trữ tình. Ở đây có sự gặp gỡ cánh chim bay mỏi trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, nhưng hai hoàn cảnh mỗi người khác nhau.

Ngược lại, ta gặp một cánh chim chiều mạnh mẽ, không buồn, không mỏi trong Tràng giang của Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Trên bầu trời nguy nga rộng lớn lớp lớp mây cao lộng lẫy đó được điểm vào một cánh chim nhỏ, đối lập giữa hai thái cực, làm cho cánh chim kia càng thêm bé nhỏ, đơn độc, chấp chới sa xuống giữa khoảng bao la của nền trời. Ở hình ảnh này, Xuân Diệu có lời bình khá lý thú: “đoạn cuối bài thơ càng gần về hoàng hôn, con chim đang xòe cánh bay, bóng chiều sa nặng đến nỗi nó phải nghiêng cánh, lệch cánh”. Nhưng người viết bài này lại nghĩ khác, không phải bóng chiều sa nặng làm cho cánh chim phải nghiêng, phải lệch, mà chính con chim bé nhỏ kia chỉ nghiêng cánh một cái làm cho cả trời chiều phải lệch theo. Đúng là một cái nghiêng cánh phi phàm làm cả vũ trụ phải chuyển động.

Hình ảnh chim chiều trong thơ và ca dao còn nhiều lắm, mong rằng các bạn, nhất là các em học sinh yêu thơ, tìm hiểu, nghiên cứu, bổ sung cho cảm hứng này thêm phong phú.

[*] Theo chiết tự của Trương Vĩnh Ký – Poème Kim Vân Kiều Truyện, Sài Gòn, 1875 và Kim Vân Kiều – Giảo đính – Tường giải, Hương Ngạn Đào Tử – Đàm Duy Tạo, 2012.

Chủ Đề