Sinh con thứ 3 năm 2023 được thưởng

[PLO]-  Đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì tùy trường hợp mà chịu kỷ luật bởi các hình thức khác nhau.

Theo Quy định số 102 ngày 15-11-2017 của Ban Chấp hành Trung ương, khi đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình thì áp dụng hình thức xử lý kỷ luật được nêu tại Điều 27.

Cụ thể, đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách, trường hợp sinh con thứ tư thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức [nếu có chức vụ].

Trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con thứ ba, bốn, năm trở lên thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Lưu ý, theo Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW ngày 28-8-2018 thì những trường hợp sinh con thứ ba, bốn, năm sau đây không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10 ngàn người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân [tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết] theo công bố chính thức của Bộ KH&ĐT.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng [con đẻ]:

+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng [con đẻ];

+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng [con đẻ]. Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

- Sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ [có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên].

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh ba con trở lên trong cùng một lần sinh.

- Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-1-1989 [ngày có hiệu lực thi hành Quyết định 162 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình].

QUỲNH LINH

  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

[Chinhphu.vn] - Vợ của ông Lê Bá Chiến [Sơn La] là giáo viên, không giữ chức vụ quản lý, chưa là đảng viên. Vợ ông sinh con thứ 3, nhà trường đề nghị viết bản kiểm điểm và thực hiện kỷ luật với mức khiển trách theo quy định tại Khoản 9 Điều 16 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP và bị chậm nâng lương 6 tháng.

Tuy nhiên, theo ông Chiến tham khảo thì không có quy định nào xử lý hay nghiêm cấm việc sinh con thứ 3. Ông Chiến hỏi, vợ ông sinh con thứ 3 có vi phạm pháp luật không? Nếu đúng thì căn cứ theo quy định nào?

Bộ Nội vụ trả lời vấn đề này như sau:

Trường hợp nêu trên nếu không thuộc một trong các trường hợp không vi phạm quy định về sinh con thứ 3 [quy định tại Nghị định số 18/2011/NĐ-CP và Nghị định số 20/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dân số], còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật.

Chinhphu.vn


Theo đó, dự thảo Luật Dân số nêu ra các biện pháp khuyến khích sinh đủ hai con tại các tỉnh có mức sinh thấp. Các biện pháp bao gồm:

Nhà nước hỗ trợ 1 lần bằng tiền ít nhất tương đương 1 lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ nhất; ít nhất tương đương 2 lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ hai.

Cặp vợ chồng cam kết sinh đủ 2 con được Nhà nước hỗ trợ cho con của họ học tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học công lập; miễn học phí khi theo học trung học cơ sở công lập.

Các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con có cam kết không sinh thêm con được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình.

Theo Quyết định 2019/QĐ-BYT của Bộ Y tế có 21 tỉnh, thành phố được phân vào vùng mức sinh thấp, bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.

Mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo Nghị định 90/2019 NĐ-CP như sau: Mức 4.420.000 đồng/tháng ở vùng I; 3.920.000 đồng/tháng ở vùng II; 3.430.000 đồng/tháng ở vùng III; 3.070.000 đồng/tháng đối với vùng IV.

Như vậy, theo dự thảo, khi sinh đủ 2 con, phụ nữ tại các tỉnh vùng I mà có mức sinh thấp có thể được thưởng đến gần 9 triệu đồng, cùng đó được Nhà nước hỗ trợ nhiều mặt chính sách khác trong đời sống.

Bộ Y tế cho biết, dự thảo luật được xây dựng nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân số, trực tiếp nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội.

Mặt khác khắc phục các hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Dân số và quy định pháp luật liên quan đến công tác dân số, đáp ứng yêu cầu xây dựng pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi.

Có thể thấy, xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao. Tâm lý "ngại đẻ" đang thách thức dân số Việt Nam. Tại một hội thảo về dân số mới đây, ông Mai Trung Sơn, Phó vụ trưởng Quy mô dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, phân tích, kinh tế phát triển dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ; học vấn, điều kiện sống được cải thiện, lối sống theo trào lưu và tâm lý thích hưởng thụ có tác động nhất định khiến mức sinh thấp.

Việt Nam đang giữ tổng tỷ suất sinh [số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ] ở mức 2,1 con một mẹ. Đây là mức sinh thay thế cần thiết để duy trì dân số. Nếu mức sinh thấp hơn, dân số sẽ nhanh chóng bị "già hóa", tạo ra nhiều sức ép về các dịch vụ an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Cùng quan điểm cần đa dạng hóa các giải pháp, ông Phạm Chánh Trung, Chi Cục Trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP HCM, cho rằng chính sách khuyến sinh bằng cách thưởng tiền không phải là giải pháp mới. Một số quốc gia có mức sinh thấp như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng đã sử dụng giải pháp này. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, đây là một giải pháp "rất mới" trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành phố bắt đầu diễn ra tình trạng mức sinh thấp trong những năm gần đây.

"Đã có những kinh nghiệm từ các quốc gia trước nên chúng ta có thời gian để cẩn trọng khi triển khai các giải pháp này, vì trên nhiều nghiên cứu, giải pháp thưởng tiền chỉ là một phần trong rất nhiều giải pháp kết hợp", ông Trung phân tích.

Theo ông Phạm Chánh Trung, trên thực tế, áp lực về điều kiện chăm con đối với các cặp vợ chồng hiện nay ở TP HCM là rất nhiều như nhu cầu nhà ở cần ổn định, giáo dục con cái trong môi trường tốt từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, chăm sóc y tế cho sức khỏe cả nhà, bên cạnh sự cạnh tranh về việc làm, giá cả và chi phí đắt đỏ. Quyết định sinh ít con của các cặp vợ chồng xuất phát từ nhu cầu chính đáng là sinh con và nuôi dạy con trong điều kiện tốt nhất khả năng của họ. Ngoài ra, hiện nay phụ nữ tham gia nhiều hoạt động xã hội, áp lực về việc gánh vác công việc gia đình và chăm sóc con cái cũng rất lớn.

Do đó, ông Phạm Chánh Trung cho rằng khi triển khai các chính sách khuyến sinh, cần phải lắng nghe ý kiến của chính người dân và tham khảo nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia để có những bước đi chắc chắn, hiệu quả với nhiều giải pháp đồng bộ, xuất phát từ nhu cầu của các cặp vợ chồng.

Thời gian qua, nhiều giải pháp được đề ra để duy trì mức sinh thay thế. Tổng cục Dân số đề xuất bãi bỏ các quy định liên quan đến mục tiêu giảm sinh, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con; chú trọng các đối tượng ưu tiên, người lao động khu công nghiệp, khu kinh tế để khuyến khích sinh đủ hai con tại địa phương.

Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030, trong đó khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi, sinh đủ 2 con là lý tưởng nhất…/.

Chủ Đề