Siêu âm thai bao lâu một lần

Khoảng từ tuần thứ 28 đến 36 của thai kỳ sẽ bao gồm các giai đoạn khám thai quan trọng, thời gian khám thai định kỳ thường là 2 tuần/lần. Kể từ sau tuần 36, bạn sẽ đi khám mỗi tuần cho đến khi sinh. Hãy cho bác sĩ biết bất cứ vấn đề sức khỏe nào mà bạn gặp như cảm giác mệt mỏi, buồn bã, co thắt, sưng, đau đầu hay phù nề hoặc có dấu hiệu xuất huyết tử cung…

Bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim của bé và đo kích thước tử cung để ước tính kích thước của thai nhi, so sánh với tuổi thai nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng của bé. Siêu âm 3D để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, mức nước ối trong tử cung và vị trí của bé [ngôi mông, ngôi ngang hay ngôi thuận].

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ vẫn kê toa cho bạn dùng viên uống chứa vi chất dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ.

1. Lần khám thai thứ 8 – 10: Từ tuần thai 28 – 36

Ở các mốc khám thai định kỳ trong giai đoạn này, ngoài các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, khám thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến các xét nghiệm như:

  • Máu
  • Nước tiểu
  • Siêu âm: Nếu kết quả siêu âm cho thấy thai ngôi mông, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn xoay ngôi thai theo cách tự nhiên. Đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra cổ tử cung để xem bạn có dấu hiệu sắp sinh hay chưa.
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được tiêm phòng uốn ván cuống rốn sơ sinh [2 mũi cách nhau 1 tháng và mũi cuối tiêm trước sanh 4 tuần ] để phòng ngừa bệnh uốn ván cho bé.
  • Xét nghiệm Non-stress [NST]: Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, nếu đánh giá thai có vấn đề cần theo dõi kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm này nhằm kiểm tra sức khỏe của bé, dựa trên sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động của thai. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp bác sĩ tìm hiểu xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Từ tuần thứ 30 trở đi, bạn lưu ý một số điều sau:

  • Đếm cử động thai: Bình thường là từ 4 lần/giờ
  • Tái khám ngay khi thấy:
    • Đau bụng
    • Ra huyết, âm đạo ra dịch
    • Thai máy ít, máy yếu
    • Có dấu hiệu bất thường.

2. Lần khám thai thứ 11 – 14: Thai từ 36 – 40 tuần

Thông thường, khi mang thai đến giai đoạn này, lịch khám thai định kỳ chuẩn sẽ là mỗi tuần một lần. Ở mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy, kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai kỳ của bạn. Ngoài ra, bạn có thể được đề nghị làm các xét nghiệm khung chậu để đánh giá xem bạn có khả năng sinh thường hay không và xét nghiệm Non-stress test.

Nếu nhận thấy bạn có dấu hiệu sa bụng [bụng bầu tụt xuống], bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện khi dấu hiệu chuyển dạ sớm xuất hiện.

3. Lần khám thai thứ 15: Tuần thứ 40 42

Nếu thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ thăm khám kết hợp với siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi. Việc này nhằm giúp bác sĩ cân nhắc liệu có nên can thiệp để bạn sinh con hay chờ đợi bạn chuyển dạ tự nhiên.

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Trong thời gian mang thai, bạn nên được chăm sóc sức khỏe và theo dõi thai kỳ một cách tốt nhất thông qua việc thực hiện đúng lịch khám thai định kỳ cũng như lịch siêu âm thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Qua đó, bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.

Qua các buổi khám thai định kỳ, bạn sẽ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi và được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài viê, việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ còn giúp bạn thực hiện đúng thời điểm các xét nghiệm thai kỳ quan trọng bởi một vài xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng thời gian nhất định.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những mẹ bầu tuân thủ các mốc khám thai quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Ngoài ra, tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không khám thai có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai.

Sau lần khám đầu tiên, bác sĩ sản khoa sẽ cho bạn lịch khám thai cụ thể của lần kế tiếp. Thông thường, thời gian khám thai định kỳ trong 6 tháng đầu là ít nhất mỗi tháng một lần. Bước qua tam cá nguyệt cuối, bạn sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn. Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ có khoảng 10 – 15 lần khám thai. Với các bà mẹ đã từng sinh con, số lần khám thai ít nhất là không dưới 7 lần.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giải đáp phần nào băn khoăn của bạn về việc khám thai định kỳ. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, khi sinh nở được mẹ tròn con vuông!

Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất

Tâm lý chung của rất nhiều chị em, nhất là những người mới làm mẹ lần đầu khi mới phát hiện que thử 2 vạch là đều nôn nóng muốn đi siêu âm để kiểm tra thai nhi có khỏe mạnh không. Nhưng thực tế khi mới có thai không phải lúc nào mẹ cũng có thể đi siêu âm được. Vậy có thai mấy tuần thì đi siêu âm được, những mốc siêu âm thai quan trọng trong thai kỳ là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Theo các bác sĩ Sản khoa, sau khi dùng que thử thai cho kết quả 2 vạch đỏ và sau khi trễ kinh được 7-15 ngày [tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối] thì mẹ có thể thực hiện đi siêu âm lần đầu tiên. Với những phụ nữ có vòng kinh đều thì đây là thời điểm thai nhi đã được khoảng 5-6 tuần tuổi. Thời gian này thai nhi có thể đã di chuyển vào tử cung, sự phân chia tế bào đang diễn ra mạnh mẽ nên có thể phát hiện chính xác qua hình ảnh siêu âm.

Việc siêu thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, bởi qua siêu âm các bác sĩ sẽ xác định được:

– Tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ: tử cung, phần phụ

– Người mẹ có thai hay không, mang thai đơn hay đa thai

– Vị trí của thai nằm trong hay ngoài tử cung

– Tuổi thai, nhịp tim của thai nhi [nếu có]

– Đánh giá tình trạng thai qua việc quan sát túi thai phát triển tốt hay chưa tốt, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, túi thai nằm trong buồng tử cung ở vị trí bình thường hay thấp…

Cũng trong lần siêu âm, khám thai này, các bác sĩ sẽ lập kế hoạch thăm khám, siêu âm định kỳ cho mẹ bầu, tư vấn về chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu đang có bệnh lý đi kèm hoặc qua siêu âm phát hiện tình trạng thai nhi không được tốt thì việc điều trị ngay từ những ngày đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp mẹ hạn chế được rất nhiều rủi ro không mong muốn.

Siêu âm thai là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ và bố mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi

2. Các mốc siêu âm thai quan trọng trong thai kỳ

Ngoài thời điểm siêu âm lần đầu ở tuần thai thứ 5-6 thì mẹ bầu không nên bỏ lỡ 3 mốc siêu âm cực kỳ quan trọng sau:

2.1. Ở tuần thai thứ 11-13

Đây là thời điểm bác sĩ có thể xác định được chính xác nhất tuổi thai và ngày dự sinh của mẹ dựa vào chiều dài đầu mông của bé. Ngoài ra đây cũng là mốc quan trọng giúp sàng lọc nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy và làm xét nghiệm sàng lọc Double test. Những bất thường về nhiễm sắc thể này là nguyên nhân gây ra các hội chứng Down, Edward, Patau. Qua thời điểm này, các kết quả siêu âm, xét nghiệm sàng lọc không còn chính xác nữa.

Siêu âm ở tuần thai thứ 11-13 là mốc quan trọng giúp sàng lọc nguy cơ dị tật thai nhi

2.2. Ở tuần thai thứ 22-24

Đây là giai đoạn các cơ quan quan trọng như cột sống, hộp sọ, tim, phổi, thận, tay, chân… đều có thể quan sát rõ, vì vậy qua siêu âm các bác sĩ có thể tầm soát các bất thường về cấu trúc của thai nhi.

2.3. Ở tuần thai thứ 30-32

Thời điểm siêu âm này giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường giai đoạn muộn xảy ra ở động mạch, tim, cấu trúc não. Đồng thời ở mốc siêu âm này các bác sĩ sẽ xác định được dây rốn nuôi có vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi bào thai tốt không, ngôi thai có thuận không, tình trạng nước ối, đánh giá bất thường trong quá trình phát triển và hoàn thiện cấu trúc thai.

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu mới mang thai lần đầu

Có thai mấy tuần thì siêu âm được, hy vọng các mẹ bầu đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc này. Việc theo dõi thường xuyên sức khỏe của thai nhi là việc làm vô cùng cần thiết, do đó mẹ nên thực hiện siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi.

Video liên quan

Chủ Đề