Sgk tiếng việt 3 được cấu trúc như thế nào?

GD&TĐ - Tiếp nối thành công SGK Tiếng Việt 1, 2, ngày 28/1 Tiếng Việt 3 Cánh Diều được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ký quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023.

Đây là bộ sách được đánh giá là đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

Cuốn sách đảm bảo tính kế thừa

Quyết định số 404/QĐ-TTg quy định: “Nguyên tắc xây dựng chương trình mới, SGK mới là Chương trình mới, SGK mới phải kế thừa ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa hiện hành…”.

Tuân thủ nguyên tắc này, Tiếng Việt 3 Cánh Diều đã kế thừa và tiếp tục thực hiện tư tưởng dạy học tích hợp và tích cực. Đồng thời, Tiếng Việt 3 Cánh Diều cũng kế thừa cách thiết kế cấu trúc sách theo hệ thống chủ điểm; cấu trúc bài học theo hệ thống hoạt động rèn luyện kĩ năng [đọc, viết, nói và nghe].... Đây được xem là những ưu điểm nổi bật của chương trình và SGK cũ nhưng cũng phù hợp với các yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Khi cầm Tiếng Việt 3 Cánh diều trên tay, giáo viên và phụ huynh cảm nhận được sự gần gũi, quen thuộc từ hệ thống ngữ liệu bài đọc, có khoảng 31% tổng số văn bản tập đọc trong Tiếng Việt 3 được lấy lại từ SGK thuộc các chương trình trước đây. Các văn bản này là những bài văn, bài thơ, đoạn trích đã in đậm dấu ấn và gần như trở thành “bất hủ” trong nhiều thế hệ học trò.

Có thể kể đến các bài văn, bài thơ như: Nhớ lại buổi đầu đi học [Thanh Tịnh]; Ngày khai trường [Nguyễn Bùi Vợi]; Ngưỡng cửa [Vũ Quần Phương]; Mùa thu của em [Quang Huy]; Quạt cho bà ngủ [Thạch Quỳ]… Việc sử dụng lại các văn bản này vừa thể hiện sự tuân thủ nguyên tắc kế thừa, vừa đảm bảo quyền lợi cho học sinh được tiếp cận với các văn bản hay, có tính giáo dục cao và phù hợp với lứa tuổi.

Ngoài ra, Tiếng Việt 3 Cánh Diều còn kế thừa hệ thống bài tập viết và bài tập chính tả từ chương trình 2002 với ngữ liệu mới và phong phú, tạo ra sự hứng thú cho người dạy, người học.

Cuốn sách thể hiện rõ nét sự hiện đại

Tiếng Việt 3 – Cánh Diều vừa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 về phát triển năng lực phầm chất cho người học vừa là một cuốn sách giáo khoa hiện đại, tiệm cận với sách giáo khoa của các nước phát triển trên thế giới.

Điểm mới dễ nhận thấy nhất ở Tiếng Việt 3 Cánh Diều là hệ thống bài học thiết kế theo hệ thống chủ đề, chủ điểm. Các bài học trong sách được chia làm 4 chủ đề lớn: Măng non, Cộng đồng, Đất nước, Ngôi nhà chung. Mỗi chủ đề gồm một số chủ điểm. Mỗi chủ điểm là một bài học chính, được dạy học trong 2 tuần. Mỗi bài học chính trong sách là một đơn vị trọn vẹn về nội dung [một chủ điểm], các hoạt động học tập [đọc, viết, nói và nghe].

Trong mỗi bài học, các hoạt động đọc, viết, nói và nghe được bố trí xen kẽ, luân phiên cho phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh và điều kiện dạy, học thực tế. Các bài học được thiết kế theo các bước của quy trình hoạt động: Chia sẻ [Khởi động] – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng].

Sau mỗi bài học, học sinh được tự đánh giá những điều đã biết, những việc đã làm được bằng các bảng kiểm được thiết kế phù hợp và dễ thực hiện. Phụ huynh học sinh có thể dựa vào bảng kiểm này để nắm bắt yêu cầu của bài học và giúp đỡ con em mình học tập. Các bảng kiểm cũng là chỗ dựa để thầy cô ra đề đánh giá học sinh. 

Tiếng Việt 3 - Cánh Diều có phần cứng [các bài tập đọc, viết] và phần mềm [các bài tập nói và nghe, góc sáng tạo, ôn tập] phù hợp với các đối tượng và thực tế dạy học ở các địa bàn khác nhau. Đây là điểm mới của Cánh Diều vì đến nay chưa có bộ SGK nào có.

Trong quá trình dạy học, tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của người học, thực tế địa phương mà giáo viên chủ động lựa chọn dạy một phần hay toàn bộ các tiết thuộc phần mềm hoặc sử dụng thời gian của các tiết này để giúp những học sinh gặp khó khăn trong học tập hoàn thành các yêu cầu bắt buộc [phần cứng].

Sách Tiếng Việt 3 - Cánh Diều không tổ chức tiết Luyện từ và câu riêng như ở SGK trước đây, không dạy các nội dung Luyện từ và câu theo kiểu lí thuyết, hàn lâm mà lồng ghép nội dung luyện từ và câu trong phần luyện tập sau mỗi bài đọc, sử dụng ngữ liệu bài đọc theo hướng tích hợp để học sinh dễ dàng nhận ra hiệu quả sử dụng trong thực tế cũng như học cách vận dụng chúng.

Toàn bộ nội dung rèn luyện các kĩ năng viết và nói - nghe cũng được các tác giả thiết kế lại cho phù hợp với yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Ngữ liệu trong SGK Tiểng Việt 3 Cánh diều được lựa chọn kĩ càng. Các bài đọc  được sử dụng từ những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi, với chủ điểm học tập. Ngoài việc kế thừa từ SGK của các chương trình cũ còn đưa vào các tác phẩm, tác giả mới, tạo nên sự hấp dẫn và thích thú cho người đọc như: Trên hồ Ba Bể [Hoàng Trung Thông]; Cửa sổ [Phan Thị Thanh Nhàn]; Tiếng chim buổi sáng [Định Hải]; Hương làng [Băng Sơn]...

Sách quan tâm giáo dục về hội nhập và tôn trọng sự khác biệt. Điều này có thể nhận thấy qua các bài văn, bài thơ về đề tài hòa bình, hữu nghị, về văn hóa của một số dân tộc, trước hết là các dân tộc Đông Nam Á mà Việt Nam là một thành viên: Một mái nhà chung [Định Hải]; Em nghĩ về Trái Đất [Nguyễn Lãm Thắng]; Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua [Quỳnh Phương]; Bác sĩ Y-éc-xanh [Cao Linh Quân]; Người hồi sinh di tích [Duy Hiển và An Nhi]…

Từ ngữ được sử dụng trong sách đảm bảo cho học sinh tất cả các vùng miền, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể hiểu và sử dụng một cách dễ dàng.

Cuối sách, còn có các bảng tra cứu từ ngữ và bảng tra cứu tên riêng nước ngoài giúp các em đọc hiểu. Nhiều văn bản trong Tiếng Việt 3 Cánh Diều là các văn bản đa phương thức, hiện đại và phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực của học sinh thế hệ mới.

Với triết lí “Đem cuộc sống vào bài học, mang bài học vào cuộc sống”, Tiếng Việt 3 Cánh Diều đảm bảo góp phần thực hiện thành công Chương trình GDPT 2018 và sự nghiệp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

SGK Cánh Diều mang cuộc sống vào bài học và đưa bài học vào cuộc sống.

Mặc dù có nhiều điểm đổi mới để phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như từng vùng khác nhau, tuy nhiên, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 bộ Cánh Diều cũng có những điểm kế thừa tinh hoa của sách giáo khoa cũ.

Dựa trên cơ sở pháp lý là Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK GDPT và Quyết định số 404 ngày 27/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK GDPT. Điểm d, khoản 2, Điều 1, Quyết định số 404/QĐ-TTg quy định “nguyên tắc xây dựng chương trình mới, SGK mới” là: “Chương trình mới, sách giáo khoa mới kế thừa ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa hiện hành đồng thời tham khảo tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế.”, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 bộ Cánh Diều đã kế thừa những điểm sau của bộ sách giáo khoa cũ:

-Tiếp tục thực hiện tư tưởng dạy học tích hợp và tích cực.

- Cấu trúc sách theo hệ thống chủ điểm; cấu trúc bài học theo hệ thống hoạt động rèn luyện kĩ năng [đọc, viết, nói và nghe].

- Sử dụng lại khoảng 25% văn bản tập đọc từ SGK cũ; số văn bản này chiếm khoảng 31% tổng số văn bản tập đọc trong SGK mới.

- Thiết kế hệ thống bài tập viết theo hướng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp 1, lớp 2 vào việc viết các từ ngữ và câu chứa chữ viết hoa.

- Thiết kế hệ thống bài tập chính tả gồm 3 nội dung: ôn bảng chữ cái; nghe - viết, nhớ - viết đoạn văn; làm bài tập khắc phục lỗi về vần khó và lỗi do phương ngữ.

Bên cạnh đó, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 bộ Cánh Diều cũng đã tiến hành những điểm đổi mới để phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh. Cụ thể:

1.Cấu trúc sách theo hệ thống chủ đề - chủ điểm: sửa đổi, bổ sung các chủ điểm trên cơ sở tổ chức lại theo hệ thống chủ đề để bảo đảm tính hệ thống, tính phát triển của bộ SGK Tiếng Việt tiểu học và đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục toàn diện phẩm chất, năng lực [năng lực đặc thù, năng lực chung] cho học sinh.

2. Cấu trúc sách có phần cứng và phần mềm [khoảng 50 tiết] để phù hợp với các đối tượng khác nhau và thực tế ở các địa bàn khác nhau.

3. Cấu trúc bài học phù hợp với quy trình hoạt động: Chia sẻ [Khởi động] – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá. Trong đó:

+ Chia sẻ [Khởi động]: Tổ chức cho học sinh chia sẻ những điều đã trải nghiệm liên quan đến chủ điểm để chuẩn bị cho bài học.

+ Khám phá: Đặt học sinh trước các tình huống và nhiệm vụ về đọc, viết, nói và nghe để giúp các em hình thành những hiểu biết và kinh nghiệm mới.

+ Luyện tập: Đặt học sinh vào những tình huống và nhiệm vụ tương tự tình huống, nhiệm vụ đã học để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành.

+Vận dụng: Tổ chức cho học sinh vận dụng những điều đã học để giải quyết những tình huống có thực trong đời sống. Bên cạnh các câu hỏi, bài tập liên hệ với bản thân và cuộc sống ở tất cả các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, SGK Tiếng Việt 3 còn có hoạt động Góc sáng tạo – một hoạt động trải nghiệm của môn Tiếng

Việt, nhằm khơi dậy tiềm năng sáng tạo và giúp học sinh vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.

+ Tự đánh giá: Cuối mỗi chủ điểm học tập, SGK Tiếng Việt 3 có một bảng tổng kết giúp học sinh tự đánh giá những điều đã biết, những việc đã làm đượctrong chủ điểm. Giáo viên có thể dựa vào bảng tổng kết để ra bài tập đánh giá học sinh. Phụ huynh học sinh cũng có thể dựa vào bảng tổng kết để nắm được yêu cầu của mỗi chủ điểm học tập, qua đó đánh giá xem con em mình đạt được ở mức nào.

Cấu trúc này tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh, thảo luận và vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, thông qua các bài tập và yêu cầu luyện tập, vận dụng. Thông qua các hoạt đông học tập, học sinh sẽ hứng thú tích cực, chủ động trong học tập làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, vui vể, sôi động và hấp dẫn.

4.Cấu trúc các bài đọc theo 3 phần: Đọc thành tiếng – Đọc hiểu – Luyện tập; không tổ chức tiết Luyện từ và câu.

5. Thiết kế lại toàn bộ nội dung rèn luyện các kĩ năng viết và nói - nghe phù hợp với yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Với mục tiêu “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”, các bài học trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 bộ Cánh Diều luôn lồng ghép nội dung lý thuyết với thực hành, giúp các em không chỉ nắm vững kiến thức mà còn vận dụng hiệu quả vào trong thực tế.

Các hình ảnh, câu chuyện, tình huống …trong sách được chắt lọc từ thực tiễn cuộc sống của học sinh, gần gũi, thân quen phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của học sinh lứa tuổi lớp 3.

Sách Tiếng Việt 3 bộ Cánh Diều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đưa vào sử dụng trong cơ sở giáo dục tiểu học từ năm học 2022-2023 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bạn đọc, thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc đặt mua có thể liên hệ trực tiếp tại: Công ty TNHH phát hành sách Cánh Diều, địa chỉ: Số 50 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hotline: 0911878386; Email:

Video liên quan

Chủ Đề