Sao thiên đồng tại cung phúc đức

Lượt xem: 12.375

Cung Phúc Đức trong một lá số tử vi được nhận định là vô cùng quan trọng. Lá số Tử Vi cho dù có tốt đến mấy mà cung phúc đức không tốt thì cũng làm chiết giảm đi phần nào. Ngược lại, có thể các cách cục trong lá số chưa đẹp nhưng nếu cung Phúc Đức tốt thì cũng giúp lá số thêm phần sáng sủa, tốt đẹp hơn. Sau đây là một số sao chính tinh và ý nghĩa của các sao chính tinh đó khi đóng tại cung Phúc Đức.

  • Sao Tử Vi đóng cung Phúc Đức
  • Sao Thiên Cơ đóng cung Phúc Đức
  • Sao Thái Dương đóng cung Phúc Đức
  • Sao Vũ Khúc đóng cung Phúc Đức
  • Sao Thiên Đồng đóng cung Phúc Đức
  • Sao Liêm Trinh đóng cung Phúc Đức
  • Sao Thiên Phủ đóng cung Phúc Đức
  • Sao Thái Âm đóng cung Phúc Đức
  • Sao Tham Lang đóng cung Phúc Đức
  • Sao Cự Môn đóng cung Phúc Đức
  • Sao Thiên Tướng đóng cung Phúc Đức
  • Sao Thiên Lương đóng cung Phúc Đức
  • Sao Thất Sát đóng cung Phúc Đức
  • Sao Phá Quân đóng cung Phúc Đức

Cung Phúc Đức có Sao Tử Vi, thông thường đều chủ về có nhân phẩm đôn hậu ôn hòa, nhưng tính chủ quan rất mạnh. Bởi vì Tử Vi là đế tinh, tự nhiên sẽ ưa lấy ý kiến của mình làm ý kiến chung của mọi người.

  • Khi Sao Tử Vi có các sao phụ tá hội hợp, hoặc được “bách quan triều củng”, thì chủ kiên của mệnh tạo tuy mạnh, nhưng vẫn biết nghe ý kiến của người khác để suy tính thêm. Nếu không có các cát tinh hội chiếu, thì thành kiến rất nặng.
  • Nếu Tử Vi không có các cát tinh hội hợp, mà có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì chủ về thích triết lý, Nếu lại gặp thêm Hoa Cái đồng độ, mệnh tạo ắt thích nghiên cứu tôn giáo. Nếu có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, lại gặp sát tinh, có thể nghiên cứu toán lý và khoa học ứng dụng.

Tử Vi thủ Cung Phúc Đức, thông thường chủ về tư tưởng cao thượng. Hoặc có ham muốn lãnh đạo và ưa chi phối người khác.

  • Tử Vi nếu có Đà La đồng độ, thì chủ về hay suy nghĩ tự làm cho mình bối rối khó xử, không có chuyện gì đáng mà cứ buồn phiền.
  • Tử Vi nếu có tứ sát tinh hội hợp, lại gặp Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao. Thì phần nhiều tinh thần hay buồn phiền nóng nảy. Nếu lại có Hóa Kỵ hội chiếu, thì chủ về lo nghĩ nhiều.
  • Tử Vi có Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng đồng độ, đều chủ về tinh thần vui vẻ cởi mở. Có thêm sát tinh thì sinh buồn phiền, tinh thần bị quấy rối.
  • Tử Vi có Tham Lang đồng độ, hội các sao đào hoa. Chủ về có sở thích hưởng thụ thi tửu, cầm kỳ, hoặc trăng gió, cờ bạc. Nếu hội Văn Xương, Văn Khúc thì thích văn nghệ, nếu có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì nhạy cảm về văn nghệ.
  • Tử Vi có Thất Sát đồng độ, hội cát tinh thì thích lộng quyền. Hội sao hung sát thì hay buồn phiền, nóng nảy, bất an, hoặc làm việc thiếu suy nghĩ.
  • Tử Vi có Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu, chủ về ưa đích thân ra sức, đích thân làm. Hơn nữa còn thường thay đổi chủ ý. Nếu hội cát tinh thì còn được, nếu hội các sao Hình, Sát thì chủ về thân tâm vất vả, sáng ra lệnh chiều đổi ý, nhưng vất vả mà lại tự cảm thấy hài lòng.

Sao Thiên Cơ đóng cung Phúc Đức

Sao Thiên Cơ ở Cung Phúc Đức, thông thường chủ về có tư tưởng nhạy bén. Nhưng cũng chính vì vậy khiến tinh thần của mệnh tạo không được yên.

Nếu Thiên Cơ Hóa Kỵ, lại chủ về làm việc lo trước sợ sau. Gặp chuyện không cách nào giải quyết vấn đề, dẫn đến tiến thoái thiếu chừng mực, nhiều lo nghĩ ưu phiền.

Nếu Thiên Cơ có Kình Dương, Đà La hội chiếu, thì chủ về tự tìm buồn phiền. Không có chuyện thì tự tìm cho ra chuyện, dẫn đến suốt ngày bận rộn bôn ba.

Nếu Thiên Cơ có Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao hội chiếu, thì chủ về không có hưởng thụ tinh thần, suốt ngày bôn ba bận rộn, tâm buồn phiền, thân không được yên tịnh.

Nếu Thiên Cơ có cát tinh hội chiếu hoặc đồng độ, thì chủ về lao tâm mà thân nhàn. Nhưng tình trạng lao tâm cũng không đến nỗi không giải quyết được để dẫn đến những tình huống bối rối khó xử một cách vô vị. Nhưng mệnh tạo là người theo đuổi sự hưởng thụ tinh thần, hoặc để giết thời gian, nên ưa học nhiều thứ nhưng lại không thích đào sâu.

“Thiên Cơ Cự Môn” đồng độ, chủ về sốc nổi, không thiết thực, đa nghi, giỏi biện luận, nhanh trí, tháo vát, nhưng thích phiền phức, thị phi. Nếu hội cát tinh thì nhiều lo toan nghĩ ngợi nhựng thân nhàn. Hội các Sát tinh, Kỵ mới lao tâm lao lực.

“Thiên Cơ Thái Âm” đồng độ, chủ vê thân tâm vất vả, biểu hiện bề ngoài là một người thích náo nhiệt, nhưng thực ra nội tâm lại ưa thanh tĩnh. Hơn nữa, lúc có Văn Xương, Văn Khúc tương hội, hoặc gặp Hồng Loan, Thiên Hỉ, mệnh tạo ắt sẽ thích văn nghệ.

“Thiên Cơ Thiên Lương” đồng độ, dù gặp sát tinh vẫn chủ về có thể nhàn nhã theo đuổi sự hưởng thụ tinh thần trong tình trạng bận rộn. Nhưng nếu Thiên Cơ Hóa Kỵ, thì có khuynh hướng bi quan tiêu cực. Hoặc tâm tư hay than trời trách đất, dễ mủi lòng, thương cảm cảnh ngộ của người khác.

Sao Thái Dương đóng cung Phúc Đức

Thái Dương không lúc nào ngừng di động trên bầu trời, Do đó lúc thủ Cung Phúc Đức, chủ về bôn ba, bận rộn không ngừng nghỉ, nhưng dù thân vất vả mà chưa chắc đã lao tâm.

Nếu có sao phụ, tá cát hội hợp, hoặc được “bách quan triều củng”. Thì chủ về thành tựu sự nghiệp trong sự bận rộn, vất vả.
Nếu gặp tứ sát tinh, Địa Không, Địa Kiếp hội chiếu, thì chủ về bôn tẩu không yên, còn hay hao phí sức lực một cách vô ích. Nếu có cát tinh đồng thời hội chiếu, thì vẫn chủ về có thành tựu.
Thái Dương Hóa Kỵ, chủ về dễ chuôc thị phi. Hay tự đặt mình vào tình huống bối rối khó xử, vất vả một cách vô ích. Nếu gặp thêm sát tinh, chủ về hay nhận lỗi thay cho người khác, dẫn đến tinh thần không yên.

“Thái Dương Thái Âm” đồng độ, gọi là “âm dương điều hòa”. Chủ về mệnh tạo tuy bôn ba vất vả, nhưng vẫn có thể hưởng thụ sinh hoạt tình cảm một cách thú vị. Nếu có cát tinh hội hợp, thì lại có thể chỉ huy để người khác làm, giảm bớt vất vả.

“Thái Dương Cự Môn” đồng độ, ngoài đặc tính vất vả thân xác của Thái Dương, còn có đặc tính lao tâm của Cự Môn. Vì vậy lúc nào cũng bôn ba bận rộn, lao tâm phí sức. Nếu Hóa Kỵ còn chủ về ít có sự hưởng thụ tinh thần.

“Thái Dương Thiên Lương” đồng độ, không những không chủ về bôn ba bận rộn. Trái lại sẽ chủ về có phương thức sống đặc biệt, hơn nữa còn có tác phong quý phái của bậc danh sĩ, ra vẻ chẳng quan tâm điều gì, mọi sự coi như không có. Nếu Thái Dương lạc hãm, có thể vì lười biếng mà ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp.

Thái Dương thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu, chủ về nhiệt tình với người phối ngẫu, sinh hoạt hôn nhân có nhiều lạc thú. Nếu gặp các sao đào hoa, thì nên đề phòng mệnh tạo không thể phối hợp với người phối ngẫu một cách hài hòa.

Sao Vũ Khúc đóng cung Phúc Đức

Vũ Khúc là sao tiền tài, nên khi Sao Vũ Khúc ở Cung Phúc Đức chủ sự hưởng thụ tinh thần ắt cũng sẽ lấy vật chất làm cơ sở, Vũ Khúc Hóa Lộc thì càng nặng, Tham Lang đồng độ cũng càng nặng.

Nếu Vũ Khúc Hóa Kỵ ở cung phúc đức, thì kiếm tiến cũng là một sự hưởng thụ tinh thần, Gặp sát tinh lại chủ về bủn xin, keo kiệt, tham lam. Nếu gặp các sao Thiên Nguyệt, Thiên Hình, Thiên Hư, Âm Sát, Đại Hao, thì có thể thân mang bệnh tật, hoặc đặc biệt nghiện một thứ gì đó ảnh hưởng đến sự hưởng thụ tinh thần. Cần phải phối hợp cung tật ách và cung mệnh mà luận đoán.

Do theo đuổi vật chất, cho nên lúc sao Vũ Khúc ở cung phúc đức thường chủ về lao tâm khổ tứ dù bề ngoài sinh hoạt vật chất rất sung túc, nhưng về tinh thần thì trống rỗng. Nhất là tổ hợp “Vũ Khúc Phá Quân”, chủ về cuộc đời không có lí tưởng, không có mục tiêu. Gặp sát tinh thì càng thiếu sự hưởng thụ tinh thần, còn không chịu yên tĩnh, lấy bôn ba bận rộn làm niềm vui.

Vũ Khúc ưa gặp Liêm Trinh Hóa Lộc hay Tham Lang Hóa Lộc tương hội hoặc đồng độ. Trường hợp trước chủ về tinh thần vui vẻ, trường hợp sau chủ về lấy giao lưu xã hội làm niềm vui. Cho nên trường hợp trước thiên về tinh thần hơn, trường hợp sau thì thiên nặng về vật chất.

Vũ Khúc gặp Liêm Trinh Hóa Kỵ tương hội, chủ về thường cảm thấy tinh thần trống rỗng, gặp sát tinh thì có trục trặc về tâm trạng.

Vũ Khúc gặp Liêm Trinh Hóa Kỵ hội hợp, chủ về suốt ngày cập rập không yên, tuy giàu có mà vẫn sợ bị túng thiếu.

Vũ Khúc có các sao đào hoa đồng độ, nếu đồng thời gặp thêm các sao khoa văn thì ưa quyến luyến chuyện trăng gió, lấy đó làm sự hưởng thụ tinh thần, Vũ Khúc gặp Tham Lang đồng độ thì càng đúng.

Vũ Khúc đồng cung với Thiên Trù, Hỏa Tinh ở cung phúc đức, chủ về giỏi bình phẩm về ẩm thực. Có Kình Dương, Đà La đồng độ là người thích ăn uống. Tinh hệ “Vũ Khúc Phá Quân” đồng độ ở cung phúc đức thì càng đúng.

“Vũ Khúc Thiên Phủ” gặp các sao sát, kị thì có tính chủ quan. Gặp các sao phụ, tá cát thì hứng thú về thương nghiệp, giỏi quản lý.

Tính chất cơ bản của “Vũ Khúc Thiên Phủ” là thân nhàn nhưng lao tâm. Nhưng nếu có Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ thì không những nội tâm hay lo lắng, buồn rầu, mà còn vất vả.

“Vũ Khúc Phá Quân” không những chủ về nội tâm bối rối, mà còn chủ sự bôn ba bất an, Gặp sát tinh thì càng nặng, cuộc đời khốn khó. Nhưng nếu “Vũ Khúc Phá Quân” đồng cung với các sao khoa văn thì đương số là người có kiến giải đặc biệt, sở trường nhất là phá bỏ các nguyên tắc khô cứng.

“Vũ Khúc Thất Sát” đồng độ ở cung phúc đức, chủ về bôn ba bận rộn. Gặp sát tinh thì thân tâm đều vất vả, gặp Thiên Mã thì tâm tư bất định, làm việc trồi sụt thất thường.

  • “Vũ Khúc Thất Sát” có Thiên Trù đồng độ, nghiên cứu ẩm thực ắt có sở trường.

“Vũ Khúc Thiên Tướng” ở cung phúc đức, chủ về dễ xuôi theo dòng nước. Gặp cát tinh, mới có thể thừa thế khéo lợi dụng cơ hội.

  • “Vũ Khúc Thiên Tướng” rất ngại đồng cung với Địa Không, Địa Kiếp, chủ về quá không tưởng, có thể ngồi nói cả ngày mà không chịu làm.

“Vũ Khúc Tham Lang” chủ về chìm đắm trong vật dục, có các sao đào hoa đồng độ thì ưa quyến luyến chuyện trăng gió, có các sao khoa văn đồng độ cũng vậy. Nếu có các sao đào hoa và các sao khoa văn cùng bay đến, tuy trăng gió nhưng khá cao thượng.

  • “Vũ Khúc Tham Lang” gặp Hỏa Tinh đồng độ, chủ về theo đuổi khoái lạc, hôm nay có rượu thì hôm nay say!

Sao Thiên Đồng đóng cung Phúc Đức

Thiên Đồng hóa khí là “phúc tinh”. Vì vậy rất nên nhập Cung Phúc Đức. Đây cũng là sao rất tốt của Cung Phúc Đức, chủ về được hưởng phúc.

Thiên Đồng chủ về hưởng phúc, khác với cách hưởng phúc của Vũ Khúc. Vũ Khúc là sao tiền bạc, cho nên cách hưởng phúc nặng về tiền bạc và vật chất, sự hưởng thụ tinh thần phần nhiều cũng do vật chất mang lại. Thiên Đồng là phúc tinh, sự hưởng thụ lớn nhất của nó là có được tâm trạng vui vẻ.

Sự hưởng phúc của Vũ Khúc có thể là do tính ít lo toan nghĩ ngợi. Nhưng sự hưởng phúc của Thiên Đồng lại có thể do người khác an bài cho mệnh tạo. Cho nên bản thân vốn không cần lo toan nghĩ ngợi, như vậy cũng dễ tăng thêm tính lười biếng của Thiên Đồng.

Sự hưởng phúc của Thiên Đồng cũng khác với Tử Vi và Thiên Phủ. Sự hưởng phúc của Tử Vi và Thiên Phủ là do ở danh thành công toại, cho nên cuộc sống an nhàn. Còn Thiên Đồng tuy là sao phúc, nhưng không chủ về danh lợi bất kể cảnh ngộ như thế nào cũng chỉ là được hưởng thụ sinh hoạt tình cảm thú vị.

Do đó người có Thiên Đồng thủ Cung Phúc Đức, nếu nhập miếu, trong lòng thường vui vẻ, tính tình chất phác. Dù đang làm việc, cũng có niềm vui trong công việc, họ có thể tìm thấy sự thú vị trong lúc làm việc.

Thiên Đồng thủ Cung Phúc Đức, thường chủ về ưa thích âm nhạc. Gặp sao văn, thì ưa thích văn nghệ. gặp các sao đào hoa, thì ưa thích trang điểm, chải chuốt, mà lối sống có phẩm vị đặc biệt.

Thiên Đồng có các Sát tinh, Kỵ, Hình, hao hội hợp, vẫn chủ về tinh thần vui vẻ, nhưng sinh hoạt vật chất không dư giả. Cho nên có thể là người an bần lạc đạo.

  • “Thiên Đồng Thái Âm” đồng độ, thông thường chủ về hưởng thụ. Nhưng nếu Thái Âm Hóa Kỵ, thì chủ về có bề ngoài hưởng thụ mà nội tâm thực ra nhiều buồn phiền, bất an.
  • “Thiên Đồng, Cự Môn” đồng độ, cần phải không có sát tinh hội chiếu, mới có thể an hưởng. Nếu gặp sát tinh, thì nhiều ảo tưởng, không thực tê. Sự hưởng thụ tinh thần của mệnh tạo biến thành chìm đắm trong giấc mộng giữa ban ngày. Có Thiên Hư đồng độ thì càng đúng.
  • “Thiên Đồng Thiên Lương” đồng độ, không nên có thêm Thiên Mã hội hợp, chủ về phiêu lưu vô định. Nếu lại gặp Địa Không, Địa Kiếp, thì rơi vào tình huống lưu lạc chia ly, có điều, mệnh tạo lại lấy sự lãng đãng làm niềm vui. Nếu không có Địa Không, Địa Kiếp và Thiên Mã, thì chủ về sinh hoạt vật chất an định, sinh hoạt tinh thần phong phú. Nếu hoàn toàn không gặp sát tinh, thì ưa thích cuộc sống của bậc danh sĩ “lạc thiên tri mệnh”.

Sao Liêm Trinh đóng cung Phúc Đức

Liêm Trinh thủ Cung Phúc Đức, thông thường chủ về bận rộn, vất vả. Hoặc tuy giàu có nhưng vẫn nhiều lo lắng, thích bôn ba bận rộn. Hoặc chủ về không chú ý cách bài trí nơi mình sinh sống, có cảm giác hỗn loạn. Liêm Trinh Hóa Kỵ thì càng đúng.

Liêm Trinh được hội cát tinh, vẫn chủ về bận rộn, vất vả, nhưng nhiều hưởng thụ. Liêm Trinh thủ Cung Phúc Đức, chủ về thích cuộc sống căng thẳng, đầu óc cũng không được bình tĩnh. Hơn nữa, tư tưởng thì như ngựa phi vượn nhảy, không thể chuyên chú suy nghĩ vào một vấn đề.

Liêm Trinh có Hỏa Tinh và Linh Tinh đồng độ, chủ về tính tình hời hợt nóng nảy. Liêm Trinh có Kình Dương và Đà La đồng độ, thường không thể nhẫn nhịn người khác, dễ xảy ra tranh chấp, hay có tình huống bối rối khó xử.

Liêm Trinh Hóa Kỵ thủ Cung Phúc Đức, thì thường thấy cập rập suốt ngày. Lo nghĩ nhiều nhưng phần nhiều lại không có căn nguyên, không có ý niệm kiểm soát. Nếu lại có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì sinh hoạt vật chất túng thiếu, còn tinh thần thì cảm thấy trống rỗng. Gặp các Sát tinh, Hình, Kỵ nặng thì đời người không có lạc thú.

  • Liêm Trinh ưa có Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng đồng độ hay hội chiếu. Không có sao hung, chủ về tính tình khoan dung đôn hậu, vững vàng. Gặp thêm cát tinh, thì cuộc đời hưởng thụ vui vẻ. Có điều cuộc sống vẫn náo nhiệt và bôn ba bận rộn.
  • “Liêm Trinh Tham Lang” đồng độ, chủ về hiếu động, trôi nổi, bôn ba bận rộn, tinh thần có khuynh hướng hưởng thụ vật chất. Nếu lại có các sao đào hoa hội hợp, thì cuộc đời phong lưu, tự đánh giá mình cao. Nếu sát tính nặng thì bạc phúc.
  • “Liêm Trinh Thất Sát” đồng độ, chủ về cuộc đời bận rộn, vất vả. Dù có thêm cát tinh hội chiếu, thân tâm vẫn bất an. Hơn nữa, mệnh tạo còn không giỏi suy nghĩ, thường hay có tính võ đoán.
  • “Liêm Trinh Phá Quân” đồng độ, chủ yề không chịu yên tĩnh, hay do dự, thiếu quả quyết. Vì vậy khi hành động dễ xảy ra thay đổi, làm tăng bận rộn vất vả và lo nghĩ. Nếu Hóa Kỵ, thì suốt đời không có ngày nào hưởng thụ an nhàn. Chỉ biết mang hết tâm tư tình cảm gởi vào trong công việc, đạt được thành công trong sự gian khổ, đó là lạc thú lớn nhất của người này.

Sao Thiên Phủ đóng cung Phúc Đức

Thiên Phủ nhập Cung Phúc Đức, chủ về tư tưởng vững vàng, khoan dung, đôn hậu. Nếu người khác phạm sai lầm, thường có lòng tha thứ.

“Thiên Phủ, Lộc Tổn” đồng độ, phần nhiều mang hết tinh thần dồn vào việc quản lý tài chính. Gặp Đà La đồng độ, chủ về có tính keo kiệt, bủn xỉn.

Thiên Phủ thủ Cung Phúc Đức, cuộc đời của mệnh tạo truy cầu một cuộc sống ổn định, cho nên rất xem trọng lợi ích trước mắt. Lúc có công việc mới, hoặc lúc cần phải cải cách công việc cũ, họ lại cảm thấy căng thẳng, lo nghĩ nhiều.

Thông thường, hội các sao phụ, tá cát diệu thì chủ về yên ổn. Nếu có Đà La, Hỏa Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì phần nhiều hay lo nghĩ một cách vô căn cứ. Nếu có Kình Dương, Thiên Hình đồng độ hoặc hội chiếu, thì lòng nhiều phiền muộn. Nếu có Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao đồng độ, thì chủ về không được yên tĩnh, ngày đêm bận rộn vất vả.

  • “Thiên Phủ Tử Vi” cùng thủ cung Dần, có thể hưởng phúc thực sự, cuộc đời ít lo nghĩ, có thể thanh nhàn.
  • Thiên Phủ có Vũ Khúc và Thất Sát đồng thời hội chiếu, thì chủ về lao tâm mà thân nhàn.
  • Thiên Phủ có Liêm Trinh đồng độ hoặc hội chiếu, cả đời cảm thấy thiếu thốn sự hưởng thụ tinh thần, còn hưởng thụ vật chất thì không lo.

Sao Thái Âm đóng cung Phúc Đức

Thái Âm thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu, chủ về mệnh tạo có khuynh hướng hưởng lạc. Nhưng “hưởng lạc” ở đây, lại không đơn thuần là hưởng thụ vật chất, mà là vận dụng văn minh vật chất của thời đại để hưởng thụ về phương diện tinh thần. Cho nên biểu hiện sự cao thượng, thanh nhã, hoặc khiến người ta cảm thấy một sự cách điệu nơi họ.

Sao Thái Âm chủ về tĩnh, ẩn tàng, nên người có Thái Âm thủ Cung Phúc Đức thông thường đều không chịu bôn tẩu, bận rộn, vất vả, thà lao tâm. Nếu Thái Âm Hóa Kỵ, phần nhiều chủ về có bề ngoài yên tĩnh, nhưng nội tâm thì nhiều lo toan nghĩ ngợi.

Người có Thái Âm thủ Cung Phúc Đức, tư tưởng không có khuynh hướng cạnh tranh, lại không ưa xảy ra những trở ngại mới, có lúc khá thiên về lý tưởng. Nếu có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì dễ rơi vào tình trạng không tưởng, chứ không phải lý tưởng, cách nhau một ly nhưng khác biệt ngàn dặm.

Nếu Thái Âm có Hỏa Tinh và Đà La đồng độ, thì thường tự tìm bận rộn, vất vả.

Nếu có Kình Dương và Linh Tinh đồng độ, thì theo đuổi lý tưởng, vĩnh viễn không bao giờ hài lòng, dễ khiến họ nghĩ ngợi nhiều và cảm thấy đời người thật quá bi lụy.

  • “Thái Âm Thiên Cơ” đồng độ, chủ về tinh thần luôn bận rộn, tư tưởng thì nhiều lúc suy nghĩ thiếu sâu sắc, nhưng thích cuộc sống thanh tĩnh.
  • “Thái Âm Thái Dương” đồng độ, rất có phúc, nhưng “rất có phúc” ở đây là nhờ trong đời có rất nhiều lúc thiếu tinh thần tích cực!
  • “Thái Âm Thiên Đồng” đồng độ, chủ về có sinh hoạt tình cảm thú vị.

Sao Tham Lang đóng cung Phúc Đức

Tham Lang thủ cung phúc đức, chủ về phóng túng, gặp sát tinh, đương nhiên hưởng lạc, phóng túng. Dù gặp cát tinh hội hợp, cũng chủ về say sưa trong thú vui. Tính chất của thú vui, có thể xem các tổ hợp sao cụ thể mà định.

  • Gặp các sao khoa văn thì cao thượng, thanh nhã
  • Gặp các sao đào hoa thì đam mê tửu sắc, cờ bạc
  • Gặp sao không và Hoa Cái thì ưa thích triết học, tôn giáo.
  • Tham Lang Hóa Lộc sẽ làm tăng sắc thái ham muốn hưởng thụ vật chất.
  • Tham Lang Hóa Kỵ thì chủ về không có việc gì đáng mà cứ phải bôn ba bận rộn, hay giao tế thù tạc một cách vô vị, do bận rộn thù tạc làm hao tổn tâm lực, khiên việc sắp thành lại hỏng.
  • Tham Lang Hóa Lộc hay Hóa Quyền, chủ về ưa đầu cơ, nhất là cách “Hỏa Tham”, “Linh Tham” thì càng đúng.

Cung phúc đức gặp cách cục “Phiếm thủy sao đào hoa” hay “Phong lưu thải trượng”, chủ về hiếu sắc. Nhưng nếu có Hỏa Tinh, Thiên Hình tụ hội thì chủ về thích kinh doanh những nghề nghiệp có sắc thái đào hoa, hoặc có sắc thái mạo hiểm để cầu bạo phát bạo lợi, Tham Lang Hóa Lộc thì càng đúng.

Tham Lang hội các sao đào hoa, cuộc đời phong lưu, có tài nghệ đặc biệt khiến người khác giới chao đảo.

Tham Lang ở cung Ngọ thì chủ về hiếu danh. Tham Lang ở cung Thân thì chủ về hám lợi. Tham Lang ở hai cung Thìn hoặc Tuất thì thích đầu cơ, gặp cát tinh càng đúng.

Tham Lang đồng cung với Kình Dương, Đà La, chủ về cuộc đời gặp nhiều tình huống rối rắm, bất hòa, tranh chấp, ưa giao du, nhưng vì giao du mà chuốc thị phi, buồn phiền.

Tham Lang đồng độ với Hỏa Tinh, Linh Tinh, chủ về tính nóng vội, gặp sao lộc, thì thích hào nhoáng bề ngoài. Nếu đồng thời gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, sau trung niên sẽ trở lại cuộc sống bình đạm.

Tham Lang đồng cung với Văn Xương, Văn Khúc, có khuynh hướng về nghệ thuật, nhưng thiên về động thái.

Sao Cự Môn đóng cung Phúc Đức

Cự Môn là ám tinh, nên khi thủ Cung Phúc Đức, dù nhập miếu và có sao phụ, tá cát tinh hội chiếu. Vẫn chủ về hiếu sự, thích thị phi, hơn nữa còn đa nghi và hay đô Kỵ. Cho nên khó tránh phải lao tâm phí sức lo liệu nhiều việc, việc gì cũng muốn đích thân làm.

Nếu Cự Môn Hóa Kỵ, thì tính đa nghi càng nặng, hành động thường do dự, làm việc hay bỏ dở nửa chừng. Nếu lại gặp Thiên Cơ đồng độ thì tính hay thay đổi nửa chừng trước khi công việc hoàn thành càng mạnh. Dẫn đến không những hao phí tinh thần, mà còn nảy sinh sự hối tiếc trong lòng và không giữ chữ tín với người khác. Dù Cự Môn không Hóa Kỵ, mức độ cũng chỉ giảm nhẹ.

Cự Môn thủ Cung Phúc Đức, có sao phụ, tá cát hội chiếu, chủ về được hưởng thụ sinh hoạt vật chất, nhưng tinh thần vẫn ít khi cảm thấy thoải mái. Cần phải có Thiên Đồng đồng độ, mới có thể cảm thấy tâm thần yên ổn, không có cái tâm nghi ngờ, thay đổi và hối tiếc.

  • “Cự Môn Thái Dương” đồng độ. Tuy Thái Dương có thể giải “ám” của Cự Môn, nhưng Thái Dương là sao hiếu động, trôi nổi, nên dù có thể làm tăng hưởng thụ, nhưng vẫn chủ về lao tâm khổ tứ.

Cự Môn thủ Cung Phúc Đức, nếu có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì cái tâm thị phi nghi kỵ càng thêm nặng, tạo áp lực về tinh thần. Nếu gặp các sao Hình, Kỵ, thì nhiều điều tiếng thị phi, thường gặp phiền phức, khiến thân tâm đều mệt mỏi.

Sao Thiên Tướng đóng cung Phúc Đức

Thiên Tướng thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu, là người chính trực, rộng rãi, có tinh thần chính nghĩa, giàu lòng cảm thông. Nếu lạc hãm, thì dễ rơi vào chủ nghĩa lý tưởng, lúc hiện thực không như lý tưởng thì lòng không yên, dễ kích động. Do đó thường xảy ra thị phi phiền phức.

Cho nên, Thiên Tướng tọa thủ Cung Phúc Đức, rất kỵ có Vũ Khúc hay Phá Quân vây chiếu. Chủ về dễ kích động, hoặc bôn ba vất vả để cầu đạt tới lý tưởng. Nếu có thêm Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, thì lý tưởng lại rơi vào không tưởng. Lâu ngày dễ biến thành nằm mơ giữa ban ngày, nhiều không tưởng mà ít có hành động thực tế.

Thiên Tướng rất ưa được Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa (đặc biệt là có Thiên Phủ Hóa Khoa hội chiếu), lại được các sao phụ,
tá cát hội chiếu. Thì chủ về có thể đối diện với hiện thực, có hành động thiết thực, tính cách khoan dung, đôn hậu, thẳng thắn, chân thành, có đời sống tinh thần sung mãn.

Nếu Thiên Tướng thủ Cung Phúc Đức mà gặp sát tinh hội hợp, vẫn không đủ vững vàng thiết thực, khiến không đạt được mục tiêu của lý tưởng.

Sao Thiên Lương đóng cung Phúc Đức

Thiên Lương là sao sang quý, thanh cao. Nên khi Sao Thiên Lương thủ Cung Phúc Đức, thông thường đều chủ về có sinh hoạt tinh thần thiên nặng về vật chất, nhưng lại có tư tưởng thoát tục, đây là điều mà người bình thường khó hiểu được.

Thiên Lương ở Cung Phúc Đức, nhập miếu. Chủ về “lạc thiên tri mệnh”, bụng dạ khoáng đạt, ưa bàn suông, ít hành động. Dù có hành động thì cũng chỉ được một lát, không chịu bôn ba vất vả.

Nếu Thiên Lương lạc hãm, tính chất biến thành ưa lần nữa, uể oải, dẫn đến lỡ việc, hoặc bị hiểu lầm là bậc danh sĩ phong lưu trăng gió, thực ra là người có tư tưởng tầm thường.

Thiên Lương nhập miếu, tuy tính chủ quan mạnh, nhưng làm việc có nguyên tắc. Nếu lạc hãm, thì nguyên tắc có thể biến thành cố chấp.

Thiên Lương ớ hai cung Tị hoặc Hợi, lòng đa nghi cực nặng, nhiều lo toan nghĩ ngợi, dễ trở thành người thiếu vững vàng. Nếu hội sát tinh, nhất là gặp Kình Dương, Đà La, thì chủ về người tính toán.

  • Nếu Thiên Lương có Thiên Cơ đồng độ, mà Thiên Cơ Hóa Kỵ. Là chủ về tâm thần không yên, buồn phiền, dễ rơi vào tình cảnh bối rối khó xử. Nếu lại gặp Đà La đồng độ, cuộc đời tự chuốc buồn phiền. Nếu có Kình Dương, Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, thì nhiều thị phi bất hòa, tranh chấp. Đây đều do tính cố chấp và thiên kiến mà ra.
  • Thiên Lương có Thái Dương đồng độ, gặp Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Ân Quang, Thiên Quý, Thai Phụ, Phong Cáo, Thiên Vu hội chiếu, mới chủ về cao thượng, độ lượng. Không những có thể giữ vững nguyên tắc, mà còn có lòng giúp người, không nhiều lo nghĩ và nghi ngờ, nên tinh thần trong sáng.

Thiên Lương thủ Cung Phúc Đức ở Tị, Thân hoặc Hợi, gặp Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Mã, chủ về tính hời hợt, hiếu động.

Thiên Lương có Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội hợp, thì làm việc thường không rõ ràng, minh bạch, còn ưa che lâp lỗi lầm, hay cho mình là đúng, thế là cuộc đời rất dễ gặp những tình cảnh bối rối khó xử.

Sao Thất Sát đóng cung Phúc Đức

Thất Sát thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu thì phẩm cách cao thượng, nhưng dễ rơi vào tình trạng lý tưởng quá cao. Cho nên dù có các sao phụ, tá cát tinh hội hợp, cũng chỉ chủ về ít bị đố kỵ. Nhưng vẫn vì lý tưởng quá cao mà ít duyên với người. Cũng chủ phu thê hình khắc. Nên chậm lập gia đình, cũng nên chậm có con.

Nếu Thất Sát có Tử Vi đồng độ, lý tưởng càng cao, cho nên càng dễ cảm thấy bất đắc chí.

Lý tưởng cao của Thất Sát khác với lý tưởng cao của Thiên Tướng. Lý tưởng của Thiên Tướng có tính chất tập thể. Ví dụ như có liên quan đến xã hội, nhân tình thế thái. Còn lý tưởng của Thất Sát thì thuần túy thuộc về cá nhân. Do đó Thiên Tướng có thể nói là lý tưởng chủ nghĩa, còn Thất Sát là chủ nghĩa cá nhân.

  • Thất Sát rất ngại đồng độ với Vũ Khúc, mà Vũ Khúc còn Hóa Kỵ, chủ về nhiều thị phi, nhiều lo lắng, cảm thấy đời người rất trông rỗng.
  • Thất Sát có Liêm Trinh Hóa Kỵ đồng độ, chủ về một khi lý tưởng cá nhân gặp trở ngại, thì mệnh tạo không chịu đối diện với hiện thực, thế là vẫn nhiều bôn tẩu vất vả, lòng buồn phiền không yên. Nếu Liêm Trinh không Hóa Kỵ thì chỉ chủ về bận rộn, vất vả, về mặt tình cảm không gặp trở ngại.

Thất Sát có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, Thiên Hình đồng độ, chủ về không những hao phí tâm lực, mà còn bôn ba vất vả không yên. Đồng thời duyên với người cũng không tốt, dễ chuôc tị hiềm đố Kị.

Nữ mệnh có Thất Sát ở Cung Phúc Đức, thường kết hôn muộn hoặc ở chung mà không thực hiện nghi lễ chính thức. Nếu không e rằng sẽ có “Hình thương, khắc hại”. Cần phải xem thêm các sao ở Cung Phu Thê mà đình.

Sao Phá Quân đóng cung Phúc Đức

Phá Quân thủ Cung Phúc Đức, nhập miếu, chủ về giỏi quyết đoán. Do đó cũng ít bị vất vả. Nếu Phá Quân lạc hãm, phàm làm việc gì cũng phải lao tâm phí sức, mà còn thiếu quyết đoán, rất dễ sinh lòng thay đổi. Cũng chính vì do dự, thiếu quyết đoán, mà làm tăng tình huống bối rối khó xử trong cuộc đời.

  • Nếu Phá Quân có Vũ Khúc Hóa Kỵ đồng độ, chủ về mệnh tạo dễ có những quyết đoán sai lầm, ở trong tình trạng mù mịt. Vì vậy làm việc gì cũng thường bị trở ngại.
  • Nếu Phá Quân có Liêm Trinh Hóa Kỵ đồng độ. Chủ về khi cần quyết đoán lại không quyết đoán, hành động do dự, phản ứng sai lầm, hành động không mang lại hiệu quả tốt cho bản thân.

Nếu Phá Quân thủ Cung Phúc Đức, không có Hóa Kỵ đồng độ, mà hội tứ sát tinh. Chủ về dễ chuốc buồn phiền, hành động vẫn không ổn định.
Chỉ trường hợp Phá Quân có Tử Vi đồng độ mới có thể có được tâm trạng say mê, sinh hoạt tinh thần tốt. Nhưng nếu có sát tinh hội chiếu, có lúc cũng dễ biến thành quá đà.

---Bài viết tham khảo thêm---

  • Ý Nghĩa Các Sao Chính Tinh Đóng Tại Cung Tật Ách
  • Ý Nghĩa Các Sao Chính Tinh Đóng Tại Cung Thiên Di
  • Ý Nghĩa Các Sao Chính Tinh Đóng Tại Cung Nô Bộc
  • Ý Nghĩa Các Sao Chính Tinh Đóng Tại Cung Quan Lộc
  • Ý Nghĩa Các Sao Chính Tinh Đóng Cung Điền Trạch

---Thầy Phúc Hùng Tử Vi---

  • Điện thoại: 0913 563 536
  • Địa chỉ: Phan Trọng Tuệ - Thanh Trì - Hà Nội
  • Đặt lịch luận giải lá số tử vi chuyên sâu