Sang tên xe máy không có giấy tờ mua bán

Tôi muốn biết bán xe máy cho người khác thì thực hiện đăng ký sang tên như thế nào? Tôi có một chiếc xe máy còn mới nhưng do không có nhu cầu sử dụng nữa nên muốn bán lại. Hiện tại đã có người mua lại nhưng tôi chưa rõ về một số giấy tờ, thủ tục cần thực hiện. Vậy bán xe máy cho người khác thì thực hiện đăng ký sang tên như thế nào? Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy sau khi mua xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Bán xe máy cho người khác thì thực hiện đăng ký sang tên như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về đăng ký sang tên như sau:

- Tổ chức, cá nhân bán, điều chuyển, cho, tặng, phân bổ hoặc thừa kế xe: Khai báo và nộp giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

- Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe thực hiện thu hồi đăng ký, biển số xe trên hệ thống đăng ký xe, cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe và cấp biển số tạm thời;

- Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, phân bổ hoặc được thừa kế xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: Nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7; khoản 2, khoản 3 Điều 8, giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe [không áp dụng trường hợp sang tên ngay trong cùng tỉnh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe] và xuất trình giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này để làm thủ tục đăng ký sang tên. Trình tự cấp biển số thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm đ [đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh, mô tô sang tên trong cùng điểm đăng ký] và điểm b, điểm c điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này [đối với sang tên khác tỉnh].

Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về trách nhiệm của chủ xe như sau:

“3. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho tổ chức, cá nhân:
a] Sang tên cho tổ chức, cá nhân khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây viết gọn là sang tên khác tỉnh]: Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe;
b] Sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây viết gọn là sang tên cùng tỉnh]: Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.”

Như vậy, khi anh/chị bán xe máy cho người khác thì cần thực hiện đăng ký sang tên bằng cách khai báo và nộp giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định nêu trên.

Bán xe máy cho người khác thì thực hiện đăng ký sang tên như thế nào?

Trường hợp xe máy đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người thực hiện đăng ký sang tên xe như thế nào?

Theo Điều 19 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người như sau:

[1] Thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

- Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng [nếu có].

[2] Thủ tục, hồ sơ đăng ký sang tên: Người đang sử dụng xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp giấy tờ sau:

- Giấy khai đăng ký xe [theo mẫu số 01];

- Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định;

- Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe [đối với trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe].

[3] Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe:

- Trường hợp người đang sử dụng xe có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số [đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe] hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú;

- Trường hợp người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe: Cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số [đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe] hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.

[4] Trách nhiệm của người đang sử dụng xe:

- Trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên;

- Kê khai cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của xe, quá trình mua bán, giao nhận xe;

- Khai và nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.

[5] Trách nhiệm của các đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu xe mất cắp, xe vật chứng: Ngay sau khi tiếp nhận văn bản của cơ quan đăng ký xe đề nghị xác minh, đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu xe mất cắp, xe vật chứng trả lời bằng văn bản cho cơ quan đăng ký xe.

Như vậy, trường hợp xe máy đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người thực hiện đăng ký sang tên xe như đã quy định ở trên.

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy sau khi mua xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [được sửa đổi, bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP] quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:

“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
b] Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định;”

Do đó, trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy sau khi mua xe theo đúng quy định có thể sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức.

Chủ Đề