Sách giáo khoa lớp 11 năm 2023-2024 có thay đổi không

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa cần đăng ký số lượng, tên bản mẫu sách giáo khoa của môn học, hoạt động giáo dục lớp 8, lớp 11 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 về Bộ GD-ĐT trước ngày 10.5.2022.

Bộ GD-ĐT thông báo thẩm định sách giáo khoa mới với lớp 8 và lớp 11

V.H

Số lượng bản mẫu sách giáo khoa của mỗi môn học, hoạt động giáo dục được đăng ký là căn cứ để Bộ GD-ĐT tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định bản mẫu sách giáo khoa.

Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định tại điều 17, Thông tư 33 và Thông tư 05 của Bộ GD-ĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa, thẩm định sách giáo khoa.

Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm: số lượng bản mẫu sách; thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định [tên sách giáo khoa; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của tổng chủ biên, chủ biên, nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên, tác giả; mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung;

Hồ sơ thẩm định sách giáo khoa cũng yêu cầu phải có báo cáo quá trình và kết quả thực nghiệm; báo cáo việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu các ý kiến nhận xét đánh giá bản mẫu sách giáo khoa của giáo viên, giảng viên, các nhà khoa học, nhà giáo dục; bản phân phối chương trình đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa].

\n

Cụ thể, đối với lớp 8, tương ứng với mỗi bản mẫu sách giáo khoa của mỗi môn học: toán, ngữ văn, tiếng Anh: 20 bộ; khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý: 25 bộ hồ sơ; các môn học, hoạt động giáo dục còn lại: 15 bộ.

Đối với lớp 11, tương ứng với mỗi bản mẫu sách giáo khoa của mỗi môn học, hoạt động giáo dục: toán, ngữ văn, tiếng Anh, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp: 20 bộ; các môn học còn lại: 15 bộ.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ, đối với lớp 8, từ ngày 10 - 15.7.2022 trong giờ hành chính. Đối với lớp 11, từ ngày 25 - 30.7.2022 trong giờ hành chính [các tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ thẩm định sách giáo khoa lớp 11 cùng thời gian với lớp 8].

Theo Nghị quyết của Quốc hội, lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được thực hiện lần lượt theo hình thức “cuốn chiếu” như sau: năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1. Năm học 2021 - 2022 với lớp 2 và lớp 6. Năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Năm học 2024 - 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Tin liên quan

  • Giá sách giáo khoa mới cao gấp 2-3 lần: Vẫn chờ Bộ GD-ĐT lên tiếng
  • Giá sách giáo khoa mới cao đột biến nhưng 'tuổi thọ' bấp bênh
  • Giá sách giáo khoa mới cao đột biến, vì sao?

05:58, 16/07/2019

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025.  

Theo Kế hoạch này, năm học 2020 - 2021, tỉnh triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1; năm học 2021 - 2022 triển khai đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024 - 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Tiết học âm nhạc của học sinh Trường Tiểu học, THCS & THPT Hoàng Việt. [Ảnh minh họa]

Về đội ngũ giáo viên, tỉnh đề ra mục tiêu: năm học 2020 - 2021 có đủ giáo viên được bồi dưỡng và đáp ứng dạy học theo chương trình lớp 1;  năm học 2021 - 2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Đến năm học 2024 - 2025, 100% giáo viên được bồi dưỡng và đáp ứng dạy học theo chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; bảo đảm 100% phòng học kiên cố, có đủ phòng học dạy 2 buổi/ngày, phòng chức năng, phòng bộ môn, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông.

Để đạt mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra 8 nhóm giải pháp: Đẩy mạnh công tác truyền thông; Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu; Sắp xếp, quy hoach mạng lưới trường lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và các hoạt động giáo dục khác theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học; Đổi mới công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông; Tăng cường công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế; Thực hiện kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Gia Nguyên

Chủ Đề