Răng sữa bị cụt phải làm sao?

Răng sữa bị cụt phải làm sao?

Sún răng là hiện tượng răng miệng rất phổ biến ở trẻ em nhưng hầu hết các bậc phụ huynh đều không mấy quan tâm. Sún răng nếu không được điều trị sẽ tổn hại đến sức khỏe răng miệng. Đồng thời còn gây ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này. Vậy sún răng là gì? Sún răng phải khắc phục như thế nào?

Răng sữa bị cụt phải làm sao?
Tình trạng sún răng ở trẻ

Mục Lục

  • Sún răng là gì?
  • Tác hại khi trẻ bị sún răng
  • Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng
  • Cách trị răng sún cho trẻ
  • Phòng ngừa và chữa sún răng cho bé như thế nào?

Sún răng là gì?

Sún răng là một loại bệnh lý răng miệng khiến cấu trúc răng bị phá hủy nặng nề. Trường hợp không điều trị sớm sẽ tăng nguy cơ mất răng, nhiễm trùng.

Cấu tạo của thân răng sữa cũng giống như răng vĩnh viễn, cơ bản gồm lớp vỏ cứng bên ngoài, tiếp đến là men răng, ngà răng và buồng tủy. Tuy nhiên, cấu trúc của men răng và ngà răng sữa tương đối mỏng nên rất dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng.

Và khi men răng đã bị ảnh hưởng nặng thì răng của trẻ sẽ xuất hiện hiện tượng mủn dần và tiêu đi. Sự suy giảm thể tích ở phần thân răng này được gọi là sún răng.

Răng sữa bị cụt phải làm sao?
Sún răng là hiện tượng răng của trẻ bị mủn dần và tiêu đi

Nếu răng sâu thường có biểu hiện đau nhức thì răng sún hoàn toàn ngược lại, không hề đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, vị trí bị sún thường có diện tích rất rộng, màu nâu hoặc đen.

Sún răng lây lan nhanh chóng, nếu không được kiểm soát, trong thời gian ngắn sẽ ăn sang các răng lành bên cạnh. Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi

Tác hại khi trẻ bị sún răng

Chúng ta thường cho rằng, trẻ em sẽ thay thành răng vĩnh viễn nên khi thấy tình trạng răng của trẻ có vấn đề, các bậc phụ huynh luôn phớt lờ và không quan tâm. Nhưng thực tế, bất kì một bệnh lý răng miệng nào, đặc biệt là bệnh sún răng đều gây ra tác hại như:

1. Khó khăn khi ăn nhai

Khi sún răng, chân răng sẽ nằm sát vào lợi, điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn nhai. Đặc biệt trường hợp tủy răng bị ảnh hưởng, ngà răng lộ ra ngoài, lúc nhai sẽ sinh ra đau nhức và hệ lũy là dẫn đến biếng ăn và quấy khóc.

Răng sữa bị cụt phải làm sao?
Sún răng gây hiện tượng biếng ăn ở trẻ

2. Phát âm không rõ

Răng bị sún, đặc biệt là vị trí răng cửa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Theo thống kê, những trẻ bị sún răng sẽ có nguy cơ cao nói ngọng hơn những trẻ có hàm răng khỏe mạnh.

3. Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Đặc biệt, răng sữa còn có mối liên kết chặt chẽ với những chiếc răng vĩnh viễn. Thông thường, trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 6 tuổi sẽ bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên và 12 – 13 tuổi sẽ thay chiếc răng sữa cuối cùng. Và mỗi vị trí mà răng sữa mất đi sẽ thay vào đó là chiếc răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, trường hợp răng sữa bị sún quá sớm, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng di chuyển dần về vị trí mất răng. Điều này khiến chiếc răng vĩnh viễn mọc lên không đủ không gian, tạo ra hiện tượng chen lấn, mọc kẹt hoặc mọc ngầm,…

Hoặc cũng có trường hợp răng sữa vì một lý do nào đó đã đến tuổi thay nhưng không rụng, răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch sang vị trí khác.

Răng sữa bị cụt phải làm sao?
Răng sữa bị sún sẽ làm tăng nguy cơ răng vĩnh viễn mọc không đều

Ngoài ra, khi răng sữa bị sún, đồng nghĩa với việc nơi đây tập trung rất nhiều vi khuẩn có hại, chúng không chỉ phá hủy chiếc răng mà còn tác động đến nướu. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm và tác động xấu đến quá trình phát triển của những chiếc răng vĩnh viễn sau này.

Như vậy, có thể thấy tác hại của sún răng rất đáng để các bậc phụ huynh lưu tâm. Mặc dù răng sữa sẽ phải thay nhưng sự tồn tại của chúng có ý nghĩa to lớn. Không chỉ đảm bảo được chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn định hướng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Đặc biệt, đây còn là thời điểm giúp phụ huynh luyện tập, hình thành cho con thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng

Trẻ bị sún răng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Trẻ bị thiểu sản men răng bẩm sinh hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, fluor khiến răng không cứng chắc, dễ bị tổn thương bởi tác động từ vi khuẩn.

Cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ chưa được chú tâm, khiến mảng bám thức ăn bám dính lâu ngày, hình thành nơi trú ẩn của vi khuẩn gây hại.

Dùng quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường, axit cao, uống sữa vào buổi đêm nhưng không súc miệng lại với nước mà đi ngủ ngay.

Răng sữa bị cụt phải làm sao?
Thường xuyên ăn bánh kẹo sẽ tăng nguy cơ sún răng ở trẻ

Ngoài ra, bản chất của răng sữa đã yếu, đặc biệt phần men răng và ngà răng tương đối mỏng nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, trường hợp mẹ sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình mang thai, đặc biệt là Tetracycline hoặc Doxycycline cũng tăng nguy cơ làm răng trẻ phát triển không tốt. Hoặc trẻ em bị vàng da cũng ảnh hưởng rất nhiều tới men răng.

Cách trị răng sún cho trẻ

Nếu nhận thấy răng của trẻ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng sún răng, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp tại nhà dưới đây nhằm làm chậm tốc độ lây lan của sún răng.

1. Trị sún răng ở trẻ bằng nước muối

Nước muối là cách làm đơn giản và tiện lợi bởi muối là nguyên liệu chưa bao giờ vắng mặt trong các bếp ăn. Đặc tính của muối là kháng khuẩn tốt.

Do đó, chỉ cần pha một thìa nhỏ muối tinh, hòa tan với 200ml nước ấm. Mỗi ngày đều đặn vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy cho trẻ ngậm một ngụm rồi súc miệng lại với nước sạch.

2. Trị sún răng cho trẻ bằng lá trầu không

Lá trầu không trị sún răng là bài thuốc dân gian mà ông bà xưa truyền lại đến ngày nay. Nhờ chứa các thành phần có đặc tính kháng khuẩn cao mà lá trầu không giúp làm chậm quá trình sún răng.

Cách thức thực hiện rất đơn giản, chỉ cần lấy 3 – 5 lá trầu không già, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí sún răng.

Sau khoảng 3 – 5 phút, cho trẻ súc miệng lại với nước sạch. Hoặc bạn cũng có thể đem lá trầu không đun với nước sôi, rồi lấy nước cho trẻ ngậm súc miệng hằng ngày.

Răng sữa bị cụt phải làm sao?
Lá trầu không có thể làm chậm quá trình sún răng

3. Chữa sún răng bằng cây lá lốt

Lá lốt cũng được xem là bài thuốc chữa sún răng hiệu quả. Vì trong loại cây này có chứa tinh dầu mang đặc tính kháng khuẩn cao.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản và nhanh chóng. Đem giã một ít rễ lá lốt cùng với muối tinh rồi vắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm ướt dung dịch này rồi tiến hành bôi lên vị trí sún răng. Làm thường xuyên trong ngày từ 2 – 3 lần để mang lại kết quả tốt nhất.

4. Cho trẻ đi thăm khám nha khoa

Những phương pháp ở trên chỉ mang tính chất tạm thời, không khắc phục được hoàn toàn. Đặc biệt với những trường hợp răng sún đã tiêu giảm khá nhiều cấu trúc răng, hoặc ăn sâu vào gần lợi và làm lộ tủy thì không thể áp dụng những bài thuốc dân gian.

Cách tốt nhất là bạn nên cho trẻ đi thăm khám tại nha khoa. Trường hợp sún răng còn nông, diện tích còn nhỏ thì bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn sự lây lan.

Răng sữa bị cụt phải làm sao?
Cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ

Với trường hợp răng bị sún nặng, vị trí sún lan rộng và gây mòn gần hết răng thì lúc này bác sĩ sẽ xem xét về độ tuổi thay răng của trẻ để quyết định giữ lại hay loại bỏ.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, vì nếu nhổ răng quá sớm sẽ gây ảnh hưởng đến những răng vĩnh viễn sau này, làm tăng nguy cơ răng mọc lệch, mọc chìa ra ngoài hoặc quặp vào trong.

Phòng ngừa và chữa sún răng cho bé như thế nào?

Để phòng ngừa sún răng ở trẻ và duy trì hàm răng chắc khỏe, phụ huynh cần biết cách thay đổi những thói quen xấu của con, hướng dẫn con cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách:

1. Vệ sinh răng cho bé đúng cách

Dù trẻ chưa mọc chiếc răng nào thì việc vệ sinh miệng hằng ngày là điều mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Đều đặn hằng tuần, mẹ nên dùng gạc mềm thấm nước để vệ sinh khoang miệng và lưỡi cho con.

Khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên thì việc hướng dẫn và tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho con là điều mà các bậc phụ huynh bắt buộc phải làm.

Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, bạn có thể hướng dẫn con súc miệng hằng ngày bằng nước muối pha loãng. Hoặc dùng bàn chải lông mềm đánh với nước lọc.

Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi, trẻ mọc đầy đủ răng hàm sữa và bắt đầu thay răng, cha mẹ nên kiểm tra việc chải răng hằng ngày của con để đảm bảo chúng vệ sinh răng miệng đúng cách.

Răng sữa bị cụt phải làm sao?
Tạo thói quen chải răng hằng ngày cho trẻ

Cha mẹ nên lưu ý chọn cho con loại bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi để tránh trường hợp trẻ nuốt xuống thì vẫn không gặp vấn đề gì.

Hướng dẫn còn chải răng đúng cách theo chiều dọc và chia ra thành từng nhóm răng để chải được sạch nhất. Mỗi nhóm sẽ có từ 2 – 3 chiếc răng và phải chải đầy đủ cả 3 mặt: mặt trước, mặt sau và mặt nhai.

Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên quá kiểm soát mà thay vào đó là tạo hứng thú để trẻ thấy việc chải răng là một việc vui và ý nghĩa.

Để làm được điều này, mẹ có thể chọn mua những bàn chải có màu sắc và hình dáng mà bé thích, kem đánh răng có mùi thơm và thường dành ra những lời khen ngợi khi con chải răng xong.

2. Lưu ý về thực đơn cho bé

Kẹo ngọt, kem, socola, nước ngọt có ga, bánh ngọt,… là những thực phẩm mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích. Tuy nhiên chúng lại rất có hại đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy mà mẹ nên hạn chế những thực phẩm này cho con.

Thay vào đó hãy tăng cường những thực phẩm giàu canxi, vitamin, sắt, magie, chất xơ,… để cho răng chắc khỏe. Những thành phần này bạn có thể bổ sung qua cá biển, trứng, gan động vật, sữa tươi, cà rốt,…

Răng sữa bị cụt phải làm sao?
Tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng của bé

3. Chú ý khi cho bé sử dụng thuốc

Thuốc kháng sinh là một trong những tác nhân gây ra tình trạng vàng răng, làm ảnh hưởng đến men răng. Do đó, khi bác sĩ chưa chỉ định kê đơn, bố mẹ không nên cho con uống một cách bừa bãi, tùy tiện.

4. Loại bỏ những thói quen xấu

Bú bình, ngậm sữa khi ngủ, bú đêm, ngậm cơm,… là những thói quen xấu làm gây hại đến răng sữa của trẻ, gây ra tình trạng sún. Không chỉ vậy, điều này còn làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm và quá trình phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

5. Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

3 – 6 tháng/lần, bố mẹ nên đưa con đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng. Việc này, không chỉ giúp kiểm soát được vấn đề sún răng mà còn ngăn chặn được tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc chen chúc.

Răng sữa và răng vĩnh viễn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Do đó, nếu muốn tương lai răng của con phát triển đều đẹp thì ngay từ nhỏ bạn nên quan tâm và hướng dẫn con cách chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa tình trạng sún răng sớm.

Nếu còn chưa rõ vấn đề nào liên quan đến sún răng hoặc bất kỳ thắc mắc về bệnh lý răng miệng khác, hãy gọi ngay cho Nha Khoa Đông Nam theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm gãy răng:

  • Gãy răng hàm có sao không?
  • Bị gãy răng thì làm cách nào để sơ cứu?
  • Cách xử lý khi răng bị mẻ bể lớn hoặc gãy

Răng sữa bị cụt phải làm sao?

Răng sữa bị cụt phải làm sao?

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:Thẩm mỹ răng