Phương pháp nhân giống vô tính nào tạo được giống sạch bệnh hiệu quả kinh tế cao

Ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống và trồng thử nghiệm một số cây dược liệu giá trị

HOÀNG LIÊN

15/08/2018 02:01 | QUẢNG NAM ONLINE

  • Chia sẻ

  • Chia sẻ

[QNO] - Ngày 14.8, Sở KH&CN nghiệm thu đề tài “Điều tra hiện trạng, ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống và trồng thử nghiệm một số cây dược liệu có giá trị tại Quảng Nam”. Đề tài được thực hiện từ tháng 10.2015 đến 6.2018, do PGS-TS. Bùi Văn Lệ chủ nhiệm, Công ty CP Khoa học công nghệ nông nghiệp Anh Đào [TP.Hồ Chí Minh] chủ trì.

Quang cảnh nghiệm thu đề tài. Ảnh: H.L

Đề tài thực hiện các nội dung chính: điều tra, đánh giá hiện trạng cây dược liệu có giá trị tại Quảng Nam để đưa vào danh sách nhân giống và bảo tồn; nhân giống vô tính một số loài cây dược liệu có giá trị để phát triển trồng trên địa bàn tỉnh; lập 69 loài cây dược liệu cần đưa vào danh sách bảo tồn và trồng tại cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Ứng dụng và thông tin KH&CN Quảng Nam; chọn 5 loài cây có giá trị cần nhân giống [đương quy, đảng sâm, hà thủ ô, ngũ gia bì, giảo cổ lam 5 lá] và tiến hành nhân giống ở giai đoạn khử trùng, vô mẫu, tạo mô sẹo hay phôi, tái sinh, nhân nhanh cụm chồi, ra rễ và huấn luyện cây con ngoài vườn ươm để hoàn thiện quy trình nhân giống 5 loài cây dược liệu có giá trị này.

Đề tài cũng đào tạo được 5 cán bộ nắm vững kỹ thuật nuôi cấy và nắm quy trình kỹ thuật nhân giống 5 loài dược liệu. Phía Công ty CP Khoa học công nghệ nông nghiệp Anh Đào cũng đã bàn giao 69 loài cây dược liệu và trồng lưu giữ tại 2 vườn, qua theo dõi cây sống khỏe, tăng trưởng tốt. Đề tài cũng xây dựng quy trình trồng khảo nghiệm 10.000 cây dược liệu nuôi cấy mô cho các hộ nông dân [8 hộ] và 2 đơn vị trồng ngoài tự nhiên…

Theo khảo sát của Viện Dược liệu, Quảng Nam hiện có 832 loài cây dược liệu thuộc 593 chi, 190 họ thực vật, trong đó phần lớn là những loài dược liệu mọc tự nhiên. Đặc biệt, một số loài khác quý hiếm như chè dây, ngũ vị tử, mật nhân, bạc hà… có diện tích phân bố lớn ở Tây Giang, Nam Trà My, Đông Giang… Tại các huyện Tiên Phước, Nông Sơn, Hiệp Đức, Phú Ninh, Đại Lộc có các loài: đinh lăng, cà gai leo, xạ đen, nghệ… song diện tích nhỏ, manh mún.

Qua khảo sát, nhu cầu sử dụng dược liệu của Quảng Nam khá lớn với mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền từ tỉnh tới xã, tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền chiếm đến 21%. Thống kê tại Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh, các đơn vị khám chữa bệnh trong tỉnh cho thấy, số dược liệu dùng chữa bệnh mỗi năm gần 100 tấn. Do chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ, việc khai thác diễn ra ồ ạt, công tác quy hoạch chưa được chú trọng nên nguồn dược liệu tự nhiên gần như bị cạn kiệt, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng…

Theo PGS-TS. Bùi Văn Lệ, đề tài nhằm điều tra, đánh giá hiện trạng, tiềm năng cây dược liệu có giá trị tại Quảng Nam; triển khai nhân giống in vitro 4 loài cây dược liệu đương quy, đảng sâm, giảo cổ lam, hà thủ ô và giâm hom 1 loài cây dược liệu [ngũ gia bì gai]; huấn luyện cây con nuôi cấy mô tại vườn ươm; xây dựng quy trình trồng và chăm sóc 5 loài cây dược liệu ngoài tự nhiên… Phương pháp nhân giống in vitro là phương pháp ưu việt, mở ra một hướng đi mới trong việc tạo ra nguồn giống cây sạch bệnh, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo ra được số lượng lớn cây giống đồng nhất, sạch bệnh... Trong khi phương pháp nhân giống truyền thống [giâm hom, chiết, trồng bằng hạt] gặp nhiều hạn chế như hệ số nhân giống thấp, thời gian kéo dài, tỷ lệ sâu bệnh hại cao… thì kỹ thuật nhân giống in vitro là phương pháp ưu việt trong việc tạo ra cây giống sạch bệnh, có sức kháng bệnh cao, có thể sản xuất giống nhanh, độ đồng đều cao với quy mô lớn một cách dễ dàng…

“Muốn có nguồn dược liệu để làm thuốc, phải trồng quy mô lớn. So với phương pháp truyền thống thì phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật tạo nên hiệu quả to lớn trong sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần tạo nguồn vật liệu dùng để chuyển gen, nhân nuôi sinh khối tế bào, protein tái tổ hợp và ứng dụng nhiều mục đích khác. Phương pháp này cũng giúp kiểm soát được dịch bệnh cây trồng, kiểm soát được chất lượng giống thông qua kiểm soát kiểu gen của giống trong khâu sản xuất, kiểm soát được toàn bộ kế hoạch từ khâu nhân giống cho tới khâu thu hoạch, tạo được sự đồng nhất về giống, đồng nhất về sản phẩm cuối” - PGS.TS. Bùi Văn Lệ nói.

[HBĐT] - Gieo hạt: Là phương pháp lấy hạt giống cho nảy mầm thành cây con. Nhân giống theo phương pháp này có ưu điểm vận chuyển và bảo quản hạt giống dễ dàng, cây con có bộ rễ khỏe, ăn sâu xuống đất. Nhược điểm là cây con mọc từ hạt thường biến dị, không giữ được phẩm cấp cây mẹ. Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài, lâu cho ra quả.

Giâm cành: Cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 15 cm, bỏ hết lá, cắm nghiêng xuống đất ẩm, đầu cành chồi lên khoảng 5 cm. Sau một thời gian, cành ra rễ và phát triển thành cây mới. Phương pháp này dễ làm nhưng nhược điểm là tỷ lệ cành giâm bị chết cao.

Chiết cành: Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền cho nhiều loại cây ăn quả. Cách làm như sau: cắt một khoanh vỏ dài 3 - 4 cm trên cành định chiết, cạo hết thượng tầng, để se khô, bọc đất xung quanh, khi ra rễ cắt khỏi cây mẹ sẽ được một cây mới. Lưu ý chọn cây mẹ khỏe, cành chiết đủ tiêu chuẩn, tuổi cành khoảng 2 - 3 năm, thời vụ chiết khoảng tháng 3 - 4, hạ bầu tháng 5 - 6. Vụ thu thì chiết vào tháng 8 - 9, hạ bầu vào tháng 10 - 11.

Ghép: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất, khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp gieo hạt, giâm cành, chiết cành và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Tuy nhiên, để có được cây giống tốt, cầm làm tốt những công việc: trong sản xuất gốc ghép, giống cây gốc ghép là bưởi chua hoặc chấp. Vườn ươm nhân giống phải cách xa vùng bệnh vàng lá cam, quýt. Cây gốc ghép cần giữ trong điều kiện cách ly nguồn bệnh. Trong tuyển chọn cây mẹ ưu tú để lấy mắt ghép phải chọn cây mẹ ít nhất đã có 5 năm cho quả, sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, ổn định, chất lượng quả ngon, đặc biệt không nhiễm bệnh vàng lá. Chỉ lấy những mắt trên các cành khỏe, lấy mắt ở phần giữa cành dài khoảng 20 cm cho 5 – 6 mắt ghép. Thời vụ ghép thuận lợi là các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9 khi thời tiết khô ráo. Phương pháp ghép phổ biến là ghép chữ T hoặc ghép mắt dạng mảnh. Khi cây có 2-3 cành cấp 1, chiều cao thân chính từ 40-60 cm và sinh trưởng tốt, không bị bệnh vàng lá mới đem đi trồng.

                                                                    B.M [tổng hợp]

Các tin khác

Đảng bộ xã Tây Phong lãnh đạo xây dựng nông thôn mói

Thị trấn Cao Phong chung sức xây dựng đời sống mới

Huyện Tân Lạc: Tổng kết, trao giải cuộc thi video trực tuyến chủ đề "Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu"

Xã Phú Nghĩa xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

[HBĐT] - Ngày 8/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai và quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH T.Ư Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 28/1/2021 về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Huyện Lạc Sơn: Cấp chứng chỉ nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho lao động nông thôn

[HBĐT] - Ngày 6/7, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lạc Sơn đã tổ chức bế giảng lớp đào tạo nghề sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy nông nghiệp.

Vượt thách thức giành thắng lợi trong sản xuất vụ xuân 2022

[HBĐT] - Vượt lên những thách thức do sự bất thuận của thời tiết, dịch Covid-19, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... Cùng với sự chỉ đạo sản xuất đồng bộ, chặt chẽ của tỉnh và ngành nông nghiệp, nông dân trong tỉnh đã nỗ lực hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2022 và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Quả vải thiều Hải Dương vươn xa

[HBĐT] - Những ngày này, các vùng vải ở huyện Thanh Hà [Hải Dương] liên tục đón những đoàn doanh nghiệp tới kiểm tra thực tế sản xuất để chuẩn bị cho các đơn hàng mang đi tiêu thụ. Nhiều đoàn khách quốc tế [Nhật Bản, Australia…] xuống tận các vườn vải tham quan, kiểm định chất lượng… chuẩn bị cho các đơn hàng xuất khẩu.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản

[HBĐT] - Quản lý nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm nông, lâm, thủy sản [NLTS] được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp tỉnh, nhất là khi thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Vì vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng công tác quản lý chất lượng NLTS của tỉnh thời gian qua vẫn được đặc biệt chú trọng.

Giải pháp tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững, hiệu quả

[HBĐT]- Ngày 10/5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: "Giải pháp tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững và hiệu quả”. Tham dự diễn đàn có lãnh đạo Sở NN&PTNT và 90 nông dân tiêu biểu trồng cây ăn quả có múi [CAQCM] trên địa bàn tỉnh.

Chủ Đề