Phương pháp đánh giá điện trở cách điện

Ngày nay với sự phủ sóng của các thiết bị điện với công suất lớn. Việc quản lý và kiểm tra thông số điện trở cách điện là một điều hết sức quan trọng. Để đảm bảo an toàn và hạn chế các tình trạng chập cháy. Người ta thường sử dụng các phương pháp đo điện trở cách điện của dây dẫn. Vậy có bao nhiêu cách để đo điện trở cách điện và giá trị tiêu chuẩn của nó là bao nhiêu? Đồng hành cùng https://mayruaxemini.vn/ để tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhé.

Phương pháp đánh giá điện trở cách điện
Hướng dẫn đo điện trở cách điện của dây dẫn

Điện trở cách điện là gì?

Làm sao để đo điện trở cách điện của dây dẫn? Thông thường điện trở cách điện của động cơ là điện trở đo được hay còn là thông số đo được giữa vỏ động cơ và hai đầu dây ra. Thông số này càng cao thì đồng nghĩa với sự an toàn khi sử dụng động cơ, máy móc càng lớn.

Nếu muốn đo được độ chính xác của thông số này. Bạn cần sử dụng đồng hồ đo chuyên dụng có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn. Nếu không thì bạn cũng có thể dùng thử Volt kế điện tử để đo.

Phương pháp đánh giá điện trở cách điện
Tiêu chuẩn đo điện trở cách điện dây dẫn là gì?

Muốn đo điện trở cách điện của động cơ người ta phải dùng tới công cụ là Megomet. Thiết bị này có mức điện áp đầu ra thông dụng là 500V hoặc 1000V. Phải sử dụng điện áp cao để đo cách điện trở. Bởi vì điện áp của các cuộn dây so với vỏ máy cũng không hề nhỏ hơn 220V. Còn nếu với điện áp 500V mà lớp cách điện bị đánh thủng thì máy móc sẽ không thể vận hành an toàn được.

Đo điện trở cách điện của dây dẫn có những thông số gì

Để có thể xác định chính xác điện trở cách điện của dây dẫn. Bạn cần xác định chính xác các thông số sau:

  • Thông số điện trở cách điện của dây quấn kích từ
  • Điện trở cách điện của tất cả dây quấn Stato.
  • Điện trở cách điện riêng với dây quấn của Stato.
Phương pháp đánh giá điện trở cách điện
Đảm bảo an toàn về độ cách điện của dây dẫn

Ý nghĩa:

Việc đo thông số điện trở của động cơ là một trong những dữ liệu quan trọng giúp chúng ta đưa ra những đánh giá ban đầu về khả năng cách điện của các thiết bị điện. Bên cạnh đó, thông số này còn giúp chúng ta thấy được sự thay đổi của dòng điện theo thời gian. 

Giá trị tiêu chuẩn khi đo điện trở cách điện

Hầu hết các thiết bị điện ngày nay dù là thiết bị gia đình hay công nghiệp thì nó đều có phần dẫn điện và được cách điện qua một lớp vỏ. Tiêu chuẩn của các thông số khi đo điện trở cách điện sẽ không giống nhau. Nó sẽ phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật điện áp chịu đựng được của thiết bị mà bạn đang dùng.

Ví dụ: Động cơ trên motor thường có thông số là 690VAC thì ta sẽ suy ra điện trở cách điện của xe này là: 690*1.414 = 975.8 VDC. Như vậy bạn chỉ được chọn thang 1kVDC để thử điện trở cách điện.

Đối với các cáp điện  0.6-1kV nếu tính toán trước thì điện áp thử sẽ là 1.5kVDC. Do vậy trước khi chọn điện áp thử bạn cần chọn thang điện áp phóng điện.

Khi đo điện trở cách điện tiêu chuẩn người ta thường sử dụng 2 cấp cơ bản đó là cao và hạ áp. 

Cao áp thường từ 1000 – 5000V dùng cho các thiết bị điện áp cao. Và hạ áp là 500V áp dụng cho các thiết bị điện áp thấp.

Đo điện trở cách điện của dây dẫn trực tiếp và gián tiếp

Việc xác định điện trở của động cơ cần phải được tuân theo quy trình thực hiện hết sức cẩn thận để bảo vệ sự an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với điện.

Để đo điện trở cách điện thì sẽ có hai cách đó là: đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp.

Cách đo điện trở cách điện gián tiếp

Phương pháp đánh giá điện trở cách điện
Thiết bị chuyên dụng đo điện trở cách điện

Điện trở cách điện bao nhiêu là đạt? Với cách này bạn có thể sử dụng thiết bị đo điện trở cách điện Megomet hoặc sử dụng Vôn kế hay ampe kế cũng thể thể được. Sau đó xác định dòng điện rò tại các mức điện áp tiêu chuẩn như là: 500V, 2500V, 5000V với công thức dưới đây:

Rcđ = Uđ/ Irò

Trong đó: 

Rcđ là điện trở cách (MΩ)

Uđ là điện áp một chiều được đặt vào cách điện (V)

Irò: là dòng điện dò đo được (A).

Đo điện trở cách điện của dây dẫn trực tiếp

Với phương pháp này thì bạn có thể dùng trực tiếp đồng hồ Megomet để đo thông số của điện trở cách điện giữa hai đầu dây và vỏ máy. Với cách này chúng ta cũng áp dụng cho những nguồn điện áp trên các cực để đo từ 500V đến 5000V tuỳ theo nhu cầu của mỗi người.

Đo điện trở cách điện của dây dẫn cần lưu ý gì

Có một điều bạn đọc nên ghi nhớ đó là tất cả những thao tác liên quan đến điện đều phải đặt an toàn lên hàng đầu. Trước khi thực hiện thì bạn nên kiểm tra xem bạn đã ngắt nguồn điện cho thiết bị hay chưa? Tốt nhất bạn nên cách ly hoàn toàn các nguồn điện áp cũng như vỏ máy với đất.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu sai số và tăng độ chính xác cho kết quả đo được. Bạn cần vệ sinh bề mặt cách điện bên ngoài của máy móc được đo. Kiểm tra nguồn và các đầu nối dây đo của Megomet xem đã chính xác hay chưa? Đảm bảo đúng kỹ thuật không?

Bài viết trên vừa chia sẻ cho bạn đọc về khái niệm cũng như các kiến thức liên quan đến thông số đo điện trở cách điện của dây dẫn đúng kỹ thuật. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những hiểu biết thú vị. 

Hiện nay, cụm từ “điện trở cách điện” vẫn còn là khái niệm khá xa lạ với nhiều người bởi họ chưa có cơ hội nghiên cứu và tiếp xúc. Vậy điện trở cách điện là gì? Điện trở cách điện có vai trò gì trong cuộc sống? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây:

1. Khái niệm điện trở cách điện

Thực chất; điện trở cách điện là một giá trị cố định thông qua kiểm tra bằng các thiết bị đo. Giá trị đó này được tạo nên bởi lớp gốm cách điện và 2 chân con điện trở; và giá trị số đo của các con điện trở hoàn toàn khác nhau.

Đây chính là thông số được đo để biết được mức độ an toàn của máy móc. Thông số sẽ được đo lấy số liệu giữa vỏ động cơ và hai đầu ra sử dụng.

Thông số điện trở càng lớn, thì mức độ an toàn khi sử dụng động cơ càng cao.

Dụng cụ dùng để đo thông số này đòi hỏi phải là dụng cụ đo chuyên dụng, với độ chính xác cực kỳ, cực kỳ cao. Người ta thường hay gọi là đó là Megomet với điện áp đầu ra là 500V hoặc 1000V.

Phương pháp đánh giá điện trở cách điện

Đồng hồ đo điện trở cách điện

Nhìn vào thông số cách điện chúng ta có thể đánh giá được tình trạng của các thiết bị điện. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể biết được sự thay đổi dòng điện theo thời gian.

Trước tiên, để có thể xác định được điện trở của một động cơ thiết bị, bạn cần phải biết được các thông số của các bộ phận như: dây quấn kích từ, toàn bộ dây quấn Stato, …

2. Ứng dụng của đồng hồ đo điện trở

-Được dùng để đo đạc các giá trị cũng như đánh giá, kiểm tra điện và các thiết bị điện

-Giúp ích trong công tác sửa chữa, bảo trì, …

-Giúp hỗ trợ đánh giá các công trình các sản phẩm nghiệm thu, các cài đặt, …

-Ngoài ra, nó còn tích hợp nhiều chức năng khác thực hiện công việc như một máy đo đa năng.

3. Tiêu chuẩn điện trở cách điện thiết bị

Về cơ bản sẽ dựa theo TCVN 6748-1 được ban kỹ thuật quốc gia TCVN/TC/E3 biên soạn. Tổng cục tiêu chuẩn về Đo Lường Chất Lượng đề nghị cùng với đó là Bộ Khoa Học và Công Nghệ công bố.

-Máy phát điện: theo TCVN 4747-89 ở điện áp 400V trạng thái nguội là 200 MΩ, lúc nóng là 5 MΩ. ( Tương tự thì 6300V là 40MΩ và 7MΩ, 10500V là 50MΩ và 11MΩ )

-MBA lực: Dựa vào bảng 2-23-3 QCVN QDT 5:2009/BCT và QTVH SC MBA của EVN số 623DVN/KTND.

-TU ( máy biến áp ): Dựa theo tiêu chuẩn QCVN QTD-5:2008/BCT, TCVN7697-2:2007/IEC60044-2 : 2003.

-Máy biến dòng điên: Tiêu chuẩn QCVN QTĐ-5:2008/BCT và TCVN5928 1995; DLVN 18 : 199

4. Phương pháp đo điện trở cách điện 

Việc xác định điện trở cách điện của động cơ cần được tuân thủ quy trình cũng như các bước một cách hết sức cẩn thận.

Phải luôn cẩn trọng trong mỗi thao tác tiến hành cũng như nghiêm túc thực hiện công tác bảo hộ cho sự an toàn của bản thân trước khi thực hiện công việc.

Chúng ta có 2 phương pháp đo điện trở là đo trực tiếp và đo gián tiếp

Phương pháp đánh giá điện trở cách điện

Đo điện trở cách điện

Đo trực tiếp

Sử dụng đồng hồ Megomet để đo độ lớn giá trị của điện trở cách điện giữa vỏ máy và hai đầu dây. Sử dụng đơn giản và chính xác cao

Đo gián tiếp

Để có thể đo điện trở, ngoài việc sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng thì chúng ta có thể sử dụng Vôn kế và Ampe kế để đo dòng điện tại một số mức điện áp: 500V, 2500V, 5000V. Chúng ta có thể sử dụng công thức:

Rcđ = Uđ/ Irò

-Rcđ: điện trở cách điện (đơn vị: MΩ)

-Uđ: Mức điện áp một chiều đặt vào cách điện (đơn vị: V)

-Irò: Dòng điện rò đo đạc được (đơn vị: A)

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo điện trở

Bước 1: Đảm bảo an toàn

Đầu tiên cần phải tiến hành các công việc đảm bảo an toàn điện, ngắt kết nối điện, mang đồ bảo hộ, …

Bước 2: Kiểm tra các thiết bị cần đo

Kiểm tra các thiết bị cần đo về số lượng cũng như các lỗi hư hỏng, … kiểm tra các mức điện áp sau đó lựa chọn ra mức điện áp phù hợp.

Bước 3: Chuẩn bị trước khi đo đạc

Xác định vị trí kết nối giữa đồng hồ đo và thiết bị cần đo. Gắn một đầu của đồng hồ đo với vỏ động cơ điện dòng AC và đầu còn lại thì gắn với công tắc nguồn, sau đó tiến hành đo.

Khi sử dụng đồng hồ megomet cần phải đảm bảo các thiết bị đã ngắt kết nối với các nguồn và phải có các vật liệu cách điện đi kèm.

Bước 4: Ghi lại kết quả

Kiểm tra đo đạc và ghi lại kết quả hiển thị phục vụ cho công tác sửa chữa, bảo trì.

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo

Phải ngắt nguồn điện cung cấp cho thiết bị cũng như phần nối với đất.  Mọi hoạt động liên quan đến điện cần phải đảm bảo an toàn cho con người là trên hết

Nên vệ sinh thật sạch sẽ bề mặt của các vật cách điện bên ngoài của thiết bị cần đo để đảm bảo kết quả hiển thị đưa ra là chính xác nhất.

Đặc biệt đó là kiểm tra xem dây nối giữa đồng hồ đo và nguồn có chính xác không, đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kỹ thuật không?

5. Một số loại đồng hồ đo điện trở trên thị trường

Đồng hồ đo điện trở Kyoritsu

Phương pháp đánh giá điện trở cách điện

Đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu 3022

Đồng hồ đo điện trở Hioki

Phương pháp đánh giá điện trở cách điện

Đồng hồ đo điện trở Hioki

Trên đây là các thông tin của mà chúng tôi chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi Điện trở cách điện là gì là gì? Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm được các kiến thức về điện trở cách điện và tìm được sản phẩm phù hợp với yêu cầu của bạn.

Hãy liên hệ với Công ty CP thiết bị điện Hoàng Phương  để được tư vấn và mua được sản phẩm chính hãng với giá cả hợp lí nhất.

Xem thêm:

Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp:Nút nhấn, Công tắc, Cầu chì, Aptomat, RCD,Rơle nhiệt, Rơle trung gian, Rơle thời gian, Contactor ….

Nguồn: Internet