Phong cách ngôn ngữ Lời người bên sông

a/ Khái niệm Ngôn ngữ sinh hoạt:

– Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

– Có 2 dạng tồn tại:

+ Dạng nói

+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

b/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…

– Đặc trưng:

+Tính cụ thể:Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…

+Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

+Tính cá thể:là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…

Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.

Có 6 phong cách ngôn ngữ sau:

  • Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt
  • Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật
  • Phong cách ngôn ngữ Báo chí
  • Phong cách ngôn ngữ Chính luận
  • Phong cách ngôn ngữ Hành chính
  • Phong cách ngôn ngữ Khoa học

Để hiểu rõ chi tiết và cách nhận dạng, phân biệt các phong cách ngôn ngữ Văn bản này. Mời các bạn học sinh cùng dethithu.net đi vào phần khái niệm [định nghĩa] và lưu ý ở từng mục.

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…

Note: Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.

2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương

Note: Trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.

3. Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.

Note: Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …

4. Phong cách ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ KH: Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các văn bản khoa học [VBKH]

5. Ngôn ngữ báo chí

  • Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]
  • Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

Note: Các bài có trı́ch dẫnnguồn báo

6. Phong cách ngôn ngữ hành chı́nh

  • Văn bản hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lı́.

Note: Các mâu đơn xin phép, có tiêu đề, biểu ngữ.. [đơn xin nghı̉ hoc, đơn khiếu nai..]

Ngôn ngữ sinh hoạt là toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con ngư­ời dùng để thông tin, suy nghĩ, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

– Ngôn ngữ sinh hoạt có 2 dạng tồn tại:

+ Ngôn ngữ: Dạng nói.

+ Ngôn ngữ: Dạng viết, nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

b/ Phong cách của ngôn ngữ sinh hoạt:

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách được dùng trong giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, thuộc dạng hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp nhằm để trao đổi về tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…

– Đặc trưng:

+Tính cụ thể:Ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…

+Tính cảm xúc: Là cảm xúc của người nói được thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

+Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể hiểu rõ được những đặc điểm của người giao tiếp nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp.

chỉ có 200 xuất xét tuyển học bạ chỉ tiêu đại học điều dưỡng tại khoa y dược >>

click tại đây

xem thêm:

  • Tại sao ngành điều dưỡng Đại Học Y Hà Nội đầu ra là tốt nhất!

  • Liên thông Đại Học Dược ở đâu tốt nhất?

  • Học đại học điều dưỡng tại Hà Nội !

  • Học Dược có những ngành gì

  • Cao Đẳng Dược lấy bao nhiêu điểm?

  • văn bằng 2 điều dưỡng

  • có nên học Đại Học Điều Dưỡng không?

  • Học điều dưỡng có dễ xin việc không ?

Phong cách ngôn ngữlà cách nói hay viết tùy thuộc vào hoàn cảnh làm việc đó, người [hoặc những người] mà bạn đang nói hoặc viết.

Có 6 phong cách ngôn ngữ cơ bản

Phong cách ngôn ngữ ra đời khi ngôn ngữ nói trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến, và nói ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. Lúc này con người mới đặt ra câu hỏi: Nói như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất? Dần dần, tròn cuộc sống đã hình thành nên 6 phong cách ngôn ngữ đó là:

  • Phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Phong cách ngôn ngữ hành chính
  • Phong cách ngôn ngữ chính luận
  • Phong cách ngôn ngữ báo chí
  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Trong một văn bản, tác giả có thể sử dụng nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau tùy thuộc vào mục đích, đối tượng và thể loại của mình.Việc hiểu rõ các phong cách ngôn ngữ và cách nhận biết sẽ giúp cho các bạn học sinh nắm vững kiến thức, dễ dang phân biệt và nhận biết từng loại phong cách ngôn ngữ trong bất kỳ trưởng hợp nào.

Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt [nói và viết] trong từng hoàn cảnh và người diễn đạt nhất định, là những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định.

Sơ đồ phong cách ngôn ngữ

Có thể tham khảo sơ đồ tư duy phong cách ngôn ngữ như sau.

1. Sinh hoạt: – Trò chuyện

– Nhắn tin

– Nhật ký

– Thư từ

2. Nghệ thuật: – Thơ ca

– Truyện ngắn

– Tiểu thuyết

– Kịch

3. Báo chí: – Bản tin

– Phóng sự

– Phỏng vấn

4. Chính luận: – Tuyên ngôn

– Xã luận

– Lời kêu gọi

5. Khoa học: – Sách giáo khoa

– Phổ cập kiến thức

6. Hành chính: – Bằng cấp, chứng nhận

– Đơn từ, kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [358.89 KB, 47 trang ]

CÁCH LÀM KIỂU BÀI ĐỌC HIỂUI. Những kiến thức quan trọng cần nhớ:1. Phong cách chức năng ngôn ngữ: một văn bản chỉ thuộc một phong cách- Phong cách sinh hoạt: dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, không mang tính nghi thức. Có cácdạng: lời đối thoại, nhật kí, thư từ cá nhân.- Phong cách khoa học: dùng trong lĩnh vực khoa học → cung cấp kiến thức. Có các dạng: SGK, luận án- Phong cách hành chính – công vụ: dùng trong lĩnh vực hành chính → ra lệnh; thông báo. Có các dạng:chứng chỉ, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng, biên bản, quyết định, thông tư… → có khuôn mẫu sẵn.- Phong cách nghệ thuật: dùng trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật [thơ, truyện, kịch, kí]- Phong cách chính luận: dùng để bàn bạc những vấn đề chính trị, xã hội.- Phong cách báo chí: dùng trong lĩnh vực báo chí. Có các dạng: tin ngắn, phóng sự, bản tin, quảngcáo…* Phải giải thích ngắn gọn vì sao lại thuộc PCNN đó để đạt điểm cao.2. Phương thức biểu đạt:- Tự sự: kể câu chuyện → truyện.- Biểu cảm: bày tỏ tình cảm → thơ- Nghị luận: bày tỏ quan điểm để thuyết phục → xã hội và văn học- Thuyết minh: cung cấp kiến thức- Miêu tả: tái hiện hình dáng, màu sắc, đường nét, âm thanh, mùi vị…- Hành chính: dùng trong lĩnh vực hành chính → ra lệnh, thông báo.3. Các phương thức trần thuật:- Trần thuật ngôi thứ nhất: người kể chuyện xuất hiện trực tiếp, xưng “tôi” [lời trực tiếp]- Trần thuật từ ngôi thứ ba: người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp mà ẩn đằng sau câu chuyện,không xưng “tôi”, gọi trực tiếp tên nhân vật hoặc gọi là y, thị, bà…- Trần thuật từ ngôi thứ ba: người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệucủa nhân vật trong tác phẩm [lời nửa trực tiếp: không rõ là lời của nhà văn hay nhân vật]4. Các biện pháp tu từ:- Ẩn dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.Ví dụ: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua tim.- Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li.- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.Ví dụ: Hồn tôi là một vườn hoa lá.- Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật,đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.Ví dụ: Con gió xinh thì thào trong lá biếc.- Điệp [âm, từ, ngữ, cú pháp]- Liệt kê: đưa ra hàng loạt những sự vật, sự việc, hiện tượng…Ví dụ: Những cánh đồng thơm mátNhững ngả đường bát ngátNhững dòng sông đỏ nặng phù sa.- Tương phản, đối lậpVí dụ: Củi một cành khô lạc mấy dòng- Nói quá: phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấntượng tăng tính biểu cảm.- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thôtục thiếu lịch sự.- Chơi chữ: cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.Ví dụ: Con cá đối nằm trên cối đá/ Con cò lửa nằm ở cửa lòAnh hùng là anh hùng rơm/ Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.5. Các phép liên kết:- Phép thế- Phép nối- Phép tương phản1- Phép tỉnh lược: là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có thể rút bỏ và muốnhiểu được thì phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở những câu khác.Ví dụ: Chị tôi rất thích ăn khoai lang luộc. Ngày nào má tôi cũng mua về cho chị.- Phép lặp từ vựng: là cách dùng trong hai câu khác nhau những từ ngữ về cơ bản không khác nghĩanhau để liên kết hai câu với nhau.Ví dụ: Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lậtthằng bé ra trước ngực. Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. Không nghe tiếng khóc thét của Mainữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự.Cây sắt [lặp 3 lần]: lặp y nguyênTrước ngực [lặp 2 lần]: lặp y nguyênLật [lặp 2 lần]: lặp lại y nguyênSau lưng [lặp 2 lần]: lặp lại y nguyênĐứa bé [lặp 2 lần]: lặp lại y nguyênĐứa bé – thằng bé: lặp bằng từ gần nghĩaĐập – đánh – nện: lặp bằng từ đồng nghĩa→ Nhấn mạnh tội ác dã man của kẻ thù và nỗi đau khổ mà dân làng Xô Man phải chịu đựng → gây cảmxúc mạnh cho người đọc.- Phép liên tưởng: là dùng các yếu tố từ vựng cùng xuất hiện trong một tình huống sử dụng trong vănbản [yếu tố này xuất hiện ta lập tức nghĩ đến yếu tố kia].Ví dụ: Những ngày không gặp nhauBiển bạc đầu thương nhớNhững ngày không gặp nhauLòng thuyền đau rạn vỡNếu từ giã thuyền rồiBiển chỉ còn sóng gióNếu phải cách xa anhEm chỉ còn bão tố.6. Thao tác lập luận:- Giải thích- Phân tích- Chứng minh- Bình luận- So sánh- Bác bỏ7. Cách [kiểu] lập luận:- Quy nạp- Diễn dịch- Tổng – phân – hợp- Móc xích- Song hànhII. Các dạng bài tập:1. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏiHạnh phúc chính là không có mặt sự bất như ý, và chính điều này quyết định cho hạnh phúc có mặt, chứkhông phải là các giá trị bên ngoài. Cho nên bằng chính sự lớn mạnh của tinh thần, thì chúng ta dễdàng làm chủ được mọi vấn đề liên quan đển khổ đau và hạnh phúc.Trong mỗi con người chúng ta, ai cũng có một trữ lượng hạnh phúc rất lớn, cho dù chúng ta rơi vàohoàn cảnh nào thì nó cũng không mất đi. Nhưng vì chúng ta không biết cách nhận diện được hạnh phúc,nên chúng ta phải chịu đau khổ hoài.Vậy hạnh phúc của mỗi người là có ngay đây, nếu như chúng ta nhận diện được nó. Điều đó cũng giốngnhư đức Phật đã kể một câu chuyện trong Kinh Pháp Hoa rằng, có một gã Cùng Tử lang thang phiêubạt giang hồ sống trong hoàn cảnh nghèo khó, mà không biết trong túi áo của mình có một viên ngọcquý vô giá. Và một ngày kia khi gã Cùng Tử đã tìm thấy viên ngọc quý giá của mình rồi, thì liền trởthành ông Trưởng Giả giàu sang huy hoàng.Và chúng ta cũng vậy, vấn đề là phải có phương pháp để giúp chúng ta nhận diện được hạnh phúc củamình, để chúng ta thấy rằng cuộc đời này tươi đẹp và có ý nghĩa biết bao. Do đó, hạnh phúc hay đau2khổ đều nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, và chúng ta hãy bước tới đón nhận hạnh phúc của mìnhđi.[Hạt giống tâm hồn – NXB Trẻ]a. Trình bày nội dung của văn bản trên. Đặt tên cho văn bản.b. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?c. Văn bản trên đã sử dụng thao tác lập luận nào?d. Viết khoảng 5 – 7 dòng nêu suy nghĩ của riêng em về “Hạnh phúc”.Gợi ý:a. Nội dung: bàn về hạnh phúc trong cuộc sống và các mối quan hệ tình cảm của nó.Đặt tên: Hạnh phúc hoặc Thế nào là hạnh phúc.b. Phương thức biểu đạt: nghị luậnc. Thao tác lập luận: bình luận, phân tích, chứng minh2. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiThu đi trên những cành bàngChỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi.Hôm qua đã rụng một rồiLá theo gió cuốn ra ngoài sơn thônHôm nay lá thấy tôi buồnLìa cành theo gió lá luồn qua sông.Hai tay ôm lá vào lòngThan ôi chiếc lá cuối cùng là đây!Quạnh hiu như tấm thân nàyLại âm thầm sống những ngày gió mưa…[Cây bàng cuối thu – Nguyễn Bính]a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Giải thích.b. Biện pháp tu từ chính được thể hiện trong văn bản trên? Tác dụng?c. Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là gì?Gợi ý:a. Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật. Vì có tính hình tượng, tính biểu cảm.b. Biện pháp tu từ chính: nhân hóa: Thu đi trên những cành bàng, lá thấy tôi buồn. Tác dụng: tăng tínhbiểu cảm, cảm xúc, góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ.c. Cảm xúc của tác giả: Nỗi buồn trước thời gian đi qua, trước mùa thu và khung cảnh thiên nhiên đãcuối mùa. Được diễn tả qua những từ ngữ gợi cảm xúc như “buồn”, “than ôi”, “Quạnh hiu… gió mưa”.3. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏiTheo SFGate, một tờ báo địa phương, hàng chục hành khách đã không mảy may chú ý đến một sát thủđang lăm lăm khẩu súng lục trên tay và tiến về phía Justin Valdez, một sinh viên đại học, nổ súng và tẩuthoát khỏi toa tàu. “Những người xung quanh đứng rất gần anh ta và không ai nhận ra điều này. Tất cảđã mải mê nhắn tin và đọc những thứ linh tinh. Họ hoàn toàn không ý thức được những gì đang xảy raquanh mình”, luật sự Georga Gascon nói với SFGate. Qua điều tra, cảnh sát đã xác định được hungthủ là Nikhom Thephakaysone, một người đàn ông 30 tuổi. Nikhom cho biết hắn không quen biết nạnnhân và chỉ tấn công một cách ngẫu nhiên. Để truy tìm hắn ta, cảnh sát đã phải thẩm vấn tới hành chụcngười có liên quan chỉ vì không có ai chú ý tới một kẻ đang cầm súng đi lại xung quanh và giết ngườikhác. Hầu hết những người ở hiện trường thay vì cung cấp thông tin cho cảnh sát thì lại chụp ảnh và tảilên Facebook, một thái độ khó có thể chấp nhận được với sự việc đang diễn ra quanh mình. Sự việc đaulòng này đang dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh về cách chúng ta sử dụng điện thoại mà đôi khi vô tìnhđã tiếp tay cho cái ác hoành hành. Rõ ràng những thiết bị di động có tác động không nhỏ tới cách conngười hành xử với nhau hơn. Hãy thử tưởng tượng sẽ khủng khiếp ra sao nếu bạn là người bị hại trongvụ án kể trên. Đây chỉ là một trong số muôn vàn rắc rối đến từ sử dụng điện thoại hay các thiết bị diđộng. Và con người cần phải sớm thức tỉnh trước khi chúng ta là nô lệ hoàn toàn của máy móc.[//lifetv.vn/]a. Trình bày nội dung của văn bản trên. Đặt tên cho văn bản.3b. “Những người xung quanh đứng rất gần anh ta và không ai nhận ra điều này. Tất cả đã mải mê nhắntin và đọc những thứ linh tinh. Họ hoàn toàn không ý thức được những gì đang xảy ra quanh mình”. Haicâu văn này đã nói lên thực trạng gì ở xã hội hiện đại?c. Ý nghĩa của câu Và con người cần phải sớm thức tỉnh trước khi chúng ta là nô lệ hoàn toàn của máymóc.d. Viết đoạn văn 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề mặt trái của điện thoại trong xã hộihiện đại ngày nay.Gợi ý:a. Nội dung: Lên án căn bệnh vô cảm của con người khi lạm dụng điện thoại và các thiết bị di động.Đặt tên: Điện thoại và bệnh vô cảm.b. Thực trạng: Con người ngày càng vô cảm, không quan tâm, không cần biết những gì ngoài chiếc điệnthoại của mình.c. Ý nghĩa: Nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh giúp con người trong nhiều vấn đề nhưng nó cũng đãvà đang làm con người phụ thuộc và trở thành nô lệ của nó. Vì vậy, cần thức tỉnh trước khi quá muộn.4. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiTa muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riết mây đưa và gió lượnTa muốn say cánh bướm với tình yêuTa muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi![Vội vàng – Xuân Diệu]a. Chủ đề của đoạn thơ trên là gì?b. Nhịp điệu được nhà thơ sử dụng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạnthơ?c. Nhận xét về đặc điểm ngôn từ trong đoạn thơ trên.d. Nhận xét về cách sử dụng các động từ trong đoạn thơ trên.Gợi ý:a. Chủ đề: Lời giục giã, cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của con ngườigiữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.b. Nhịp điệu thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt đã thể hiện sinh động lòng yêu đời, yêu sống mãnhliệt của nhà thơ.c. Ngôn từ gần với lời nói thường nhưng được nâng lên thành nghệ thuật. Cách dùng từ của XD rất táobạo. Biện pháp điệp cùng với dòng cảm xúc mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan xen,vừa cộng hưởng theo chiều tăng tiến. Tác giả dùng nhiều động từ mạnh, tăng tiến chỉ sự đắm say; nhiềudanh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ; nhiều tính từ chỉ xuân sắc, nhiều điệp từ, điệp cú pháp.d. Các động từ được sắp xếp theo mức độ tăng tiến “ôm, riết, thâu, hôn, cắn” thể hiện khát vọng mãnhliệt, cháy bỏng của thi nhân muốn giao hòa với thiên nhiên, cảnh vật.5. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiTheo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ướcmơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêmnhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị haysống xa hoa, đua đòi những của cải vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵnsàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.Theo quan niệm của một số người khác: Đa số lối sống giản dị, mộc mạc thể hiện rõ nét nhất ở ngườidân nông thôn. Ở họ quanh năm với tấm áo nâu sòng, chân đất, họ bán mặt cho đất, bán lưng cho trờinhưng vẫn vui vẻ bên điếu cày, bát nước chè xanh khi nghỉ ngơi. Hay đêm về, với mảnh chiếu thô sơ,bạn bè người thân quây quần bên ấm trà bàn chuyện thời tiết, cầu mong mưa thuận gió hòa để mùamàng bội thu. Trong cuộc sống, họ không cầu kì xa hoa, không kiêu căng hợm hĩnh mà họ lấy chânchất, hiền hòa, trung thực để đối nhân xử thế, họ giúp đỡ lẫn nhau hoặc thăm viếng nhau khi có ngườithân quen bị hoạn nạn, ốm đau. Trái lại, ở thành phố, nơi đô thị đông đúc, cuộc sống bon chen, vội vã,thời gian rượt công việc, công việc đuổi theo con người. Họ sống vội vàng, đôi khi không kịp thở. Chỉcó một ít người già cả hay những người về nghỉ hưu, cuộc sống của họ tuy giản dị nhưng không thoải4mái như không khí trong lành ở miền quê. Họ bị bao bọc bởi những bức tường cao ngất hay ồn ào bụibặm, hoặc bị đinh tai nhức óc bởi những âm thanh hỗn tạp nơi đô thị. Đa số họ ao ước có một cuộcsống đơn sơ giản dị nơi miền thôn dã tĩnh lặng với bầu không khí trong lành. [Theo baogiaoduc.edu.vn]a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?b. Thao tác lập luận của văn bản trên là gì?c. Theo anh/chị văn bản đã đề cập cuộc sống giữa nông thôn và thành thị khác nhau như thế nào?d. Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng nói về lối sống giản dị.Gợi ý:a. Phong cách ngôn ngữ chính luận.b. Thao tác lập luận: so sánh, phân tíchc. Văn bản đã đề cập cuộc sống giữa nông thôn và thành thị khác nhau ở điểm: nông thôn có cuộc sốngtrong lành, yên tĩnh, giản dị với bát nước chè xanh, điếu thuốc lào; thành thị thì ồn ào, bon chen.6. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiGió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu, hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?[Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử]a. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ trên là gì?b. Câu thơ Gió theo lối gió, mây đường mây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?c. Cảm nhận vẻ đẹp của hai câu thơ cuối.Gợi ý:a. Cảm xúc chủ đạo là nỗi buồn chia li.b. Biện pháp tu từ: tương phản, đối lập. Tác dụng: nói lên được tâm trạng con người trước cảnh vật. Đólà nỗi chia li trong lòng người.c. Những sáng tạo về hình ảnh của Hàn Mặc Tử. Câu hỏi tu từ gợi sự bâng khuâng, da diết.7. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiMuốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy", truyền thống "tôn sư trọng đạo" đãtrở thành nét đẹp văn hóa bao đời nay của người Việt Nam. Vậy, "tôn sư trọng đạo" là gì? Có thể hiểurằng, "tôn sư" là lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy cô; "trọng đạo" là đề cao,xem trọng đạo lý. Tinh thần "Tôn sư trọng đạo" có từ rất lâu, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dântộc ta. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, vua là trên hết, và người thầy xếp sau vua nhưng trướccha mẹ. Chúng ta thường nghe nói "Quân - Sư - Phụ" là thế. Nlũmg câu tục ngữ, ca dao truyền miệngtừ xưa đến nay mà mọi người đều thấy quen thuộc: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", "Không thầy đố màylàm nên", "Trọng thầy mới được làm thầy", "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấythầy"... cũng thể hiện được truyền thống "Tôn sư trọng đạo".[giaoduc.edu.vn]a. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?b. Phương thức biểu đạt của văn bản trên?c. "Tôn sư trọng đại" thời phong kiến như thế nào?d. Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng trình bày về "Tôn sư trọng đạo".Gợi ý:a. Văn bản trên đề cập đến vấn đề tôn sư trọng đạo của nguời Việt Nam. Đây là một nét đẹp truyềnthống.b. Phương thức biểu đạt của văn bàn trên là: nghị luậnc. "Tôn sư trọng đại" thời phong kiến: thời phong kiến, vấn đề tôn sư trọng đạo được đặt trong sựnghiêm ngặt "Quân - Sư - Phụ". Người thầy được coi trọng vì "Không thầy đố mày làm nên”, "Nhất tựvi sư, bán tự vi sư".8. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiNhấc chiếc phone lên bỗng lặng ngườiTiếng ai như tiếng lá thu rơiMười năm mẹ nhỉ mười năm lẻChỉ biết âm thầm thương nhớ thôi.Hôm ấy con đi chẳng hẹn thềNgựa rừng xưa lạc dấu sơn khê5Mười năm tóc mẹ màu tang trắngTrắng cả lòng con lúc nghĩ về.Con đi góp lá ngàn phươngĐôi lên cho đời tan khói sươngCon đi xin mẹ hãy chờNgậm ngùi con dấu trong thơ.Đau thương con viết vào trong láHơi ấm con tìm trong giấc mơCon đi xin mẹ hãy chờNgậm ngùi con giấu trong thơNghe tiếng mẹ như tiếng nghẹn ngàoTiếng người hay chỉ tiếng chiêm baoMẹ xa xôi quá làm sao vớiBiết đến bao giờ trông thấy nhau?Nghe tiếng mẹ ơi bỗng lặng ngườiGiọng buồn hơn cả tiếng mưa rơiVí mà con đổi thời gian đượcĐổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.[Trần Trung Đạo]a. Nội dung của bài thơ trên?b. Hai câu thơ sau có ý nghĩa gì: Ví mà con đổi thời gian đuợc/ Đối cả thiên thu tiếng mẹ cười?c. Tại sao tác giả lại so sánh Tiếng ai như tiếng lá thu rơi?Gợi ý:a. Nội dung của bài thơ: nỗi nhớ mẹ da diết, khao khát tình yêu thương mẹ con, nuối tiếc vì thời gianlàm hao gầy mẹ.b. Hai câu thơ sau có ý nghĩa: Ví mà con đổi thời gian được/ Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười. Khao khátgiữ lại nụ cười của mẹ, cũng như bóng hình của mẹ.c. Vì qua đó thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ khi nhớ về mẹ, thương mẹ; tiếng lá thu rơi nhẹ, giọngcủa mẹ lại như chiếc lá thu kia, ý muốn nói mẹ đã yếu, sức đã cạn... Nhà thơ lo âu vì sợ mẹ sẽ về với cộinguồn.9. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiThuở xưa, mấy ông đồ Nho gõ đầu trẻ, bắt học thuộc mấy câu tiết đầu Tam Tự Kinh "Nhân chi sơ, tínhbản thiện. Tính tương cận, tập tương viễn". Nghĩa là người ta sinh ra vốn có tính thiện, sau này khácnhau là do môi trường tạo nên mà thôi. Ấy là chuyện ngày xưa. Còn bây giờ, dư luận xã hội bao phenchoáng váng vì những hành vi "bất thường" của lớp trẻ. Nó đã đi quá xa cái tính bản thiện, với nhữngsuy nghĩ, việc làm manh động, chai lì nhân tính. Nhưng dường như, sau mỗi lần có một sự việc bạo lựchọc đường rúng động dư luận, cái chuyện giải pháp vẫn cứ đi vào bế tắc.Gần đây, sự việc nữ sinh ở Trà Vinh bị bạn cùng lớp dùng ghế, dùng nắm đấm đánh đập dã man mộttần nữa đặt ra câu hỏi nan giải cho những người làm giáo dục. Người ta đưa ra đủ nguyên nhân kháchquan để giải thích hiện tượng này, trong đó nguyên nhân được đề cập nhiều nhất chính là "văn hóa độchại" từ phim ảnh, sách đen, internet hay mạng xã hội..v..v.a. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?b. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?c. Theo anh/chị chúng ta cần có những giải pháp nào cho "Bạo lực học đường" [khoảng 5 -7 dòng]10. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiMuốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêuLời hát đầu xin hát về trường cũMột lớp học bâng khuâng màu xanh rủSân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêmNỗi nhớ đầu anh nhớ về emNỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹNỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thếBạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi.6a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ sau:Nỗi nhớ đầu anh nhớ về emNỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹNỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thếBạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?d. Đoạn thơ đã gợi cho em những cảm xúc gì khi sắp rời xa mái trường THPT [Trình bày khoảng 5 đến7 dòng].Gợi ý:a. Thể thơ tự do/ tự do.b. Hai biện pháp tu từ:- Điệp từ [Nỗi nhớ....nhớ],- Câu hỏi tu từ [Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?]Tác dụng:- Nhấn mạnh nỗi nhớ thương tràn ngập, tha thiết...- Thể hiện những cảm xúc đẹp của tuổi học trò...c. Kí ức đẹp/Những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò11. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiTrong những năm gần đây, do nhu cầu của xã hội nên môn Văn trong nhà trường không được hấp dẫncác em học sinh như trước. Tuy nhiên đấy vẫn là một môn học quan trọng đối với học sinh cả ở bậcTHCS và THPT bởi nó là một trong những môn thi đầu vào cấp 3 và là môn bắt buộc trong kỳ thi tốtnghiệp THPT. Là giáo viên dạy Văn với gần 10 năm công tác, tôi thực sự thấy buồn vì tình trạng họcVăn của các em học sinh ở các trường phổ thông hiện nay.Có một thực trạng là trong các trường THPT hiện nay, hầu hết học sinh đều có nhu cầu và xu hướnghọc để thi theo khối các môn tự nhiên - Khối A, B - ngay từ khi mới vào học lớp 10. Do vậy, đối với cácmôn xã hội - Khối C, D của trường, cùng lắm cũng chỉ được hai đến ba lớp/ khối. Đây cũng là mộtnguyên nhân khiến các em không thích học Văn ngay từ khi bước chân vào cấp 3. Nhất là khi các em đãlên đến lớp 12, sự quan tâm của học sinh đối với việc học Văn dường như không còn mà thay vào đó làviệc các em đặc biệt chú tâm vào học môn khối của mình. Học Văn lúc này chỉ là việc bắt buộc dẫn đếnnhiều học sinh chỉ học một cách miễn cưỡng, học để chống đối. Vì vậy, những câu trả lời mà giáo viênVăn thường được nghe trong các giờ kiểm tra miệng cảa các học sinh lớp khối A là: Em chưa học bài,em chưa soạn bài, em chưa chép bài, em không tóm tắt được tác phẩm, em chưa đọc tác phẩm, .v.v...[Nguyễn Thị Bình]a. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?b. Hiện tượng học lệch đã ảnh hưởng như thế nào tới việc học môn Văn?c. Theo anh/chị cần có giải pháp gì cho việc học môn văn hiện nay ở nhà trường phổ thông? [Viếtkhoảng 5-7 dòng]Gợi ý:a. Văn bản trên đề cập đến nội dung: vấn đề học Văn hiện nay trong nhà trường phổ thông.b. Hiện tượng học lệch đã ảnh hưởng như thế nào tới việc học môn Văn: học sinh chỉ chú trọng vào mônthi của mình từ đó ít quan tâm đến môn học.c. Giáo viên xem lại cách dạy; sự nhàm chán trong giảng dạy cũng là nguyên nhân dẫn đến việc lười họccùa học sinh. Cần bỏ những khuôn mẫu sáo mòn.12. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiQuê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền Nam nước Việt thân yêu[Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh]7a. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?b. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là gì?c. Hình ảnh dòng sông ở trên gợi trong anh/chị tới hình ảnh những dòng sông nào được học trongchương trình THPT?d. Chi ra những biện pháp tu từ được thể hiện trong đoạn thơ trên.Gợi ý:a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tảb. Tình yêu tha thiết đối với dòng sông quê hươngc. Sông Đà, sông Hương, sông Hồngd. Biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp.13. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiMang biệt danh "tổng thống nghèo nhất hành tinh" với số tài sản khiêm tốn, ông Mujica khiến nhiềungười nể phục vì những hành động cao đẹp. Rời chiếc ghế quyền lực năm 79 tuổi, Mujica vẫn được65% tỷ lệ cử tri ủng hộ. Ông được coi là tổng thống nổi tiếng nhất của đất nước Uruguay và cũng làtổng thống sở hữu khối tài sản ít nhất hành tinh, RT đưa tin.Ông Mujica dành 90% khoản lương để ủng hộ người nghèo vì không can dùng tới. Thay vì sống trongkhu dinh thự xa hoa dành cho nguyên thủ, cựu Tống thống Mujica vẫn sống cùng vợ ở khu ngoại ô. Ônglái một chiếc Volkswagen Beetle đời 1987 nhưng từ chối bán nó dù đã trả giá tới một triệu USD, vượtxa giá trị của chiếc xe. [Theo báo Đất Việt]a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?b. Văn bản trên đề cập đến lối sống như thế nào?c. Lối sống của vị tổng thống này gợi nhớ đến tấm gương nào của dân tộc Việt Nam?Gợi ý:a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.b. Văn bản trên đề cập đến lối sống giản dị.c. Lối sống của vị tổng thống này gợi nhớ đến tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh: người sống nhà sàn, ănmặc giản dị, đi dép cao su; lời ăn tiếng nói giản dị, hòa nhã; ăn uống đạm bạc...14. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiTôi hôm nay sống trong lòng miền BắcSờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắcHai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàngTôi quên sao được sắc trời xanh biếcTôi nhớ cả những người không quen biết...Có những trưa tôi đứng dưới hàng câyBỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầyHình ảnh con sông quê mát rượiLai láng chảy lòng tôi như suối tướiQuê hương ơi! Lòng tôi cũng như sôngTình Bắc Nam chung chảy một dòngKhông ghành thác nào ngăn cản đượcTôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ướcTôi sẽ về sông nước của quê hươngTôi sẽ về sông nước của tình thương...[Nhớ con sông quê hươmg - Tế Hanh]a. Mối liên kết giữa những câu thơ trong đoạn thơ trên là nhờ vào hình ảnh nào?b. Ba câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng?Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước/ Tôi sẽ về sông nước của quê hương/ Tôi sẽ về sông nước của tìnhthương...c. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nói lên tình yêu của anh chị với dòng sông quê hương của mình.Gợi ý:a. Mối liên kết giữa những câu thơ trong đoạn thơ trên là nhờ vào hình ảnh dòng sông quê hương.b. Ba câu thơ sau sử dụng biện pháp tu điệp cấu trúc cú pháp. Tác dụng th ể hiện niềm khao khát cháybỏng được hòa bình, được trở về với quê hương khi quê hương đang trong cảnh chia cắt Nam Bắc.15. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi8Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổquốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễbề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh ngườiViệt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toànphù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giảiquyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủquyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục vàhòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyếtnhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lí đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữuthật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử vàcho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỉ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyềncủa bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối vớihai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.[biendong.net]a. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?b. Việc giải quyết tranh chấp biển đảo của nuớc ta dựa trên nguyên tắc nào?c. Viết khoảng 5-7 dòng nói lên suy nghĩ của anh chị về biển đảo thiêng liêng của dân tộc.Gợi ý:a. Văn bản trên đề cập đến vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.b. Việc giải quyết tranh chấp biển đảo của nước ta dựa trên nguyên tắc luật pháp quốc tế về biển đảo.16. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi- Chị ơi!...Chỉ gọi được thế thôiAnh chiến sĩ đưa đường bỗng thấy nghẹn lờiKhông làm sao anh còn nói nổi:- Chị đặt hoa nhầm rồiMộ anh ấy ở bên tay tráiChỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lạiHoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!- Chị hiểu ý em rồiXin cho chị đặt hoa bên mộ đóCả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộViếng mộ anh, có chị đến đây rồi![Trần Ninh Hồ]a. Nội dung của bài thơ trên?b. Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong bốn dòng thơ sau: Chị hiểu ý em rồi/ Xin cho chị đặthoa bên mộ đó/ Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ/ Viếng mộ anh, có chị đến đây rồi!Gợi ý:a. Nội dung: câu chuyện kể về người vợ đi viếng mộ chồng. Chồng chị là liệt sĩ. Anh chiến sĩ kia nhầmtưởng người phụ nữ kia đặt vòng hoa nhầm mộ. Nhưng không, chị đã đặt vòng hoa lên mộ người liệt sĩkhác. Vì theo chị "Viếng mộ anh, có chị đến đây rồi!".b. Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ: biết đồng cảm, sẻ chia, sống giàu tình cảm. Với chồng, chỉ cần đến đãthấy lòng ấm áp nhưng với đồng đội, "hàng xóm" của chồng cũng cần được thăm hỏi... Chỉ có ở conngười Việt Nam mới có những ứng xử nhân văn như vậy.17. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiSức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn. Vì vậyđừng bao giờ đánh mất niềm tin vào năng lực thật sự của bản thân mình. Với người có ý chí kiên cườngthì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh hơn, mạnh mẽ hơn. Không có giới hạn nào ngăn được ý chícon người. Những điều kỳ diệu xuất phát từ dám ước mơ táo bạo và kiên tâm biến ước mơ đó thành hiệnthực. Ỷ chí và quyết tâm mạnh mẽ giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh để đạt được thành công. Đốivới người có ý chí mạnh mẽ, khi rơi vào nghịch cảnh ngăn bước tiến, họ sẽ tìm hướng đi mới.Nếu cuộc sống bình dị làm cho người ta cảm thấy tẻ nhạt, thì ý chí vượt qua sóng gió mang lại niềm vuivà ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Khi đối diện với khó khăn thách thức, họ tìm mọi cách để vượt qua9chứ không tìm đường thoái lui. Thành công luôn đón chờ những con người kiên trì và quyết tâm theođuổi đến cùng mục tiêu đã chọn. Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli quan niệm: "Khi con ngườisống cùng mục tiêu của mình thì sớm muộn cũng sẽ đạt được mục tiêu đó, không có trở ngại nào có thểngăn cản ý chí và lòng quyết tâm của con người". Đằng sau mỗi thành công vượt trội là những bài họcvề sự bền gan vững chí trước những thử thách và cái giá có thể phải trả. Và rồi thành công không phụlòng những người có ý chí kiên cường và không nản lòng trước những cái giá phải trả trên bước đườngthực hiện mục tiêu của mình. [Theo tamsang.com]a. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Đặt tên cho văn bản.b. Tại sao "Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vôhạn"?c. Viết khoảng 5-7 dòng bàn về ý nghĩa của ý chí nghị lực trong cuộc sống.Gợi ý:a. Văn bản trên đề cập đến nội dung ý chí nghị lực và sức mạnh của nó trong cuộc sống. Đặt tên cho vănbản: Sức mạnh ý chí.b. Vì ý chí góp phần tạo nên động lực lớn lao giúp con người vượt qua mọi khó khăn thử thách.18. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiAnh đứng trên cầu đợi emDưới chân cầu nước chảy ngày đêmNgày xưa đã chảy, sau còn chảyNước chảy bên lòng, anh đợi emAnh đứng trên cầu nắng hạNắng soi bên ấy lại bên nàyĐợi em. Em đến? Em không đến?Nắng tắt, còn anh đứng mãi đây!Anh đứng trên cầu đợi emĐứng một ngày đất lạ thành quenĐứng một đời đất quen thành lạNước chảy... kìa em, anh đợi em.[Đợi - Vũ Quần Phương]a. Cảm xúc của nhà thơ trong bài thơ trên.b. Nhận xét về hai câu thơ "Đứng một ngày đất lạ thành quen/ Đứng một đời đất quen thành lạ".c. Biện pháp tu từ chính của văn bản trên là biện pháp nào?Gợi ý:a. Cảm xúc của nhà thơ trong bài thơ trên là nỗi nhớ thương, sự đợi chờ trong vô vọng.b. Hai câu thơ viết theo phép điệp cấu trúc có tác dụng nhấn mạnh tình cảm của nhà thơ trong nỗi khátvọng được gặp gỡ, được trao gửi. Sự đối lập giữa "một ngày" và "một đời" tạo nên trường liên tưởng vềsự mòn mỏi, ngóng trông.c. Biện pháp tu từ chính của văn bản trên là biện điệp ngữ: đợi em.19. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiChúng ta cười khi chú chó liếm lên mặt. Ta khúc khích khi nhận được một món quà bất ngờ. Đôi khi, nụcười có thể đến từ những thứ vô cùng đơn giản như chiến thắng trong trò chơi điện tử hoặc nghe tiếngmưa rơi tí tách ngoài hiên. Tất cả những thứ cảm xúc ấy đều có thể tạo thành tiếng cười. Nhưng, cơ sởkhoa học nào đằng sau nụ cười?Đôi khi chúng ta làm những điều mà ngay chính ta cũng chẳng hề quan tâm đến lý do vì sao ta lại hànhđộng như thế. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về nụ cười tự nhiên, làm thế nào để có thểcười thoải mái và quan trọng hơn hết là vì sao chúng ta nên cười nhiều hơn mỗi ngày.Theo những định nghĩa, tiếng cười là dấu hiệu cho thấy trạng thái cảm xúc tích cực nhất. Nói cáchkhác, một nụ cười thực sự là đỉnh điểm của cảm xúc, của một trạng thái cực kỳ thỏa mãn.[Đỗ Nhật Nam]a. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?b. Nội dung văn bản trên? Đặt tên cho văn bản.c. Viết khoảng 5-7 dòng về suy nghĩ riêng của anh chị về nụ cười.Gợi ý:a. Phương thức biểu đạt: nghị luậnb. Nội dung: ý nghĩa của nụ cười trong đời sống con người. Đặt tên: Nụ cười.20. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi10ĐÔI DÉPTác giả: Nguyễn Trung KiênBài thơ đầu tiên anh viết tặng emLà bài thơ anh kể về đôi dépKhi nỗi nhớ trong lòng da diếtNhững vật tầm thường cũng viết thành thơHai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờCó yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bướcCùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngượcLên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhauoCùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người caoCùng chia sẻ sức người đời chà đạpDẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khácSố phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kiaNếu ngày nào một chiếc dép mất điMọi thay thế đều trở thành khập khiễngGiống nhau lắm nhưng đời sẽ biếtHai chiếc này chẳng phải một đôi đâuCũng như mình trong những lúc vắng nhauBước hụt hẫng cứ nghiêng về một phíaDầu bên cạnh đã có người thay thếMà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênhĐôi dép vô tri khăng khít song hànhChẳng thề nguyện mà không hề giả dốiChẳng hứa hẹn mà không hề phản bộiLối đi nào cũng có mặt cả đôiKhông thể thiếu nhau trên bước đường đờiDầu mỗi chiếc ở một bên phải tráiNhưng tôi yêu em ở những điều ngược lạiGắn bó nhau vì một lối đi chungHai mảnh đời thầm lặng bước song songSẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếcChỉ còn một là không còn gì hếtNếu không tìm được chiếc thứ hai kia ...a. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?b. Tại sao tác giả lại mượn hình tượng đôi dép để thể hiện tình cảm yêu đương của mình?c. Nêu chủ đề bài thơ?d. Ý nghĩa của hai từ láy "khăng khít", "song song" trong việc diễn tả nội dung bài thơ?Gợi ý:a. Mượn hình tượng đôi dép, nhà thơ thể hiện tâm sự của mình về tình yêu nặng sâu trong cuộc đời. Mộttình yêu thủy chung, không toan tính thiệt hơn, không phản bội, không giả dối mà gắn bó đời nhau bằngmột lối đi chung.b.. Vì hình tượng đôi dép có nhiều đặc điểm tương đồng với tình yêu: có đôi có cặp; cùng bước songsong; khăng khít song hành... cũng như anh và em có nhau trong đời cùng gắn bó nhau vì một lối đichung mà nếu một mai một chiếc mất đi thì mọi thay thế đều trở nên khập khiễng. Hình tượng đôi dépsánh bước trong đời, cùng chịu vinh, chịu nhục, không chịu đi cùng chiếc khác chính là biểu tượng chomột tình yêu đẹp và trong sáng.c. Chủ đề: tình yêu và sự thủy chung.d. Từ láy "khăng khít" và "song song" thể hiện sự gắn bó bền chặt giữa hai chiếc dép. Đi đâu cũng cónhau, dẫu vinh hay nhục, dẫu bị người đời chà đạp, dẫu thăng trầm, bể dâu, lúc thảm nhung, lúc cát bụi,số phận phụ thuộc vào nhau... Nhung cả hai chiếc dép ấy đã quyết: "Dầu vinh nhục không đi cùng chiếckhác". Từ sự khăng khít của đôi dép, nhà thơ cũng truyền đến người đọc thông điệp về tình yêu thủychung, vững bền vốn là một đạo lý của người Việt Nam. Bài thơ là bài học quý giá cho những ai chưayêu, sẽ yêu và đang yêu.21. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi11... [1] Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng tríóc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thờigian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữuhình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?[2] Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đườngbên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên "Dạ minh châu" của Đường Minh Hoàng, khúc"Nghê thường vũ y" của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu - mỗivật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ - thì đã có ].H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khácsẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.[3] Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạnhay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại,chẳng ai ngăn cản ta cả."[Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003]a. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. [0,5 điểm]b. Trong đoạn [1], tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? [0,25 điểm]c. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi "thấy chán những con số" thì "bỏ nó đi mà coi cảnh hồBa Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sì, cảnh trời biển ở Ha-oai"? [0,5 điểm]d. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trongkhoảng 5-7 dòng. [0,25 điểm]Gợi ý:a. Câu chủ đề: Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy.b. Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh.c. Tác giả cho rằng khi "thấy chán những con số" thì "bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn haycảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biến ở Ha-oai", bởi vì "coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi nonThụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai" sẽ giúp ta thư giãn đầu óc, tâm hồn cởi mở, phóng khoáng hon, làmcho đời sống đỡ nhàm chán, trở nên thú vị hơn.22. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi... Bao giờ cho tới mùa thutrái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằmbao giờ cho tới tháng nămmẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao.Ngân hà chảy ngược lên caoquạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờmbờ ao đom đóm chập chờntrong leo lẻo những vui buồn xa xôi.Mẹ ru cái lẽ ở đờisữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồnbà ru mẹ mẹ ru conliệu mai sau các con còn nhớ chăng?[Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010]a. Chi ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. [0,25 điểm]b. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên. [0,5 điểm]c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. [0,5 điểm]d. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời - sữa nuôiphần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. [0,25 điểm]Gợi ý:a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm.b. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc [ở hai dòng thơ bao giờ cho tới...], nhân hóa [trong câu trái hồng tráibưởi đánh đu giữa rằm].c. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ vớinhững náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lờiru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.d. Nêu quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽphải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thế xác, lờiru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ. Từ đó,nhận xét về quan niệm của tác giả [đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp...].1223. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏiCó một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằngdòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đ ều có mộtkhám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, "dòng sông trắng - lácây xanh" trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên "nhưkiếm dựng trời xanh" trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảnglảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn trongthơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiếttình người của tác giả "Từ ấy".Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuốngchân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: Ai dã đặt tên cho dòng sông?...[Trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?...Hoàng Phủ Ngọc Tường]a. Nêu ý chính của văn bản?b. Các từ ngữ gạch chân tinh tế, khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ, thắm thiết tình người có hiệu quả diễnđạt như thế nào?c. Câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông?... có ý nghĩa gì?Gợi ý:a. Tác giả ca ngợi sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.b. Các từ ngữ gạch chân có hiệu quả diễn đạt: vừa ca ngợi sông Hương là nguồn cảm hứng của thi ca,đồng thời phát hiện ra phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ khi viết về sông Hương.c. Ý nghĩa: không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thông thường mà là một sự nhấnmạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương. Tác giả gợi mở cho người đọc nhữnghướng trả lời khác nhau bằng trải nghiệm văn hóa của bản thân. Tên riêng cùa một dòng sông có thể domột cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chungcủa cộng đồng. Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ gắn với biểu tượng văn hóa,tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ớ khía cạnh này, chính những người dân bình thường những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người "đã đặt tên cho dòng sông".24. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏiDù ở gần conDù ở xa conLên rừng xuống bểCò sẽ tìm conCò mãi yêu con.Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.[Trích Con cò - Chế Lan Viên]a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính cùa đoạn thơ trên.b. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong năm dòng đầu của đoạn thơ.c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.d. Anh/chị hãy viết 6-7 dòng nêu suy nghĩ của mình về quy luật tình cảm được tác giả khái quát ở haidòng thơ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.Gợi ý:a. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.b. Phép điệp từ, điệp cấu trúc: "Dù ở gần con/ Dù ở xa con". Và ẩn dụ "Cò" - hình ảnh của người mẹ vớitình yêu thương bao la dành cho con.c. Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm về tình mẹ đối với cuộc đời mỗi đứa con.24. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiTưởng nước giếng sâuEm nối sợi gầu dàiAi ngờ nước giếng cạnEm tiếc hoài sợi dây.[Ca dao]a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?b. Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong bài ca dao trên? Tác dụng?c. Viết khoảng 10 dòng nói lên tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình "em".Gợi ý:13a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật. Vì nó có tình hình tượng, tính biếu cảm.b. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài ca dao trên là ẩn dụ. "Giếng sâu" là giếng có nguồnmạch mát lành, trong trẻo là ẩn dụ cho tình yêu sâu sắc, ngọt ngào, cao đẹp, thủy chung, "giếng cạn" làgiếng nông, nước đục là ẩn dụ cho một thứ tình cảm nông cạn, hời hợt. "Sợi dây" ẩn dụ cho tình cảmcủa cô gái. Cô nghĩ tình cảm của chàng trai dành cho mình cũng sâu sắc nhưng rốt cuộc nhận lại chỉ làsự hời hợt nên tiếc cho tình yêu của mình đã đặt nhầm chỗ.c. Ý chính cần đạt: nỗi niềm của nhân vật trữ tình "em" trong nghịch cảnh của tình yêu.24. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiThời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mãi mãilà một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần,nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toànquân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.Đó là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc,vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻthù xâm lược, dù cho chúng có mạnh tới đâu.Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toànquân ta.Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng đườnglối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam.Bài học về xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ ChíMinh vĩ đại.Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúpđỡ của bạn bè quốc tế.[Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Lễ Míttinh, diễu binh, diễu hành kỉ niệm 60 nămchiến thắng Điện Biên Phủ [7/5/1954-7/5/2014]a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệthuật đó?c. Cụm từ "...một mốc son chói lọi trong lịch sử" nói lên điều gì?d. Đặt tiêu đề cho văn ban trên?e. Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng nói lên ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.Gợi ý:a. Văn bản trên thuộc phong cách văn bản chính luận.b. Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là: điệp cấu trúc cú pháp "Bài học về...Tác dụng: nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ và những bài học quý báucho toàn Đảng, toàn dân về lịch sử đấu tranh anh dũng, tinh thần yêu nước, sức mạnh thời đại, khát vọngđộc lập...c. Cách nói chiến thắng Điện Biên Phủ là "một mốc son chói lọi" thể hiện tầm quan trọng của chiếnthắng lịch sử. Từ đây, nhân dân ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ độc lập tự chủ và xây dựng Chủnghĩa xã hội. Cũng từ mốc son ấy, Đảng và nhân dân ta đã xây dựng và củng cố vững chắc quân đội,hậu phương đê tiến hành đấu tranh giải phóng miền Nam sau này.d. Đặt tiêu đề: "Sức mạnh Điện Biên" hoặc "Bài học Điện Biên" hoặc "Mốc son Điện Biên"...e. Chiến thắng Điện Biên phản ánh tinh thần và truyền thống chiến đấu anh dũng quả cảm của nhân dânta trong kháng chiến chống Pháp. Thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc. Lòng biết ơn sâu nặng đếnChủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.25. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏiTây Bắc ư? Có riêng gì Tây BắcKhi lòng ta đã hóa những con tàuKhi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hátTâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]a. Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả?b. Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng "con tàu" trong đoạn thơ trên?c. Tìm các biện pháp nghệ thuật trong bốn câu thơ trên và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện giá trịnội dung?14Gợi ý:a. Thể hiện khát vọng sống cống hiến, hòa nhập của nhà thơ với Tổ quốc, quê hương.b. Hình tượng con tàu trong đoạn trích thể hiện khát vọng lên đường, khát vọng đi xa.c. Các biện pháp nghệ thuật được nhà thơ Chế Lan Viên sử dụng là: câu hỏi tu từ "Tây Bắc ư? Có riênggì Tây Bắc". Phép điệp từ "Khi", phép nhân hóa "Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát". "Tây Bắc" là ẩn dụ đểnói đến không gian cần bàn tay con người; "con tàu" là ẩn dụ cho khát vọng được lên đường. Kết hợpvới giọng thơ chính luận, nhịp thơ dồn dập có tác dụng mang đến bốn câu đề từ đầy nhiệt huyết, háo hứcvà mê say về một "cuộc đi" đến những vùng miền xa xôi đê cống hiến và dựng xây, kiến thiết. Ngoài rakhát vọng lên đường ấy còn là khát vọng đi tìm nguồn cảm hứng mới cho văn nghệ.26. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiChứng kiến sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dântộc dành cho Đại tướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũng chiasẻ: "Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao với gia đình và nhân dân cả nước. Nhưng qua đây,tôi cũng thấy mừng là những người đến viếng Đại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rấtđông thế hệ trẻ; có không ít những em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng... Có nhiều cụ giàyếu cũng đến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôi thấy người tathân ái với nhau như vậy."[Theo Dân trí]a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?b. Nội dung của văn bản trên? Đặt tên cho văn bản?c. Viết bài văn nghị luận xã hội về bản tin trên.d. Anh/chị hiểu như thế nào về chữ "mừng" mà Thượng tá Dương Việt Dũng chia sẻ.e. Viết 5-7 dòng nêu sự hiểu biết của anh/chị về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Gợi ý:a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí về một bản tin.b. Nội dung: thể hiện niềm xúc động và tiếc thương mãnh liệt trước sự ra đi của Đại tướng Võ NguyênGiáp - vị tướng của lòng dân. Tác giả bày tỏ sự mất mát nhưng hạnh phức vì sự ra đi của Đại tướng đãthức tỉnh cả dân tộc, đánh thức cả tuổi trẻ, cả mọi thế hệ.Đặt tên cho văn bản: "Vị tưóng của lòng dân" hoặc "Tiếc thương Đại tướng".c. Bài viết phải toát lên được lòng biết ơn vô hạn của bản thân và của nhân dân dành cho Đại tướng.d. Chữ "mừng" ở đây là nhằm nói lên sự xúc động của thượng tá về việc nhìn thấy cả dân tộc hướng vềbậc tiền nhân với lòng biết ơn và tiếc thương vô hạn.e. Cần đạt được các ý như sau: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài của dân tộc Việt Nam. Cônglao của ông gắn liền với Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng đất nước. Là một trongnhững vị tướng tài ba lỗi lạc của thế giới.27. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiTrong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốnnăm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây hamánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiêp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từtrên cao xuống từng luồng ỉớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡmàng... Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ớ những câyđó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thìcây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum suê như những conchim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chónglành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế,hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...[Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành]a. Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Đặt tên cho đoạn văn.b. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và tác dụng của chúng.c. Các từ ngữ gạch chân: mọc lên; mũi tên; ham ánh sáng; phóng lên; không giết nổi; cường tráng; ưỡntấm ngực có ý nghĩa gì trong việc miêu tả cây xà nu?d. Viết 5-7 dòng nêu suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp cây xà nu.Gợi ý:a. Nội dung trên nói về đặc tính của cây xà nu:+ Là loài cây ham ánh sáng mặt trời, sinh sôi nảy nò nhanh và khỏe...15+ Khi bị đạn đại bác bắn, cây xà nu bị chặt đứt ngang thân, đổ ào ào như trận bão, cây chết. Nhưng mộtsố cây khác vết thương chóng lành, vượt lên trên, cạnh một cây ngã gục, có bốn, năm cây con mọc lên...Đặt tên: Sức sống mãnh liệt của cây xà nu.b. Các biện pháp tu từ:+ So sánh: Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum suê như những conchim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chónglành như trên một thân thê cường tráng.+ Nhân hóa: "Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng..."Tác dụng: miêu tả sinh động hình ảnh và đặc tính của cây xà nu.Tác dụng: nhấn mạnh ý nghĩa biểu trưng của cây xà nu: gắn bó mật thiết và che chở, bảo vệ cho ngườidân Xô Man, Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.c. Các từ ngữ gạch chân có ý nghĩa thể hiện vẻ đẹp của cây xà nu, sức sống hoang dại mãnh liệt, sứcvươn lên kỳ vĩ của thiên nhiên và con người.d. Đạt được nội dung: về sức sống mãnh liệt, biểu tượng cho con người và vùng đất Tây Nguyên.28. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏiTa làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hoà caMột nốt trâm xao xuyến.Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.[Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ]a. Anh/chị hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?b. Hãy xác định 02 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn th ơ và phân tích hiệu quảnghệ thuật của chúng.c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.d. Đoạn thơ trên gợi cho anh/chị những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?Gợi ý:a. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.b. Phép điệp ngữ: "ta làm", "dù là". Tác dụng: góp phần khẳng định tình cảm và trách nhiệm của nhà thơđối với đất nước, nhân dân. Phép ẩn dụ "mùa xuân nho nhỏ" là khát vọng dâng hiến, cống hiến cho đời.c. Nội dung chính của đoạn thơ là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ khi muốn hóa thân mình thành một"mùa xuân nho nhỏ" lặng lẽ tỏa hương cho đời để cống hiến cho đất nước, nhân dân những điều caođẹp.d. Nêu được nội dung: sống ở trên đời phải biết sống vì cái chung, phải biết cống hiến cho đời. Cuộcsống vì vậy mới trở nên thật có ý nghĩa.29. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏiCái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sựthông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạolà một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là: nhữnglỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năngthực hành và sáng tao bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗhổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứađựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.... Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầyhành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩaquyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điềuđó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.[Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới]a. Chủ đề của đoạn văn [1] là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào?b. Các câu trong đoạn văn [1] được liên kết vói nhau bằng những phép liên kết nào?c. Nêu những "cái yếu" mà tác giả trình bày trong văn bản?d. Anh/chị nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và những điểm yếu nào trong những điềutác giả đã nêu, và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu.16Gợi ý:a. Chủ đề của đoạn văn: Khắng định tư chất trí tuệ, đồng thời chỉ ra điểm yếu mà người Việt Nam cầnkhắc phục để chuẩn bị cho thế kỉ mới.Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh và triển khai chủ đề chung này. Các câu được sắp xếp theo mộttrình tự hợp lí, chặt chẽ, thể hiện được mạch phát triển lập luận: khẳng định thế mạnh, ch ỉ ra nhượcđiểm, đòi hỏi phải khắc phục nhược điểm.b. Trong đoạn văn, người viết đã sử dụng các phép liên kết:Thế đồng nghĩa: sự thông minh, nhạy bén với cái mới/ bản chất trời phúNối: Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn/ ấy là.Lặp: lỗ hổng/ lỗ hổng này; sự thông minh [câu 1]/ trí thông minh [câu 5].c. Điểm yếu được tác giả nhắc tới đó là: Ấy là: những lỗ hống về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạytheo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay,học vẹt nặng nề.30. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏiÁo đỏ em đi giữa phố đôngCây xanh như cũng ánh theo hồngEm đi lửa cháy trong bao mắtAnh đứng thành tro, em biết không?[Vũ Quần Phương - Áo đỏ]a. Anh/chị hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?b. Phân tích cái hay trong bài thơ qua cách dùng từ theo trường từ vựng "áo đỏ - cây xanh - ánh hồng lửa cháy trong mắt - anh cháy thành tro".c. Hãy xác định 02 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong bài thơ.d. Nêu chủ đề của bài thơ.Gợi ý:a. Phương thức biểu đạt chính của bài tho trên: biếu cảm.b. Tác giả dùng phép liên tưởng, so sánh: áo đỏ - cây xanh - ánh hồng - lửa cháy trong mắt - anh cháythành tro. Màu đỏ của áo cô gái đã thắp lên trong mắt chàng trai [bao người khác] ngọn lửa đỏ, đã làmanh say đắm, ngất ngây, có thể cháy thành tro, lan tỏa cả không gian và không gian cũng biến sắc.c. Biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong bài thơ: phép liên tưởng, phép so sánhd. Bài thơ gây ấn tượng mạnh đối với người đọc, qua đó ta thấy được một tình yêu cháy bỏng và mãnhliệt.31. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏiĐi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya imlặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rungcành cây. Nghĩ gì đấy Th ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn ra bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th.thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thươngtrên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa... Đáng trách quá Th. ơi! Thcó nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiếnthắng.[Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2005]a. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?b. Những kiểu câu, từ ngữ, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ ấy qua phầntrích trên.c. Những yêu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc trong đoạn trích trên là gì?d. Theo anh chị, ghi nhật kí có lợi ích gì cho phát triển ngôn ngữ của mình?Gợi ý:a. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.b. Địa điếm và thời gian của "lời nói": Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.Có người nói, mục đích nói [nhân vật Th. tự nhủ với mình].Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi [ơi], những lời tự nhủ [nghĩ gì đấy], lời tự trách [đáng trách quá].c. Đoạn trích là lời của một nhân vật nhưng tình cảm được biểu hiện qua nhiều giọng:Giọng thủ thi tâm tình [suy nghĩ về hiện tại, liên tưởng đến tương lai].Giọng trách móc, giục giã.17d. Đoạn trích có một giọng điệu riêng dễ nhận [giọng tâm tình đặc trưng của nhật kí]: gồm nhiều từ ngữđối thoại nội tâm. Qua giọng nói, có thể đoán được đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống tronghoàn cảnh chiến tranh.32. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏiTính đã bốn năm ròngNgười ta bảo không trôngAi cũng nhủ đừng mongRiêng em thì em nhớ!a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?b. Chỉ ra những từ đồng nghĩa có trong đoạn thơ trên?c. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?Gợi ý:a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảmb. Những từ đồng nghĩa: bảo- nhủ; không - đừng; trông- mong- nhớc. Đoạn thơ viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vì có tính biểu cảm và tính hình tượng.32. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi"Ngày 1/4 Hãng hàng không Vietnam Airlines [VNA] đã phối hợp cùng trường ĐH Mở Hà Nội tại ĐàNẵng trao học bổng cho sinh viên Lê Doãn Ý.Lê Doãn Ý đã trả lại toàn bộ tài sản đã nhặt được gồm 2 sổ tiết kiệm trị giá trên 1,3 tỷ đồng, 15,5 triệuđồng tiền mặt, điện thoại iPhone 5s cùng giấy tờ xe máy SH cho người bị mất, trong khi hoàn cảnh giađình còn nhiều khó khăn...[Theo LN - Tuổi trẻ]a. Đoạn trích trên được viết theo thể loại văn bản nào?b. Bản tin trên thuộc loại tin thường, tin tường thuật hay tin tổng hợp?c. Nội dung của đoạn trích trên là gì?d. Việc làm của Lê Doãn Ý chứng tỏ chàng sinh viên này là người như thế nào? Anh chị hãy viết mộtđoạn văn từ 5 đến 7 dòng nêu suy nghĩ về hành động đẹp của sinh viên Lê Doãn Ý.Gợi ý:a. Đoạn trích trên được viết theo thể loại văn bản báo chí.b. Bản tin trên thuộc loại tin thường, có thông tin ngắn gọn, đầy đủ.c. Nội dung của đoạn trích trên là: Thông tin sinh viên Lê Doãn Ý, người nhặt của rơi trả lại cho ngườibị mất, được hãng hàng không Vietnam Airlines [VNA] phối hợp cùng trường ĐH Mở Hà Nội tại ĐàNẵng trao học bổng.d. Cần đáp ứng yêu cầu sau: Vẻ đẹp cùa sự trung thực; ý nghĩa hành động của Lê Doãn Ỷ.32. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏiHỡi đồng bào cả nước!"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâmphạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩalà: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sungsướng và quyền tự do.Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ratự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.a. Nêu những ý chính của văn bản.b. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng từ "Suy rộng ra" có ý nghĩa như thế nào?c. Nêu ý nghĩa của đoạn trích văn bản trên.Gợi ý:a. Nội dung chính: trích dẫn bản "Tuyên ngôn độc lập"của người Mĩ [1776], nói về quyền tự do, bìnhđẳng của "mọi người". Suy rộng ra từ quyền tự do, bình đẳng của "mọi người" thành quyền tự do, bìnhđẳng của "tất cả các dân tộc trên thế giới". Trích văn bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" củacách mạng Pháp [1791], nói về quyền tự do, bình đẳng của con người. Khẳng định "đó là những lẽ phảikhông ai chối cãi được".b. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Việc dùng từ "Suy rộng ra" có ý nghĩa: Từquyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc.Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại.18c. Ý nghĩa: Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng nhân đạo và vănminh nhân loại, tạo tiền đề cho nhũng lập luận tiếp theo.33. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏiNgười đứng trên đài, lặng phút giâyTrông đàn con đó, vẫy hai tayCao cao vầng trán... ngời đôi mắtĐộc lập bây giờ mới thấy đây![Trích Theo chân Bác - Tố Hữu]a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ?b. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?c. Khi đọc "Tuyên ngôn Độc lập", Hô Chí Minh đã "lặng phút giây". Anh/chị hãy viết một đoạn vănngắn lý giải vì sao Bác có cảm xúc đó.Gợi ý:a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là miêu tả và biểu cảmb. Nội dung chính: Nhà thơ Tố Hữu đã viết về giây phút xúc động thiêng liêng khi Chủ tịch Hồ ChíMinh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập".c. Tuyên ngôn độc lập ra đời là một trong những niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đờihoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phía sau những lập luận chặt chẽ, sắc sảo, đanh thép,đầy tính đối thoại, xác định giá trị pháp lí của chủ quyền dân tộc là dòng cảm xúc, tình cảm của ngườiviết Tuyên ngôn. Những lời tuyên bố trong bản Tuyên ngôn là kết quả bao nhiêu máu đã đổ của cácchiến sĩ, đồng bào trong cả nước. Mỗi dòng chữ là chan chứa niềm tự hào dân tộc. Mỗi dòng chữ là mộtniềm hạnh phúc vô biên khi đất nước đã được độc lập, tự do. Mỗi dòng chữ cũng là những đau đớn,nhức nhối khi nhìn lại bao rên xiết lầm than của nhân dân ta.Vì vậy, sức thuyết phục của Tuyên ngôn độc lập không chỉ ở hệ thống lập luận sắc sảo mà còn ở tìnhcảm chan chứa, sâu sắc của tác giả.34. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi"Nhật ký trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng vềNam. Nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Namqua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc. Nhớ người đồng chí đưa tiễn bên sông, nhớ lá cờ nghĩa tungbay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ". [Hoài Thanh]a. Nội dung văn bản trên. Đặt tiêu đề cho văn bản.b. Nêu câu chủ đề của đoạn văn. Đoạn văn được viết theo phương pháp lập luận nào?c. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng.d. Từ láy "canh cánh" diễn tả tâm trạng gì ở Bác?e. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?Gợi ý:a. Nội dung của văn bản trên là tấm lòng nhó nước, thưong dân, tình cảm nặng sâu với đồng bào vớikháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch.Nhan đề: "Nhớ nước" hoặc "Tinh nhà trong Bác".b. Câu chủ đề cùa đoạn văn là: "Nhật kỷ trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước".Đoạn văn được viết theo phương pháp: diễn dịch.c. Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất là điệp từ "nhớ" [7 lần]; liệt kê [nhớ đồng bào, nhớ tiếngkhóc, nhớ đồng chí, nhớ lá cờ...]Tác dụng: khắc họa sâu sắc tình cảm của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Người đã "Sống cho tất cả chỉ quênmình".d. Từ láy "canh cánh" diễn tả mối quan tâm, lo lắng, băn khoăn và nhớ nhung da diết của Chủ tịch HồChí Minh khi nghĩ về đất nưóc. Ý muốn nói, quê hương Tổ quốc luôn thao thức trong tình cảm của Bác.e. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.35. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏiÔi những cánh đồng quê chảy máuDây thép gai đâm nát trời chiềuNhũng đêm dài hành quân nung nấuBỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.[Đất nước - Nguyễn Đình Thi]a. Nêu ý chính của đoạn thơ trên?b. Từ nát trong câu thơ thuộc từ loại gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ này.19c. Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy "nung nấu", "bồn chồn" trong đoạn thơ?Gợi ý:a. Ý chính của đoạn thơ: Nguyễn Đình Thi đã miêu tả và khái quát rất thành công ba tâm trạng tiêu biểucủa người lính là nỗi đau trước cảnh quê hương bị tàn phá, nỗi căm thù giặc, và nỗi nhớ người yêu.b. Từ nát trong câu thơ thuộc từ loại tính từ. Hiệu quả nghệ thuật: Nát vốn là tính từ chỉ tính chất của sựvật, nhưng trong câu thơ Dây thép gia đâm nát trời chiều lại gợi về độ cao và sự hung hiểm, tàn bạo củahàng rào dây thép gai. Câu thơ có sức tố cáo tội ác của kẻ thù khi chúng tàn phá quê hương.c. Ý nghĩa tu từ của từ láy "nung nấu", "bồn chồn" trong đoạn thơ: "Nung nấu" diễn tả lòng căm thù,niềm khao khát chiến đấu giết giặc, giải phóng quê hương của người lính. "Bồn chồn": không chỉ là nỗinhớ, mà còn là nỗi lo của người lính cho người thương ở hậu phương.36. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏiTôi yêu em đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,Nhiưng không để em bận lòng thêm nữaHay hồn em phải gọn bóng u hoàiTôi yêu em âm thầm, không hy vọng,Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghenTôi yêu em, yêu chân thành đằm thắmCầu em được người tình như tôi đã yêu em.[Tôi yêu em - Puskin]a. Nêu nội dung chính của bài thơ.b. Các từ láy "rụt rè", "âm thầm", "đằm thắm" có tác dụng như thế nào trong việc diễn đạt tình yêu củanhân vật tôi.c. Viết 5-7 dòng diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình?Gợi ý:a. Nội dung chính của bài thơ là: tình yêu đơn phương của nhân vật tôi và những cung bậc tình cảmtrong tình yêu ấy.b. Các từ láy "rụt rè", "âm thầm", "đằm thắm" có tác dụng diễn tả những cung bậc tình cảm của tác giảtrong tình yêu "không hi vọng" của mình.37. Đọc và trả lời các câu hỏi sau:Dã Tràng móm mém[Rụng hai chiếc răng]Khen xôi nấu dẻoCó công Cua Càng.[Cua Càng thổi lửa - Nguyễn Ngọc Phú]a. Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong khổ thơ.b. Câu thơ thứ hai trong khổ thơ trên là thành phần nào của câu? Tác dụng của thành phần câu này.Gợi ý:a. Nhân hóa: con vật[Dã Tràng] được nhân hóa bằng những từ ngữ chỉ đặc tính rất ngộ nghĩnh: DãTràng đã rụng hai răng nên móm mém, ăn cỗ “ khen xôi nấu dẻo”.b. Câu thơ thứ hai trong khổ thơ là thành phần chú thích của câu. Thành phần chú thích này có tác dụnggiải thích rõ đặc tính “móm mém” của Dã Tràng.38. Đọc đoạn văn sau [lời bài hát Khát vọng – Phạm Minh Tuấn] và trả lời các câu hỏi:Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cộiHãy sống như đồi núi vươn tới những tầm caoHãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộngHãy sống như ước vọng để thấy đời mênh môngVà sao không là gió, là mây để thấy trời bao laVà sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoaSao không là bài ca của tình yêu đôi lứaSao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tưVà sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đôngVà sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dungSao không là đàn chim gọi bình minh thức giấcSao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tưa: Chủ đề bài hát là gì?20b: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong lời bài hát trên?c: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?d: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?39. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếunước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%,đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến đượccác cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt độngchính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động củanão bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung,tinh thần và tâm lý giảm sút…[Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người - Nanomic.com.vn]a. Nêu nội dung của đoạn trích.b. Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?c. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên.40. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:Tất cả những điều văn học đem lại cho con người, giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thựctại xã hội như một sự hưởng thụ. Hưởng thụ vì tiếp nhận những gì cao đẹp, trong sáng nhất. Hưởng thụđem đến cho người đọc cảm giác về cái đẹp - khoái cảm thẩm mĩ.Văn học giúp đỡ và“dạy khôn” [Mác] con người nhiều lắm. Nhưng những điều nó mang đến cho ta lạihết sức nhẹ nhàng và những điều ấy cứ từ từ, ăn sâu và bền vững trong tâm hồn ta. Vì thế, những điềuvăn chương dạy ta trở nên có tác dụng rất lớn.[Nguyễn Thị Kiều Sương - học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội]a. Hãy cho biết ý tưởng - chủ đề của đoạn văn là gì?b. Câu văn nào chứa đựng ý tưởng - chủ đề trong đoạn văn?c. Hãy tách đoạn văn làm 3 phần: Mở đoạn - Thân đoạn - Kết đoạn.d. Để triển khai ý tưởng trong đoạn văn, người viết đã sử dụng kiểu kết cấu nào? [diễn dịch, quy nạp,tổng phân hợp, so sánh,…]Gợi ý:a. Văn học giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội.b. Câu 1 [Câu chứa đựng ý tưởng, chủ đề]c. Mở đoạn: câu 1; Thân đoạn: 4 câu tiếp theo; Kết đoạn: câu cuối.d. Kiểu kết cấu: Tổng phân hợp.41. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực hoa học và công nghệ[KH&CN] của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1 tỷUSD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiêncứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tếkhác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩmđạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN [kết nối thông tin vớimạng Á - Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN 2, TEIN 4…]…[Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014 - Mai Hà - Ánh Tuyết]a. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?b. Nội dung chính bàn về vấn đề gì?c. Đặt tên cho đoạn văn.Gợi ý:a. Báo chíb. Nội dung đoạn văn: Sự phát triển của khoa học công nghệ VN trong hoàn cảnh hội nhập,…c. Tiêu đề cho đoạn văn: Khoa học công nghệ của VN,…42. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:...Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởivì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữunghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất21định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông,lệ thuộc nào đó. [Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng]a. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?b. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào?c. Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?d. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chúng tathà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Anh/ chị hãytìm ra thông điệp chung của hai văn bản? Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống cao quí nàotrong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc?Gợi ý:a. Khẳng định ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.b. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép lặp với các từ ngữ: chủ quyền, thiêng liêng, lãnh thổ,biển đảo, vùng biển...c. Phương thức nghị luận.d.Thông điệp chung của cả hai văn bản đều khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nướcvới bất cứ giá nào, vì "không có gì quí hơn độc lập, tự do!".Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống yêu nước cao quí trong đời sống tinh thần, tình cảm củadân tộc.43. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khiTổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nólướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. [Hồ Chí Minh]a. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.b. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.c. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành mộtlàn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bánnước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ “lướt qua” và “nhấn chìm”..., tác giả đã khẳng định điều gìở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệtcủa dân tộc?Gợi ý:a. "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"b. Phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó"c. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với "một lànsóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...", trong điệp từ" nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...- Với hai cụm động từ “lướt qua” và “nhấn chìm”..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòngyêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyềnthiêng liêng của dân tộc.- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống,Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏnhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào.44. Đọc bài thơ sau của Thanh Thảo:Bông súng và siêu bãobông súng tím mọc lên từ nướcbão Haiyan mọc lên từ biểnbão Haiyan cho tôi kinh hoàngbông súng tím cho tôi bình yênrồi có thể người ta quênmà nhớtrong siêu bão một bông súng nởbông súng ấy màu tímbão Haiyan màu gì?[Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013]a. Những chữ đầu các câu thơ không viết hoa, em đã gặp hiện tượng này trong bài thơ nào đã học, đãđọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của nhà thơ?b. Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng siêu bão và hoa súng?22c. Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về siêu bão và hoa súng, đó là hai hìnhtượng có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ?d. Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để khắc họa hai hìnhtượng này?e. Chủ đề bài thơ là gì?f. Hai câu thơ: bông súng tím mọc lên từ nước - bão Haiyan mọc lên từ biển được viết theo thủ phápnghệ thuật gì? Ý thơ gợi những suy nghĩ gì?g. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: bão Haiyan cho tôi kinh hoàng - bông súng tím cho tôi bình yênlà gì?A. Sử dụng từ trái nghĩa.B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa.C. Sử dụng cấu trúc câu cảm thán.D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.h. Hai câu thơ rồi có thể người ta quên - mà nhớ gợi đến điều gì?i. Cảm nhận ý nghĩa câu thơ trong siêu bão một bông súng nở. Ý thơ thể hiện một cảm hứngnhân sinh như thế nào?j. Hai câu kết bông súng ấy màu tím - bão Haiyan màu gì? có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫmgì?Gợi ý:a. Giống bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo. Hiện tượng ngôn từ này thế hiện đặc trưng củahình thức thơ tượng trưng siêu thực, gạt bỏ các qui tắc ngữ pháp, thi pháp, các nguyên tắc logic trong tưduy, để cảm hứng tuôn trào tự do theo chủ nghĩa tự động tâm linh thuần túy.b. Chủ đề bài thơ: Xúc cảm, suy ngẫm về sự kì diệu của cuộc sống với sự song hành, hòa nhập, vậnđộng diễn biến khó lường của bình yên và bão tố, cái đẹp và tai họa, sự sống và sự hủy diệt... cùng niềmtin vào sự tốt đẹp của cuộc sống.c. Chủ đề đó được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về siêu bão và hoa súng, đó là hai hình tượngcó mối quan hệ vừa tương đồng, vừa tương phản, vừa loại trừ, vừa hàm chứa... Những mốiquan hệ ấy thể hiện diễn biến khôn lường của cuộc sống, những sức mạnh, sự phát sinh, hồi sinh kì diệu,con người cần thấu hiểu những bí ẩn, những biến diễn khôn lường ấy để có được tâm thế an nhiên, bìnhthản, có sự tỉnh táo sáng suốt, có niềm tin vào cuộc đời...d. Thủ pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng để khắc họa hai hình tượng chính là phép đối khi đối tươngđồng, khi đối tương phản. Thủ pháp thể hiện những loại trừ và bao hàm, hủy diệt và sinh sôi... bản chấtvĩnh hằng, sự kì diệu, sự bất ưng của cuộc sống...e. Ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng:- Nghĩa đen: là ý nghĩa hiển ngôn trong hai hình ảnh siêu bào và hoa súng.- Nghĩa bóng:* Hoa súng: cái đẹp, sự sống, sự bình dị bình yên nhiều khi mong manh của cuộc đời..* Siêu bão: tai hoạ, sự huỷ diệt, sức mạnh chết chóc...f. Hai câu thơ: bông súng tím mọc lên từ nước-bão Haiyan mọc lên từ biển được viết theo thủ pháp nghệthuật đối tương đồng. Ý thơ gợi những suy nghĩ sâu xa về cội nguồn của cái đẹp và hiểm họa... Nước vàbiển dường như có sự đồng nhất, nhưng vẫn hàm chứa sự khác biệt, nước gợi một không gian sinh tồnbình dị, biển gợi không gian của những bất ưng, những hiểm họa ngoài khả năng lường đoán… Chínhsự đồng nhất và khác biệt cũng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của bài thơ.g. Dh. Hai câu thơ rồi có thể người ta quên- mà nhớ gợi đến dòng chảy của thời gian, những đổi thay quênnhớ miên viễn của cuộc đời.i. Câu thơ trong siêu bão một bông súng nở thể hiện một cảm hứng nhân sinh tích cực, lạc quan củanhững con người từng trải để thấu nhận qui luật cuộc sống.j. Hai câu kết có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm sâu sắc. Những dạng thái của cái Đẹp, sựsống...có thể nắm bắt, thấu nhận bởi sự hữu hình; tai họa, sự hủy diệt... khó nắm bắt bởi vô ảnh vô hình,bất ưng, ngoài mọi qui luật…45. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất của nó là kếtnối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn?Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đếncách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời.23Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú dán mắt vào mànhình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉtrỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả.[…] Trẻ trung có [số này chiếm đông hơn cả], tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay trong bàn tôi cũngthế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảovậy…[Gần mặt… cách lòng - Lê Thị Ngọc Vi - Tuổi trẻ Online 04/05/2014]a. Đoạn văn trên nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay ?b. Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì ? Điều đó trái với sự tiếp đón củagia chủ ra sao ?c. Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi đặt nhan đề cho bài báo? Em hiểu nhan đề đó như thếnào?Gợi ý:a. Đoạn văn nói về thực trạng: giới trẻ ngày nay đang có nguy cơ chìm vào thế giới ảo của “mạng xãhội” mà quên đi cuộc sống thực: ít quan tâm, trò chuyện với những người xung quanh hơn là cập nhậtthông tin cá nhân và trao đổi bằng những tin nhắn, bình luận… trên Facebook.b. Những người đi dự đám cưới tập trung vào chiếc điện thoại: ở đó, họ bình luận về những gì diễn ratrên Facebook, chụp hình rồi đưa lên Facebook… Trái với sự tiếp đón chu đáo của gia chủ: từ khâu tiếpkhách, lễ nghi, chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn …c. Cách đặt nhan đề: sử dụng cách nói từ câu thành ngữ “xa mặt cách lòng”; sáng tạo trong cách nói đốilập để tạo mâu thuẫn, nghịch lí: “Gần mặt- cách lòng” để chuyển tải thông tin chính: mọi người [nhất làgiới trẻ] hiện tại ít quan tâm nhau hơn dù đang sống cạnh nhau. Đây là một nhan đề ấn tượng.46. Đọc đoạn thơ sau và trả lời theo câu hỏi:Ta chào Việt Bắc, ta xuôi,Quê hương cách mạng muôn đời suy tônMẹ nghèo vẫn cố nuôi con:Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài,Sẻ từng hạt muối cắn đôi,Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng.Khi lên: non nớt, ngại ngùng,Khi về: thép ở trong lòng đã tôiXưa nay ly biệt ngậm ngùi,Giờ đây đưa tiễn là vui lên đường.Rời quê hương, đến quê hương,Thủ đô năm cánh sao vàng chờ ta.Tám năm Hà Nội cách xa,Tấm lòng Việt Bắc cùng ta trở về.[Xuân Diệu, "Ta chào Việt Bắc, về xuôi"]a. Hãy cho biết, đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì? Nội dung của đoạn thơ?b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và hiệu quả của nó trong câu thơ:Khi lên: non nớt, ngại ngùng,Khi về: thép ở trong lòng đã tôic. Đọc đoạn thơ, bạn liên tưởng đến đoạn trích, tác phẩm nào trong chương trình 12? Hãy chỉ ra néttương đồng.d. Cảm nhận về đoạn thơ trên, một học sinh đã viết như sau: "Qua những giòng thơ viết về Việt Bắc đãcho người đọc thấy được tình cảm tha thiết, sâu nặng của thi nhân đối với mảnh đất này". Khi viết nhưvậy, bạn HS đã mắc những lỗi nào? Hãy sửa lại cho đúng.47. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiTHƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂNAnh ra khơiMây treo ngang trời những cánh buồm trắngPhút chia tay, anh dạo trên bến cảngBiển một bên và em một bênBiển ồn ào, em lại dịu êmEm vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽAnh như con tàu, lắng sóng từ hai phía24Biển một bên và em một bênNgày mai, ngày mai khi thành phố lên đènTàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắcThăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độcBiển một bên và em một bênĐất nước gian lao chưa bao giờ bình yênBão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắngAnh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắngBiển một bên và em một bên.Vòm trời kia có thể sẽ không emKhông biển nữa. Chỉ còn anh với cỏCho dù thế thì anh vẫn nhớBiển một bên và em một bên…Trần Đăng Khoa [thivien.net]a. Câu thơ “ Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng” miêu tả điều gì?b. Câu thơ “ Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng những biện pháp tu từ gì?A- So sánhB- Nhân hóaC- Hoán dụD- Đối lập.c. Khổ thơ 1 và 2 thể hiện tâm trạng của người lính biển như thế nào?d. Từ “ buông neo” trong câu thơ “tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc” có nghĩa là gì?e. Khổ thơ 3 gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của người linh biển?f. Hình ảnh “ những vành tang trắng” trong câu thơ “ Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?g. Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của người lính biển trong khổ thơ thứ 4?h. Tại sao tác giả lại viết: “Vòm trời kia có thể sẽ không em/ Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”?i. Câu thơ “ Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa gì?A- Làm tăng giá trị nghệ thuậtB- Nhấn mạnh chủ đềC- Ca ngợi người lính biểnD- Khẳng định trong tâm hồn người lính biển tình yêu lứa đôi hòa quyện với tình yêu biển trờiTổ Quốc.j. Nêu chủ đề bài thơ?k. Đọc xong bài thơ em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với biển đảo Tổ Quốc qua mẩutin sau: Tàu cá cùng 8 ngư dân bị tàu “lạ” khống chế trên vùng biển Hoàng Sa[Dân trí] - Sáng 8/3, nguồn tin của Dân trí cho biết, tàu cá Khánh Hòa KH 90746-TS của ông PhanQuang [SN 1965, trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa] đã cập biến an toàn sau khi bịmột tàu “lạ” khống chế trên vùng biển Hoàng Sa và lấy đi nhiều tài sản. Thôngtin ban đầu, vào khoảng15h ngày 21/2, tàu cá KH 90746-TS [công suất 320CV] đang hành nghề câu cá nhám ở vùng biểnHoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thì bịmột tàu “lạ” tiếp cận, đưa người xông lên khống chế 8ngư dân. Số tài sản bị lấy đi gồm: 2 máy bộ đàm, 1 máy định vị, 4 bộc câu cá nhám, 8 điện thoại diđộng, 7 bộ vi cá nhám cùng các giấy tờ quan trọng khác. Theo thông tin, 8 ngư dân trên tàu cá KhánhHòa bị tàu “lạ” khống chế gồm: Lê Hữu Toàn [SN 1982], Phan Thanh Bình [SN 1988], Phan ThanhMinh [SN 1990], Nguyễn Thanh Thảo [SN 1988], Nguyễn Thành Tân [SN 1990], Nguyễn Văn Tô [SN1984], Trần Quang Hiếu [SN 1970] và chủ tàu là ông Phan Quang [SN 1965]; cùng trú phường NinhThủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa.Sau khi cập bờ vào 4h sáng ngày 7/3, chủ tàu cá KH 90746-TS đã báo cáo vụ việc cho lực lượng đồnbiên phòng 366 [đóng ở Ninh Hải, Ninh Hòa, Khánh Hòa]. Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ vụviệc.Gợi ý:a. Câu thơ miêu tả cảnh đoàn tàu ra khơi, những áng mây trắng như treo ngang cánh buồm, rất thơmộng.b. Đáp án Dc. Khổ 1 và 2 thể hiện cuộc chia tay đầy cảm động của người lính hải quân với người và đất liền, tâmtrạng lưu luyến trước lúc ra khơi làm nhiệm vụ của người lính biển.d. “Buông neo”: Nghĩa đen vật nặng thả xuống nước để giữ tầu không di chuyển. Nghĩa bóng: Nơingười lính biển cùng đồng đội làm nhiệm vụ bảo vệ biển trời Tổ quốc.25

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề