Phiếu đánh giá hóa chất khử khuẩn mức độ cao

Căn cứQuyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế về hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 15/07/2016 của BYT về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Cơ sở Y tế “Xanh – Sạch – Đẹp“;

Căn cứ Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/08/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn vệ sinh tay và vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải;

Căn cứ Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20/07/2019 quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Kế hoạch chương trình đào tạo cho Hội Đồng/mạng lưới viên Kiểm soát nhiễm khuẩn BVĐK tỉnh Tuyên Quang;

Lớp đào tạo HĐ/MLV Kiểm soát nhiễm khuẩn BVĐK tỉnh Tuyên Quang tiến hành thực hành khảo sát đánh giá triển khai công tác KSNK nhằm mục đích đánh giá thực trạng về điều kiện phương tiện và chất lượng vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt môi trường, chất thải, và triển khai công tác KKTK và đánh giá chung công tác KSNK tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang đạt đượckết quả khảo sát như sau:

  1. THỜI GIAN: Từ 09-13/12/2019
  1. ĐỊA ĐIỂM: Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng củaBVĐK tỉnh Tuyên Quang
  1. NGƯỜI THỰC HIỆN: Học viên lớp HĐ/MLV Kiếm soát nhiễm khuẩn
  1. NỘI DUNG THỰC HÀNH:

- Thực hành khảo sát điều kiện phương tiện vê sinh tay;

- Thực hành khảo sátđiều kiện phương tiện và chất lượng nhà vệ sinh;

- Thực hành khảo sát điều kiện phương tiện và phân loại thu gom chất thải;

- Thực hành khảo sát chất lượng vệ sinh bề mặt bệnh viện.

  1. KÊT QUẢ:

5.1. Khảo sát điều kiện phương tiện, chất lượng nhà vệ sinh

- Tổng số phiếu giám sát: 31 phiếu

- Số nhà vệ sinh được kiểm tra:175 NVS [NVS nhân viên:62; NVS buồng bệnh: 81; NVS công cộng: 32].

- Kết quả kiểm tra:

Bảng 5.1. Tỷ lệ % đạt chuẩn các tiêu chí về phương tiện của từng loại NVS

NVS

Nội dung

NVS nhân viên [n=62]

NVS buồng bệnh [n\=81]

NVS công cộng [n=32]

Tỷ lệ điểm đạt TB các tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ [%]

Số lượng

Tỷ lệ [%]

Số lượng

Tỷ lệ [%]

Bồn rửa tay

62

100,0

80

98,8

32

100,0

99,4

XPRT

59

95,2

71

87,7

24

75,0

88,0

PT làm khô tay

29

46,8

15

18,5

4

12,5

27,4

Giấy VS

54

87,1

74

91,4

29

90,6

89,7

QT VST

23

37,1

19

23,5

4

12,5

26,3

QĐ NVS

32

51,6

61

75,3

20

62,5

64,6

Tỷ lệ điểm đạt TB

259

69,6

320

65,8

113

58,9

65,9

v Nhận xét: Tỷ lệ đạt chung về điều kiện phương tiện: 65,9%, trong đó: cao nhất là nhà vệ sinh nhân viên [69,6%]. Nội dung đạt thấp nhất: Phương tiện làm khô tay [27,4%] và quy trình VST [26,3%].

Bảng 5.2. Tỷ lệ % các tiêu chíchất lượng của từng loại NVS

NVS

Nội dung

NVS nhân viên [n=62]

NVS buồng bệnh [n\=81]

NVS công cộng [n=32]

Tỷ lệ điểm đạt TB các tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ [%]

Số lượng

Tỷ lệ [%]

Số lượng

Tỷ lệ [%]

Không mùi hôi tanh, khó chịu

58

93,6

75

92,6

28

87,5

92,0

Sàn, tường gương… khô, sạch

52

83,9

61

75,3

18

56,3

74,9

Bồn rửa tay, bồn cầu sạch, hoạt động tốt

62

100,0

79

97,5

31

96,9

98,3

Không giặt, phơi đồ vải trong NVS

40

63,5

29

35,8

19

59,4

50,3

Tỷ lệ điểm đạt TB

212

85,5

244

75,3

96

75,0

78,9

v Nhận xét:Qua quan sát chất lượng 3 nhóm nhà vệ sinh cho thấy: chất lượng NVSkhá tốt [đạt 78,9%]. Tình trạng NVS buồng bệnh và NVS công cộng còn 3 nội dung cần cải thiện [NVS còn ướt, còn mùi hôi tanh, tình trạng giặt giũ đồ, tắm trong NVS].

v Biện pháp khắc phục/đề xuất:

- Cải thiện điều kiện phương tiện NVS:

+ Giám sát và duy trì trang bị kịp thời XPRT [nên sử dụng xà phòng dạng nước, có trang bị hộp đựng hóa chất gắn tường].

+ Trang bị poster vệ sinh tay cho toàn bộ các NVS;

+ Xây dựng và trang bị quy định NVS cho toàn bệnh viện.

- Cải thiện chất lượng vệ sinh bề mặt môi trường NVS:

+ Căn cứ vào hợp đồng với công ty vệ sinh công: yêu cầu nhân viên vệ sinh công nghiệp vệ sinh bề mặt theo quy định của Bộ Y tế [lau ẩm bằng khăn khô và hóa chất];

+ Giám sát vệ sinh bề mặttheo đúng quy trình, yêu cầu nhân viên vệ sinh công nghiệp phải được đào tạo và cấp giấy chứng nhận về kỹ thuật vệ sinh bề mặt môi trường [kiểm tra quy trình lau 2 xô, tần suất lau các khu vực, quy trình lau ở những khu vực nguy cơ ô nhiễm cao: dùng hóa chất gì, có làm sạch trước khi lau hóa chất khử khuẩn không].

5.2. Khảo sát phương tiện và phân loại thu gom chất thải

- Số phiếu giám sát: 29 phiếu

- Tổng số đơn vị thực hiện kiểm tra: 28 đơn vị.

v Phân loại chất thải

- Số thùng chất thải được kiểm tra: 865 thùng/xô/hộp

- Trong đó:

+ Chất thải sinh hoạt [CTSH]: 296;

+ Chất thải tái chế [CTTC]: 127;

+ Chất thải lây nhiễm [CTLN]: 146;

+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn [CTLNSN]: 144;

+ Chất thải hóa học/phóng xạ [CTHH/PX]: 8.

Trong tổng số 865 phương tiện chất thải được kiểm tra có 99,5 % phương tiện có chất thải được phân loại đúng, 0,5% phương tiện có chất thải được phân loại sai, Những lỗi thường gặp: lẫn găng tay trong thùng CTTC; lỏ thủy tinh, vỏ hộp lẫn trong thùng CTLN; để chất thải quá đầy.

v Phương tiện thu gom chất thải:

- Những vấn đề tồn tại: phương tiện chất thải không đúng quy định [Sử dụng thùng/sọt đỏ đựng CTSH; không có, mất, bong, cũ nát tờ nhãn trên thùng chất thải.

v Biện pháp khắc phục/Đề xuất:

- Lãnh đạo các đơn vị tăng cường nhắc nhở NVYT, người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện đúng phân loại chất thải theo quy định và bố trí thời gian để mạng lưới viên tăng cường kiểm tra, giám sát việc phân loại chất thải;

- Khoa KSNK dự trù trang bị phương tiện chất thải đúng quy định, các đơn vị cho thay thế các thùng chất thải không đúng quy định.

- Xây dựng tờ hướng dẫn phân loại chất thải, và dán nhãn hướng dẫn phân loại từng loại chất thải trên nắp thùng

5.3. Phương tiện vệ sinh tay

Tỷ lệ % số phương tiện VST được trang bị tại các vị trí

Nội dung đánh giá

BB

[n=95]

BCC

[n=11]

BCL [n=2]

BKT/ BTT [n= 27]

BHC

[n=20]

QuầyHC

[n=3]

Xe tiêm/TT

[n=38]

Hành lang BB/TT

Số bồn rửa tay [1]

39 [41,1]

2

[18,2]

0

[0,0]

26

[96,3]

7

[35,0]

1

[33,3]

Số bình XP rửa tay [2]

34

[35,8]

6

[54,6]

0

[0,0]

26

[96,3]

7

[35,0]

1

[33,3]

Bồn rửa tay có hộp đựng khăn lau tay

1

[1,1]

0

[0,0]

0

[0,0]

23

[85,2]

6

[30,0]

1

[33,3]

Bồn rửa tay có khăn lau tay dùng một lần [3]

1

[1,1]

0

[0,0]

0

[0,0]

17

[63,0]

1

[5,0]

1

[33,3]

Số bình cồn KKT [4]

72

[81,8]

9

[81,8]

2

[100,0]

12

[44,4]

2

[10,0]

0

[0,0]

35

[92,1]

0

[0,0]

Tại các vị trí kiểm tra, hầu hết đã được trang bị bình cồn khử khuẩn. Tuy nhiên tại các vị trí như Buồng cấp cứu, buồng kỹ thuật, thủ thuật, chưa được trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh tay bằng nước và xà phòng.

5.4. Công tác khử khuẩn tiệt khuẩn

v Những vấn đề tồn tại:

- Quản lý dụng cụ: bán tập trung, một số loại dụng cụ các khoa phòng vẫn tự xử lý.

- Khử khuẩn sơ bộ: phương tiện ngân dụng cụ bám nhiều bụi bẩm, đọng cáu bẩn đấy chậu, không ghi rõ ngày pha hóa chất, các bản hướng dẫn sử dụng hóa chất đã cũ, mờ không rõ chữ.

- Khử khuẩn mức độ cao/tiệt khuẩn: phương tiện ngân dụng cụ bám nhiều bụi bẩm, đọng cáu bẩn đấy chậu, phương tiện tráng rửa dụng cụ sau khi ngâm hóa chất khử khuẩn mức độ cao: không có nắp đậy, không có nhãn mác; Sổ ghi chép không đầy đủ;

- Ngâm tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật nội soi bằng hóa chất Cidex OPA không đúng hướng dẫn của BYT.

5.5. Đánh giá triển khai công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

TT

Nội dung

Tổng điểm tối đa

Tổng điểm đạt

Tỷ lệ [%]

1

Trật tự, vệ sinh

570,0

512,0

89,8

2

Vệ sinh tay

489,0

438,0

89,6

3

KK/TK

189,0

177,0

93,7

4

Quản lý đồ vải

144,0

135,0

93,8

5

Quản lý chất thải

480,0

460,0

95,8

6

Kiến thức của NVYT

462,0

452,0

97,3

Tổng

2334

2174

93,1

Nhận xét:

- Trật tự vệ sinh: Đồ đạc để lộn xộn, không ngăn nắp [túi đựng thuốc để trực tiếp dưới sàn nhà; lọ lưu giữ nước tiểu để trực tiếp dưới sàn nhà tại mỗi GB; phương tiện vệ sinh lưu giữ rải rác ở nhiều vị trí]; Bề mặt sàn tường, các ổ công tắc, bảng điều khiển,… ẩm mốc, có nhiều vết cáu bẩn;

- Vệ sinh tay: Phương tiện VST thiếu [xà phòng, giấy/khăn lau tay, cồn khử khuẩn…;

- Khử khuẩn/ tiệt khuẩn:dụng cụ ngân không ngập trong hóa chất. Phương tiện ngâm dụng cụ bẩn, nhiều vết bẩn, bụi, có lắng cặn đáy thùng; Sổ ghi chép QT KK/TK không đầy đủ;

- Quản lý đồ vải: bệnh nhân và người nhà không mặc áo bệnh viện ngồi trên giường bệnh, không đeo thẻ chăm sóc;

- Quản lý chất thải: Một số phương tiện CTSH chưa được trang bị theo đúng quy định [sử dụng sọt để thu góm chất thải sinh hoạt tại NVS, trễn xe tiêm,…]; chất thải để quá đầy, Lẫn găng tay trong thùng CTTC;

- Kiến thức của NVYT: kiến thức về thời điểm VST, phương tiện chất thải nguy hại chưa đạt;

  1. ĐỀ XUẤT/BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

v Vệ sinh môi trường bề mặt:Thay đổi quy trình vệ sinh bề mặt

[1] Không dùng chổi để quét sàn nhà;

[2] Không được rửa sàn nhà, kể cả nhà vệ sinh [Nếu rửa NVS phải lau khô ngay];

[3] Áp dụng quy trình lau theo số 3916/QĐ-BYT ngày 28/08/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [Lau bằng giẻ lau dùng 1 lần hoặc áp dụng chổi lau theo quy trình lau 2 xô];

[4] Tại mỗi khoa phòng phải có bản mổ tả công việc, lịch lau các bề mặt và dán lịch tại các khoa phòng;

[5] Thống nhất lại quy định sử dụng nhà vệ sinh

[6] Tại khu HSTC: Xem xét lại quy trình vệ sinh bề mặt giường bệnh, bàn đêm, buồng bệnh [phải vệ sinh hằng ngày, vệ sinh khi bệnh nhân ra viện, bệnh nhân tử vong phải khử khuẩn bề mặt như thế nào? Sử dụng hóa chất gì?...]

v Quản lý chất thải rắn Y tế:

[1] Trang bị phương tiện chất thải [thùng/túi thu gom chất thải, xe vận chuyển chất thải, Poster phân loại chất thải] theo đúng quy định [khảo sát số lượng thùng chất thải không đúng quy định, lên kế hoạch thay thế dần];

[2] Ban hành lại quy trình phân loại thu gom chất thải tái chế [ghi rõ cụ thể những loại chất thải nào sử dụng mục đích tái chế] và phổ biến lại cho nhân viên toàn bệnh viện.

v Đồ vải:

[1] Xem xét lại quy trình quản lý đồ vài [đảm bảo phải có quy trình thu gom đồ vải, lịch thay đồ vải, bảo quản đồ vải tại các khoa phòng, vận chuyển đồ vải cho tốt và hợp lý];

[2] Sử dụng thùng nhựa có lót túi nilong/túi vải để thu gom đồ vải bẩn, cần phải đánh rửa vệ sinh hàng ngày, đồ vải bẩn không để trong buồng bệnh. Nên sử dụng xe vận chuyển để thu gom, vận chuyển đồ vải bẩn;

[3] Quy định về trang phục quần áo của người nhà bệnh nhân ra vào những khu vực buồng bệnh bệnh viện [đặc biệt các khu vực đặc biệt như: HSTC, Nhi, Sản…];

[4] Xem xét nơi giặt, phơi gọn gàng, ngăn nắp cho người bệnh [không được giặt trong NVS ở khoa phòng, không được phơi trong khuôn viên cua khoa, chỉ được giặt giũ, phơi đúng nơi quy định]

v Công tác Khử khuẩn tiệt khuẩn:

[1] Tổ chức KKTK tập trung tại khoa KSNK đối với dụng cụ Y tế bao gồm dụng cụ kim loại và cả dụng cụ khác.

[2] Không để dây máy thở, dây hút dịch tại các khoa phòng. Những dụng cụ nội soi, dây máy thở nên ngâm khử nhiễm bằng dung dịch tan giữa có chứa Enzym. Những ống dây thở bằng Silicon có thể hấp được ở nhiệt độ 121oC, còn những ống thở dùng 1 lần không chịu được nhiệt thì ngâm KKMĐC bằng Cidex sau đó tráng rửa dưới vòi nước vô khuẩn.

[3] Nên trang bị những phương tiện xô chậu ngâm hóa chất đạt chuẩn, có nắp đậy, dễ vệ sinh và phải đánh rửa hằng ngày.

[4] Xem xét lại quy định của bệnh viện về các quy trình khử khuẩn/tiệt khuẩn đặc biệt quy trình xử lý dụng cụ phẫu thuật nội soi.

v Vệ sinh tay thường quy:Mỗi giường bệnh gắn 1 bình cồn. Bình cồn cần được gắn tại nơi cao nhất của giường bệnh và xe tiêm [Cần trang bị đầy đủ những khu vực đặc biệt như HSTC, Nhi, …]

v Vệ sinh tay ngoại khoa:Áp dụng quy trình vệ sinh tay ngoại khoa bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn.

v Sử dụng găng: Xem xét lại nguyên tắc sử dụng găng.

v Tổ chức KSNK:

[1] Người làm chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn: phải được đào tạo chương trình KSNK tối thiểu 3 tháng;

[2] Nhân viên chuyên trách khử khuẩn tiệt khuẩn phải có chứng chỉ về KKTK;

[3] Nâng cao vai trò của mạng lưới viên KSNK [hướng dẫn kiểm tra giám sát tuân thủ tại các khoa phòng, báo cáo phản hồi cho khoa KSNK].

Chủ Đề