Phiếu bài tập tiếng việt tuần 34 lớp 3 năm 2024

Bộ đề được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 34 sẽ giúp học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt của tuần 34. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 34

  1. Luyện đọc diễn cảm

Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu.

Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.

Có tiếng xì xào:

- Thế nghĩa là gì nhỉ?

- Nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi”.

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

- Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

[Cuộc họp của các chữ viết]

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1. Lý do của cuộc họp giữa các chữ viết là gì?

  1. Giúp đỡ Hoàng trong việc đặt dấu chấm câu.
  1. Giúp đỡ Hoàng trong việc viết đúng chính tả
  1. Giúp đỡ Hoàng trong việc viết chữ đẹp hơn.

Câu 2. Ai là người mở đầu cuộc họp?

  1. Dấu Chấm
  1. Dấu Phẩy
  1. Bác chữ A.

Câu 3. Dấu Chấm được giao nhiệm vụ gì?

  1. Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa.
  1. Dấu Chân cần nhắc Hoàng đặt dấu chấm đúng chỗ.
  1. Cả 2 đáp án trên

Câu 4. Ý nghĩa của câu chuyện?

  1. Vai trò của việc viết đúng chính tả
  1. Vai trò của dấu chấm câu.
  1. Cả 2 đáp án trên

II. Luyện tập

Câu 1. Điền l hoặc n?

  1. Chúng em đang ở trong …ớp học.
  1. Dãy …úi thật hùng vĩ.
  1. Hôm nay, em được đi viếng …ăng Bác.
  1. Xôi được nấu từ gạo …ếp.

Câu 2. Đặt câu với các từ lưu luyến, thư thái.

Câu 3. Kể lại một đoạn trong truyện Cóc kiện Trời.

Câu 4. Nêu lí do em thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Đáp án Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 34

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1. Lý do của cuộc họp giữa các chữ viết là gì?

  1. Giúp đỡ Hoàng trong việc đặt dấu chấm câu.

Câu 2. Ai là người mở đầu cuộc họp?

  1. Bác chữ A.

Câu 3. Dấu Chấm được giao nhiệm vụ gì?

  1. Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa.

Câu 4. Ý nghĩa của câu chuyện?

  1. Vai trò của dấu chấm câu.

II. Luyện tập

Câu 1. Điền l hoặc n?

  1. Chúng em đang ở trong lớp học.
  1. Dãy núi thật hùng vĩ.
  1. Hôm nay, em được đi viếng lăng Bác.
  1. Xôi được nấu từ gạo nếp.

Câu 2.

  • Bé Lan nhìn theo bố đầy lưu luyến.
  • Bây giờ, tôi cảm thấy rất thư thái.

Câu 3.

Sắp đặt mọi thứ xong, Cóc liền một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Sau đó, từ đâu có một chú Gà bay đến. Biết là do trời sai Gà đến trị tội, Cóc liền ra hiệu cho Cáo. Anh Cáo nhảy xổ tới cắn cổ Gà tha đi. Một lúc sau, Trời lại sai Chó ra bắt Cáo. Nhưng Chó vừa ra tới cửa thì đã bị Gấu quật chết. Lúc này, Trời tức lắm, sai Thần Sét ra trị anh Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét rất hùng hổ đi ra. Cóc liền ra hiệu cho tôi. Hiểu ý Cóc, Ong lao ra đốt Thần Sét túi bụi. Thần phải nhảy vào chum nước gần đóm thì lập tức bị anh Cua giơ càng ra kẹp làm thần đau điếng. Đến khi thần nhảy ra thì lại bị anh Cọp vồ lấy.

Câu 4.

- Mẫu 1: Em đã đọc truyện cổ tích Cây khế. Trong truyện, em thích nhất là nhân vật người em. Vì nhân vật này có những đức tính tốt đẹp. Người em vừa hiền lành, lại chăm chỉ. Quanh năm, người em luôn cố gắng làm lụng. Khi được chim thần trả ơn, người em không tham lam, chỉ lấy vừa đủ số vàng. Em đã học được bài học giá trị từ nhân vật người em.

- Mẫu 2: Nhân vật mà em yêu thích là Cô-li-a trong câu chuyện Bài tập làm văn. Có lần, cô giáo giao cho cả lớp đề văn: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”. Cô-li-a đã phải loay hoay một lúc mới có thể viết được một vài công việc đã giúp đỡ mẹ. Mấy hôm sau, mẹ đã nhờ Cô-li-a giặt quần áo giúp. Cậu chợt nhớ đến bài văn đã viết và đồng ý. Qua nhân vật này, em đã học được bài học ý nghĩa. Chúng ta cần biết sống tự lập, biết yêu thương và giúp đỡ cha mẹ nhiều hơn.

Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 34 là tài liệu mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 34.

Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 34

  1. Luyện đọc diễn cảm

Trời thu bận xanh Sông Hồng bận chảy Cái xe bận chạy Lịch bận tính ngày Con chim bận bay Cái hoa bận đỏ Cờ bận vẫy gió Chữ bận thành thơ Hạt bận vào mùa Than bận làm lửa.

Cô bận cấy lúa Chú bận đánh thù Mẹ bận hát ru Bà bận thổi nấu. Còn con bận bú Bận ngủ bận chơi Bận tập khóc cười Bận nhìn ánh sáng.

Mọi người đều bận Nên đời rộn vui Con vừa ra đời Biết chăng điều đó Mà đem vui nhỏ Góp vào đòi chung.

[Bận, SGK Tiếng Việt 3, tập 1]

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1. Tìm các từ chỉ hoạt động trong bài thơ.

Câu 2. Em bé trong bài thơ bận những việc gì?

Câu 3. Tìm hai câu có sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài thơ.

III. Luyện tập

Câu 1. Thi kể tên các quốc gia trên thế giới.

Câu 2. Đặt 1 câu cảm thán và 1 câu cầu khiến.

Câu 3. Viết về một người nổi tiếng.

Câu 4. Viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất.

Đáp án Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 34

II. Đọc hiểu văn bản

Câu 1. Các từ chỉ hoạt động trong bài thơ: chảy, chạy, tính, bay, vẫy, vào, thành, làm, cấy, đánh, thổi, nấu, hát, ru, bú, ngủ, chơi, khóc, cười, nhìn, ra, biết, đem, góp

Câu 2. Em bé trong bài thơ bận: bận bú, bận ngủ, bận chơi, bận tập khóc cười, bận nhìn ánh sáng.

Câu 3.

  • Cờ bận vẫy gió
  • Chữ bận thành thơ

III. Luyện tập

Câu 1. Tên các quốc gia trên thế giới: Việt Nam, Pháp, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Áo, Úc, Ấn Độ, Đức…

Câu 2.

  • Cô Hà mới xinh đẹp làm sao!
  • Cậu giúp tớ làm bài này nhé!

Câu 3.

Y Phương sinh năm 1948. Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày. Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Thơ của ông thường viết về những con người miền núi giản dị, chân thật.

Câu 4.

- Mẫu 1: Trong giờ Mĩ thuật, chúng em được học vẽ Trái Đất. Bức tranh của em là hình ảnh Trái Đất có gắn một vòi nước. Phía bên trái, một bàn tay đang hứng lấy những giọt nước chảy từ vòi. Phía trên cùng là dòng chữ “Hãy bảo vệ nguồn nước”. Bức tranh nhắc nhở con người cần bảo vệ tài nguyên nước. Em rất thích bức tranh của mình.

- Mẫu 2: Bức tranh “Trái Đất thân yêu” của bạn Nguyễn Minh Phương đã đạt giải nhất cuộc thi “Vẽ tranh về Trái Đất”. Trong bức tranh, bạn đã vẽ hình ảnh đôi bàn tay đang ôm lấy Trái Đất. Màu sắc nổi bật của bức tranh là màu xanh của cây cối, bầu trời, biển cả. Thiên nhiên trên Trái Đất thật đẹp đẽ. Bức tranh nhắc nhở con người phải bảo vệ rừng, tích cực trồng cây. Em rất thích bức tranh này.

Chủ Đề