Phan song o tre em la gi

Trẻ đi ngoài phân sống có thể gây ra tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động không được hiệu quả. Vậy nguyên nhân và các dấu hiệu của tình trạng này là gì? Hãy cùng theo dõi, bỏ túi cách xử lý phân sống ở trẻ sơ sinh trong bài viết sau.

  • Trẻ bị tiêu chảy nên ăn trái cây gì để mau lại sức?
  • Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? 9 gợi ý vàng cho mẹ

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống là gì?

Bé đi ngoài phân sống là tình trạng ăn gì đi đó. Khi làm xét nghiệm cặn dư của phân người ta sẽ thấy lượng lớn chất đạm, đường, tinh bột. Đây được coi là một trong những bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột. Tình trạng này nếu như không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần theo dõi sát sao, đưa bé đến viện thăm khám khi có các dấu hiệu lạ.

Phan song o tre em la gi
Tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đi ngoài phân sống

Phân sống ở trẻ sơ sinh là một trong những lý do khiến con còi xương, chậm lớn. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này.

Trẻ uống sữa công thức

Trường hợp mẹ bị thiếu sữa thì việc bổ sung sữa ngoài là sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, một số loại sữa như sữa bò, sữa dê lại chứa lượng đạm rất cao, thường là 3g/100kcal khiến cơ thể bé không hấp thụ được hết nên bị đi ngoài phân sống.

Trẻ ăn dặm sớm

Nhiều mẹ vì muốn con tăng cân nhanh hoặc không đủ sữa mà đã cho bé ăn dặm rất sớm. Chỉ 3-4 tháng bé đã ăn cháo, bột trong khi hệ thống tiêu hóa còn non, chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm cứng, lỏng ngoài sữa. Tình trạng này kéo dài khiến hệ tiêu hóa của con tổn thương, dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân sống.

Phan song o tre em la gi
Việc ăn dặm sớm có thể khiến con đi ngoài phân lỏng

Loạn khuẩn ruột

Vi khuẩn đại tràng quyết định phần lớn hình thái của phân. Vì vậy, khi hệ vi sinh bị mất cân bằng, số lượng lợi khuẩn giảm đi sẽ tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển và gây rối loạn chức năng tiêu hóa. Tình trạng này tiếp diễn chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng phân sống ở trẻ sơ sinh.

Dùng kháng sinh kéo dài

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ khi dùng kháng sinh kéo dài cũng sẽ xuất hiện tổn thương ở hệ tiêu hóa. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn làm chết lợi khuẩn trong ruột, khiến trẻ bị giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, ăn gì đi đó.

Trẻ sinh non, sinh mổ

Những trẻ sinh non hoặc là sinh mổ thường sẽ không có khả năng tiếp xúc đầy đủ với các lợi khuẩn đường ruột của mẹ như Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus,… Do đó các con thường sẽ bị mất cân bằng lợi khuẩn, hệ tiêu hóa hoạt động không được hiệu quả gây ra hiện tượng bé đi phân sống.

Trẻ mắc bệnh lý

Rất nhiều trường hợp trẻ đi phân sống khởi phát từ chức năng gan bị kém hoặc do tắc ống dẫn mật. Điều này khiến cho quá trình hấp thu dinh dưỡng bị cản trở, thức ăn không tiêu hóa hết và thải ra ngoài qua đường đại tiện.

Ngoài ra việc nhiễm vi khuẩn Hp do viêm dạ dày cũng là lý do khiến trẻ đi ngoài phân sống. Bệnh lý này thường có triệu chứng như đau âm ỉ, đi ngoài liên tục, người uể oải,…

Phan song o tre em la gi
Một vài bệnh lý cũng là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống

Môi trường sống không đảm bảo

Môi trường sống không được đảm bảo vệ sinh cũng là lý do gây ra tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, khi trẻ tiếp xúc với các vật nuôi, bàn ghế, nền nhà nhiễm khuẩn thường có thói quen đưa tay lên miệng. Điều này khiến cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường tiêu hóa, gây ra tiêu chảy, đi ngoài phân sống.

??? Xem nhiều hơn:

  • Chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi có hiệu quả?
  • Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
  • Top 5 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường gặp nhất

Dấu hiệu nhận biết tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh

Bé đi phân sống mẹ có thể dựa vào màu sắc, hình thái cũng như cấu trúc của phân để nhận biết tình trạng này. Cụ thể:

  • Phân không đóng thành khuôn. Lúc rắn, lúc sền sệt hoặc có những lúc nước riêng, phân riêng
  • Trong phân có lẫn chất nhầy, hạt lợn cợn, có bọt hoặc cả những đồ ăn chưa tiêu hóa hết
  • Phân sống thường có màu vàng ngả qua xanh giống như dưa cải
  • Phân sống của trẻ sơ sinh thường có mùi chua
  • Bé hay đau bụng, quấy khóc, đại tiện sau ăn và trên 3 lần một ngày

Trẻ sơ sinh đi phân sống kéo dài có nguy hiểm không?

Đi ngoài phân sống ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe con. Vào những ngày đầu bị bệnh, trẻ thường có các biểu hiện đầy bụng, chướng hơi nên thường bỏ bú khiến con mệt mỏi và bị sút cân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống ít hơn 3 lần/ ngày thì không đáng lo. Mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung điện giải cho con tình trạng này sẽ tự cải thiện.

Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì mẹ cần phải hết sức chú ý. Bởi nó có thể dẫn đến các hậu quả sau:

Phan song o tre em la gi
Trẻ suy dinh dưỡng do đi ngoài phân sống
  • Rối loạn tiêu hóa nặng: Hại khuẩn phát triển khiến cho chức năng tiêu hóa rối loạn. Từ đó dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài bé sẽ có thể tiêu chảy hoặc là táo bón
  • Tổn thương đường ruột: Việc để hại khuẩn phát triển mạnh mẽ còn sẽ gây ra tổn thương và viêm nhiễm ruột
  • Trẻ suy dinh dưỡng: Khi bị đi ngoài phân sống kéo dài niêm mạc đường ruột của bé sẽ bị tổn thương và giảm khả năng hấp thụ. Bé có biểu hiện như chậm tăng cân, suy dinh dưỡng,…
  • Giảm đề kháng: Không chỉ thế, việc bị loạn khuẩn đường ruột (đi ngoài phân sống) kéo dài còn khiến cơ thể mất khả năng sản sinh kháng thể, bé suy giảm đề kháng nghiêm trọng

Trẻ đi ngoài phân sống khi nào cần gặp bác sĩ?

Phân sống ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ cần đưa bé đến viện nếu có dấu hiệu bất thường dưới đây.

  • Bé đi ngoài phân sống kéo dài liên tục trong 3 tháng đầu và chậm tăng cân
  • Đi ngoài liên tục 4-5 lần/ ngày, phân chứa nhiều nước
  • Trẻ bị tiêu chảy cấp, ngày đi ngoài phân lỏng tới hơn 10 lần
  • Bé đi ngoài phân sống kéo dài kèm theo tình trạng biếng ăn, cơ thể mệt mỏi
  • Con có biểu hiện sốt và nôn ói

Giải pháp khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh

Phát hiện và xử lý sớm tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh sẽ giúp làm giảm tổn thương tại đường tiêu hóa. Dưới đây là những gợi ý mà mẹ có thể tham khảo áp dụng tại nhà.

Tăng số lần bú mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, đáp ứng nhu cầu của bé trong 6 tháng đầu. Loại sữa này chứa đầy đủ hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con như: đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng,… Không chỉ thế nó còn giúp bé tăng cường đề kháng, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Vì vậy việc tăng số lần bú mẹ cho bé là cách tốt nhất để bù lượng nước mất đi đồng thời tránh được biến chứng nguy hiểm như co giật, yếu cơ do mất nước.

Phan song o tre em la gi
Cho bé bú mẹ nhiều hơn

Bổ sung lợi khuẩn

Để cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống do loạn khuẩn ruột mẹ hãy bổ sung lợi khuẩn, thiết lập cân bằng vi sinh giúp con. Theo các chuyên gia lợi khuẩn khi được bổ sung sẽ giúp cơ thể tiết ra enzym tiêu hóa như lactase, protase để bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng, cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống. Chưa kể, nó còn giúp con nâng cao đề kháng, ngăn chặn hại khuẩn phát triển, gây hại.

Thiết lập chế độ ăn uống của mẹ hợp lý

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh mẹ còn cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý. Cụ thể:

  • Tránh ăn thức ăn cay, nóng, đồ tái hoặc sống
  • Hạn chế dùng nước có cồn hoặc gas
  • Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất từ hoa quả, rau xanh
  • Bổ sung 1 hộp sữa chua mỗi ngày

Trẻ đi phân sống cần bổ sung gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò lớn trong việc điều trị, phục hồi tình trạng đi ngoài của con. Do đó cha mẹ cần phải chú ý một số vấn đề như sau:

Trẻ đi ngoài phân sống nên ăn gì?

  • Các thức ăn mềm, dễ tiêu đảm bảo dinh dưỡng như rau củ, cháo thịt
  • Cho trẻ ăn thêm sữa chua để bổ sung các lợi khuẩn
  • Bổ sung nước, nhất là nước hoa quả để tránh bị mất điện giải
  • Bên cạnh đó mẹ cần nấu chín thức ăn, tránh bị nhiễm khuẩn cho bé

Trẻ đi ngoài phân sống kiêng ăn gì?

  • Đồ cứng, khó tiêu
  • Thực phẩm nhiều dầu
  • Thực phẩm tanh sống như tôm, cua, cá
  • Các loại bánh kẹo, nước giải khát có gas hoặc cồn

Tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con. Vì vậy khi bé có dấu hiệu lạ mẹ hãy đưa con tới gặp bác sĩ để được thăm khám, cứu chữa kịp thời.

Nên đọc thêm:

  1. Uống Probiotic lúc nào? Cách uống Probiotic đúng chuẩn
  2. 7 mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh tại nhà
  3. Trẻ bị đầy hơi chướng bụng nên ăn gì, không nên ăn gì?