Ốp là gì trong lặng lẽ sa pa

Xác định lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp.

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta vào việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có nhân vật chính là anh thanh niên. Đọc truyện ngắn trên, có câu hỏi được đặt ra là: ”Trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?”. Trước tiên, chúng ta phải hiểu “hoàn cảnh ấy” là hoàn cảnh như thế nào? Đó là phải sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cây cỏ và mây mù, để làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Công việc hàng ngày của anh là ghi chép số liệu, tính toán, báo cáo về dưới xuôi bốn lần tại bốn thời điểm: 1 giờ, 4 giờ, 11 giờ, 19 giờ, còn gọi là bốn giờ ốp, dù điều kiện khắc nghiệt nhất như ốp lúc 1 giờ sáng những đêm có mưa tuyết cũng không được bỏ. Đây quả thực là một công việc vất vả, buồn chán, là một thử thách lớn đối với tất cả mọi người, đặc biệt là lứa tuối như anh thanh niên vốn năng động. Nhưng dù có khó khăn, gian khổ đến mức nào đi nữa thì anh thanh niên vẫn có thể vượt lên trên hoàn cảnh và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có lẽ, anh có thể vượt qua những khó khăn này thì chắc chắn đó chính là tình yêu, niềm say mê với công việc của anh. Nhưng chưa phải là tất cả, đó còn là do anh có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc đối với con người và anh còn xác đinh rõ sự đóng góp của cá nhân đối với tập thể, xã hội như: ”Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là một đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu còn gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”. Phải chăng, cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tủi như người khác nghĩ mà anh đã tìm được niềm vui trong công việc: Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần giúp không quân ta hạ được máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình thật hạnh phúc. Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà anh còn sống rất yêu đời, bởi anh biết sắp xếp, tổ chức cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật chủ động, ngăn nắp, khoa học: đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, tự học,… Như vậy, bằng rất nhiều những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất hay và chọn lọc, Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc xây dựng hình tượng một anh thanh niên dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhưng vẫn luôn yêu đời, hoàn thành tốt nhiệm vụ, là tấm gương hoàn hảo cho giới trẻ Việt Nam trong quá khứ, hiện tại hay tương lai về sau.

Nội dung chính Show

  • I. Hướng dẫn cảm nhận nhân vật anh thanh niên, lập dàn ý, sơ đồ tư duy và tuyển tập những bài văn hay nêu suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa.

    Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có nhân vật chính là anh thanh niên. Trong truyện ngắn này, nhân vật anh thanh niên không có tên, chỉ được giới thiệu rằng anh tuy mới 27 tuổi nhưng lại chịu sống một mình trên đỉnh Yên Sơn Cao 2600 mét so với mực nước biển, quanh năm chỉ có mây mù và cây cỏ để làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Mỗi ngày anh phải ghi chép số liệu, tính toán và báo về dưới xuôi 4 lần : 1 giờ, 4 giờ, 11 giờ, 19 giờ, gọi là các giờ ốp, và theo anh đánh giá thì gian khổ nhất là ốp lúc 1 giờ vào những đêm có mưa tuyết. Đây là một công việc vất vả, buồn chán và đặc biệt là rất cô đơn, nhưng dù có vất vả, gian khổ thế nào thì vẫn kiên trì ở đây hơn 4 năm rồi và chưa từng bỏ một giờ ốp nào. Điều này chứng tỏ anh là một người rất yêu công việc và có tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài phẩm chất này anh còn có nhiều phẩm chất khác: khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi, đọc sách, giàu tình cảm, chu đáo, cởi mở,… Hơn thế nữa, ta còn thấy ở anh những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc đối với con người và anh còn xác đinh rõ sự đóng góp của cá nhân đối với tập thể, xã hội như: ”Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là một đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu còn gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.” hay anh cảm thấy thật hạnh phúc khi biết một lần nhờ anh phát hiện kịp thời một đám mây khô mà không quân ta bắn rơi được nhiều máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng . Không chỉ vậy mà anh còn có nếp sống đẹp, đáng cho chúng ta noi theo, đó là anh biết sắp xếp, tổ chức cuộc sống của anh trên trạm khí tượng thật ngăn nắp, khoa học ,chủ động: đọc sách, trồng hoa, nuôi gà, tự học,… Ở người thanh niên ấy còn có những hành động sống đẹp. Đó là sự cởi mở, chân thành, luôn quan tâm tới người khác: anh gửi gói tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ, mời bác lái xe và ông họa sĩ già uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi. Phải chăng trong truyện ngắn này, tác giả không đặt cho nhân vật anh thanh niên một cái tên cụ thể bởi anh chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam với nhiều phẩm chất tốt đẹp, sống có lý tưởng, biết lm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, hy sinh tuổi trẻ, cống hiến cho đất nước.

    Advertisement

    Partager :

    • Twitter
    • Facebook

    Thích bài này:

    Thích Đang tải...

    Ốp Trong bài Lặng lẽ Sa Pa nghĩa là gì?

    Giờ ốp là thuật ngữ, từ chuyên ngành trong công việc liên quan đến khí tượng. Đó 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối, 1 giờ sáng, khi anh thanh niên tiến hành lấy số liệu ở các máy: đo mua, nhiệt quang kế, Vin,... để báo cáo lại.

    Giờ đi ốp của anh thanh niên là gì?

    Mỗi ngày anh phải ghi chép số liệu, tính toán và báo về dưới xuôi 4 lần : 1 giờ, 4 giờ, 11 giờ, 19 giờ, gọi các giờ ốp, và theo anh đánh giá thì gian khổ nhất là ốp lúc 1 giờ vào những đêm có mưa tuyết.

    Công việc của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa là gì?

    Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng, giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.

    Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa bao nhiêu tuổi?

    Trong số các nhân vật ấy, anh thanh niên làm công tác khí tượng ở Sa Pa gây một cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người đọc. Là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, cái tuổi sôi nổi yêu đời ham hoạt động, anh đã tự nguyện nhân công tác một mình ở đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét.