Ông trạng nồi là ai

a] Điền vào chỗ trống s hay x ?

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ …íu

Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi – chạm vào …ức nóng.

Mạch đất ta dồi dào …ức …ống

Nên nhành cây cũng thắp …áng quê hương.

b] Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?

Ông Trạng Nồi

          Ngày xưa có một học trò nghèo nôi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuơ hàn vi, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.

Hàn vi: nghèo và không có địa vị gì.

a] Điền vào chỗ trống s hay x ?

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Trỏ lối sang mùa hè

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu

Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng.

Mạch đất ta dồi dào sức sống

Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.

                                                  PHẠM TIẾN DUẬT

 

b] Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?

Ông Trạng Nồi

          Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.

Hàn vi: nghèo và không có địa vị gì.

ÔNG TRẠNG NỒI

          Thuở xưa, có một chàng trai nhà nghèo lắm, hằng ngày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học. Chàng rất thông minh và ham học.

          Năm ấy, nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài. Chàng học trò nghèo kia ngày đêm miệt mài đèn sách , nhiều bữa quên ăn. Thường đến bữa cơm, chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong, là chạy sang muợn nồi ngay. Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi trước khi đem trả.

        Ngày thi đến. Chàng ung dung đến trường thi. Ngày yết bản, tên chàng được xếp đầu bản vàng, chàng đỗ Trạng Nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho quan trạng và các vị đỗ đạt . Tiệc xong, nhà vua vời quan trạng đến phán hỏi:– Nay nhà ngươi đã đỗ Trạng Nguyên, tiếng tăm lừng lẫy, ta muốn giữ lại đây để phò vua giúp nước . Trước khi nhà ngươi nhận việc, ta cho phép về tạ ơn tổ tiên, thăm làng xóm họ hàng. Ta muốn ban thưởng cho nhà ngươi một số vật báu, cho phép nhà ngươi chọn lấy.         Nhà vua và các quan rất đổi ngạc nhiên khi quan trạng tâu lên:– Tâu bệ hạ ! Thần chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ .

         Hôm sau, quan trạng lên đường về thăm quê mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng nhà vua ban 

          Tin người học trò nghèo đỗ Trạng Nguyên bay về làng làm nức lòng mọi người. Dân làng treo cờ, kết hoa, nổi chiêng trống đón quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ.         Về đến đầu làng, quan trạng xuống kiệu, chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi tay cầm chiếc nồi đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia. Dân làng lũ lượt đi theo. Thấy quan trạng đến, chủ nhà vội vàng ra chào đón. Quan trạng nói :– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.        Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng vừa bối rối, nghĩ thầm: ” Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế !” Dân làng cũng nghĩ như vậy. Như đoán biết ý nghĩ mọi người, quan trạng mĩm cười, thong thả nói:

– Hồi đó vì nghèo, trong thời gian ôn thi, tôi không có thì giờ đi kiếm gạo, nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đỗ đạt rồi, tôi có chút quà mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì !

          Chủ nhà và dân làng nghe nói, rất xúc động và cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.

          Ông Trạng Nguyên trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch , một người nổi tiếng thời trước của nước ta.

Ông Trạng Nồi Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt. Hàn vi : nghèo và không có địa vị gì.

#ÔngTrạngNồi #Lớp4 #7T7

Thuở xưa, có một chàng trai nhà nghèo lắm, hằng ngày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học. Chàng rất thông minh và ham học.

Năm ấy, nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài.Chàng học trò nghèo kia ngày đêm miệt mài đèn sách, nhiều bữa quên ăn. Thường đến bữa cơm, chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong, là chạy sang mượn nồi ngay. Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi trước khi đem trả.

Ngày thi đến. Chàng ung dung đến trường thi. Ngày yết bảng[2] tên chàng được xếp đầu bảng vàng[3] chàng đỗ Trạng nguyên[4]. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho quan trạng và các vị đỗ đạt. Tiệc xong, nhà vua mời quan trạng đến phán hỏi :

  • Nay nhà ngươi đã đỗ Trạng nguyên, tiếng tăm lừng lẫy, ta muốn giữ lại đây để phò vua[5] giúp nước. Trước khi nhà ngươi nhận việc, ta cho phép về tạ ơn tổ tiên[6] thăm làng xóm họ hàng. Ta muốn ban thưởng cho nhà ngươi một số vật báu, cho phép nhà ngươi chọn lấy.

Nhà vua và các quan rất đỗi ngạc nhiên khi quan trạng tâu[7] lên :

  • Tâu bệ hạ Thần chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ.

Hôm sau, quan trạng lên đường về thăm quê mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng nhà vua ban.

Tin người học trò nghèo đỗ Trạng nguyên bay về làng làm nức lòng mọi người. Dân làng treo cờ, kết hoa, nổi chiêng trống đón quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ.

Về đến đầu làng, quan trạng xuống kiệu[10] chào hỏi, cảm ơn dân làng, rồi tay cầm chiếc nồi đi thắng đến nhà ông hàng xóm trước kia. Dân làng lũ lượt đi theo. Thấy quan trạng đến, chủ nhà vội vàng ra chào đón. Quan trạng nói :

  • Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.

Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng vừa bối rối, nghĩ thầm : “Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!” Dân làng cũng nghĩ như vậy. Như đoán biết ý nghĩ mọi người, quan trạng mỉm cười, thong thả nói :

  • Hồi đó vì nghèo, trong thời gian ổn thi, tôi không có thì giờ đi kiếm gạo, nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đỗ đạt rồi, tôi có chút quà mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì !

Chủ nhà và dân làng nghe nói, rất xúc động và cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.

Ông Trạng nguyên trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người nổi tiếng thời trước của nước ta.

Theo Truyện đọc 2, NXB Giáo dục, 1994

Chú giải

  1. Nhân tài : người có tài năng giỏi giang, xuất sắc.
  2. Yết bảng : công bố bảng ghi tên những người thi đỗ.
  3. Hảng vàng : bảng ghi tên những người vinh dự đỗ cao.
  4. Trạng nguyên : danh hiệu dành cho người đỗ đầu trong khoa thi ỏ kinh đô do nhà vua tô chức.
  5. Phò vua : giúp vua.
  6. Tạ ơn tổ tiên : ý nói việc làm lễ cúng tổ tiên để tỏ lòng biết ơn.
  7. Tâu : nói với vua.
  8. Bệ hạ : từ chỉ nhà vua [khi các quan xưng hô với vua].
  9. Thần : từ chỉ các quan khi tự xưng với vua.
  10. Kiệu : ghế ngồi có mui che, được nhiều người khiêng, dùng để vua quan thời xưa đi lại từ nơi này đến nơi khác.

Ý nghĩa

Truyện đề cao tấm gương hiếu học và tình nghĩa thuỷ chung của ông Tô Tịch – một người nổi tiếng học giỏi, đỗ cao ở nước ta thời xưa.

Câu hỏi gợi ý

  1. Để có sức ôn thi, anh học trò nghèo đã làm cách nào cho đỡ đói ?
  2. Khi đạt kết quả cao nhất trong kì thi, anh được nhà vua ban thưởng thế nào ?
  3. Nhà vua và các quan ngạc nhiên khi anh xin điều gì ?
  4. Trở về làng, anh đã làm việc gì đầu tiên ? Thái độ của mọi người đối với anh ra sao ?

Video liên quan

Chủ Đề