Ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn văn

Môn Ngữ Văn chọn Học sinh giỏi Quốc gia năm học 2021-2022 vừa được tổ chức vào sáng 4/3. Đề thi có 2 câu về Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học trong thời gian 180 phút làm bài. 

'Một hòn đá không thể sử dụng để xây bậc lên xuống, không làm được điêu khắc hay là vật để vò, giặt quần áo. Nhưng đó là hòn đá rơi từ vũ trụ xuống đã mấy trăm năm. Nó vô giá trị trong đời sống thường ngày nhưng quý giá với nhà khoa học'. Đó là vấn đề được nêu trong câu nghị luận xã hội để yêu cầu học sinh bày tỏ ý kiến.

Cùng với đó, câu nghị luận văn học đặt ra vấn đề giá trị của văn học 'dẫn dắt con người vượt lên giá trị nhất thời, vươn tới các giá trị bền vững'.

Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm học 2021-2022.

Tuy nhiên, ngay sau khi đề thi được chia sẻ đã nhận được nhiều ý kiến từ học sinh và giáo viên trên các diễn đàn. Đa số mọi người cho rằng đề thi này không mới, thậm chí lối mòn.

Một số giáo viên có kinh nghiệm trong dạy học sinh năng khiếu môn Văn cho rằng đây là một đề thi an toàn và có phần cũ kỹ về cách đặt vấn đề.

Theo báo Dân trí, cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà, giáo viên Văn từng ôn luyện cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi đánh giá, thông điệp đặt ra trong đề thi nhân văn, nhưng đây là một đề thi chưa có đột phá, quen thuộc và thực sự đây là đề thi 'dễ thở' với thí sinh.

Theo cô Hà, những thí sinh tham dự kì thi mang tầm cỡ quốc gia như vậy nếu được tiếp cận những ngữ liệu mới, mức độ khó hơn, cập nhật hơn thì các thí sinh sẽ phát huy hết được điểm mạnh, tư duy đột phá sáng tạo của mình.

Một giáo viên dạy Văn của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ, đây là một đề Văn không có gì quá ấn tượng. Cô cũng như các giáo viên mong muốn đề thi ở tầm cỡ quốc gia nên có yêu cầu cao hơn, đặt ra những vấn đề mới mẻ hơn, cập nhật hơn, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh hơn. Điều đó sẽ khiến cho học sinh viết say chứ không chỉ dừng ở viết hay.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng với một đề mở, học sinh hoàn toàn có thể đặt vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau: khen, chê, đồng tình, ủng hộ để có những sự 'nhận diện giá trị' khác nhau phù hợp với thời cuộc theo quan điểm cá nhân.

Các thầy cô, giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn trên khắp cả nước đang mong chờ, hi vọng đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm sau sẽ 'chất' hơn, thuyết phục hơn và đột phá hơn.

Ngày 4/3, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022 bắt đầu với hơn 4.600 học sinh tham gia, diễn ra trong 2 ngày với 12 môn thi, gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.

Do dịch Covid-19 nên kỳ thi đã lùi thời gian so với các năm trước và không tổ chức thi phần thực hành, mà chỉ làm bài thi viết. Riêng môn Tin học tổ chức thi lập trình trên máy tính.

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn văn

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn văn

KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA Môn: Văn [vòng 1] LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2016 – 2017Nếu tôi có hai cái bánh mì thì tôi sẽ bán đi một cái để mua hoa hồng, bởi vì tâm hồn tôi cũng cần ăn uống”.Nghệ thuật là lời nói dối giúp chúng ta nhận ra chân lí

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH


ĐỀ CHÍNH THỨC
[Khóa thi ngày 14/9/2016]
Thời gian làm bài: 180 phút [không kể giao đề]
Câu 1: [8,0 điểm]Ngạn ngữ Ả Rập có câu: “Nếu tôi có hai cái bánh mì thì tôi sẽ bán đi một cái để mua hoa hồng, bởi vì tâm hồn tôi cũng cần ăn uống”.Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu ngạn ngữ trên.

Câu 2: [12,0 điểm]

“Nghệ thuật là lời nói dối giúp chúng ta nhận ra chân lí” [Picasso].Bằng những hiểu biết về văn học, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA


QUẢNG BÌNH LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2016 – 2017
[Khóa thi ngày 14/9/2016]
Môn: Văn [vòng 1]
HƯỚNG DẪN CHUNG– Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.– Những nội dung để trong dấu ngoặc vuông chủ yếu chỉ có tính gợi ý, không buộc học sinh phải trình bày tương tự; giám khảo cần linh động khi vận dụng đáp án.

– Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,25; 0,5; 0,75; … đến tối đa là 20.


Câu 1 [8,0 điểm]
I. Yêu cầu về kĩ năng– Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp lí.– Hệ thống ý [luận điểm] rõ ràng và được triển khai tốt.– Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung[Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách]

Nội dung yêu cầu


1. Giải thích được nội dung của câu ngạn ngữ: – Bánh mì và hoa hồng là hai hình ảnh để chỉ những giá trị khác nhau trong đời sống: vật chất và tinh thần. Đây là hai nhu cầu cơ bản của con người để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống của mình.– Câu ngạn ngữ xác định rõ mối tương quan giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần: cuộc sống phải hài hòa giữa hai nhu cầu, không đợi đến dư thừa về vật chất mới nghĩ đến tâm hồn.

2. Đánh giá về câu ngạn ngữ: [Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau]:

– Muốn tồn tại, con người phải cần đến những sản phẩm vật chất [lương thực, thực phẩm, các phương tiện sinh hoạt…]. Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu vật chất ngày càng nâng cao. Nhu cầu về vật chất là một nhu cầu chính đáng của con người.– Bên cạnh thể xác, con người còn có tâm hồn và tâm hồn con người cũng cần được chăm sóc nuôi dưỡng bằng các sản phẩm tinh thần [văn học, âm nhạc, hội họa…]. Nhu cầu tinh thần làm cho đời sống con người trở nên phong phú và đẹp đẽ.– Hài hòa giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần là một tư tưởng đúng đắn, đảm bảo sự cân bằng cuộc sống của con người.– Quan niệm này đối lập với quan niệm lệch lạc đề cao vật chất mà xem nhẹ đời sống tinh thần, và cũng khác xa với quan niệm coi những nhu cầu vật chất là tầm thường, chỉ có những nhu cầu tinh thần mới là cao quý.

3. Mở rộng nâng cao:

– Trong xã hội hiện đại, khi khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, tiện nghi sinh hoạt lên ngôi, con người càng phải cần biết cân bằng giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.– Việc hưởng thụ những nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần phải song hành với hoạt động sáng tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần. Vì vậy, xã hội cần có những ghi nhận đúng đắn đối với những sản phẩm [vật chất và tinh thần] do con người sáng tạo ra.

Câu 2 [12,0 điểm]


I. Yêu cầu về kĩ năng– Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày hợp lí.– Hệ thống ý [luận điểm] rõ ràng và được triển khai tốt; dẫn chứng phù hợp.– Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp

II. Yêu cầu về nội dung

[Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách]

1. Hiểu và giải thích được nội dung câu nói:

– Lời nói dối được hiểu là sự hư cấu tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật [ Nhà văn có thể bớt đi hay thêm vào, nhấn mạnh hay làm lu mờ đi, hoặc hoàn toàn sáng tạo ra một chi tiết, một tình huống, một nhân vật nào đó phục vụ cho ý tưởng sáng tạo của mình].– Chân lí là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của hiện thực một cách đúng đắn, chính xác, thể hiện được bản chất của đời sống.– Nội dung câu nói: câu nói đề cập đến đặc trưng cơ bản nhất của sáng tạo nghệ thuật: người nghệ sĩ phải bằng tưởng tượng hư cấu để phản ánh hiện thực đời sống.

2. Vận dụng kiến thức lí luận văn học và tác phẩm văn học để khẳng định và đánh giá vấn đề:

– Văn học bao giờ cũng phản ánh hiện thực. Chức năng của văn học là giúp người đọc nhận ra chân lí đời sống.– Tuy nhiên, văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng. Hình tượng chính là sự nhào nặn đời sống một cách sáng tạo, thông qua trí tưởng tượng phong phú và thế giới cảm xúc của nhà văn. Vì vậy, hư cấu tưởng tượng là yêu cầu tất yếu của quá trình sáng tác.– Nói đến hư cấu tưởng tượng trong tác phẩm văn học là thừa nhận tính không đồng nhất giữa sự thật đã từng tồn tại trong đời sống thực và các chi tiết, sự kiện đó được phản ánh vào trong tác phẩm văn học nghệ thuật.– Hư cấu tưởng tượng giúp nhà văn phản ánh hiện thực một cách sống động, vừa cụ thể vừa khái quát và có khả năng tác động đến người đọc một cách sâu sắc, ám ảnh, mãnh liệt hơn chính cả hiện thực đời sống.

3. Mở rộng nâng cao vấn đề:

– Nếu các chi tiết trong tác phẩm văn học được phản ánh trung thực gần như sao chép sự thật đã và đang xảy ra trong đời sống thực thì cùng lắm đấy chỉ là một cuốn biên niên sử, chứ không thể là một tác phẩm văn học nghệ thuật.– Hư cấu tưởng tượng nếu bị lạm dụng quá đà, rời xa hiện thực sẽ dễ đi vào con đường hoặc tô hồng hiện thực, hoặc bóp méo hiện thực, hoặc xuyên tạc hiện thực. Khi đó, tác phẩm văn học sẽ không thể chứa đựng chân lí đời sống.– Hư cấu tưởng tượng là tư chất cần thiết của người nghệ sĩ.– Nhà văn phải có vốn sống phong phú, dồi dào, sâu sắc thì sự hư cấu tưởng tượng của nhà văn trong tác phẩm mới có khả năng chứa đựng chân lí đời sống.* Lưu ý: Trong quá trình bình luận, học sinh biết cách chọn dẫn chứng và phân tích hợp lý để chứng minh cho lập luận của mình [học sinh có thể chọn một hoặc nhiều tác phẩm ].

Xem thêm :

  1. Bộ đề thi học sinh giỏi môn Văn
  2. Bộ đề Nghị luận xã hội

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề