Nồng độ cồn phạt bao nhiêu 2023 năm 2024

Ngày 30/12/2019 của Chính Phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Các mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn được quy định cụ thể như sau:

1. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác.

Theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng

Theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

2. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Theo quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm đ, khoàn 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

Theo quy định tại điểm c, khoản 7 và điểm e, khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

Theo quy định tại điểm e, khoản 8 và điểm g, khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

3. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng.

Theo quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm d, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 10 tháng đến 12 tháng.

Theo quy định tại điểm b, khoản 7 và điểm đ, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 16 tháng đến 18 tháng;

Theo quy định tại điểm a, khoản 10 và điểm h, khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Những cuộc vui bên gia đình, bạn bè ngày Tết sẽ khó tránh khỏi lời mời uống rượu bia, chúc tụng. Tuy nhiên, đã uống rượu, bia thì không lái xe, bởi điều khiển phương tiện lúc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và sẽ bị xử phạt.

Hiện nay, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy đã ở mức rất cao. Không chỉ vậy, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe [GPLX], theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi tại Nghị định 123/2021-NĐ-CP], cụ thể như sau:

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 80.000 đồng cho đến 100.000 đồng [Điểm q Khoản 1 Điều 8].

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 300.000 đồng cho đến 400.000 đồng [Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP].

Nhiều chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn được tổ chức trong dịp Tết Nguyên Đán 2023 nhằm đảm bảo an toàn giao thông [Ảnh: Nguyễn Hải].

- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng [Điểm a Khoản 10 Điều 5]; tước GPLX từ 22 - 24 tháng [Điểm h Khoản 11 Điều 5].

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt 2023?

Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất năm 2023, theo nghị định 100/2019/NĐ-CP với người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở, mức phạt cao nhất sẽ bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Nồng độ cồn 0 25 mức phạt bao nhiêu?

Như vậy, bạn điều khiển xe máy mà trong mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0.25 mg/1l khí thở thì có thể bị phạt từ 2 triệu đến 3 triệu. Bên cạnh đó, sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 10 đến 12 tháng. Do đó, cảnh sát giao thông phạt bạn với số tiền 2.5 triệu là có cơ sở.

Mức phạt nồng độ cồn 2024 phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. Như vậy, mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông trong dịp Tết Nguyên đán 2024 tùy thuộc vào loại phương tiện và mức độ vi phạm.

Nồng độ cồn 0 22 phạt bao nhiêu?

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường, nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1 lít khí thở, sẽ phải chịu mức phạt tiền trong khoảng từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.

Chủ Đề