Nhóm máu a có thể nhận được nhóm máu nào năm 2024

Nhóm máu của chúng ta không giống nhau, được phân thành 8 nhóm theo hệ thống nhóm máu ABO và Rh. Nhóm máu giữ vai trò rất quan trọng trong y học để đảm bảo việc truyền máu diễn ra an toàn và hiệu quả.

Máu được tạo thành từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong một chất lỏng gọi là huyết tương.

Tính đến năm 2019, Hội Truyền máu Quốc tế đã công nhận 39 hệ nhóm máu. Trong đó ABO và Rh là hai hệ nhóm máu quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền máu, cùng với nhau tạo thành 8 nhóm máu cơ bản: A+, A-, B+, B-, O+, O-, AB+, AB-.

Nhóm máu được xác định bởi các kháng nguyên và kháng thể trong máu.

- Kháng nguyên được hiểu đơn giản là bất kỳ loại phân tử nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng, được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào hồng cầu.

- Kháng thể là các protein được tìm thấy trong huyết tương. Chúng là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn và virus .

2. Hệ thống nhóm máu ABO

8 nhóm máu phổ biến theo hệ ABO và Rh

Kể từ năm 1900, nhà khoa học người Áo Karl Landsteiner khám phá ra nhóm máu ABO đã có tác động lớn đến khoa học pháp y và phẫu thuật. Năm 1902, học trò của ông đã phát hiện ra nhóm máu chính thứ 4 – AB. Cụ thể:

- Nhóm máu A: Có kháng nguyên A trên hồng cầu [và kháng thể kháng B trong huyết tương].

- Nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên hồng cầu [và kháng thể kháng A trong huyết tương].

- Nhóm máu AB: Có cả kháng nguyên A và B trên hồng cầu [nhưng không có kháng thể kháng A và B trong huyết tương].

- Nhóm máu O: Không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu [nhưng có cả kháng thể kháng A và B trong huyết tương].

Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, tỷ lệ nhóm máu tại Việt Nam khoảng: 45% nhóm máu O, 30% nhóm máu B, 20% nhóm máu A và 5% nhóm máu AB.

3. Hệ thống nhóm máu Rhesus

Hệ nhóm máu Rh quan trọng bên cạnh nhóm ABO

Cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940, Karl Landsteiner và cộng sự đã tìm ra yếu tố Rh khi nghiên cứu khỉ Macacus Rhesus. Từ đó, hệ Rh trở thành hệ thống nhóm máu quan trọng thứ hai bên cạnh ABO.

Hệ Rh được xác định bằng sự hiện diện của kháng nguyên D trong tế bào hồng cầu gọi là Rh+ [Rhesus D dương], hoặc không có sự hiện diện của kháng nguyên D gọi là Rh- [Rhesus D âm].

Tùy theo mỗi nước sẽ có tỷ lệ số người mang nhóm máu Rh+ và Rh- khác nhau. Ở Việt Nam, hầu hết mọi người mang nhóm máu Rh+, ít hơn 0,1% người mang nhóm Rh- [A-,B-,AB-,O-].

Sự ra đời của yếu tố Rh đã giúp các nhà nghiên cứu giải thích được bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh [thalassemia] – một tình trạng kháng thể của người mẹ tấn công tế bào máu của em bé.

4. Nguyên tắc truyền máu

Người có nhóm máu O:

- Chỉ nhận được nhóm máu O.

- Có thể truyền cho người có nhóm máu A, B, AB, O.

Người có nhóm máu A:

- Có thể nhận được nhóm máu A, O.

- Có thể truyền cho người có nhóm máu A, AB.

Người có nhóm máu B:

- Có thể nhận được nhóm máu B, O.

- Có thể truyền cho người có nhóm máu B, AB.

Người có nhóm máu AB:

- Có thể nhận được nhóm máu A, B, AB, O.

- Chỉ truyền được cho người có nhóm máu AB.

Ngoài ra, người có yếu tố Rh- chỉ có thể nhận máu Rh-, người có yếu tố Rh+ có thể nhận được cả máu Rh+ và Rh-.

5. Điều gì xảy ra nếu truyền nhầm nhóm máu

Truyền nhầm nhóm máu sẽ gây ra kết quả rất tồi tệ, có thể dẫn một loạt các phản ứng bao gồm sốc nặng và tử vong nhanh chóng.

Việc xác định nhóm máu rất quan trọng ở phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ mang nhóm máu Rh- lấy chồng có nhóm máu Rh+ thì cần được theo dõi chặt chẽ khi có thai. Trong trường hợp em bé mang nhóm máu Rh+ trái ngược với người mẹ thì cần dùng thuốc dự phòng sớm để đảm bảo tính mạng cho con.

Người có nhóm máu Rh- sẽ gặp nguy hiểm khi truyền máu Rh+ vào cơ thể. Do đó, những người mang yếu tố Rh- nên lưu ý nhóm máu của mình.

6. Lưu ý cho người có nhóm máu hiếm Rh-

- Bạn và người thân nên xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu của mình.

- Hãy thông báo nhóm máu Rh- của mình cho cơ sở y tế, nhất là khi cần truyền máu.

- Phụ nữ mang nhóm máu Rh- khi mang thai cần theo dõi chặt chẽ.

- Nhóm máu Rh- là nhóm máu hiếm không phải lúc nào cũng có sẵn tại cơ sở y tế. Bạn nên tham gia câu lạc bộ nhóm máu hiếm để được tư vấn và hỗ trợ nhau khi cần truyền máu.

Nhiều người trong chúng ta vẫn biết rằng nhóm máu AB là một nhóm máu hiếm. Vậy người mang nhóm máu này có bí mật gì không, có điều gì thú vị về tính cách không? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn những bí mật nhóm máu AB rất dễ gây ngỡ ngàng.

1. Vì sao AB là nhóm máu hiếm?

Hệ thống nhóm máu trong đó có nhóm máu AB chịu sự quy định của di truyền và yếu tố gen theo quy luật Mendel. Điều đó có nghĩa là dù bạn thuộc nhóm máu nào thì đó cũng là sự thừa hưởng gen từ bố và mẹ. Người có nhóm máu AB tức là bố mẹ sẽ có nhóm máu: AB-AB, A-B, AB-B, AB-A.

AB là nhóm máu hiếm trên toàn thế giới

Không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới nhóm máu AB được xem là nhóm máu hiếm. Định luật di truyền chỉ ra rằng, người mang nhóm máu AB bắt buộc phải thừa hưởng đồng thời cả gen A và gen B từ bố mẹ mình.

Vấn đề là, dựa trên số lượng những người mang nhóm máu A và nhóm máu B trong quần thể dân số thì so với các trường hợp khác, tỷ lệ kết hợp để tạo thành nhóm máu AB là rất thấp. Đây chính là lý do nhóm máu này nằm trong danh sách hiếm trên toàn thế giới.

2. Quy tắc nhận - truyền máu của nhóm máu AB

Bí mật nhóm máu AB đầu tiên phải kể đến quy tắc truyền và nhận máu. Trong truyền máu, quy tắc áp dụng là:

- Ưu tiên truyền máu cùng nhóm. Nếu không có cùng nhóm thì sẽ truyền khác nhóm dựa trên nguyên tắc:

+ Nhóm máu A nhận được máu của nhóm O hoặc A.

+ Nhóm máu B nhận được máu của nhóm O hoặc B.

+ Nhóm máu O chỉ nhận được máu của người cùng nhóm máu O.

+ Nhóm máu AB nhận được máu của mọi nhóm máu. Tuy nhiên, do nhóm máu này có cả hai kháng nguyên tế bào hồng cầu loại AB nên người mang nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu được cho người cùng nhóm máu với mình.

Như vậy, nếu rơi vào tình huống cần máu để truyền thì người có nhóm máu AB sẽ có thể nhận được nguồn máu từ mọi nhóm máu nhưng người nhận phải nằm trong nhóm máu AB Rh+. Trường hợp người nhận máu có nhóm máu AB Rh- họ chỉ được nhận máu của người cũng mang nhóm máu AB Rh-. Nếu mang nhóm máu AB Rh- mà nhận máu của người mang nhóm AB Rh+ thì rất dễ bị tai biến nguy hiểm.

Đây chính là bí mật nhóm máu AB cần lưu tâm đầu tiên để đảm bảo thực hiện đúng quy tắc truyền máu. Điều này giúp đảm bảo an toàn và ngăn ngừa được những tai biến không đáng có trong truyền máu ảnh hưởng đến sự sống.

Quy tắc cho nhận của các nhóm máu

3. Một số bí mật nhóm máu AB nhiều người chưa biết

3.1. Bí mật về sức khỏe

Do AB là nhóm máu hiếm nên bí mật nhóm máu AB trên phương diện sức khỏe rất quan trọng. Người thuộc nhóm máu này có thể có nguy cơ cao với bệnh ung thư dạ dày hoặc bệnh tim. Thống kê từ hàng triệu hồ sơ bệnh trên khắp thế giới cho thấy, đây là nhóm máu có tỷ lệ viêm cao hơn nhiều so với nhóm máu khác.

Đã có nghiên cứu cho thấy người có nhóm máu AB thường có nguy cơ bị đột quỵ vì đây là nhóm máu dễ tạo thành cục máu đông hơn các nhóm máu còn lại.

3.2. Bí mật về dinh dưỡng

Nhóm máu AB mang trong mình một số đặc điểm của cả nhóm máu A và cả nhóm máu B đó là: ít tiết acid và thích nghi với thịt. Vì thế, trên phương diện dinh dưỡng thì bí mật nhóm máu AB sở hữu chính là người thuộc nhóm máu này thường thích ăn các loại thịt.

Ngoài ra, người mang nhóm máu AB cũng có khả năng chuyển hóa tốt nguồn đạm từ hải sản, đậu phụ, trứng và sữa chua. Tuy thích ăn các loại thịt nhưng họ lại khó tiêu với thịt gà thường và thịt bò.

3.3. Bí mật về tính cách

Trên thế giới có khoảng 4% dân số mang nhóm máu AB. Đây là nhóm người thích tự mình giải quyết mọi vấn đề. Đặc biệt, điều thú vị trong bí mật nhóm máu AB trên phương diện tính cách ít người biết đó là:

- Ghét sự ù lì, thích siêng năng

Do người mang nhóm máu AB rất siêng năng nên họ thường làm việc quên thời gian và không thích người lười nhác. Cũng vì thế mà họ cần sự năng động từ đối phương, cần những người nhạy bén, luôn có sáng kiến.

Mặc dù thế nhưng người có nhóm máu AB lại không thích làm giàu mà lại thích đạt được tham vọng bằng sự linh hoạt. Nếu như những người khác đang lưỡng lự trước vấn đề nào đó thì người có nhóm máu này đã tìm ra biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Tính cách chịu ảnh hưởng của nhóm máu là một trong các bí mật nhóm máu AB

- Dễ nhận được cảm tình khi giao tiếp

Do khéo léo, giỏi tính toán, khả năng quan sát tốt, có khả năng tổ chức, cẩn thận, lịch sự, lý trí, có lập trường,... nên người có nhóm máu AB dễ dành được thiện cảm từ người khác.

Dù thông qua lời nói, cử chỉ hay ngoại hình thì người mang nhóm máu này đều dễ tạo cảm giác yên tâm, ấm áp cho người khác, mặc dù nội tâm của chính họ lại rất dễ xao động. Khi giao tiếp, tuy người nhóm máu AB dễ khiến người khác phải cảnh giác nhưng cách đối nhân xử thế của họ lại luôn khiến người khác cảm thấy hài lòng.

- Tâm trạng dễ thay đổi

Tuy hầu hết các hoạt động của người mang nhóm máu AB đều được thực hiện khá hoạt bát nhưng đôi khi họ lại bỗng nhiên trầm tĩnh một cách khó hiểu. Nếu bị kích thích trước một lời nói nào đó, tình cảm của họ dễ bị chi phối và họ sẽ kiềm chế tình cảm của mình lại, sự nhiệt tình bị co lại thay vào đó là sự trầm tư, suy nghĩ. Trong không khí vui vẻ những người này lại muốn tạo ra rào cản ngăn cách bản thân mình với thế giới.

Để hiểu được tính cách của một con người không phải là điều đơn giản, đặc biệt là những người có nhóm máu AB. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều bí mật nhóm máu AB sở hữu để bạn thấy được những nét thú vị của người mang nhóm máu này, từ đó biết cách để đến gần họ, cải thiện mối quan hệ mà bạn đang muốn tiến đến.

Nhóm máu A và A+ có gì khác nhau?

Nhóm máu A thuộc hệ ABO. Nhóm máu A là nhóm máu có chứa kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu của máu, được chia thành nhóm A+ [Rh+] và nhóm A- [Rh-]. Những người có nhóm máu A+, điều đó có nghĩa là trong máu họ có chứa các kháng nguyên loại A với sự hiện diện của rhesus [Rh], là một loại protein.

Tại sao nhóm máu O chỉ cho mà không nhận?

Nhóm máu O: Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Những người mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ những người có cùng nhóm máu O và có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác bởi nhóm máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương lại có cả kháng thể A và kháng thể B.

Giải thích tại sao nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?

- Máu AB là nhóm máu "chuyên nhận" do có thể nhận được tất cả các nhóm máu. Giải thích: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy, máu AB có thể nhận bất kì nhóm máu nào truyền cho nó.

Nhóm máu O và O+ có gì khác nhau?

Người nhóm máu O+ [nhóm máu O Rh+] có thể truyền máu cho cả 4 nhóm O+, A +, B+, AB+. Trong khi đó, nhóm máu O trừ [O-] có thể truyền cho mọi loại máu do nhóm máu này không có kháng nguyên A, B và cả Rh nên không bị hệ miễn dịch của người nhận tấn công.

Chủ Đề