Nhiệt độ trán trẻ sơ sinh bao nhiêu là sốt năm 2024

Không phải lúc nào, ba mẹ cảm nhận thấy thân nhiệt cơ thể bé cao hơn bình thường là có thể nhận định con đã bị sốt. Vậy chính xác trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Hãy cùng Nature’s Way tìm đáp án nhé!

I. TRẺ SƠ SINH BAO NHIÊU ĐỘ LÀ SỐT?

Sốt bản chất là đáp ứng tự vệ của hệ miễn dịch cơ thể chống lại những điều kiện và tác nhân xâm hại khác nhau. Với trẻ nhỏ sốt là triệu chứng rất thường gặp, tuổi nào cũng có thể bị sốt, càng nhỏ thì càng dễ sốt.

Khi sốt, thân nhiệt của trẻ sẽ cao hơn bình thường. Tuy nhiên, không phải cơ thế nóng lên là biểu hiện của sốt. Tình trạng sốt được xác định khi thân nhiệt của trẻ đạt đến ngưỡng nhất định.

Cụ thể, bình thường thân nhiệt trẻ khỏe mạnh sẽ dao động từ 36,8 - 37,3°C. Nhiệt độ buổi chiều thường cao hơn buổi sáng khoảng 0,5 độ. Chưa kể, việc đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh ở mỗi vị trí trên cơ thể đều có sự chênh lệch. Do đó, chỉ khi đo được nhiệt độ trẻ sơ sinh ở các ngưỡng sau mới được tính là sốt:

  • Nhiệt độ ở trực tràng [hậu môn] > 100,4oF [38°C];
  • Nhiệt độ miệng > 99,5oF [37,5°C];
  • Nhiệt độ ở trán \> 99,5oF [37,5°C];
  • Nhiệt độ nách > 99oF [37,2°C];
  • Nhiệt độ tai > 100,4oF [38°C]

II. CÁCH XỬ TRÍ TẠI NHÀ KHI TRẺ SƠ SINH BỊ SỐT

Bên cạnh việc nắm bắt được nhiệt độ trẻ sơ sinh bao nhiêu là sốt, ba mẹ phải biết cách xử trí ra sao, bởi hầu hết đứa trẻ nào cũng sẽ có vài lần bị sốt. Vậy, ba mẹ cần làm những gì khi trẻ bị sốt? Nếu trẻ sốt dưới 38°C, ba mẹ tham khảo một số hướng dẫn sau:

  • Cởi quần áo trẻ ra và lau bằng nước ấm ở các vị trí như nách, bẹn, đầu khoảng 5 - 15 phút để lỗ chân lông giãn nở và thoát nhiệt ra ngoài. Sau đó, mặc lại quần áo thoáng nhẹ bằng cotton cho trẻ.
  • Cả trẻ sơ sinh bú mẹ và trẻ sơ sinh bú bình đều có nguy cơ bị mất nước khi sốt. Do đó, ba mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, bú theo nhu cầu và chia cữ bú thành nhiều cữ nhỏ nhằm đảm bảo trẻ bú đủ, cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ
  • Tạm ngưng ăn khi sốt cao để đề phòng bé bị co giật. Khi đã qua cơn sốt thì cho bé ăn nhẹ với thức ăn dễ tiêu.
  • Theo dõi các dấu hiệu đi kèm sốt để tìm ra nguyên nhân gây sốt và lưu ý cảnh báo bệnh nặng.
  • Đo thân nhiệt lại mỗi 30 phút, nếu nhiệt độ chưa xuống thì nên cho bé uống hạ sốt hoặc nhét thuốc ở hậu môn.

Ngoài ra, ba mẹ không nên thực hiện những thao tác thừa dưới đây, chẳng những không có tác dụng hạ sốt, mà còn gây nguy hiểm, tăng tác dụng không mong muốn:

  • Ủ ấm
  • Chườm lạnh
  • Dùng rượu hay lá cây chà sát ngoài da, lau mình bé
  • Tự ý dùng thuốc kháng sinh
  • Dùng đồng thời paracetamol và ibuprofen

Trường hợp, trẻ sơ sinh sốt cao là khi thân nhiệt từ 39 - 40°C cần đặc biệt chú ý theo dõi diễn biến thân nhiệt. Nếu thời gian sốt cao kéo dài cần đưa bé đến cơ quan y tế ngay.

Trường hợp trẻ sốt trên 40,5°C thì cần cấp cứu y tế ngay lập tức để hạn chế dẫn đến co giật. Đặc biệt lưu ý, với những trẻ đã có tiền căn co giật thì ngưỡng sốt gây co giật có thể thấp hơn, có thể chỉ cần sốt < 38°C cũng có nguy cơ co giật.

Lời kết:

Mặc dù sốt là một dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể có khả năng phản vệ, nhưng cũng là một trong những lý do khiến cơ thể trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, việc chắc chắn trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt cực kỳ quan trọng, để ba mẹ có những bước xử lý an toàn tiếp theo. Với những thông tin đã chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ba mẹ có thêm hành trang trong chặng đường chăm sóc bé yêu khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh bị sốt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng sốt cần được chăm sóc và hỗ trợ điều trị sớm, tránh kéo dài để hạn chế tối đa các nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của em bé về sau.

Sốt ở trẻ sơ sinh là gì?

Sốt là một trong những phản ứng của hệ miễn dịch trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus nhằm loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Thông thường, trẻ sơ sinh bị sốt sẽ có nhiệt độ cơ thể trên 37.5 độ C, cảm nhận da có thể nóng/đỏ, nhịp tim và nhịp thở tăng. [1]

Sốt có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm, do đó, bé nên được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị sớm.

Nguyên nhân em bé bị sốt

Trẻ sơ sinh có thể sốt do nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, đặc biệt có thể diễn tiến nhanh và nặng khi bé nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não… [2]

Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt như:

  • Phản ứng của cơ thể khi được tiêm chủng;
  • Bé mặc quần áo quá nóng, đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường cao;
  • Bé bú kém không hấp thu đủ nước và dinh dưỡng khiến bé bị thiếu chất, mất nước…

Biểu hiện em bé bị sốt

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bé sẽ thường bắt đầu với biểu hiện cơ thể nóng lên. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhiệt độ cơ thể của bé nóng lên đều là biểu hiện của sốt. Hầu hết, nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng cao hơn vào buổi chiều và thấp hơn vào buổi sáng. Bên cạnh đó, bé có thể có một số triệu chứng khác đi kèm như:

  • Bé ngủ kém, ngủ không ngon giấc;
  • Bú kém;
  • Mệt mỏi, uể oải, ít hoạt động;
  • Co giật;
  • Ít linh hoạt, ít cử động hơn bình thường;
  • Quấy khóc;
  • Bé ngủ li bì, khó đánh thức;
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy;
  • Ho, thở mệt;
  • Trẻ sơ sinh quấy khóc bất thường khi bị sốt

Cách đo nhiệt độ khi trẻ sơ sinh bị sốt

Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh thường dao động trong khoảng 36,5 đến 37,5°C. Để kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé, mẹ có thể đo nhiệt độ cơ thể của bé ở các vị trí khác nhau, để thuận tiện thông thường sẽ đo nhiệt độ ở nách. Nếu nhiệt độ > 37,5°C ở nách thì xác định bé có tình trạng sốt.

Các vị trí khác có thể dùng để đo nhiệt độ khi em bé bị sốt:

  • Nhiệt độ trực tràng: > 38°C
  • Nhiệt độ miệng: > 37,5°C
  • Nhiệt độ tai: > 38°C

Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ [AAP], việc kiểm tra nhiệt độ cho trẻ sơ sinh nên được đo bằng nhiệt kế kỹ thuật số dành cho bé vì nhiệt kế thông thường [nhiệt kế thủy ngân] có thể gây ngộ độc cho bé nếu nó bị vỡ.

Nên sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

1. Đo nhiệt độ của trẻ sơ sinh qua nách

  • Vệ sinh nhiệt kế sạch sẽ bằng xà phòng hoặc cồn
  • Cho nhiệt kế ép sát vào nách của bé
  • Mẹ có thể ôm bé hay trò chuyện để bé không cựa quậy nhiều, làm rơi nhiệt kế
  • Khi nhiệt kế kêu “bíp”, mẹ lấy nhiệt kế ra khỏi nách của bé
  • Đọc kết quả đo

2. Bé sơ sinh bao nhiêu độ là sốt?

Khi sốt, thân nhiệt của trẻ sơ sinh sẽ cao hơn mức bình thường và tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà nhiệt độ của bé có thể thay đổi khác nhau:

  • Nếu thân nhiệt dao động trong khoảng 37,5-38ºC, trẻ bị sốt nhẹ, mẹ có thể gọi cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.
  • Nếu thân nhiệt dao động trong khoảng 38-39ºC, thậm chí là 40ºC, trẻ bị sốt nặng, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đang sốt đến bác sĩ?

Đối với trẻ sơ sinh, nếu thân nhiệt của bé được xác định là sốt, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Trẻ sơ sinh bị sốt thường kèm theo rất ít các biểu hiện khác, tuy nhiên khi bị nhiễm khuẩn diễn tiến lại rất nhanh và dễ nặng nếu không được điều trị kịp thời. Để xác định nguyên nhân bệnh, khi bé được đưa đến bệnh viện, tùy vào tình hình thăm khám và tình trạng sốt của từng bé, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm đặc biệt như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-quang phổi, chọc dò dịch não tủy… Từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp cho bé.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi cần được bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt

Một số mẹo chăm sóc bé bị sốt tại nhà

Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, bé nên được bác sĩ kiểm tra và được chăm sóc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Còn đối với bé trên 1 tháng tuổi, khi bé có các biểu hiện sốt nhẹ, mẹ có thể thực hiện một số cách sau để giảm nhẹ tình trạng sốt của bé:

  • Cho bé tắm nước ấm: Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của nước tắm cẩn thận trước khi cho bé tắm. Khi được tắm bằng nước ấm, nước sẽ giúp thân nhiệt của bé hạ xuống, đồng thời giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé tắm khoảng

Chủ Đề