Nhân vật bất đồng chính kiến ở việt nam

Đăng ngày: 14/09/2011 - 11:56Sửa đổi ngày: 14/09/2011 - 12:02

Logo của tổ chức Human Rights Watch Reuters

Hôm nay 14/8, Human Rights Watch công bố danh sách 8 nhà bất đồng chính kiến Việt Nam được chọn để trao tặng giải Hellman/Hammett năm nay, trong tổng số 48 cây bút của 24 quốc gia. Đặc biệt trong danh sách lần này có tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, vừa bị kết án 7 năm tù giam.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại New York cho biết, giải thưởng này được trao để vinh danh lòng dũng cảm của họ trước tình trạng đàn áp về chính trị.

Danh sách những người được trao giải năm nay gồm có: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà đấu tranh cho nhân quyền Hồ Thị Bích Khương, luật sư Lê Trần Luật, cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, các blogger Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Vi Đức Hồi. Trong số này, các ông Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Xuân Nghĩa và Vi Đức Hồi hiện đang ngồi tù, Hồ Thị Bích Khương, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần đang bị tạm giữ, Nguyễn Bắc Truyển đang bị quản chế. Chỉ có Lê Trần Luật là không bị giam nhưng hàng ngày vẫn bị theo dõi rất sát sao.

Theo ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức này, những người cầm bút ở Việt Nam thường bị đe dọa, thậm chí bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Việc tặng giải Hellman/Hammett cho 8 nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam nhằm hướng sự chú ý của quốc tế đến những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.

Giải thưởng Hellman/Hammett mang tên hai cây bút người Mỹ, được thành lập từ năm 1989, hàng năm được xét trao cho các cây bút trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc vi phạm nhân quyền. Trong 22 năm qua, có trên 700 người từ 92 nước đã nhận giải, với hơn ba triệu đô la đã được trao cho các cây bút bị ngược đãi. Chương trình cũng dành những khoản tài trợ khẩn cấp cho những người viết cần cấp tốc rời khỏi nước, hoặc để chăm sóc y tế sau khi họ ra tù hoặc bị tra tấn.

Hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Túc và Phạm Văn Trội ở miền Bắc bị tù về tội danh ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ lần lượt mãn án 4 năm vào ngày 10 và 11 tháng 9 năm nay. Ông Túc đã được phóng thích sáng ngày 10/9, theo nguồn tin từ gia đình của ông. Tối cùng ngày, bà Bùi Thị Rè, vợ nhà hoạt động Nguyễn Văn Túc, xác nhận tin này với VOA Việt ngữ:

“Ông Túc về lúc 9 giờ sáng hôm nay ngày 10/9, đúng 4 năm, không được ân xá một ngày nào cả. Anh ấy không nhận anh ấy có tội, không ký vào giấy phạt tù 4 năm, và cũng không trả tiền án phí. Anh bảo anh chẳng có tội gì mà phải trả tiền án phí. Anh bảo trong trại giam khổ cực lắm, ăn uống không ra sao, bị o ép mọi vấn đề. Anh ốm đau như thế mà bị họ o ép mọi vấn đề, khổ lắm. Sức khỏe của anh thì ốm yếu, nhưng tinh thần thì vững chắc lắm. Bốn năm chồng tôi đi tù chỉ vì dân, vì nước. Mẹ con tôi ở nhà rất tự hào. Chồng tôi vì dân vì nước, chứ không phải ăn trộm, ăn cắp.”

Tối ngày 10/9, gia đình nhà hoạt động Phạm Văn Trội cũng cho biết là nhân vật bất đồng chính kiến này sẽ được phóng thích vào ngày 11/9, đúng ngày mãn án 4 năm. Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ ông Trội, cho biết:

“Gia đình nhà em cũng đã được chính quyền thông báo chính thức, nhận được giấy mời của Ủy ban nhân dân xã báo rằng 14 giờ ngày 11/9 anh Trội có mặt tại Ủy ban nhân dân xã. Anh Trội bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế. Tính đến ngày mai, 11/9, anh Trội không được giảm án một ngày một giờ nào hết. Anh ấy vẫn luôn khẳng định việc anh ấy làm là hoàn toàn đúng và chính đáng.”

Cả hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Túc và Phạm Văn Trội bị bắt từ năm 2008 sau khi có các hoạt động kêu gọi dân chủ, đa đảng-đa nguyên tại Việt Nam.

Biểu ngữ do nhóm ông Túc treo tại Hải Phòng năm 2008. [Danlambao]

Ông Túc từng tham gia treo biểu ngữ ở Hải Phòng kêu gọi bảo vệ chủ quyền Việt Nam trước sự xâm lấn của Trung Quốc. Ông Trội là tác giả của nhiều bài viết về nhân quyền, chủ quyền lãnh thổ, và quyền lợi đất đai của người dân. Ông từng được tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch trao tặng giải thưởng quốc tế Hellman/Hammett vinh danh các ngòi bút can đảm bị đàn áp chính trị hồi năm 2010.

Năm 2009, Nhóm công tác của Liên hiệp quốc chống Giam giữ tùy tiện khẳng định rằng việc Hà Nội giam giữ ông Trội là hành động sai trái, vi phạm nhân quyền.

Một đội ngũ tuy nhỏ nhưng ngày càng trở nên đông đảo hơn của các nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam đang ra sức thách thức chế độ cai trị độc đảng của chính phủ ở Hà Nội. Những nhân vật này không tạo ra một mối nguy lớn cho đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng họ đang tìm kiếm những giới hạn của các hoạt động chính trị trong một xã hội đang có những thay đổi cực kỳ nhanh chóng này.

Ngày 12 tháng 10 vừa qua, một nhóm các nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã phổ biến một lá thư gởi tới các nhà lãnh đạo khối APEC để yêu cầu họ hậu thuẫn cho sự thăng tiến của dân chủ ở Việt Nam. Nhóm người thuộc một tổ chức có tên là Khối 8406, được đặt theo ngày công bố Tuyên cáo Tự do và Dân chủ Việt Nam là ngày 8 tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, tuyên cáo này đã có hơn 2000 người ký tên ủng hộ.

Trong số các thành viên khối 8406 có ông Nguyễn Khắc Toàn, một cựu sĩ quan quân đội bị kết án làm gián điệp vào năm 2002 vì trao đổi thư từ qua lại với các tổ chức ở Pháp chống đối chính phủ Việt Nam. Ông được thả khỏi nhà tù trong đợt đặc xá hồi tháng giêng, nhưng không được phép rời khỏi khu vực mà ông đang cư trú ở Hà Nội cho đến cuối năm 2008. Tuy vậy, ông vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động chính trị. Trung tuần tháng 8 vừa qua, ông và một người đồng chí hướng đã tìm cách xuất bản một tạp chí cổ xúy cho dân chủ. Nhưng nỗ lực này bị công an cảnh sát ngăn chận.

Ông Toàn cho biết rằng hiện nay ông đang cùng với các nhà tranh đấu khác tìm cách thành lập một tổ chức có qui mô toàn quốc.

Ông Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội là luật sư đại diện cho nhiều nhân vật bất đồng chính kiến và là thành viên của khối 8406. Ông cho biết Nam Triều Tiên là một gương mẫu mà Việt Nam nên theo.

Tuy có những tham vọng to lớn như thế, thành phần đối lập ở Việt Nam hiện chỉ có vài nhóm nhỏ và ít khi được nhắc tới trên các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát. Ít người ở Việt Nam biết tới sự tồn tại của những tổ chức này, ngoại trừ những người tình cờ truy cập vào trang web của họ trên internet.

Mặc dầu vậy, những hoạt động của Khối 8406 cũng phản ánh một xu hướng là ngày càng có nhiều người Việt Nam tìm được cách để thoát khỏi sự khống chế của chính phủ đối với thông tin và ý tưởng.

Những nhân vật bất đồng chính kiến thuộc thế hệ cũ ở Việt Nam gồm có ông Hoàng Minh Chính, 83 tuổi, nguyên Viện trưởng Viện Triết học của đảng Cộng sản, và Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 77 tuổi, Viện trưởng Viện Hóa đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị cấm hoạt động. Hai nhân vật này đã tranh đấu chống chế độ Cộng sản từ mấy mươi năm qua.

Một thế hệ thứ hai của các nhân vật tranh đấu cho dân chủ Việt Nam đã nhận được hứng khởi từ làn sóng dân chủ hóa ở Đông Âu hồi cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Ông Nguyễn Chu Lĩnh, 41 tuổi, là một sinh viên ở Parha khi cuộc Cách mạng Nhung diễn ra năm 1989 ở Tiệp Khắc. Luật sư Nguyễn Văn Đài đang làm việc tại một nhà máy ở Đông Đức khi bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989.

Giờ đây, một thế hệ mới ở Việt Nam đang tiếp cận với những ý tưởng mới về chính trị, thông qua internet hoặc qua thời gian học tập ở nước ngoài. Trong số này có ông Nguyễn Tiến Trung, là người đã mất niềm tin đối với chế độ Cộng sản ở Việt Nam trong khi theo học đại học ở Pháp. Tháng 3 năm nay, ông Nguyễn Tiến Trung đã được nhiều người chú ý khi ông phổ biến một lá thư chỉ trích hệ thống giáo dục Việt Nam. Giờ đây, ông điều hành một website lấy tên là Phong trào Thanh niên dân chủ Việt Nam.

Báo chí Việt Nam hiện vẫn nằm trong sự kiểm soát của đảng và nhà nước, tuy rằng vài năm gần đây các phóng viên đã được độc lập hơn trước khi tường thuật về một số vấn đề xã hội. Các giới chức chính phủ cũng tìm cách gạt những nhân vật bất đồng chính kiến ra ngoài lề bằng cách không thừa nhận sự tồn tại của họ. Phát biểu sau đây của ông Lê Dũng, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, là một thí dụ của việc này:

Một trong các khó khăn của những nhà hoạt động dân chủ Việt Nam là phần lớn những người thuộc lớp trẻ dường như cảm thấy hài lòng với chính quyền hiện nay, nhờ vào sự phát triển khả quan của nền kinh tế trong hơn một thập niên qua.

Trước lăng Hồ Chí Minh ở Hà Nội, một nhóm trẻ em đang hát những ca khúc tán tụng ông Hồ Chí Minh, và ở gần đó, một sinh viên của Đại học Bách khoa cho biết rằng cô ủng hộ giới lãnh đạo hiện nay.

Tuy vậy, các nhà dân chủ Việt Nam vẫn tỏ ý lạc quan. Luật sư Nguyễn Văn Đài nói rằng Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một sự thay đổi to lớn.

Mời quí vị bấm vào link ở trên để theo dõi toàn bộ bài tường trình của Matt Steinglass và phỏng vấn do Duy Ái thực hiện:

Video liên quan

Chủ Đề