Nguyễn trung tín bí thư tỉnh ủy bình định năm 2024

Sáng 15.8, tại TP.Quy Nhơn (Bình Định), T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị công bố quyết định công nhận chức danh Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định khóa 14 (nhiệm kỳ 2022 - 2027).

Tham dự hội nghị có đồng chí Bùi Minh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Đoàn; đồng chí Lê Đình Giám, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định; đồng chí Nguyễn Huỳnh Huyện, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định…

Thừa ủy quyền của Ban Bí thư T.Ư Đoàn, đồng chí Bùi Minh Tuấn trao quyết định về việc công nhận chức danh Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định khóa 14 đối với đồng chí Nguyễn Thành Trung, Phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định.

Nguyễn trung tín bí thư tỉnh ủy bình định năm 2024

Đồng chí Bùi Minh Tuấn (bìa phải), ông Lê Đình Giám (bìa trái) trao quyết định công nhận và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Thành Trung

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Nguyễn Thành Trung bày tỏ niềm vinh dự khi được các cấp lãnh đạo và tổ chức tín nhiệm. Đồng chí Nguyễn Thành Trung hứa sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu không ngừng cùng với tập thể đưa công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Bình Định ngày càng phát triển bền vững, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và tổ chức đã giao.

Đồng chí Nguyễn Thành Trung sinh năm 1987, quê H.Phù Mỹ, Bình Định; trình độ chuyên môn là cử nhân hành chính học, cao cấp lý luận chính trị. Đồng chí Nguyễn Thành Trung từng giữ chức vụ Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng Tỉnh đoàn Bình Định.

Ngày 7.8.2020, tại Hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Bình Định lần thứ 7, khóa 13 (nhiệm kỳ 2017 - 2022), đồng chí Nguyễn Thành Trung được bầu bổ sung chức danh Phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định.

Ngày 26.9.2022, tại Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định, đồng chí Nguyễn Thành Trung tái đắc cử chức danh Phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định.

Ngày 31.7, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Định đã tiến hành bầu cử kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định khóa 14 (nhiệm kỳ 2022 - 2027) đối với đồng chí Nguyễn Thành Trung, Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định. May mắn tôi được gặp một vị lão thành cách mạng nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Đó là cụ Nguyễn Trung Tín. Cụ nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 6 và 7, từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Bình Định, Lâm Đồng, Phú Khánh (nay là Phú Yên và Khánh Hòa). Năm ấy cụ đã 81 tuổi, minh mẫn, khỏe mạnh, đang viết đề cương cho một tập hồi ký của mình. Cụ đã kể với tôi sự kiện “Đồng khởi khu Đông” kết thúc thắng lợi vào tháng 12-1964, do cụ trực tiếp chỉ đạo, khi là Phó bí thư Tỉnh ủy, phụ trách Chính trị viên Tỉnh đội Bình Định.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trung Tín. Ảnh tư liệu.

Mở đầu câu chuyện, cụ Nguyễn Trung Tín nói với tôi ý nghĩa của chữ “đồng khởi”: Đó là người dân đồng lòng nổi dậy, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Lâu nay ta biết nhiều về cuộc đồng khởi ở Bến Tre đầu năm 1960, còn cuộc đồng khởi kéo dài nửa năm ở Bình Định đến nay ít người biết tới. Khu Đông Bình Định, bao gồm các huyện, thị: Hoài Ân, An Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước, TP Quy Nhơn. Đầu năm 1964, Nguyễn Khánh hạ bệ Dương Văn Minh, sau đó đàn áp phong trào cách mạng còn dữ dội hơn trước. Chúng dồn dân, lập lại các ấp chiến lược, “tát nước bắt cá”, đánh bật lực lượng vũ trang ta ra ngoài. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta mất nhiều địa bàn hoạt động trọng yếu với hàng trăm nghìn dân.

- Khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết, nội bộ địch mâu thuẫn nghiêm trọng-cụ Nguyễn Trung Tín nói với tôi-ta nhận định thời cơ lớn thuộc về ta, thế nhưng tại sao khi Dương Văn Minh đổ, Nguyễn Khánh lên ta lại mất đất, mất dân? Câu hỏi lớn đó không ai trả lời được ngay, mà chúng tôi phải mất 2 tháng đi tìm hiểu thực tiễn chiến đấu mới có lời giải đáp. Chúng tôi tổ chức một đoàn cán bộ xuống cơ sở để nghiên cứu tình hình, gồm các anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Phù Cát; anh Tấn, Bí thư Huyện ủy Hoài Ân và một số chị em hoạt động phong trào như: Ngô Thị Thành, Phạm Thị Lành, Trương Thị Hường, Nguyễn Thị Ái… Đoàn xuống các xã Ân Nghĩa, Ân Hữu (Hoài Ân); Cát Hiệp, Cát Sơn (Phù Cát) và đã tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Lúc đó các địa phương dùng phương thức vũ trang là chính, coi nhẹ sự nổi dậy tại chỗ của quần chúng. Mặt khác, dân ỷ vào lực lượng vũ trang, nên khi bị tổn thất thì lòng dân hoang mang. Trong khi đó cách tác chiến của ta là cứ từ rìa núi mở xuống đồng bằng, địch dùng chiến thuật thiết xa vận áp đảo, ta chỉ có súng trường, không có súng chống tăng. Chẳng hạn ở ấp Đại Khoan (xã Cát Hiệp), ban ngày địch làm chủ, đêm ta xuống phá khu dồn dân, làm chủ. Cứ thế giành giật nhau hàng chục lần, trong tình cảnh ấy dân khổ, song rất kiên cường, trụ lại mà không bỏ chạy. Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Phù Cát gặp tôi, “rên”: “Chu cha, mệt quá anh ơi, không biết làm sao bây giờ?”. Tôi thông cảm với những khó khăn của anh, nhưng chính từ sự kiên cường của người dân trong ấp đã cho chúng tôi niềm tin và khẳng định: Ta vẫn còn thời cơ để giành lại vùng nông thôn, đồng bằng. Từ thực tiễn và hiểu rõ sự trung thành của người dân với cách mạng, chúng tôi khẩn trương lập phương án mới, áp dụng 3 mũi giáp công. Trước đây mở từ phía núi xuống các vùng đông dân, thì nay làm ngược lại, bắt đầu từ vùng đông dân. Không dùng phương pháp vũ trang là chính như trước nữa, mà phát động lực lượng quần chúng bên trong nổi dậy, khi cần mới có sự hỗ trợ vũ trang từ bên ngoài.

Tháng 1-2012, trong lần về thăm, làm việc tại Bình Định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến nhà riêng cụ Nguyễn Trung Tín tặng quà.

Quan điểm và phương án “phát động nổi dậy” do tôi đề xuất được tán đồng, đặc biệt các anh Tô Đình Cơ, lãnh đạo chủ chốt về dân vận của Tỉnh ủy và anh Lê Thành Văn, Chỉ huy quân sự tỉnh nhiệt tình ủng hộ. Tỉnh ủy Bình Định họp vào tháng 4-1964, nghiêm khắc kiểm điểm việc để mất 80.000 dân và chấp thuận phương án tôi đề ra, nhằm giành lại dân và khôi phục phong trào. Hội nghị cũng quyết định mở Chiến dịch “Đồng khởi khu Đông” và lập ban chỉ đạo do tôi phụ trách. Lúc đó lại có chuyến công tác của đồng chí Võ Chí Công, Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam chuyển ra giữ chức Bí thư Khu ủy Khu 5. Chúng tôi báo cáo anh Năm Công việc Bình Định mở khu Đông. Với niềm tin vững chắc vào quần chúng, anh hoàn toàn ủng hộ. Và với phương thức này, trong 6 tháng còn lại của năm 1964, ta phải giành lại 180.000 dân ở 16 xã phía đông các huyện An Nhơn, Tuy Phước và Phù Cát.

Một đội công tác với 10 cán bộ phong trào xông xáo được thành lập, mỗi người trong đội được phân công, cán bộ tỉnh xuống phụ trách xã, cán bộ xã xuống phụ trách thôn. Trong chỉ đạo phải tạo cho quần chúng ý thức không ỷ lại trông chờ mà phải có tư tưởng tự phát động nổi dậy, khi quần chúng nổi dậy, cách mạng sẵn sàng về với dân, hỗ trợ đồng bào. Người dân một khi đã có nhận thức, căm thù địch sâu sắc và trông chờ cách mạng, chỉ cần “rỉ tai, bấm nhỏ” là chuyển ngay, không cần hô hào nói nhiều. Còn lực lượng vũ trang thì sẵn sàng hỗ trợ dân nổi dậy khi cần thiết. Điểm mở màn cho đồng khởi được chọn là ấp Càng Rang thuộc xã Cát Thắng (Phù Cát). Đêm 5-7-1964, theo hiệu lệnh, quần chúng 9 thôn vùng sâu của các xã Cát Thắng, Chánh Định, Cát Chánh, Phước Thắng… đồng loạt nổi dậy, đốt đuốc, phá bung ấp chiến lược. Một đại đội của Tiểu đoàn 50 bộ đội địa phương bất ngờ diệt gọn một trung đội dân vệ của ấp. Sáng ra, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng tung bay khắp nơi. Tiếp sang ngày thứ hai, các thôn, xã khác theo phản ứng dây chuyền nhất tề nổi dậy thành công. Địch bị bất ngờ, rồi chúng kịp hoàn hồn, điều một tiểu đoàn lính với 9 xe tăng, xe bọc thép yểm trợ phản kích vào Càng Rang, nhưng bị khựng lại vì địa hình sông, hồ chia cắt và bị dân quân ta chống trả quyết liệt. Tin cách mạng chiếm Càng Rang lan nhanh khắp khu Đông, đồng bào hả dạ, địch thì lo sợ, co cụm. Phong trào phá ấp chiến lược bung ra, chỉ trong một tháng của năm 1964, ta đã giải phóng một vùng rộng lớn từ đông-nam Phù Cát đến đông-bắc Tuy Phước, gồm 34 thôn với hơn 100.000 dân. Đến cuối tháng 10-1964, ta tập trung lực lượng Tiểu đoàn 50 cùng các đội công tác các xã Nhơn Hạnh, Nhơn Phong, Nhơn An, Nhơn Hưng… liên tục tấn công các đại đội bảo an và giải phóng thêm nhiều vùng. Cuối năm 1964, địch tăng cường phản kích, Tiểu đoàn 50 do Tiểu đoàn trưởng Trần Quang Giáo và Chính trị viên Đinh Bá Lộc chỉ huy đã cùng du kích địa phương anh dũng chống trả, gây cho địch nhiều thiệt hại và vùng đồng khởi khu Đông về cơ bản được bảo toàn. Cuối năm 1964, lần đầu tiên tàu của Hải quân ta tiếp tế vũ khí cho Bình Định đã cập bến Lộ Diêu (Hoài Nhơn). Đêm đó mưa bão, ta huy động ghe thuyền của bà con trong vùng chở hơn ba chục tấn vũ khí đạn dược, đến sáng khi mưa gió tạnh cũng là lúc ta dìm tàu, xóa hết dấu vết.

Với tinh thần xốc tới, mở màn Chiến dịch đông-xuân 1964-1965, đầu tháng 12-1964 quân và dân ta tấn công quận lỵ An Lão, loại ngót 700 tên địch, giải phóng quận lỵ và thung lũng An Lão với hơn 11.000 dân. Thắng lợi đã làm nức lòng quân dân. Lần đầu tiên ở Khu 5, bằng tiến công và nổi dậy ta đã giải phóng một huyện, phá vỡ một khu vực phòng thủ của địch ở tuyến giáp ranh. Sau chiến thắng An Lão là chiến thắng Đèo Nhông, ta dồn dập tiến công địch ở khắp nơi, thắng lợi đều vượt quá mức dự tính…

Cụ Nguyễn Trung Tín say sưa kể, chỉ riêng sự kiện Đồng khởi khu Đông đã chiếm gần trọn một buổi sáng. Cụ quê ở Vĩnh Thịnh, Vĩnh Thạnh, bên dòng sông Côn. Cụ dự định viết một cuốn hồi ký bao quát cả cuộc đời hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng của mình. Tất cả những sự kiện lịch sử hào hùng như Đồng khởi khu Đông hầu như đều diễn ra bên dòng sông quê hương, nên cụ muốn đặt tên cho cuốn sách là “Ở lại với dòng sông”. Cuối buổi trò chuyện, cụ cười hỏi tôi: Nhà báo thấy cái tựa như thế có ổn không?

Trở về Hà Nội, mấy năm sau tôi vẫn mong ngóng cuốn sách. Thế rồi nhiều năm trôi qua, một ngày đầu tháng 5-2015, đài, báo đưa tin nhà cách mạng Nguyễn Trung Tín từ trần, hưởng thọ 92 tuổi.

Nhà thơ Tế Hanh có bài thơ nổi tiếng “Nhớ con sông quê hương” với câu kết: Tôi sẽ về sông nước của tình thương. Quả đúng là cụ đã ở lại với dòng sông Côn xiết bao tình thương mến ấy!