Nguyên nhân dẫn đến phá giá đồng tiền là gì

Giả sử 1 quả trứng có giá 1 CNY [cũng gần đúng vì 1 CNY khoảng hơn 3.000 VND]. Một người có 10 USD trước mua được 68 quả, giờ sẽ mua được 70 quả.

Nếu trước đó người này mua được 69 quả trứng ở quốc gia nào đó [rẻ hơn Trung Quốc trước đây] thì giờ anh ta có thể sẽ cân nhắc sang Trung Quốc mua trứng, vì rẻ hơn. Việc phá giá đồng tiền chính là một cách gián tiếp để giảm giá toàn bộ các sản phẩm trên thị trường.

Giá giảm thì cầu tăng. Đây là cách để một quốc gia có thể tăng cường xuất khẩu vì hàng hóa của họ sẽ trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với các quốc gia khác. Việc có thể bán được nhiều hàng hóa hơn sẽ kéo lại được sự trì trệ của nền kinh tế. Người thất nghiệp cũng từ đó mà có cơ hội có việc làm.

Nếu phá giá tiền tệ có lợi đến thế thì tại sao không phải nước nào cũng phá giá? Nó cũng tồn tại nhiều nhược điểm, và đôi khi có thể hủy hoại nền kinh tế nếu như không được cân nhắc kỹ lưỡng.

Nếu ngược lại phép toán chuyển đổi, giả sử trước đây người Trung Quốc có thể dùng 68 CNY để mua 1 kg bò Mỹ giá 10 USD, thì giờ phải mấy đến hơn 70 CNY.

Giảm giá tiền tệ, từ trước tới giờ, không bao giờ là một chiến thuật được dân chúng ưa chuộng. Vì nó làm giảm đi mức sống của người dân cũng như khả năng mua sắm khi họ mua hàng hóa nhập khẩu hay khi đi ra nước ngoài.

Nó cũng có thể dẫn tới lạm phát. Phá giá tiền tệ có thể khiến việc trả lãi những món nợ quốc tế trở nên đắt hơn, nếu phải trả bằng tiền ngoại tệ.

Dù thế, khi một quốc gia có nạn thất nghiệp cao hay muốn theo đuổi chính sách tăng trưởng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái thấp hơn là một lợi thế. Từ đầu thập niên 1980, Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] đã đề xuất phá giá tiền tệ là một trong những giải pháp cho các quốc gia đang phát triển theo định hướng xuất khẩu nhưng lại bị nhập siêu.

Nhưng xu hướng này cũng không phát huy tác động tức thì, vì các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới. Và đối với người bán thì việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh.

Trong trung hạn, nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng [vẫn còn có thể sản xuất thêm vì nhiều người còn thất nghiệp, nhiều máy móc còn bỏ không] thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động vào sản xuất và làm tăng tổng cung.

Còn trong trường hợp nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng [thất nghiệp thấp, tư bản đã tận dụng gần như tối ưu] thì không thể huy động các nguồn lực thêm nhiều. Do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít.

Vừa ra Tết, khi người dân Việt Nam bắt đầu đi làm ngày đầu tiên, thông tin tăng giá xăng đã làm những người quan tâm đến giá cả định hình ngay được tính nhạy cảm của lạm phát năm nay.

Ngày hôm sau nữa thì có thông tin về tăng giá điện, mức tăng là 6,8%, cao hơn so với phương án đề xuất phê duyệt của Bộ Công thương là 4,91%. Nhiều người cảm thấy bất ngờ. Và chắc chắn lạm phát đúng là một bài toán khó cho điều hành kinh tế năm 2010.

Lạm phát tăng cao

Trong năm 2009 vừa qua, Nhà nước Việt Nam liên tục phá giá đồng tiền. Vào tháng 11/2009, đồng tiền Việt Nam bị mất giá 5,44% so với đôla Mỹ. Mới đây nhất là vào ngày 12/2/2010 [nhằm ngày 28 tết Nguyên Đán], đồng tiền Việt Nam lại giảm 3,4% so với đô la Mỹ.

Theo giải thích của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, việc điều chỉnh lại tỷ giá, hay nói cho đúng là phá giá đồng tiền Việt Nam là nhằm “cân đối hài hoà cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo là biện pháp phá giá đồng tiền có nguy cơ làm tăng lạm phát và thâm hụt thương mại. Năm 2009, thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam được đánh giá lên tới 12,2 tỷ đô la. Trong năm 2008, lạm phát của Việt Nam tăng vọt 23%, sau đó giảm xuống còn 6,88% trong năm 2009. Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong thời gian gần đây, lạm phát lại có xu hướng tăng, có thể lên tới 7,62%.

Ai cũng biết, hậu quả lớn nhất của việc định giá cao đồng nội tệ VNĐ là làm giảm tăng trưởng xuất khẩu và kích thích nhập khẩu. Hạn chế sự phát triển nông nghiệp, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, và tăng hàng rào bảo hộ mậu dịch. Điều này ảnh hưởng lớn đến với người dân Việt Nam, khi có đến hơn 75% dân số là nông dân.

Theo bài báo “Giữ được lạm phát 7% là một kỳ công” được đăng trên trang nhất báo Tuổi Trẻ vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, TS Nguyễn Đình Ánh - Viện phó Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, cho biết: “Với việc tăng tỉ giá VNĐ/USD, giá xăng và tới đây là giá điện cũng tăng, thì giữ được lạm phát năm 2010 như Quốc hội giao là một kỳ công, nếu không muốn nói là không thể”.

Sự lúng túng của Đảng

Khả năng quản lý kinh tế của Đảng Cộng sản đang bị “tòa án công luận” đưa ra xét xử, với bằng chứng được trưng ra là một tỷ giá hối đoái đang mất giá đều đặn trên thị trường chợ đen đã buộc Ngân hàng Nhà nước phải cho giảm tỷ giá chính thức của tiền Đồng một cách định kỳ, mới nhất là 3,4% vào 28 âm tết âm lịch.

Những áp lực kinh tế này là phần cộng thêm vào nhiều rắc rối khác đã có sẵn của Nhà nước, xuất phát từ nỗi căm giận của công chúng về cách xử sự của nhà nước trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, hay những tranh chấp về số đất đai tịch thu của Giáo hội Công giáo. Biểu hiện của sự lúng túng ngày càng rõ rệt qua các cuộc đàn áp thẳng tay đối với tôn giáo và các nhà bất đồng chính kiến và ngăn chặn, hạn chế các trang mạng về dân chủ tại Việt Nam.

Khả năng cần có của chế độ trong việc quản lý nền kinh tế là một trong những tuyên bố của Đảng về tính chính danh của mình. Sự bất ổn về kinh tế được diễn dịch thành hành động thách thức đối với nhà cầm quyền. Theo thống kê chính thức, trong năm qua đã có hơn 200 cuộc đình công của giới lao động không được phép, và con số nhân công hãng xưởng ra về ngang xương lên đến hàng chục ngàn. Số nông dân kéo đến biểu tình trước các cửa quyền về việc trưng thu đất đai của họ đã trở thành một “chuyện thường ngày ở huyện”.

“Vết thương” bauxite vẫn chưa được “lên da non” thì ngay lập tức Nhà nước lại “xát muối” vào vết thương còn chưa lành hẳn bằng cách cho phép Trung Quốc “thuê” đất trồng rừng đầu nguồn dài hạn ở mười tỉnh thành Bắc – Trung – Nam Việt Nam. Nhiều blogger Việt Nam đã cáo buộc rằng Hà Nội đang xúc tiến cuộc mạo hiểm này cho việc làm giàu cá nhân của một số cán bộ cao cấp và để giảm bớt nhu cầu tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc.

Không thể khuất phục được “tính đối kháng”.

Kể từ tháng Mười vừa qua, chính quyền Việt Nam đã kết án 17 người hoạt động [dân chủ] trong một loạt phiên xử chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng một ngày về tội tuyên truyền chống phá, lật đổ nhà nước, và hành hung người khác.

Thế nhưng cho đến nay những người đối nghịch với chế độ vẫn có vẻ không sợ sệt. Hệ thống Internet đã cho phép người dân Việt Nam tổ chức [mà không có sự cho phép của nhà cầm quyền] và chia sẻ tư tưởng ngày càng đông và mạnh bạo. Trong khi nhà nước đang cố gắng giam giữ blogger, họ vẫn không thể hạn chế được việc sử dụng Internet nhiều lắm, bởi các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào mạng lưới Internet.

Và nếu sự hạn chế đi quá xa, Đảng Cộng Sản sẽ gặp sự rủi ro là ly gián hàng triệu khách sử dụng Internet, trong đó có nhiều người trẻ, là những con em rất thành đạt của giới cầm quyền.

Kết luận

Sự mất giá tiền tệ trong đầu năm nay chỉ là một triệu chứng của một sự bất ổn to tát hơn nhiều.

Giới trí thức đã dần nhận ra được sự lúng túng và băng hoại đang xảy ra trên đất nước Việt Nam. Nhưng nếu Nhà nước tiếp tục trấn áp và kiềm hãm, ắt sẽ gây ra mất lòng tin của tất cả dân chúng, bao gồm thành phần nông dân. Bởi vì bao nhiêu người sẽ tích cực hỗ trợ hệ thống hiện tại nếu nền kinh tế tiếp tục đi xuống cùng các vấn đề chủ quyền đất nước và quyền con người như tự do dân chủ, tôn giáo?

Chủ Đề