Người nông dân sử dụng sản phẩm nào của hóa học để tăng năng suất cây trồng

Skip to content

Hiện nay chế phẩm sinh học đang dần trở nên quen thuộc với người nông dân. Việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học, bón phân hữu cơ hiện đang là xu hướng. An toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường mà vẫn đạt năng suất cao, sản phẩm chất lượng tốt. Hướng đến một nên nông nghiệp sạch, một nền nông nghiệp bền vững.

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt

1. chế phẩm sinh học 

Chế phẩm sinh học có tên tiếng Anh là Probiotics:

Pro + biotics [biosis] có nghĩa là “Thân thiện” + “sự sống” . Probiotics có nghĩa là dinh dưỡng chứa vi khuẩn hay nấm có ích. Hay còn gọi là “vi khuẩn thân thiện”.

Trước đây để tăng năng suất và giảm sâu bệnh trong trồng trọt, người dân thường sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học. Tuy nhiên việc sử dụng này chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà không đảm bảo thâm canh cây trồng bền vững. Vì các sản phẩm có nguồn gốc từ chất hóa học sẽ làm cho đất đai ngày càng thoái hóa. Dinh dưỡng bị mất cân đối, hệ sinh thái trong đất bị mất cân bằng, vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt. Tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước. Từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường.

Do đó trong nhiều năm trở lại đây, việc nghiên cứu và sản xuất chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ đã và đang được đẩy mạnh để thay thế phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Tăng cường khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học cho cây trồng.

2. Lợi ích của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt

  • Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như cây trồng, môi trường sinh thái.
  • Giúp cân bằng dinh dưỡng, vi sinh vật… của hệ sinh thái trong môi trường đất.
  • Có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất.
  • Đồng hóa các chất dinh dưỡng trong đất, giúp cây trồng tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
  • Tăng sức đề kháng cho cây trồng giảm thiểu sâu bệnh. Tiêu diệt côn trùng gây hại mà không gây hại đến môi trường như các thuốc BVTV có nguồn gốc từ hóa học.
  • Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ khó tiêu, phế phẩm nông nghiệp góp phần làm sạch môi trường.

Nhóm ứng dụng cho phòng trừ dịch hại cây trồng:

  • Nhóm này thường được gọi là thuốc BVTV sinh học. Có thể tiêu diệt và phòng trừ các sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu có khả năng gây hại cho cây trồng. Đây là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được sử dụng sớm nhất cho cây trồng.
  • Ngoài việc có tác dụng tiêu diệt và phòng trừ dịch hại. Các chế phẩm sinh học còn có tác dụng trong việc phục hồi bộ rễ, tăng khả năng ra hoa và đậu quả cho cây trồng. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhóm dùng cho sản xuất:

  • Bao gồm phân bón hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh, sản phẩm điều hòa sinh trưởng cây trồng.
  • Phân hữu cơ sinh học: Là phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ khác nhau. Dưới sự tác động của vi sinh vật các hợp chất hữu cơ sinh học được chuyển hóa thành mùn.
  • Phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích không thấp hơn 1 x 106 CFU/gam [ml].
  • Phân vi sinh: Là tập hợp một hoặc nhiều nhóm vi sinh vật, chúng được nhân lên từ các chế phẩm vi sinh và tồn tại trong các chất không vô trùng. Phân vi sinh được sản xuất và bón vào đất nhằm mục đích tăng lượng vi sinh vật có ích cho cây trồng. Chứa hàm lượng vi sinh vật có ích rất cao, nguồn dinh dưỡng hữu cơ, vô cơ và vi lượng trong phân thấp.
  • Nhóm điều hòa sinh trưởng cây trồng: Gồm các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng.

Nhóm dùng cải tạo đất, xử lý phế phẩm nông nghiệp:

Là các loại chế phẩm có nguồn gốc sinh học được đưa vào đất để cải tạo lý, hóa tính của đất [kết cấu đất, độ ẩm, hữu cơ, khả năng giữ nước,…] hoặc giải phóng đất khỏi những yếu tố bất lợi khác [kim loại nặng, vi sinh vật, hóa chất độc hại…]. Làm cho đất trở nên tốt hơn có thể sử dụng làm đất canh tác cây trồng.

Lê Hùng

Theo sinhhocvietnam.vn

Tiềm năng sản lượng tối đa của một loại cây trồng nhất định phụ thuộc vào các yếu tố di truyền bên trong, yếu tố tác động từ bên ngoài của môi trường và các biện pháp kỹ thuật của người nông dân. Thông qua đó việc xác định chính xác và làm giảm đi các yếu tố bất lợi của môi trường có thể làm tăng tiềm năng của sản lượng. Để việc trồng trọt và chăm sóc cây trồng phát triển thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng.

Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng là gì? Các yếu tố đó có quan trọng không?

Những yếu tố ảnh hưởng của môi trường đến trồng trọt và chăm sóc cây trồng

Nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là lĩnh vực có mức độ nhạy cảm cao đối với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số ngày nắng, lượng mưa,… Vì vậy, điều kiện khí hậu tác động rất lớn đến ngành trồng trọt. Các ảnh hưởng này trực tiếp tác động đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cây trồng, đến thời vụ, có thể làm tăng nguy cơ phát triển sâu bệnh.

Đối với cây trồng, là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp. Cây trồng cần đất, nước, không khí và ánh mặt trời, sự chăm sóc của con người, thậm chí cả vi sinh vật và một số loài công trùng cho sự sinh trưởng và phát triển. Nhiều yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, bức xạ mặt trời… đóng vai trò quan trọng đối với. Cây trồng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu thích hợp và tùy theo các giai đoạn sinh trưởng và giống cây trồng khác nhau mà điều kiện khí hậu tối ưu sẽ khác nhau.

Nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình sinh hóa, sinh lý của cây trồng. Tùy thuộc vào mỗi loại cây sẽ có khả năng sinh trưởng ở một khoảng nhiệt độ nhất định.

Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phản ứng của các quá trình sinh hóa bên trong cây trồng

Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào tới năng suất cây trồng ?

Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phản ứng của các quá trình sinh hóa bên trong cây trồng. Khi cây sống ở nhiệt độ không thích hợp cây trồng có thể chậm phát triển hoặc nghiêm trọng hơn là ngừng sinh trưởng, ngược lại khi được sống trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, sự sinh trưởng sẽ ổn định và có thể được phát triển vượt trội hơn.

Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp thu dinh dưỡng, nước của cây trồng. Tham gia vào quá trình tổng hợp để tạo ra hợp chất hữu cơ, mặt khác ảnh hưởng đến việc tiêu hao năng lượng trong quá trình hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình hút chất dinh dưỡng, hút nước, vận chuyển và thoát hơi nước,… Ngoài ra, nhiệt độ ảnh hưởng tới sự hoạt động của vi sinh vật sống cộng sinh trong đất.

Ánh sáng

Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật để tiến hành quang hợp, quá trình này chỉ xảy ra dưới tác động của nhiệt độ và tia sáng có đặc tính sinh lý. Tùy theo cường độ và chất lượng của ánh sáng mà nó ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều quá trình sinh lý khác của cây trồng. Ánh sáng giúp cây quang hợp và thông qua quá trình quang hợp này sẽ tạo ra các chất hữu cơ.

Ánh sáng giữ vai trò tối quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Mỗi loại cây trồng lại có nhu cầu hấp thu ánh sáng khác nhau. Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển thì cần phải căn cứ vào yêu cầu ánh sáng của từng loại cây trồng.

Lượng nước

Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống. Có nhiều nước thực vật mới hoạt động bình thường được, nhưng thực tế hàm lượng nước chứa trong mỗi loài thực vật là không giống nhau. Hàm lượng nước còn thay đổi tùy thuộc theo từng thời kỳ sinh trưởng và dựa theo điều kiện ngoại cảnh mà cây đang sinh sống.

Nước là thành phần bắt buộc đối với mọi sinh vật sống

Thông thường nước chiểm tỷ lệ khoảng 60-90% cây trồng, chiếm một phần tỷ trọng rất lớn. Cây sống và phát triển nhờ hấp thụ lượng chất dinh dưỡng được hòa tan trong đất thông qua hệ thống rễ. Mặc dù chiếm tỷ lệ lớn trong cây nhưng lượng nước cây thực sự hấp thụ chỉ khoảng 0,5-1%, phần còn lại thoát ra môi trường thông qua lá. Sự thoát hơi nước là động lực giúp cây hút nhiều nước từ đất, nhờ hiện tượng mao dẫn mà nước từ đất mới có thể đi vào thân cây qua hệ thống rễ và được bơm lên cao. Không chỉ nước, đây còn là động lực cung cấp cho sự vận chuyển dưỡng chất của bản thân cây trồng. Cây thoát hơi nước càng lớn, lượng dưỡng chất theo đó được hấp thụ theo sẽ càng lớn. Sự thoát hơi nước giúp cây cân bằng nhiệt độ xung xanh lá và thân.

Ngoài ra, nước tham gia vào quá trình quá trình quang hợp của cây. Đóng vai trò là nguồn nguyên liệu tham gia vào một số quá trình trao đổi chất. Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước. Trong thực tế, cây trồng khi được cung cấp đầy đủ nước sẽ có bộ rễ khỏe mạnh, dài và sâu, vươn ra theo các chiều trong đất, bộ rễ sẽ được phát triển tối đa để tăng trưởng. Ngược lại, nếu thiếu nước, bộ rễ của cây sẽ ngắn và thưa.

Lượng mưa

Cây trồng luôn đòi hỏi một lượng nước lớn gấp nhiều lần so với trọng lượng các chất khác. Hầu hết lượng nước được sử dụng cho nông nghiệp chủ yếu là nước mặt và một phần nước ngầm, các nguồn được cung cấp đa phần từ lượng mưa hàng năm. Vì thế lượng mưa hàng năm cũng góp phần tác động đến quá trình canh tác và thu hoạch.

Độ ẩm đất

Trước hết nước tham gia vào sự phong hóa các loại đá và khoáng vật ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành đất, Các tính chất cơ lý của đất như tính liên kết, độ chặt, tính dính, tính dẻo, tính trương và co,.. đều do nước chi phối. Sự di chuyển của nước có yể ảnh hưởng xấu đến độ phì nhiêu của đất, vì nó làm các chất dinh dưỡng bị rửa trôi, phá vỡ kết cấu và gây xói mòn ở những vùng đất dốc.

Nhờ có nước hòa tan các chất dinh dưỡng, cây trồng và các vi sinh vật các mới có thể hấp thụ dễ dàng được. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật đất phát triển, duy trì độ ẩm trong đất.

Sự di chuyển của nước có yể ảnh hưởng xấu đến phẩm chất của đất

Đất đai

Trong nông nghiệp có rất nhiều loại đất khác nhau, mỗi loại đều mang những ưu, nhược điểm khác nhau. Đặc biệt trong nông nghiệp đất còn giữ một vai trò quan trọng hơn hết khi đây là nơi trực tiếp cung cấp nguồn dinh dưỡng lớn cho cây trồng.

Đất là nguồn lưu trữ trực tiếp dinh dưỡng cho cây trồng

Cây trồng khi phát triển trong môi trường đất nghèo dinh dưỡng hay bạc màu, khô cằn sẽ không thể đạt được năng suất tốt, ngược lại khi đất có lượng phù sa dồi dào, thường xuyên được chăm bón, cải tạo sẽ trở nên giàu nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển từ đó mang đến hiệu quả cho năng suất.

Cây trồng

Yếu tố cây trồng cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Đó là yếu tố di truyền hay nói cách khác đó là giống cây trồng.  Theo những nghiên cứu và nhận định của các nhà nghiên cứu khẳng định giống cây trồng ảnh hưởng tới gần  40% năng suất của cây trồng. Các đặc điểm như tỷ lệ ra hoa, thụ phấn, chất lượng nông sản, khả năng kháng bệnh, chịu hạn,… đều do các yếu tố di truyền quyết định.

Giống cây tốt sẽ mang trong mình nhiều đặc tính vượt trội hơn như: chống chịu tốt trước nhiều điều kiện bất lợi của thời tiết, kháng được nhiều loại sâu bệnh, có được năng suất tốt hơn. Vì đối với một giống cây trồng không tốt, trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển nếu gặp phải các vấn đề về sâu bệnh cũng như các yếu tố môi trường tác động thì khả năng cao cây sẽ đạt chất lượng thấp

Cách chăm sóc

Cách chăm sóc là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng bên cạnh các yếu tố điều kiện tự nhiên hay môi trường bên ngoài. Trong đó, việc sử dụng phân bón giữ vai trò thiết yếu quyết định sản lượng và chất lượng của nông sản. Ngoài nguồn dinh dưỡng nhận từ đất, cây trồng còn hấp thụ một lượng lớn dinh dưỡng từ phân bón

Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, mà trong đó mỗi chất đều đảm nhiệm một chức năng nhất định nào đó trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Việc sử dụng hợp lý phân bón sẽ thúc đẩy các quá trình phát triển như giúp cây đẻ nhánh, cành lá phát triển, ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao, tăng sức đề kháng. Phân bón còn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản cả về hình dáng và màu sắc, thành phần dinh dưỡng, trọng lượng cũng như giá trị nông phẩm. Ngoài ra, phân bón còn tác động đến hệ sinh thái, thúc đẩy các quá trình phân hủy, chuyển hóa các chất khó hấp thu thành các chất dễ hấp thu, làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Để có được vụ mùa bội thu, việc bón phân trong các giai đoạn phát triển của cây là rất cần thiết, nhưng nếu bị lạm dụng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới tiêu cực tới cây trồng, gây hại cho đất cũng như hệ sinh thái môi trường.

Vậy làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng, PyLoAgri xin được giới thiệu đến Quý Bà con dòng phân bón hữu cơ khoáng Pylo Organic Life , được nghiên cứu và sản xuất theo tiêu chuẩn OMJ Nhật Bản với nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ hữu cơ tự nhiên kết hợp với mật độ vi sinh vật có lợi cao. Phân bón hữu cơ khoáng Pylo Organic Life sẽ là giải pháp tuyệt vời cho sự phát triển cây trồng và tối ưu năng suất vụ mùa trong thời đại hiện nay.

Phân bón hữu cơ khoáng PyLo Organic Life “Rong, Tảo Biển + Xương, Thịt Cá”
Phân bón Hữu cơ khoáng PyLo Organic Life – “Viên Nén Tan Nhanh, Phân Gia Cầm + Nội Tạng”

Để được biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như các ưu đãi khác, bà con vui lòng liên hệ theo các thông tin sau, đội ngũ chuyên viên của PyLoAgri sẽ hỗ trợ tư hoàn toàn miễn phí:

PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên 

Hotline: 091 411 86 61 

Email: 

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM 

Nguồn: PyLoAgri.com

Video liên quan

Chủ Đề