Người khởi xướng tư tưởng nho giáo là…

Nho giáo là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về Nhân đạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội. Hệ thống của Nho giáo thì theo chủ nghĩa: “Thiên Địa Vạn vật đồng nhất thể”, nghĩa là: Trời Đất và muôn vật đều đồng một thể với nhau. Phương pháp của Nho giáo là  phương pháp chứng luận, lấy Thiên lý lưu hành làm căn bản. Như vậy, học thuyết của Nho giáo có 3 điều cốt yếu :

- Về Tín ngưỡng: Luôn luôn tin rằng Thiên Nhân tương dữ, nghĩa là: Trời và Người tương quan với nhau.

- Về Thực hành: Lấy sự thực nghiệm chứng minh làm trọng.

- Về Trí thức: Lấy trực giác làm cái khiếu để soi rọi tìm hiểu sự vật.

Nho giáo hay còn được gọi là đạo Nho hoặc đạo Khổng, là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập và được các đệ tử của ông trên khắp nơi phát triển với mục đích tạo dựng một xã hội tốt đẹp với những con người có đạo đức và lễ nghi chuẩn mực từ đó tạo thành nền móng vững chắc để phát triển đất nước.

Những người sống và làm việc theo các tư tưởng được đề cập đến trong Nho giáo thì được gọi là các “Nho sĩ” trong đó chữ “Nho” là để chỉ nhưng người có học thức, biết phép cư xử và lễ nghĩa đúng.

Tôn chỉ chính của Nho giáo bao gồm 3 điều đó chính là:

- Con người và vạn vật trời đất đều có tương thông với nhau

- Mọi việc đều phải lấy thực nghiệm để chứng minh

- Và lấy trực giác và năng khiếu để tìm hiểu làm rõ vạn vật

Có thể thấy Nho giáo là một tôn giáo rất cao minh tuy nhiên trong quá khứ việc áp dụng cũng như hiểu tường tận về giá trị cốt lõi của nhiều người lại không hợp thời đại bấy giờ.

 

1.2. Nho giáo bắt nguồn từ đâu ?

Nho giáo ra đời  vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc ,Người sáng lập là Khổng Tử (dựa trên việc phát triển tư tưởng của Chu Công Đán).Ông vốn là một người Trung Quốc vì vậy chúng ta có thể kết luận Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc nên chúng ta thường gọi là nho giáo Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó Nho giáo đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và cả Việt Nam chúng ta.

Trong các ghi chép cổ của người Trung Quốc cho rằng Nho giáo thực ra đã bắt đầu xuất phát từ trước cả khi Khổng Tử ra đời. Nguồn gốc của nho giáo được xem là bắt đầu từ Phục Hy (một vị thần tích truyền thuyết của Trung Quốc), ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm về âm dương, chế ra bát quát và những chuẩn mực xã hội để dạy cho loài người.

Vua Phục Hy, là một Thánh Vương đắc đạo, trông thấy được các hiện tượng trong cõi Hư linh. Ngài nhìn thấy Long Mã có bức đồ trên lưng gồm những chấm đen trắng, nổi lên giữa sông Hoàng Hà, mà biết được lẽ Âm Dương, chế ra Tiên Thiên Bát Quái, cắt nghĩa sự biến hóa của Trời Đất để làm nguyên tắc dạy người. Những vạch đơn giản của Bát Quái ấy được xem là đầu mối của văn tự  về sau này.

Vua Phục Hy lại còn dạy dân nuôi súc vật để sai khiến, làm lưới để đánh cá, nuôi tằm lấy tơ làm quần áo, chế đàn cầm đàn sắt, dạy dân lễ nghĩa, phép cưới vợ gả chồng (dùng một đôi da thú làm lễ, vì ở thời kỳ ngư lạp, da thú là quí), từ đó  mới có danh từ gia tộc. Sau, đến đời vua Hoàng Đế (Hiên Viên Huỳnh Đế),  mới chế ra áo mão, và sai Ông Thương Hiệt chế ra chữ viết.

Tuy nhiên đã phần các nghiên cứu chỉ ra rằng “Nho giáo” chỉ thực sự được khai sinh bởi đức Khổng Tử. Ông đã tổng hợp lại các quan điểm về tư tưởng, lẽ sống rời rạc trong lịch sử để đưa ra một quy chuẩn hoàn chỉnh nhất cho Nho giáo. Khổng Tử được xem là giáo chủ Nho giáo. Tuy nhiên sau khi ông mất Nho giáo lại bị sử dụng một cách lệch lạc bởi những người cầm quyền nhằm điều khiển người dân.

 Nho giáo lấy đạo Trời làm khuôn mẫu, dạy người thuận theo lẽ Trời, còn nghịch với Trời thì phải chết. Nho giáo đã giúp nước Tàu thời Thượng cổ được hòa bình, dân chúng trên thuận dưới hòa, tạo ra một nền luân lý có căn bản vững chắc. Tiếp theo đến đời nhà Châu, vua Văn Vương và con của Ngài là Châu Công Đán, tiếp tục khuếch trương Nho giáo, diễn giải Kinh Dịch do Phục Hy truyền lại, hệ thống hóa lễ nghi và sự tế tự.

Vào cuối thời nhà Châu, đời vua Linh Vương, năm 551 trước Tây lịch, có Đức Khổng Tử  ra đời. Đức Khổng Tử chỉnh đốn và san định  kinh sách, phục hưng Nho giáo, tạo thành một giáo thuyết có hệ thống chặt chẽ, xứng đáng đứng ngang hàng với Lão giáo và Phật giáo. Đức Khổng Tử được xem là Giáo Chủ Nho giáo.

Đạo Nho, kể từ khi Đức Khổng Tử phục hưng, nối tiếp về sau được các vị Thánh nhân như Tử Tư, Mạnh Tử, phát huy đến độ rực rỡ, rồi sau đó dần dần suy tàn theo thời gian, vì không có bậc tài giỏi nối tiếp xiển dương, cuối cùng trở thành một môn học từ chương dành cho sĩ tử leo lên đường hoạn lộ. Cái tinh túy của Nho giáo đã bị vùi lấp và Nho giáo được sử dụng một cách lệch lạc theo ý riêng của kẻ phàm trần.

 

1.3. Đặc điểm Nho giáo ở Việt Nam

Khai thác những yếu tố là thế mạnh của Nho giáo 

+ Học cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật

+ Hệ thống thi cử tuyển chọn người tài được vận dung từ thời Lý, hoàn thiện vào thời Trần và hoàn chỉnh vào thời Lê.

+ Sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong giao dịch hành chính, trên cơ sở chữ Hán đã sáng tạo ra chữ Nôm trong sáng tác văn chương

Nho giáo bị biến đổi nhiều ở VN để phù hợp với truyền thống VH dân tộc:

+ Nho giáo không chỉ để giữ yên ngai vàng và bành chướng xâm lăng mà nhu cầu duy trì sự ổn định có cả ở dân và triều đình, cả trong đối nội và đối ngoại. Thể hiện qua:

- Biện pháp kinh tế: nhẹ lương nặng bổng

- Biện pháp tinh thần: trọng đức khinh tài

+ Trọng tình người:  tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả

- Truyền thống dân chủ của VH nông nghiệp,  mềm hóa cho phù hợp với tâm lí tình cảm của người Việt, trở thành những giá trị văn hóa gắn liền với nếp sống, pttq ở Việt Nam.

VD: Trọng nam khinh nữ, nhưng người vợ vẫn là “nội tướng”

- Tiếp thu chữ hiếu, bình đẳng giữa cha và mẹ: “Công cha như núi Thái Sưn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

+ Tư tưởng trung quân:trung quân gắn liền với ái quốc, đất nước dân tộc là cái quyết định (không đề cao tuyệt đối vai trò cá nhân thủ lĩnh)

VD: Lê Hoàn thay nhà Đinh, Lý Công Uẩn thay nhà Tiền Lê, Trần Cảnh thay nhà Lý

+ Trọng văn: do chịu ảnh hưởng của VH nông nghiệp phương nam nên rất coi trọng văn, kẻ sĩ, trong khi Trung Hoa chỉ coi quan văn = quan võ. Người Việt dù luôn phải đối phó với chiến tranh nhưng ít quan tâm đến các kì thi võ mà chỉ ham học chữ, thi văn. Nhìn Nho giáo là 1 công cụ VH, con đường làm nên nghiệp lớn

+ Thái độ đối với nghề buôn: trọng nông ức thương 🡪 duy trì nền nông nghiệp âm tính (tính cộng đồng và tự trị), tránh mọi nguy cơ đồng hóa

 

2. Nội dung của Nho giáo

Nho giáo là 1 học thuyết về chính trị xã hội nhằm giúp các nhà Nho quản lí đất nước có hiệu quả

Nội dung cơ bản về tư tưởng của Nho giáo được thể hiện qua 2 cuốn sách kinh điển:

+ Tứ thư: 

Luận ngữ: tập hợp lời dạy của Khổng Tử

 Đại học: dạy phép làm người quân tử

Trung Dung: tư tưởng sống dung hòa, không thiên lệch

Mạnh Tử: lời của Mạnh Tử - người bảo vệ xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử

+ Ngũ kinh: 

Kinh Thi: Sưu tầm những bài ca dao, phong dao từ thời thượng cổ đến thời Chu Bình Vương (770 trước công nguyên). Gồm 300 thiên, chia làm 3 phần: Phong  (phong tục các nước); Nhã  (việc nhà Chu); Tụng  (dùng trong việc tế lễ).

Kinh Thư: 28 chương, ghi chép những lời dạy, các thệ, mệnh của các lãnh chúa, hiền thân từ Nghiêu, Thuấn đến Đông Chu. Đây là sử liệu quý giá về quá trình diễn biến của dân tộc Trung

Kinh Dịch: Sách viết về lẽ biến hóa của trời đất, vạn vật xét đoán Họa – Phúc – Thành – Suy của đời người. Sách gồm 2 quyển: Kinh gồm 2 quyển có 8 quẻ lớn, 64 quẻ kép, 284 hào, v.v… Truyện gồm 10 thiên lý giải các lẽ biến dịch huyền ảo của tạo hoá.

Kinh Lễ: Ghi chép lễ nghi, biểu lộ tình cảm tốt, tiết chế dục tình, nuôi dưỡng tình cảm thiêng liêng, phân chia trật tự, thang bậc xã hội. Gồm ba phần: Nghi lễ  (quan hôn tang lễ); Chu Lễ  (nghi lễ nhà Chu); Lễ ký  (ý nghĩa các nghi lễ). Hai phần đầu đã bị thất lạc, chỉ còn phần Lễ ký.

Kinh Xuân Thu: Tương truyền do chính Khổng Tử biên soạn. Đó là bộ sử thời Đông Chu. Vừa có tính biên niên sử vừa có tính triết lý chính trị vì có những lời chú giải và phê phán của Khổng Tử. Và cuốn này ông viết: “ Thiên hạ biết tới ta là do Kinh Xuân Thu, thiên hạ kết tội ta cũng do Kinh Xuân Thu”

Giáo lí của Nho giáo: Đào tạo người quân tử (người cai trị kiểu mẫu) tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ

Tu thân: tức là đạt đạo, đạt đức và biết thi – thư – lễ - nhạc. 

- Đạt đạo là những quan hệ mà cn người phải biết ứng xử trong cuộc sống, mối quan hệ ngũ luận: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè.

- Đạt đức, theo Khổng Tử là Nhân – Trí – Dũng về sau được thêm thành “ngũ thường”: nhân - nghĩa - lễ - trí - tín. 

- Biết thi – thư – lễ - nhạc, đòi hỏi vốn văn hóa toàn diện

Hành động: Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ với 2 phương châm nhân trị (cai trị bằng tình người) và chính danh (thực hiện đúng chức phận, nghĩa vụ của mình)

 Giáo dục: Học không phân biệt về đối tượng mà phân biệt về cách dạy, học mọi lúc, mọi nơi, mọi người. Học để làm người và làm quan.

 

3. Quá trình thâm nhập, phát triển của Nho giáo tại Việt Nam

Nho giáo du nhập vào VN trong thời kì Bắc thuộc, chủ yếu ảnh hưởng đến những người thuộc tầng lớp trên trong XH, vì là VH do kẻ xâm lược áp đặt nên chưa có chỗ đứng trong xã hội VN

TK XI: Nho giáo định hình, chế độ tam giáo đồng nguyên

Năm 1070: Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử lú này “Nho giáo được chính thức tiếp nhận”

Năm 1075: Mở khoa thi Nho học đầu tiên, chính thức khai sinh cho lịch sử thi cử Nho giáo lâu dài ở Việt Nam.

Năm 1076: nhà Lý cho lập Quốc tử giám ngay giữa kinh thành và “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc tử giám”. Từ đây, con em quý tộc họ Lý chính thức được đào tạo chủ yếu theo Nho giáo

Thời nhà Trần: khuynh hướng dung hòa tam giáo (Nho-Phật-Đạo)

TK XV: Nhà Lê đưa Nho giáo trở thành quốc giáo - Nho giáo độc tôn

TK XVI – XVIII: XH biến động, nho giáo suy yếu

TK XIX: nhà Nguyễn độc tôn nho giáo – thất bại – suy tàn

 Chúng ta không thể phủ nhận rằng Nho giáo đã tham gia góp phần vào sự đúc nặn nên diện mạo tinh thần dân tộc và văn hóa dân tộc. Dù có những điểm chưa tích cực nhưng trãi qua năm tháng sàn lọc những tư tưởng triết học của Nho giáo đã thấm nhuần trong lòng con người Việt Nam  

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng trong lĩnh vực pháp luật. 

Nho giáo có nguồn gốc từ đầu?

Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN ở Trung Quốc ,Người sáng lập là Khổng Tử (dựa trên việc phát triển tư tưởng của Chu Công Đán). Ông vốn là một người Trung Quốc vì vậy chúng ta có thể kết luận Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc nên chúng ta thường gọi là nho giáo Trung Quốc.

Tư tưởng Nho giáo là gì?

Tư tưởng của Nho giáo là coi trọng đạo đức tình nghĩa do đó mà làm cho nhiều người quá coi trọng đạo đức trong công việc, không phân biệt được giữa tình cảm và công việc dẫn đến việc thiếu công bằng, công phân minh, buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật.

Gia đình Nho giáo là gì?

Gia đình Nho giáo nêu cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ, nhưng thực chất tam cương “quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương” cũng vẫn chỉ tuyệt đối trong gia đình thuộc về người đàn ông, bởi vì ông vua trước hết cũng người chồng trong gia đình.

Nho giáo dạy gì?

Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức chủ trương xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người cai trị và dân chúng. Đồng thời, nó còn đưa ra những chuẩn mực đạo đức cho hành vi ứng xử của con người, những yêu cầu đối với các mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, đối với việc tu thân,...