Người khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi ví dụ

“Xin luật sư cho biết: Điểm giống và khác nhau giữa người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự và có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi là gì ạ? Em cảm ơn.”

Minh Anh – Bắc Kạn

Luật Tuệ An – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 1900.4580. – Văn phòng
luật uy tín tại Hà Nội. – Luật sư uy tín chuyên nghiệp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Tuệ An. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt được những thuật ngữ trên theo những ý chính sau:

  • Căn cứ pháp luật
  • Hiểu đúng về người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.
  • Điểm giống và khác nhau giữa người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự và có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.

1. Căn cứ pháp luật

2. Hiểu đúng về người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.

– Người hạn chế năng lực hành vi dân sự

Hạn chế năng lực hành vi dân sự là tình trạng chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện một số quyền, nghĩa vụ dân sự.

Người bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác làm phá tán tài sản gia đình và có quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự từ Tòa án.

Tòa án quyết định người đại diện và phạm vi đại diện.

– Người mất năng lực hành vi dân sự

Là người mất hoàn toàn khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.

Các giao dịch với người mất năng lực hành vi dân sự thực chất là giao dịch với người đại diện của họ. Về bản chất là một giao dịch dân sự có mục đích vì người thứ ba.

Tòa án quyết định người đại diện và phạm vi đại diện.

Luật Tuệ An – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 1900.4580. Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

Tương tự như người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi cũng không thể tự mình xác lập, thực hiện một số quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đối với đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì họ được quyền chon người giám hộ cho mình theo quy định pháp luật hiện hành. Đây là quy định thể hiện rõ nét sự tôn trọng ý chí của người được giám hộ trong điều kiện họ vẫn làm chủ được hành vi của mình.

3. Điểm giống và khác nhau giữa người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự và có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.

Giống:
  • Không thể tự mình tham gia tất cả các giao dịch dân sự mà pháp luật cho phép. Nguyên nhân là do không thể hoàn toàn làm chủ nhận thức hoặc tự mình thực hiện một số hay toàn bộ các giao dịch.
  •  Một người chỉ được coi là bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi khi có quyết định của Tòa án.
  • Khi có căn cứ dẫn đến việc Tòa án hủy bỏ các quyết định trên thì người đó sẽ có các quyền và nghĩa vụ như một người thành niên bình thường.
  • Đều có người đại diện theo pháp luật.
Khác:
Tiêu chí Người bị hạn chế năng lực hành vi Người mất năng lực hành vi dân sự Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Căn cứ xác định Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình; Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi; Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự;
Năng lực hành vi dân sự Không đầy đủ Không có Không đầy đủ
Căn cứ Tòa án ra quyết định khi có yêu cầu của: – Người có quyền, lợi ích liên quan
– Cơ quan, tổ chức hữu quan
-Người có quyền, lợi ích liên quan -Cơ quan, tổ chức hữu quan

– kết luận giám định pháp y tâm thần

– Người bị Tòa tuyên bố– Người có quyền, lợi ích liên quan – Cơ quan, tổ chức hữu quan,

 – kết luận giám định pháp y tâm thần,

Người đại diện – Là người giám hộ, cũng là đại diện theo pháp luật
– Người đại diện do Tòa án chỉ định
– Đại diện theo pháp luật
– Người đại diện do Tòa án chỉ định
– Đại diện theo pháp luật – Đó thể tự mình chọn người giám hộ nếu như tỉnh táo lúc yêu cầu

– Nếu không tỉnh táo, người đại diện do Tòa án chỉ định

Xác lập, tham gia GDDS – GDDS phục vụ nhu cầu sinh hoạt
– GDDS khác yêu cầu đồng ý của người đại diện
Mọi GDDS do người đại diện xác lập, thực hiện – GDDS phục vụ nhu cầu sinh hoạt
– GDDS khác yêu cần sự đồng ý của người đại diện
Hậu quả pháp lý khi giao dịch trực tiếp với chủ thể  – Trừ GDDS phụ vụ nhu cầu cá nhân, các GDDS khác vô hiệu   – Vô hiệu hoàn toàn   – Nếu chứng minh được chủ thể giao dịch trong trạng thái tỉnh táo thì GDDS có hiệu lực  

Trên đây là tư vấn của Luật Tuệ An. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hồ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí – Luật sư chuyên nghiệp, tu vấn miễn phí – 1900.4580.

Luật Tuệ An – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 1900.4580.

Công Ty Luật Tuệ An ” VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN”

Mọi gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 1900.4580. 

[Tổng 1 Điểm trung bình: 5]

Ngày hỏi:15/12/2018

Tôi đang rất thắc mắc về một số vấn đề trong pháp luật dân sự và muốn nhờ mọi người giúp đỡ. Cụ thể, mọi người hãy phân biệt người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự với ạ. Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

  • Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì:

    Tiêu chí Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Người bị hạn chế năng lực hành vi Người mất năng lực hành vi dân sự
    Đặc điểm nhận dạng Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự; Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình; Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
    Thời điểm xác định thuộc đối tượng Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố; Khi Tòa án ra quyết định; Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố;
    Người đại diện Người giám hộ do Tòa án chỉ định; Người đại diện theo pháp luật; Người đại diện theo pháp luât;
    Trường hợp chấm dứt Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;


    Trên đây là nội dung phân biệt người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự.

    Trân trọng

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Video liên quan

Chủ Đề