Người có nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị xử phạt?

Tại Điều 8, Luật Giao thông đường bộ quy định nghiêm cấm hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với người điều khiển xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được quy định như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 01 tháng.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 02 tháng.

Như vậy, khác với người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe chuyên dùng là cứ có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là bị xử phạt, người điều khiển xe gắn máy chỉ bị xử phạt khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người điều khiển xe gắn máy nên tham gia giao thông trong tình trạng tỉnh táo, tuyệt đối không nên uống rượu bia rồi lái xe.

Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Linh, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Tôi thấy khi xử phạt những người say rượu lái xe, cảnh sát thường đo nồng độ cồn. Vậy cho tôi hỏi, nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Cùng thời điểm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực [ngày 01/01/2020], Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” cũng phát sinh hiệu lực; theo đó quy định tăng mức phạt đối với các hành vi tham gia giao thông mà có sử dụng rượu, bia.

Chỉ cần uống rượu, bia [dù uống ít] điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông cũng bị xử phạt

Cụ thể, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì bị phạt như sau:
- Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000  đồng [Nghị định 46/2016/NĐ-CP không quy định mức phạt tiền với trường hợp này].
- Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng [Mức phạt theo Nghị định 46 là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng].
- Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng [Mức phạt theo Nghị định 46 là từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng].

Uống rượu bia đi xe đạp cũng bị xử phạt

Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ  trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 400-600 ngàn đồng. 

Tăng mức phạt đối với người lái ô tô vi phạm nồng độ cồn

Người điều khiển ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.  [Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng].

Trong bối cảnh tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh và những ảnh hưởng bất lợi của việc sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng, đặc biệt rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông ở nam giới trong độ tuổi 15-49 và tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới, Quốc hội đã quyết định quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Tại khoản 5 Điều 2, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng đã quy định xử phạt đối với các hành vi liên quan đến điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là vi phạm quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Tại Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về định lượng Ethanol [định lượng nồng độ cồn] trong máu. Tại điểm IV "nhận định kết quả" có ghi:

- Trị số bình thường: < 10,9 mmol/l [tương đương 50 mg/100 ml].

- Ethanol từ 10,9 - 21,7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén; từ 21,7 mmol/l: Biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; từ 86,8 mmol/l: Có thể gây nguy hại cho tính mạng.

Đây là sự phân loại các ngưỡng nồng độ cồn tương ứng với mức độ biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng theo chuyên môn y tế.

Mức

Chủ Đề