Ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Pleiku có tên gọi là gì

Du lịch Gia Lai đã từ lâu được coi là một trải nghiệm vô cùng độc đáo và địa điểm du lịch Gia Lai đẹp và nổi tiếng, luôn được đông đảo mọi người quan tâm dành tặng những tình cảm thương mến nhất. Bên cạnh đó, du lịch tâm linh phố núi cũng được xem là một trong những điều ấn tượng khi đến vùng đất này. Cùng điểm những ngôi chùa linh thiêng tại Gia Lai bạn nhé!

1. Du lịch tâm linh Gia Lai – Chùa Bửu Thắng

Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1930, ban đầu chỉ là một am tranh nhỏ, Chùa được nâng cấp nhiều lần tuy nhiên vẫn là hình thức chắp vá. Năm 1999, Hòa thượng Thích Giác Ngộ trùng tu để đáp ứng với nhu cầu Phật sự, là trung tâm tu học Phật giáo – Văn phòng ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Gia Lai. Thượng tọa Thích Tâm Tường đã cho đại trùng tu chùa vào năm 2007. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, thờ đức Bổn sư Thích Ca, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Thập bát A La Hán.

Ảnh: Du lịch tâm linh Gia Lai – Chùa Bửu Thắng

Chùa Bửu Thắng là ngôi chùa từ lâu được nhiều người biết đến như nơi nương thân cho nhiều hoàn cảnh éo le, đến thăm chùa du khách càng thêm ấn tượng khi được tận mắt tham quan kiến trúc độc đáo của chùa.

Chùa Bửu Thắng xưa nay nổi tiếng là nơi cưu mang nhiều hoàn cảnh không may, những thân phận bất hạnh tìm đến chốn cửa thiền. Những số phận mà ai đến đây, nghe kể lại sẽ khó kìm nén lòng cảm thương. Chính vì thế, tìm về chùa Bửu Thắng, du khách có dịp vãn cảnh chùa, tìm hiểu lịch sử ngôi chùa hay dịp tịnh tâm, tìm một chút yên tĩnh giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp nơi phố núi.

Tọa lạc: Số 4A đường Sư Vạn Hạnh, phường Hội Thương, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

2. Chùa Bửu Minh – Ngôi chùa linh thiêng

Chùa Bửu Minh – một trong những ngôi chùa ra đời sớm nhất tại Gia Lai. Chùa thường được gọi là chùa Biển Hồ Trà, cách trung tâm thành phố Pleiku 15km về phía Bắc, trong vùng đồi chè bạt ngàn. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Đến năm 1936, chùa được xây dựng lần đầu với tên gọi là “Chùa Phật Học”, sau đó ngôi chùa tiếp tục được trùng tu và chính thức mang tên là Bửu Minh từ năm 1961.

Ảnh: Chùa Bửu Minh – Ngôi chùa linh thiêng

Đến nay, những ngôi nhà cổ của công nhân đồn điền chè năm xưa chỉ còn lại trên đầu ngón tay nhưng cốt của ngôi chùa cũ vẫn còn và trong khuôn viên chùa đang giữ lại nhiều gốc trà với tuổi đời gần trăm năm.

Không kể các dịp lễ tết, địa điểm du lịch tâm linh này vẫn được nhiều người ghé thăm vì nét đẹp thanh bình, hài hòa với đất trời và khung cảnh sông hồ nơi đây.

Toạ lạc: Thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

3. Du lịch tâm linh – Chùa Quan Âm

Chùa Quan Âm thuộc Hệ phái Bắc tông. Nằm ngay cửa ngõ từ đồng bằng lên Tây Nguyên, chùa Quan Âm được đánh giá là công trình kiến trúc tôn giáo vô cùng độc đáo. Gần nửa thế kỷ không có trụ trì, ngôi chùa vẫn như một thực thể sống động, hiện bày vẻ đẹp phóng khoáng, khắc ghi những câu chuyện về sự dấn thân của con người trên hành trình vươn tới cội rễ của cái đẹp, cái thiện.

Và trong khoảng ấy thời gian, ngôi già lam đơn sơ trên diện tích vỏn vẹn hơn một sào đất, hầu như không có công trình gì nổi bật. Nhưng sự thay đổi kỳ diệu diễn ra chỉ trong thời gian ngắn khi Đại đức Thích Quang Dũng được Giáo hội Phật giáo bổ nhiệm về làm trụ trì [năm 2005].

Không ít khách phương xa trong lộ trình từ đồng bằng tiến vào cửa ngõ Tây Nguyên đã dừng chân chiêm bái Quan Âm tự.

Tọa lạc: Số 378 đường Trường Chinh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

4. Ngôi chùa đẹp tại Gia Lai – Chùa Minh Thành

Chùa cách trung tâm thành phố 2km về hướng tây nam. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông. Ngôi chùa chịu ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản. Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo và trở thành nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.

Ảnh: Ngôi chùa đẹp tại Gia Lai – Chùa Minh Thành

Từ xa, du khách đã có thể nhìn thấy tầng mái cong vút màu xanh ngọc của ngôi chùa in trên nền trời bồng bềnh mây trắng, càng đến gần hương sen càng rõ và rồi trước mắt du khách là một tòa kiến trúc lộng lẫy xanh tươi bên hồ thơm ngát.

Đứng xa nhìn vào, với nền trời xanh trong, ánh sáng mặt trời phản chiếu bảo tháp hiện ra như một biểu tượng cho sự uy nghiêm, tôn kính. Cũng chính nhờ lối kiến trúc độc đáo của bảo tháp mà khiến nhiều du khách cứ ngỡ như mình đang đi lạc vào một ngôi đền của đất nước Mặt trời mọc Nhật Bản.

Tọa lạc: Chùa Minh Thành, Số 14A đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

5. Du lịch tâm linh – Chùa Bửu Nghiêm

Ngôi chùa đang dần thu hút được nhiều du khách biết đến bởi vẻ cổ kính và thanh tịnh. Chùa được xây dựng từ năm 1964. Ngôi chánh điện được trùng tu năm 1978. Đại hồng chung cao 1,60m được đúc tại chùa năm 1974 do Hòa thượng Thích Trí Thủ chứng minh.

Cổng chùa gồm có cổng chính và cổng phụ. Cổng phụ bên trái của cổng chính. Riêng cổng chính có tam quan, cột cổng làm bằng bêtông, cửa được làm bằng sắt tương đối kiên cố. Trên tam quan có hai cặp câu đối, nền vàng chữ đỏ.

Ảnh: Du lịch tâm linh – Chùa Bửu Nghiêm

Tòa tam bảo có kiến trúc ba tầng mái. Khuôn viên bên ngoài có hai tầng tháp hai bên, tháp bên phải bên trong có quả chuông nặng một tấn cao 1,60 m được đúc vào năm 1974. Trước là Phật Bà Quan Âm đứng giữa với chiều cao khoảng 2m làm cho khuôn viên chùa càng trở nên uy nghiêm. Tầng một chùa là nhà thờ tổ; nơi thờ Tổ Sư Đạt Ma cùng các Linh Nam và Linh Nữ. Tượng Phật Chuẩn đề Vương Bồ tát với 18 tay, được thờ ở vị trí chính giữa tầng. Trên tầng hai với một diện tích rất rộng là chánh điện thờ Phật Thích Ca, hai bên thờ Văn Thù và Phổ Hiền. Đây cũng là nơi giảng kinh thuyết pháp cho các phật tử mỗi khi đến ngày vía các chư Phật, các vị Tổ sư và ngày lễ của đất nước.

Tọa lạc: Đường Lý Thái Tổ, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.

Trước đây, sống giữa núi rừng bao la, người Tây Nguyên nhìn vào mỗi gốc cây, con suối đều có thái độ kính ngưỡng từ sự biết ơn thiên nhiên cùng những vị thần cai quản.

Đọc E-paper

Người Tây Nguyên, từ hệ Môn-Khmer đến hệ Nam Đảo với hơn 20 tộc người đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa tín ngưỡng vô cùng đặc sắc, và trong những thập niên đầu thế kỷ XX, các tôn giáo đã xuất hiện giữa những khu rừng xanh thẳm, để lại nơi đây những chùa chiền, nhà thờ có kiến trúc vô cùng đặc sắc. Và đó là điểm tựa tinh thần của những người sống giữa thiên nhiên hoang dã.

Tôi cảm nhận được điều đó rất mạnh mẽ khi bước lên ngọn đồi xanh rậm rạp, nơi có ngôi chùa Minh Thành thuộc phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chỉ nhìn những mái ngói xanh cong cong, nhìn chiếc tháp vút lên là biết ngôi chùa Minh Thành thuộc hệ phái Bắc Tông.

Chùa do Hòa thượng Thích Giác Đạo khai mở năm 1964. Đến năm 1972, nhà chùa định mở mang khuôn viên đồng thời xây dựng một số hạng mục mới nhưng không thực hiện được. Mãi đến năm 1997, chùa Minh Thành được khởi công trở lại với kế hoạch xây dựng dự kiến kéo dài 30 năm.

Đây là ngôi chùa lớn nhất Tây Nguyên. Khi xây chùa Minh Thành, những người thừa hành đã cố gắng tạo ra dấu ấn sâu sắc của triết lý Bắc Tông: mỗi chúng sanh đều có Phật tánh hay pháp thân, mà pháp thân thì lặng lẽ, không sanh, không diệt, trùm khắp pháp giới. Bởi thế nên nơi nào, xứ nào cũng có Phật. Thân Phật chỉ là trong một giai đoạn tạm thời trong muôn triệu giai đoạn, một hóa thân trong muôn triệu hóa thân.

Tôi nghĩ đến những triết lý ấy khi đứng trước chùa Minh Thành và hình dung ra bước chân của những Phật tử quanh vùng Gia Lai này đến đây để tự ngộ về Phật tánh. Những bước chân của những người nông dân đi kinh tế mới sau năm 1975 từ rừng ra tìm đến cửa Phật để lặng nhìn những gương mặt đời sống hóa thân thể hiện thành hàng nghìn bức tượng nhỏ vàng son chói lọi gắn kín hai bên vách.

Phật tánh đã giúp họ sống được ở nơi rừng núi xa lạ. Những người ấy đã luống tuổi, đã thành chủ của những vườn tiêu giàu có lừng danh đất Gia Lai, hoặc đã trải qua những gian khó, hoặc chỉ đơn giản là một người trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc đến cầu cửa Phật một lời giải.

Tôi theo những Phật tử đi xem từng gương mặt trong mấy trăm gương mặt đức Phật thị hiện, là những pho tượng đồng nhỏ do các nghệ nhân chạm khắc, và cũng không ngạc nhiên khi rất nhiều pho tượng phảng phát đường nét của các chủ nhân bản địa, những gương mặt khắc khổ, ánh mắt sâu thẳm của người Giarai, Êđê.

Cũng không lấy làm lạ khi biết nhiều người bản địa đã giác ngộ Phật pháp. Người bản địa Tây Nguyên phần lớn gìn giữ tín ngưỡng đa thần, giữ tốt những lễ hội, tấu lên thật hay những bài cồng chiêng giao tiếp với thần linh. Nhưng một phần không nhỏ đã tìm đến tôn giáo khác, chủ yếu là Tin Lành, để nương tựa vào một giáo lý nào đó nhằm giữ sức mạnh trong cuộc sống.

Người bản địa theo Phật giáo không nhiều, nhưng chùa Minh Thành nổi tiếng vì là công trình phối hợp giữa kiến trúc và điêu khắc, trở thành nơi mà Phật tử tứ phương tìm về chiêm ngưỡng.

Giữa tiếng chuông, tiếng tụng kinh niệm Phật, tôi gặp anh Nguễn Văn Lanh, người huyện Chư Sê - vua đất tiêu lái xe chở cả gia đình đến bái Phật và vãn cảnh chùa. Anh kể, bà con người Kinh di cư từ miền Bắc vào làm ăn sinh sống thích ngôi chùa này, nơi nó không bị cảnh u tối của rừng núi khuất lấp, lại vững vàng trên ngọn đồi cao, phóng tầm mắt nhìn ra núi non trùng điệp rất giống quê nhà cũ. Người Kinh đến từ các vùng rừng núi xa xôi, nhiều lúc hoang mang tìm đường sinh nhai, mà đôi khi tuyệt vọng chỉ biết cầu trời khấn Phật qua cơn gian khó.

Những ngôi chùa miền núi không có cảnh buôn hương bán lễ, chùa Minh Thành cũng thế, hương khói vấn vít trong không trung, có những lúc không một bóng người. Chánh điện chùa Minh Thành bố trí theo hình thức đơn giản của mạn-đà-la [mandala], đó là một vòng tròn tượng trưng đóa sen nở trọn - vòng tròn ấy là căn bản vũ trụ luận của Phật giáo, gồm hai tầng: đại hùng bảo điện và đại bi đường.

Trước cửa chánh điện có tạc tượng Kim Cang Lực Sĩ cao 6 mét, rất sống động với cái nhìn dữ dội, xoáy vào tâm can kẻ tà tâm, ngay đến người thường cũng phải dừng giây lát tự trấn an tinh thần, tự vấn bản thân. Chính giữa điện là tượng Tỳ Lô Giá Na Phật, cao 6 mét, nặng 16 tấn, mỗi cánh sen có chạm khắc nổi những vị Phật, và vách phía sau là bát thập bát Phật [88 vị Phật], ngũ phương Phật [5 vị Phật] Đông, Tây, Nam, Bắc, bát bộ kim cang [tám vị Hộ Pháp], tượng Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, tượng Văn Thù, Phổ Hiền.

Hai bên tả hữu là các tượng Thập nhị Duyên Giác [12 vị đại bồ tát], mỗi tượng cao 3 mét, bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng, hai bên vách chánh điện có 3.000 phù điêu các vị Phật. Tất cả được chạm nổi vào tường sáng rực rỡ.

Tầng dưới của chánh điện là Đại bi đường thờ Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn mà theo cách gọi dân dã là Phật nghìn mắt nghìn tay, tạc theo phong cách Việt Nam, cao trên 7 mét, hai bên là Hộ Pháp cao 3 mét, ba pho tượng được chạm khắc bằng gỗ.

Một công trình khác nữa là ngôi bảo tháp thờ Xá Lợi chín tầng cao 72 mét, bên trong bảo tháp là bốn vị Thiên thủ Thiên nhãn cao 8,8 mét và ngang hơn 3 mét được chạm khắc rất tinh tế, sống động từng chi tiết, bằng gỗ mít. Sau gần 20 năm, những nghệ nhân làng Đồng Kỵ vẫn tiếp tục vào đây làm việc, và sẽ để lại đây cả ngàn bức tượng hoặc phù điêu.

Mười năm trước chúng tôi gặp cậu bé Lâm học nghề ở đây. Con nhà nghèo, theo các thợ cả từ Bắc vào, ăn cơm chay, ngồi tạc tượng, 10 năm sau Lâm đã đi nhiều nơi hành nghề, nhưng đã nhiều dịp quay lại chùa Minh Thành để góp bàn tay tài hoa tạo tác những bức tượng La Hán sơn son thếp vàng theo truyền thống.

Và không biết sự giác ngộ, hay kiến trúc nghệ thuật, hay cuộc sống mỗi lúc thêm xô bồ mà ngôi chùa cũng dần đông khách thập phương hơn. Chùa đông hay vắng không quan trọng. Tôi hiểu rằng tôn giáo giúp con người vững chãi hơn trong cuộc sống, trong những khuất nẻo mưu sinh, trong những yên bình về nẻo thiện. Minh Thành là ngôi chùa lớn nhất Tây Nguyên không chỉ về quy mô xây dựng và giá trị nghệ thuật.

Ở trung tâm một vùng đất sôi động về phát triển kinh tế, có vị trí địa - chính trị quan trọng, những nền văn hóa khác biệt, những tôn giáo phát triển bên cạnh nhau, với kinh kệ và hoa sen, nó làm cho phố núi Pleiku thêm bình yên và nhiều bản sắc.

> Trường dạy nghề trong ngôi chùa cổ

Video liên quan

Chủ Đề