Nghị định hướng dẫn Luật đo lường

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/12/2012

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 86/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐO LƯỜNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hưng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường về đơn vị đo pháp định; sử dụng đơn vị đo; cách xác định thu lợi bất chính do vi phạm pháp luật về đo lường; kiểm tra nhà nước về đo lường; kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo lường tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm tra nhà nước về đo lường là hoạt động thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, đánh giá sự phù hp của chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường với yêu cầu quy định.

2. Đơn vị hàng đóng gói sẵn là tập hợp gồm một [01] bao bì và lượng hàng hóa chứa trong bao bì đó.

3. Giá trị trung bình của lượng của hàng đóng gói sẵn là giá trị trung bình cộng của lượng hàng hóa chứa trong các đơn vị hàng đóng gói sẵn và được xác định khi kim tra nhà nước về đo lường.

Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế

1. Trường hp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quđịnh của điều ước quốc tế đó.

2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình hướng dẫn việc sử dụng đơn vị đo chuyên ngành theo quy định của điều ước quc tế mà Việt Nam là thành viên.

Chương 2.

ĐƠN VỊ ĐO

Điều 5. Đơn vị đo pháp định

1. Đơn vị đo pháp định thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế bao gồm:

a] Đơn vị đo cơ bản quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật đo lường;

b] Đơn vị đo dẫn xuất gồm các đơn vị đo được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c] Bội thập phân, ước thập phân của đơn vị đo cơ bản hoặc đơn vị đo dẫn xuất được thiết lập theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đơn vị đo pháp định không thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế bao gồm:

a] Các đơn vị đo theo thông lệ quốc tế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b] Các đơn vị đo chuyên ngành đặc biệt, đơn vị đo theo tập quán trong nước quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

c] Các đơn vị đo được thiết lập trên cơ sở kết hợp từ các đơn vị đo quy định tại Khoản 1 Điều này; từ các đơn vị đo quy định tại Điểm a Khoản này; từ các đơn vị đo quy định tại Khoản 1 và tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

Điều 6. Sử dụng đơn vị đo

1. Phải sử dụng, đơn vị đo pháp định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Luật đo lường.

2. Việc trình bày kết quả đo, thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo pháp định phải tuân thủ quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đơn vị đo khác được sử dụng theo thỏa thuận, trừ trường hp quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trường hợp giải quyết tranh chấp có liên quan đến sử dụng đơn vị đo khác với đơn vị đo pháp định thì phải quy đổi sang đơn vị đo pháp định.

4. Sản phẩm, phương tiện đo ghi, khắc theo đơn vị đo khác đã tồn tại trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng.

5. Kết quả đo được xác định trực tiếp bằng các phương tiện đo quy định tại Khoản 4 nếu sử dụng cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải quy đổi theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này và trình bày theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 7. Quy đổi đơn vị đo khác theo đơn vị đo pháp định

1. Quy đổi của một số đơn vị đo khác theo đơn vị đo pháp định được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Quy đổi của đơn vị đo khác chưa được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định này được quy định như sau:

a] Việc quy đổi của các đơn vị đo theo tập quán trong nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn khi có yêu cầu;

b] Quy đổi của đơn vị đo không phải là đơn vị đo theo tập quán trong nước được lấy theo văn bản “Hệ đơn vị đo quốc tế” [SI] hiện hành của Viện Cân đo quc tế [BIPM].

3. Khi trình bày giá trị đại lượng đo, trị số và đơn vị đo pháp định phải trình bày trước, trị số và đơn vị đo khác phải trình bày sau và để trong ngoặc đơn.

Chương 3.

CÁCH XÁC ĐỊNH THU LỢI BẤT CHÍNH DO VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 8. Thu lợi bất chính

Thu lợi bất chính là số tiền thu được do vi phạm pháp luật về đo lường thuộc một trong các trường hp sau đây:

1. Thu lợi bất chính t sản xuất, nhập khẩu, bán hàng đóng gói sẵn mà lượng của hàng đóng gói sẵn đó có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do t chức, cá nhân công bố hoặc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

2. Thu lợi bất chính từ thực hiện phép đo trong mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch vượt quá giới hạn sai s cho phép theo yêu cu kỹ thuật đo lường đối với phép đo do tổ chức, cá nhân công b hoặc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Điều 9. Xác định thời gian vi phạm pháp luật về đo lường

1. Thời gian vi phạm pháp luật về đo lường là khoảng thời gian từ thời điểm bắt đầu có hành vi vi phạm đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyn phát hiện hành vi vi phạm đó của tổ chức, cá nhân.

2. Thời điểm bắt đầu vi phạm pháp luật về đo lường để thu lợi bất chính quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này là thời điểm gần nhất với thời đim cơ quan nhà nước có thm quyền phát hiện hành vi vi phạm và được xác định theo một trong các thời điểm sau đây:

a] Thời điểm bắt đầu bán hàng đóng gói sẵn được thể hiện trên hp đng, hóa đơn tài chính, tờ khai hải quan có xác nhận thông quan;

b] Thời điểm thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường gần nhất trước đó của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

3. Thời điểm bắt đầu hành vi vi phạm pháp luật về đo lường để thu lợi bất chính quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này là thời điểm gần nhất với thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm và được xác định theo một trong các thời điểm sau đây:

a] Thời điểm thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường gần nhất trước đó của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với phép đo;

b] Thời điểm kiểm định gần nhất trước đó đối với phương tiện đo để thực hiện phép đo;

c] Thời điểm xảy ra sai số của phép đo được ghi nhận bởi phương tiện đo được dùng để thực hiện phép đo hoặc bởi biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 10. Xác định lượng hàng hóa, dịch vụ sai lệch về đo lường

1. Lượng hàng đóng gói sẵn sai lệch về đo lường là tổng số đơn vị hàng đóng gói sẵn đã bán trong thời gian vi phạm pháp luật về đo lường nhân với lượng thiếu do vi phạm.

Lượng thiếu do vi phạm được tính bằng giá trị cho phép trừ giá trị trung bình.

2. Lượng, hàng hóa, dịch vụ sai lệch khi thực hiện phép đo được tính bng tổng lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua, bán, cung ứng trong thời gian vi phạm pháp luật về đo lường nhân với sai lệch thừa hoặc thiếu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường.

Sai lệch thừa hoặc thiếu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường là giá trị sai lệch khi kiểm tra trừ đi giới hạn sai số cho phép của kết quả đo tương ứng.

Điều 11. Giá của hàng hóa, dịch vụ để tính số tiền thu lợi bất chính

1. Giá của hàng đóng gói sẵn, hàng hóa, dịch vụ khác đã được mua, bán, cung ứng thông qua việc thực hiện phép đo được xác định theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a] Giá thực tế giao dịch, giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

b] Giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ tại nơi phát hiện hành vi vi phạm theo thông báo giá của cơ quan tài chính địa phương;

c] Định giá của Hội đồng định giá do cơ quan, người có thm quyền xử phạt hành chính thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Giá của hàng đóng gói sẵn, hàng hóa, dịch vụ khác đã được mua, bán, cung ứng thông qua việc thực hiện phép đo được xác định là giá trung bình cộng của giá tại thời điểm bắt đầu hành vi vi phạm và giá tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Điều 12. Số tiền thu lợi bất chính

Số tiền thu lợi bất chính do vi phạm pháp luật về đo lường được tính bằng lượng hàng hóa, dịch vụ sai lệch về đo lường quy định tại Điều 10 nhân với giá được xác định theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

Chương 4.

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 13. Trách nhiệm kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giúp Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện:

a] Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

b] Kiểm tra đột xuất đối với phép đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi phát hiện có hành vi vi phạm.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi địa phương.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra trong phạm vi địa phương như sau:

a] Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn;

b] Kiểm tra đột xuất đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi phát hiện có hành vi vi phạm.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm bán buôn, bán lẻ khác trên địa bàn đối với phép đo, phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan thực hiện kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này thực hiện kiểm tra trên địa bàn đối với phép đo, phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn.

6. Thanh tra khoa học và công nghệ, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường và cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thực hiện kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường.

Điều 14. Đoàn kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan thực hiện kiểm tra quyết định thành lập.

2. Thành phần của đoàn kiểm tra gm Trưởng đoàn và thành viên khác. Số lượng thành viên đoàn kiểm tra tùy thuộc vào nội dung kiểm tra và do Thủ trưởng cơ quan thực hiện kiểm tra quyết định.

3. Trưởng đoàn là cán bộ quản lý thuộc cơ quan thực hiện kitra. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm t chức thực hiện nhiệm vụ của đoàn: phân công trách nhiệm cụ th cho từng thành viên; chịu trách nhiệm v kết quả kiểm tra; tổ chức lập biên bản kiểm tra hoặc biên bản vi phạm hành chính theo quy định; thông qua hồ sơ, biên bản đ trình cơ quan ra quyết định kim tra, chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định.

4. Thành viên khác

a] Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hp với lĩnh vực đo lường cần kiểm tra và làm nhiệm vụ kiểm tra về kỹ thuật đo lường;

b] Người của cơ quan thực hiện kiểm tra, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên khoa học và công nghệ, công an, quản lý thị trường, người của cơ quan, tổ chức khác được cử tham gia đoàn kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ theo phân công.

5. Thành viên đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, xử lý theo phân công và theo quy định của pháp luật.

6. Trưởng đoàn, cán bộ kỹ thuật quy định tại Điểm a và người của cơ quan thực hiện kiểm tra quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này phải có chứng chỉ hoàn thành khoá đào tạo nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức.

Điều 15. Kiểm tra đặc thù

1. Kiểm tra đặc thù là nghiệp vụ kiểm tra có sử dụng phương tiện vận tải, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng thực hiện lấy mẫu kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường.

2. Kết quả kiểm tra đặc thù là cơ sở pháp lý để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đo lường của tổ chức, cá nhân.

3. Việc trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện vận tải chuyên dùng để thực hiện kiểm tra đặc thù được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.

4. Kinh phí trang bị phương tiện vận tải, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng để thực hiện kiểm tra đặc thù được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương chịu trách nhiệm bố trí kinh phí trang bị phương tiện vận tải trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng để thực hiện kiểm tra đặc thù trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm được giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

5. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các biện pháp cần thiết để thực hiện kiểm tra đặc thù.

Điều 16. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Việc kiểm tra nhà nước về đo lường được thực hiện trình tự, thủ tc sau đây:

a] Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp quyết định kiểm tra cho phép thực hiện kiểm tra đặc thù thì thực hiện lấy mẫu kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra;

b] Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra và theo trình tự, thủ tục kiểm tra kỹ thuật đo lường đối với từng nội dung cụ thể;

c] Lập biên bản kiểm tra. Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính về đo lường, Thanh tra viên khoa học và công nghệ là thành viên đoàn kiểm tra hoặc Trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý hoặc chuyển cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

d] Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật đo lường;

đ] Báo cáo cơ quan ra quyết định kiểm tra nhà nước về đo lường.

2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể Điều này.

Điều 17. Phối hợp kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Hình thức phối hợp kiểm tra nhà nước về đo lường bao gồm:

a] Cử cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường;

b] Thông báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý vi phạm pháp luật về đo lường;

c] Chủ trì, phối hợp kiểm tra liên ngành theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên hoặc theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương.

2. Việc phối hợp kiểm tra phương tiện đo nhóm 2, lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 nhập khẩu thực hiện theo quy định sau đây:

a] Cơ quan thực hiện kiểm tra chủ trì, phối hp với cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sự phù hợp với quy định về phê duyệt mẫu đi với phương tiện đo nhập khẩu, quy định về dấu định lượng đối với hàng đóng gói sn nhập khẩu tại cửa khẩu trên địa bàn;

b] Trường hợp kết quả kiểm tra khẳng định phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn nhập khẩu không phù hợp quy định, cơ quan thực hiện kiểm tra thông báo với tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan hải quan. T chức, cá nhân nhập khẩu chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan hải quan việc thực hiện biện pháp khắc phục vi phạm hoặc tái xuất phương tiện đo, hàng đóng gói sn đó. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp khắc phục, cơ quan thực hiện kiểm tra chủ trì việc kiểm tra sau khi đã khắc phục và thông báo cho cơ quan hải quan;

c] Cơ quan hải quan chỉ cho phép thông quan khi phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn nhập khẩu phù hp quy định.

3. Việc phối hợp kiểm tra phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn tại nơi sản xuất thực hiện theo quy định sau đây:

a] Cơ quan thực hiện kiểm tra tiến hành kiểm tra phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn tại nơi sản xuất và xử lý theo quy định;

b] Khi phát hiện phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn tại nơi sản xuất không bảo đảm các quy định của pháp luật về đo lường hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất không hợp tác trong việc kiểm tra, cơ quan thực hiện kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan khác có thẩm quyền để xử lý theo quy định;

c] Cơ quan quản lý thị trường có trách nhiệm phối hp với cơ quan thực hiện kiểm tra trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường tại cơ sở sản xuất. Trường hợp phát hiện phương tiện đo, chuẩn đo lường, hàng đóng gói sẵn là hàng giả, cơ quan thực hiện kiểm tra thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền để xử lý;

d] Cơ quan thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về nội dung thông báo và hồ sơ đã chuyển cho các cơ quan quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản 3 Điều này. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để xử lý có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo lại kết quả xử lý cho cơ quan thực hiện kiểm tra.

4. Việc phối hợp kiểm tra phép đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn trong lưu thông, buôn bán, sử dụng thực hiện theo quy định sau đây:

a] Cơ quan thực hiện kiểm tra chủ trì kiểm tra phép đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn trong lưu thông, buôn bán, sử dụng và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật đo lường;

b] Khi phát hiện hành vi vi phạm và cần phối hp với cơ quan có thẩm quyn xử lý vi phạm hành chính, cơ quan thực hiện kim tra chuyn hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo lại cho cơ quan thực hiện kiểm tra biết việc x lý và kết quả xử lý để theo dõi.

Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường khi thực hiện phép đo, khi lưu thông, buôn bán, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn hoặc không hp tác trong công tác kiểm tra thì cơ quan thực hiện kiểm tra đề nghị cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xử lý theo quy định;

c] Cơ quan quản lý thị trường phối hp với cơ quan thực hiện kiểm tra, các cơ quan có liên quan khi có yêu cầu trong việc kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phép đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn; chủ trì giám sát t chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong việc thực hiện quyết định của cơ quan thực hiện kiểm tra, cơ quan khác có thẩm quyền đối với phép đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn vi phạm; xử lý hành vi vi phạm quyết định đó;

d] Trường hợp phát hiện phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu không phù hợp quy định của pháp luật về đo lường, cơ quan thực hiện kiểm tra xử lý theo thẩm quyền và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thực hiện kiểm tra tại địa phương nơi nhập khẩu tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng việc nhập khẩu loại phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó;

đ] Trường hợp phát hiện phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn sản xuất trong nước không phù hợp quy định của pháp luật về đo lường, cơ quan thực hiện kiểm tra xử lý theo thẩm quyền, xem xét, kiểm tra trong sản xuất; trường hợp phương tiện đo, chun đo lường, hàng đóng gói sẵn đó được sản xuất tại địa phương khác thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thực hiện kiểm tra tại địa phương nơi sản xuất để xem xét, kiểm tra trong sản xuất;

e] Cơ quan thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về nội dung thông báo và h sơ gửi cho các cơ quan quy định tại các Điểm b, d và đ của Khoản 4 Điu này. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để xử lý có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo lại kết qu xử lý cho cơ quan thực hiện kiểm tra.

Điều 18. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường bao gồm:

a] Chi phí mua mẫu;

b] Chi phí thuê dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

c] Các chi phí khác phải mua và thuê ngoài để phục vụ kiểm tra [không bao gồm các khoản chi thuộc hoạt động bộ máy, chi chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan thực hiện kiểm tra và cơ quan phối hợp kiểm tra đã được bố trí từ nguồn chi hoạt động thường xuyên hàng năm của đơn vị].

2. Khung mức chi kiểm tra nhà nước về đo lường được áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

3. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường do cơ quan thực hiện kiểm tra chi trả và được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan thực hiện kiểm tra.

4. Trường hợp kết luận tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đo lường thì tổ chức, cá nhân vi phạm đó phải hoàn trả kinh phí ly mu kim tra cho cơ quan thực hiện kiểm tra theo quy định của pháp luật.

5. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng kinh phí lấy mẫu kiểm tra do tổ chức, cá nhân vi phạm hoàn trả được áp dụng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2012.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính QG;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: Văn thư, KGVX [3b].

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC I

ĐƠN VỊ DO DẪN XUẤT
[Ban hành kèm theo Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ]

TT

Đại lưng

Đơn vị

Thể hiện theo đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị quốc tế

Tên

Ký hiệu

1. Đơn vị không gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn

1.1

góc phẳng [góc]

radian

rad

m/m

1.2

góc khối

steradian

sr

m2/m2

1.3

diện tích

mét vuông

m2

m • m

1.4

thể tích [dung tích]

mét khối

m3

m • m • m

1.5

tần số

héc

Hz

s-1

1.6

vận tốc góc

radian trên giây

rad/s

s-1

1.7

gia tốc góc

radian trên giây bình phương

rad/s2

s-2

1.8

vận tốc

mét trên giây

m/s

m • s-1

1.9

gia tốc

mét trên giây bình phương

m/s2

m • s-2

2. Đơn vị cơ

2.1

khối lượng theo chiều dài [mật độ dài]

kilôgam trên mét

kg/m

kg • m-1

2.2

khối lượng theo bề mặt [mật độ mặt]

kilôgam trên mét vuông

kg/m2

kg • m-2

2.3

khối lượng riêng [mật độ]

kilôgam trên mét khối

kg/m3

kg • m-3

2.4

lực

niutơn

N

m • kg • s-2

2.5

mômen lực

niutơn mét

N • m

m2 • kg • s-2

2.6

áp suất, ứng suất

pascan

Pa

m-1 • kg • s-2

2.7

độ nhớt động lực

pascan giây

Pa • s

m-1 • kg • s-1

2.8

độ nhớt động học

mét vuông trên giây

m2/s

m2 • s-1

2.9

công, năng lượng

jun

J

m2 • kg • s-2

2.10

công suất

oát

W

m2 • kg • s-3

2.11

lưu lượng thể tích

mét khối trên giây

m3/s

m3 • s-1

2.12

lưu lượng khối lượng

kilôgam trên giây

kg/s

kg • s-1

3. Đơn vị nhiệt

3.1

nhiệt độ Celsius

độ Celsius

°C

Về trị số, t = T - T0; trong đó t là nhiệt độ Celsius, T là nhiệt độ nhiệt động học và T0 =273,15

3.2

nhiệt lượng

jun

J

m2 • kg • s-2

3.3

nhiệt lượng riêng

jun trên kilôgam

J/kg

m2 • s-2

3.4

nhiệt dung

jun trên kenvin

J/K

m2 • kg • s-2 • K-1

3.5

nhiệt dung khối [nhiệt dung riêng]

jun trên kilôgam kenvin

J/[kg • K]

m2 • s-2 • K-1

3.6

thông lượng nhiệt

oát

W

m2 • kg • s-3

3.7

thông lượng nhiệt bề mặt [mật độ thông lượng nhiệt]

oát trên mét vuông

W/m2

kg • s-3

3.8

hệ số truyền nhiệt

oát trên mét vuông kenvin

W/[m2 • K]

kg • s-3 • K-1

3.9

độ dẫn nhiệt [hệ s dẫn nhiệt]

oát trên mét kenvin

W/[m • K]

m • kg • s-3 • K-1

3.10

độ khuyếch tán nhiệt

mét vuông trên giây

m2/s

m2 • s-1

4. Đơn vị điện và từ

4.1

điện lượng [điện tích]

culông

C

s • A

4.2

điện thế, hiệu điện thế [điện áp], sức điện động

vôn

V

m2 • kg • s-3 • A-1

4.3

cường độ điện trường

vôn trên mét

V/m

m • kg • s-3 • A-1

4.4

điện trở

ôm

m2 • kg • s-3 • A-2

4.5

điện dẫn [độ dẫn điện]

simen

S

m-2 • kg-1 • s3 • A2

4.6

thông lượng điện [thông lượng điện dịch]

culông

C

s • A

4.7

mật độ thông lượng điện [điện dịch]

culông trên mét vuông

C/m2

m-2 • s • A

4.8

công, năng lượng

jun

J

m2 • kg • s-2

4.9

cường độ từ trường

ampe trên mét

A/m

m-1 • A

4.10

điện dung

fara

F

m-2 • kg-1 • s4 • A2

4.11

độ tự cảm

henry

H

m2 • kg • s-2 • A-2

4.12

từ thông

vebe

Wb

m2 • kg • s-2 • A-1

4.13

mật độ từ thông, cảm ứng từ

tesla

T

kg • s-2 • A-1

4.14

suất từ động

ampe

A

A

4.15

công suất tác dụng [công suất]

oát

W

m2 • kg • s-3

4.16

công suất biểu kiến

vôn ampe

V • A

m2 • kg • s-3

4.17

công suất kháng

var

var

m2 • kg • s-3

5. Đơn vị ánh sáng và bức xạ điện từ có liên quan

5.1

năng lượng bức xạ

jun

J

m2 • kg • s-2

5.2

công suất bức xạ [thông lượng bức xạ]

oát

W

m2 • kg • s-3

5.3

cường độ bức xạ

oát trên steradian

W/sr

m2 • kg • s-3

5.4

độ chói năng lượng

oát trên steradian mét vuông

W/[sr • m2]

kg • s-3

5.5

năng suất bức xạ

oát trên mét vuông

W/m2

kg • s-3

5.6

độ rọi năng lượng

oát trên mét vuông

W/m2

kg • s-3

5.7

độ chói

candela trên mét vuông

cd/m2

m-2 • cd

5.8

quang thông

lumen

lm

cd

5.9

lượng sáng

lumen giây

lm • s

cd • s

5.10

năng suất phát sáng [độ trưng]

lumen trên mét vuông

lm/m2

m-2 • cd

5.11

độ rọi

lux

lx

m-2 • cd

5.12

lượng rọi

lux giây

Ix • s

m-2 • cd .s

5.13

độ tụ [quang lực]

điôp

D

m-1

6. Đơn vị âm

6.1

tần số âm

héc

Hz

s-1

6.2

áp suất âm

pascan

Pa

m-1 • kg • s-2

6.3

vận tốc truyền âm

mét trên giây

m/s

m • s-1

6.4

mật độ năng lượng âm

jun trên mét khối

J/m3

m-1 • kg • s2

6.5

công suất âm

oát

W

m2 • kg • s-3

6.6

cường độ âm

oát trên mét vuông

W/m2

kg • s-3

6.7

trở kháng âm [sức cản âm học]

pascan giây trên mét khối

Pa • s/m3

m-4 • kg • s-1

6.8

trở kháng cơ [sức cản cơ học]

niutơn giây trên mét

N • s/m

kg • s-1

7. Đơn vị hoá lý và vật lý phân tử

7.1

nguyên tử khối

kilôgam

kg

kg

7.2

phân tử khối

kilôgam

kg

kg

7.3

nồng độ mol

mol trên mét khối

mol/m3

m-3 • mol

7.4

hoá thế

jun trên mol

J/mol

m2 • kg • s-2 • mol-1

7.5

hoạt độ xúc tác

katal

kat

s-1 • mol

8. Đơn vị bức xạ ion hoá

8.1

độ phóng xạ [hoạt độ]

becơren

Bq

s-1

8.2

liều hấp thụ, kerma

gray

Gy

m2 • s-2

8.3

liều tương đương

sivơ

Sv

m2 • s-2

8.4

liều chiếu

culông trên kilôgam

C/kg

kg-1 • s • A

PHỤ LỤC II

THIẾT LẬP BỘI THẬP PHÂN, ƯỚC THẬP PHÂN CỦA ĐƠN VỊ ĐO
[Ban hành kèm theo Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ]

1. Bội, ước thập phân của một đơn vị đo được thiết lập bằng cách ghép tên, ký hiệu của một tiền tố của Hệ đơn vị đo quốc tế [sau đây gọi tắt là tiền tố] liền vào phía trước tên, ký hiệu của đơn vị đo này.

2. Tên, ký hiệu của tiền tố và thừa số quy đổi quy định như sau:

Tên

Ký hiệu

Thừa số

Quốc tế

Việt Nam

Bội

yotta

yôtta

Y

1 000 000 000 000 000 000 000 000 = 1024

zetta

zetta

Z

1 000 000 000 000 000 000 000 = 1021

exa

exa

E

1 000 000 000 000 000 000 = 1018

peta

peta

P

1 000 000 000 000 000 = 1015

tera

tera

T

1 000 000 000 000 = 1012

giga

giga

G

1 000 000 000 = 109

mega

mega

M

1 000 000 = 106

kilo

kilô

k

1 000 = 103

hecto

hectô

h

100 = 102

deca

deca

da

10 = 101

Ước

deci

deci

d

0,1 = 10-1

centi

centi

c

0,01 = 10-2

milli

mili

m

0,001 = 10-3

micro

micrô

m

0,000 001 = 10-6

nano

nanô

n

0,000 000 001 = 10-9

pico

picô

p

0,000 000 000 001 = 10-12

femto

femtô

f

0,000 000 000 000 001 = 10-15

atto

attô

a

0,000 000 000 000 000 001 = 10-18

zepto

zeptô

z

0,000 000 000 000 000 000 001 = 10-21

yocto

yoctô

y

0,000 000 000 000 000 000 000 001 = 10-24

3. Để thiết lập một bội thập phân hoặc một ước thập phân của đơn vị đo, chỉ được sử dụng một tiền tố để kết hợp với đơn vị đo này.

Ví dụ: nanômét là nm [không viết là milimicrômét hoặc mmm].

4. Quy định tại các Điểm 1, 2 và 3 của Phụ lục này không áp dụng đối với kilôgam. Các ước hoặc bội thập phân của đơn vị đo khối lượng được thiết lập với gam./.

PHỤ LỤC III

ĐƠN VỊ ĐO THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ
[Ban hành kèm theo Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ]

TT

Đại lượng

Đơn vị đo theo thông lệ quc tế

Giá trị

Ghi chú

Tên

 hiệu

Một [01] đơn vị đo theo thông lệ quốc tế

Quy đổi theo đơn vị đo thuộc Hệ đơn vị quốc tế

1

góc phẳng

độ

0

[p/180] rad

 

phút

'

1' = [1/60]°

[p/10 800] rad

 

giây

"

1" = [1/60]'

[p/648 000] rad

 

2

thể tích, dung tích

lít

L hoặc l

1 L

1 dm3

Được lập ước thập phân theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này

3

thời gian

phút

min

1 min

60 s

 

giờ

h

1 h = 60 min

3 600 s

 

ngày

d

1 d = 24 h

86 400 s

 

4

khối lượng

tấn

t

1 t

1 000 kg

Được lập bội thập phân theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này

Đơn vị nguyên tử khối thống nhất

u

1 u

1,66053886 x 10-27 kg

 

5

áp suất

bar

bar

1 bar

100 000 Pa

Được lập ước, bội thập phân theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này

6

công, năng lượng

oát giờ

W.h

1 W • h

3 600 J

Được lập ước, bội thập phân theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này

electronvôn

eV

1 eV

1,602177 x 10-19 J

Được lập ước, bội thập phân theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này

7

quãng tần số

ôcta

octa

1 octa

-

lg2[f2/f1] = lg22

8

mức to

phôn

phon

1 phon

-

Tương ứng 1 dB. Đối với âm thanh đơn sắc 1 phon tương ứng với 1 dB ở tần số 1 kHz
9. Các đại lượng logarit

9.1

mức của đại lượng trường

nepe

Np

1 Np

-

ln [F/F0] = ln e

ben

B

1 B

-

ln [F/F0] = 2 lg 101/2B

deciben

dB

1 dB

1 dB = [1/10] B

9.2

mức của đại lượng công suất

nepe

Np

1 Np

-

[1/2] ln [P/P0] = [1/2] lne2

ben

B

1 B

-

[1/2] ln [P/P0] = lg 10 B

deciben

dB

1 dB

-

1 dB = [1/10] B

PHỤ LỤC IV

ĐƠN VỊ ĐO CHUYÊN NGÀNH ĐẶC BIỆT, ĐƠN VỊ ĐO THEO TẬP QUÁN TRONG NƯỚC
[Ban hành kèm theo Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ]

TT

Đại lượng

Đon vị đo chuyên ngành đặc biệt, đơn vị đo theo tập quán trong nước

Giá trị

Mục đích sử dụng

Tên

hiệu

Một [01] đơn vị đo chuyên ngành đặc biệt; đơn vị đo theo tập quán trong nước

Quy đổi theo đơn vị đo thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế

1

diện tích

hécta

ha

1 ha

10 000 m2

Chỉ dùng trong đo diện tích ruộng đất

barn

b

1 b

10-28 m2

Chỉ dùng trong vật lý hạt nhân và nguyên tử

2

tần số

vòng trên giây

r/s

1 r/s

1 Hz

Chỉ dùng trong đo tần số các chuyển động quay

vòng trên phút

r/min

1 r/min

1/60 Hz

Chỉ dùng trong đo tần số các chuyển động quay

3

huyết áp

milimét thuỷ ngân

mmHg

1 mmHg

133,322 Pa

Chỉ dùng trong đo huyết áp

4

nhiệt lượng

calo

cal

1 cal

4,186 8 J

Chỉ dùng trong lĩnh vực thực phẩm

5

khối lượng

carat

ct

1 ct

0,2 g

Chỉ dùng đo, thể hiện khối lượng đá quý, ngọc trai

lượng

lượng

1 lượng

37,5 g

Chỉ dùng đo, thể hiện khối lượng vàng, bạc [đơn vị đo theo tập quán trong nước]

đồng cân [chỉ]

đồng cân

1 đồng cân

3,75 g

phân

phân

1 phân

0,375 g

PHỤ LỤC V

TRÌNH BÀY ĐƠN VỊ ĐO PHÁP ĐỊNH
[Ban hành kèm theo Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ]

Đơn vị đo pháp định phải được trình bày, thể hiện theo đúng các quy định sau đây:

1. Tên gọi, ký hiệu trong một đơn vị đo phải được trình bày cùng một kiểu giống nhau [cùng là tên của đơn vị đo hoặc cùng là ký hiệu của đơn vị đo].

Ví dụ: kilômét trên giờ hoặc km/h [không viết là kilômét trên h; kilômét/h hoặc km/giờ].

2. Tên đơn vị đo phải viết bằng chữ thường, kiểu thẳng đứng, không viết hoa ký tự đầu tiên kể cả tên đơn vị đo xuất xứ từ một tên riêng, trừ độ Celsius.

Ví dụ: mét, giây, ampe, kenvin, pascan...

3. Ký hiệu đơn vị đo phải viết bằng chữ thường, kiểu thẳng đứng, trừ đơn vị lít [L].

Ví dụ: m, s...

Trường hợp tên đơn vị đo xuất xứ từ một tên riêng thì ký tự đầu tiên trong ký hiệu đơn vị đo phải viết hoa.

Ví dụ: A, K, Pa...

4. Không được thêm vào ký hiệu đơn vị đo pháp định yếu tố phụ hoặc ký hiệu khác.

Ví dụ: không được sử dụng We là ký hiệu đơn vị đo công suất điện năng [ký hiệu quy định là W].

5. Khi trình bày ký hiệu đơn vị đo dưới dạng tích của hai hay nhiều đơn vị đo phải sử dụng dấu chấm giữa dòng [•] hoặc dấu cách; khoảng trống giữa dấu [•] với ký hiệu đơn vị trước và sau phải bằng một dấu cách.

Ví dụ: đơn vị đo công suất điện trở là mét kenvin trên oát phải viết là:

m • K/W hoặc m K/W [với m là ký hiệu của mét] để phân biệt với milikenvin trên oát: mK/W [với m là ký hiệu mili của tiền tố SI].

6. Khi trình bày đơn vị đo dưới dạng thương của hai hay nhiều đơn vị đo được dùng gạch ngang [-], gạch chéo [/] hoặc lũy thừa âm.

Ví dụ: mét trên giây, ký hiệu là 

, hoặc m/s hoặc m • s-1.

Trường hợp sau dấu gạch chéo có hai hay nhiều ký hiệu đơn vị đo thì phải để các đơn vị này trong dấu ngoặc đơn hoặc quy đổi qua tích của lũy thừa âm. Không sử dụng nhiu ln du gạch chéo trong một ký hiệu đơn vị đo.

Ví dụ: J/[kg • K] hoặc J • kg-1 • K-1 [không viết là J/kg/K]

7. Khi thể hiện giá trị đại lượng đo, ký hiệu đơn vị đo phải đặt sau trị số, giữa hai thành phần này phải cách nhau một dấu cách.

Ví dụ:

22 m [không viết là 22m hoặc 22  m];

31,154 m [không viết là 31 m 15 cm 4 mm].

Chú ý 1: Khi trình bày ký hiệu đơn vị đo nhiệt độ bng độ Celsius, không được có khoảng trống giữa ký hiệu độ [°] và ký hiệu Celsius [C].

Ví dụ: 15 °C [không viết là 15°C hoặc 15 ° C],

Chú ý 2: Khi trình bày giá trị đại lượng đo theo đơn vị đo góc phẳng là ° [độ]; ' [phút]; " [giây], không được có khoảng trống giữa trị số và ký hiệu [°]; [']; ["].

Ví dụ: 15°20'30" [không viết là 15 °20 '30 " hoặc 15 ° 20 ' 30 "].

Chú ý 3: Khi thể hiện giá trị đại lượng đo trong các phép tính phải ghi ký hiệu đơn vị đo đi kèm theo từng trị số hoặc sau dấu ngoặc đơn ghi chung cho phần trị số của phép tính.

Ví dụ: 12 m - 10 m = 2 m hoặc [12-10] m [không viết là 12 m - 10 = 2 m hay 12 - 10 m = 2 m].

12 m x 12 m x 12 m hoặc [12 x 12 x 12] m [không viết là 12 x 12 x 12 m]

23 °C ± 2 °C hoặc [23 ± 2] °C [không viết là 23 ± 2 °C hoặc 23 °C ± 2]

Chú ý 4: Khi biểu thị dấu thập phân của giá trị đại lượng đo phải sử dụng dấu phẩy [,] không sử dụng dấu chấm [.]

Ví dụ: 245,12 mm [không viết là 245.12 mm].

PHỤ LỤC VI

QUY ĐỔI MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO KHÁC THEO ĐƠN VỊ ĐO PHÁP ĐỊNH
[Ban hành kèm theo Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ]

TT

Đơn vị đo khác

Giá trị

Ghi chú

Tên

Ký hiệu

Một [01] đơn vị đo khác

Quy đổi theo đơn vị đo pháp định

1

Khối lượng, mật độ

1.1

quintal

q

1 q

100 kg

1.2

pound

lb

lb

0,453 5924 kg

1.3

ounce

oz

1 oz

28,349 52 g

1.4

ounce
[troy ounce]

oz

1 oz

31,103 48 g

1.5

tex

tex

1 tex

0,000 001 kg • m-1

mật độ dài

2

Độ dài

2.1

angstrom

0,1 nm

2.2

hải lý

M

1 M

1 852 m

nautical mile

2.3

dặm

mi

1 mi

1 609,344 m

mile

2.4

inch

in

1 in

2,54 cm

2.5

foot

ft

ft

0,3048 m

2.6

yard

yd

1 yd

0,9144 m

2.7

năm ánh sáng

l.y.

1 l.y.

9,460 73 x 1015 m

light year

3

Diện tích

3.1

inch vuông

in2

1 in2

6,4516 cm2

square inch

3.2

dặm vuông

mi2

1 mi2

2,589 988 km2

square mile

3.3

foot vuông

ft2

1 ft2

9,290 304 dm2

square foot

3.4

yard vuông

yd2

1 yd2

0,836 1274 m2

square yard

3.5

are

a

1 a

100 m2

3.6

mẫu [Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ]

mẫu

1 mẫu Bắc Bộ = 10 sào Bắc Bộ

3 600 m2

đo diện tích [đơn vị đo theo tập quán trong nước]

1 mẫu Trung Bộ = 10 sào Trung Bộ

4 999,5 m2

1 mẫu Nam Bộ = 10 công

12 960 m2

3.7

sào [Bắc Bộ, Trung Bộ]

sào

1 sào Bắc Bộ = 15 thước Bắc Bộ

360 m2

1 sào Trung Bộ = 15 thước Trung Bộ

499,95 m2

3.8

thước [Bắc Bộ, Trung Bộ]

thước

1 thước Bắc Bộ

24 m2

1 thước Trung Bộ

33,33 m2

3.9

công

công

1 công

1 296 m2

4

Thể tích

4.1

inch khối

in3

1 in3

16,387 06 cm3

cubic inch

4.2

foot khối

ft3

1 ft3

28,316 85 dm3

cubic foot

4.3

gallon

gal

1 gal

4,546 09 dm3

gallon Anh

1 gal

3,785 412 dm3

gallon Mỹ

4.4

fluid ounce

fl oz

1 fl oz

fl oz

28,413 06 cm3

29,573 53 cm3

fluid ounce Anh

fluid ounce Mỹ

4.5

thùng

bbl

1 bbl

0,158 9873 m3

barrel

4.6

stere

st

1 st

1 m3

lượng gỗ cây

5

Nhiệt độ

5.1

độ Fahrenheit

F

1 °F

5/9 K

°F = [K-273,15] x 1,8 + 32

6

Công, năng lượng, công suất

6.1

kilôgam lực mét

kgf • m

1 kgf • m

9,806 65 J

 

6.2

thermal unit

Btu

1 Btu

1 055,06 J

 

6.3

Sc ngựa

hp

1 hp

745,7 W

horsepower [hệ Anh]

cv

1 cv

735,499 W

horsepower [hệ Mét]

7

Độ nht, sức căng

7.1

poise

P

1 P

0,1 Pa • s

độ nhớt động lực

centipoise

cP

1 cP

0,001 Pa • s

7.2

stocker

St

St

0,0001 m2/s

độ nht động học

centistocker

cSt

1 cSt

1 mm2/s

7.3

dyne trên centimét

dyn/cm

1 dyn/cm

0,001 N/m

 

8

Lực, mômen lực

8.1

kilôgam lực

kgf, kG, kp

1 kgf = 1 kG 1 kp

9,806 65 N

 

8.2

tấn lc

tf

1 tf

9 806,65 N

 

8.3

dyne

dyn

1 dyn

0,000 01 N

 

8.4

dyne centimét

dyn • cm

dyn • cm

10-7 N • m

 

8.5

kilôgam lực mét

kgf • m

1 kgf • m

9,806 65 N • m

 

9

Áp suất, ứng suất

9.1

átmốtphe tiêu chuẩn

atm

1 atm

101 325 Pa

 

9.2

átmtphe kỹ thuật

at

1 at

98 066,5 Pa

 

9.3

dyne trên centimét vuông

dyn/cm2

1 dyn/cm2

0,1 Pa

 

9.4

kilôgam lực trên centimét vuông

kgf/cm2

kG/cm2

kp/cm2

1 kgf/cm2

= 1 kG/cm2

= 1 kp/cm2

98 066,5 Pa

 

9.5

torr

Torr

1 Torr

133,322 Pa

 

9.6

mét cột nước

mH2O

1 mH2O

9 806,65 Pa

 

9.7

milimét cột nước

mmH2O

1 mmH2O

9,806 65 Pa

 

9.8

pound lực trên inch vuông

psi

1 psi

6 894,757 Pa

pound-force per square inch

9.9

kilopound lực trên inch vuông

ksi

1 ksi

6 894 757 Pa

kilopound- force per square inch

9.10

inch cột thủy ngân

inHg

1 inHg

3 376,85 Pa

inch of mercury [60 °F]

9.11

inch cột nước

inH2O

1 inH2O

248,84 Pa

inch of water [60 °F]

9.12

foot cột thủy ngân

ftHg

ftHg

40 636,66 Pa

foot of mercury, conventional

9.13

foot cột nước

ftH2O

1 ftH2O

2 988,98 Pa

foot of water [39,2 °F]

10

Vận tốc, gia tốc

10.1

foot trên phút

ft/min

1 ft/min

0,005 08 m/s

foot per minute

10.2

dặm trên giờ

mi/h, mile/h

1 mi/h
= 1 mile/h

1,609 344 km/h

mile per hour

10.3

vòng trên phút

r/min,
rpm

1 r/min
= 1 rpm

0,104 7198 rad/s

10.4

gia tốc rơi tự do tiêu chuẩn

gn

gn

9,806 65 m/s2

acceleration of free fall, standard

10.5

foot trên giây bình phương

ft/s2

1 ft/s2

0,3048 m/s2

foot per second square

10.6

gal

Gal

1 Gal

0,01 m/s2

10.7

inch trên giây bình phương

in/s2

1 in/s2

0,0254 m/s2

inch per second square

11

Điện lưng

11.1

faraday

faraday

1 faraday

96 485,31 C

12

Bức x

12.1

stilb

sb

1 sb

10 000 cd/m2

độ chói [luminance]

12.2

curie

Ci

1 Ci

3,7 x 1010Bq

hoạt độ phóng xạ

12.3

rad

rad

1 rad

0,01 Gy

liều hấp thụ

12.4

rem

rem

1 rem

0,01 Sv

liều tương đương

12.5

rơngen

R

1 R

0,000 258 C/kg

liều chiếu

NGHỊ ĐỊNH 86/2012/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT ĐO LƯỜNG
Số, ký hiệu văn bản 86/2012/NĐ-CP Ngày hiệu lực 15/12/2012
Loại văn bản Nghị định Ngày đăng công báo 01/11/2012
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ Ngày ban hành 19/10/2012
Cơ quan ban hành Chính phủ Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung NGHỊ ĐỊNH 13/2022/NĐ-CP SỬA ĐỔI...
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản

Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.

Nội dung chỉ dành cho Thành viên VIP.
Vui lòng đăng ký hoặc Đăng nhập nếu đã có tài khoản

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh … Điều 2. Đối tượng áp dụng …

Chương 2. HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

Điều 3. Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Điều 4. Hồ sơ đăng ký … Điều 5. Xử lý hồ sơ đăng ký … Điều 6. Giấy chứng nhận đăng ký … Điều 7. Lưu giữ hồ sơ chứng nhận đăng ký … Điều 8. Điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đăng ký … Điều 9. Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký … Điều 10. Hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký …

Chương 3. HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH

MỤC 1. ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỈ ĐỊNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Điều 11. Điều kiện chỉ định … Điều 12. Hồ sơ đề nghị chỉ định … Điều 13. Xử lý hồ sơ đề nghị chỉ định … Điều 14. Đánh giá tại cơ sở … Điều 15. Quyết định chỉ định … Điều 16. Lưu giữ hồ sơ chỉ định … Điều 17. Điều chỉnh nội dung của quyết định chỉ định, chỉ định lại … Điều 18. Đình chỉ hiệu lực của quyết định chỉ định … Điều 19. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định …

MỤC 2. YÊU CẦU, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN CHUẨN ĐO LƯỜNG DÙNG TRỰC TIẾP ĐỂ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO NHÓM 2

Điều 20. Yêu cầu đối với chuẩn đo lường để được chứng nhận … Điều 21. Duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường … Điều 22. Hồ sơ đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 23. Xử lý hồ sơ đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 24. Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 25. Lưu giữ hồ sơ chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 26. Điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 27. Đình chỉ hiệu lực của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 28. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường …

MỤC 3. YÊU CẦU, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN, CẤP THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN ĐO LƯỜNG

Điều 29. Yêu cầu đối với nhân viên kiểm định để được chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 30. Hồ sơ đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 31. Xử lý hồ sơ nhân viên kiểm định … Điều 32. Quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 33. Lưu giữ hồ sơ chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 34. Thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 35. Điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường, cấp lại thẻ … Điều 36. Đình chỉ hiệu lực của quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 37. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường …

MỤC 4. CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Điều 38. Dấu kiểm định … Điều 39. Tem kiểm định, tem hiệu chuẩn … Điều 40. Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận hiệu chuẩn, giấy chứng nhận thử nghiệm … Điều 41. Trình bày nội dung trên giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận hiệu chuẩn, giấy chứng nhận thử nghiệm …

Chương 4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Điều 42. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định … Điều 44. Trách nhiệm của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Điều 45. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng … Điều 46. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương … Điều 47. Trách nhiệm Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …

Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 48. Hiệu lực thi hành … Điều 49. Điều khoản chuyển tiếp … Điều 50. Tổ chức thực hiện … PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU … Mẫu 1.ĐKCCDV Đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Mẫu 2.ĐKCCDV Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực … Mẫu 3.GCNĐK Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Mẫu 4.ĐNĐC Đề nghị điều chỉnh lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Mẫu 5.BCHĐ Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Mẫu 6.ĐNCĐ Đề nghị chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Mẫu 7.CTĐG Chương trình đánh giá … Mẫu 8.PĐGKTĐL Phiếu đánh giá về kỹ thuật đo lường … Mẫu 9.PĐGHTQL Phiếu đánh giá về hệ thống quản lý … Mẫu 10.BBTHĐG Biên bản tổng hợp kết quả đánh giá … Mẫu 11.ĐNCNCĐL Đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường … Mẫu 12.ĐNCNKĐVĐL Đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Mẫu 13.SYLL Sơ yếu lý lịch … Mẫu 14.TKĐVĐL Thẻ kiểm định viên đo lường … Mẫu 15.DKĐ Dấu kiểm định … Mẫu 16.TKĐ Tem kiểm định … Mẫu 17.THC Tem hiệu chuẩn … Mẫu 18.GCNKĐ Giấy chứng nhận kiểm định … Mẫu 19.GCNHC Giấy chứng nhận hiệu chuẩn …

Mẫu 20.GCNTN Giấy chứng nhận thử nghiệm

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Chương V KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Điều 22. Đối tượng kiểm tra

1. Hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.

2. Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 23. Cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm chủ trì kiểm tra đối với hoạt động đo lường quy định tại Điều 22 của Thông tư này.

2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì kiểm tra đột xuất đối với hoạt động đo lường quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Thông tư này trên địa bàn địa phương.

Điều 24. Nội dung kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Nội dung kiểm tra đối với hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia bao gồm:

a] Kiểm tra việc bảo đảm điều kiện hoạt động của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia theo quy định;

b] Kiểm tra việc thực hiện quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia tại tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia;

c] Kiểm tra việc thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế;

d] Kiểm tra việc thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn.

2. Nội dung kiểm tra đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bao gồm:

a] Trường hợp địa điểm thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm khác với địa chỉ trụ sở chính của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, việc kiểm tra được thực hiện với các nội dung sau đây:

– Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn chính, chuẩn công tác và các điều kiện vật chất kỹ thuật khác so với yêu cầu quy định;

– Kiểm tra sự phù hợp của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm với yêu cầu quy định;

– Kiểm tra việc tuân thủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

b] Trường hợp địa điểm thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trùng với địa chỉ trụ sở chính của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, việc kiểm tra được thực hiện với các nội dung sau đây:

– Kiểm tra việc thực hiện đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc đề nghị chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

– Kiểm tra hồ sơ chứng nhận đăng ký được lưu giữ [đối với tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm], hồ sơ chỉ định, hồ sơ chứng nhận kiểm định viên đo lường, hồ sơ chứng nhận chuẩn đo lường được lưu giữ [đối với tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định];

– Kiểm tra các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

– Kiểm tra việc bảo đảm điều kiện khác theo quy định về điều kiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

– Kiểm tra sự phù hợp của hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện với lĩnh vực đã đăng ký hoặc được chỉ định và các quy định khác của pháp luật về đo lường.

Điều 25. Trình tự, thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đặc thù theo quy định tại Chương VI của Thông tư này, đoàn kiểm tra được phép tiến hành kiểm tra các nội dung kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.

2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra.

3. Trình tự, thủ tục và phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra:

a] Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cần kiểm tra;

b] Căn cứ hồ sơ, tài liệu của cơ sở và các quy định quản lý nhà nước về đo lường, đoàn kiểm tra tiến hành quan sát, kiểm tra các yêu cầu quy định;

c] Phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra

– Áp dụng phương pháp đánh giá và trình tự, thủ tục đánh giá để chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia tại Thông tư số 14/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia để kiểm tra hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;

– Áp dụng phương pháp đánh giá và trình tự, thủ tục đánh giá để chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tại Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường để kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

4. Trường hợp nếu phát hiện sự không phù hợp, lập biên bản kiểm tra về đo lường [theo Mẫu 5. BBKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và xử lý theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này.

Điều 26. Xử lý trong quá trình kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Trong quá trình kiểm tra hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia, nếu phát hiện sự không phù hợp với yêu cầu quy định, việc xử lý thực hiện như sau:

a] Đoàn kiểm tra yêu cầu tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia tạm dừng sử dụng chuẩn quốc gia đó và chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra về đo lường;

b] Trong thời gian ba [03] ngày làm việc, đoàn kiểm tra phải báo cáo với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia;

c] Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính, việc xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Trong quá trình kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, nếu phát hiện sự không phù hợp với yêu cầu quy định, việc xử lý thực hiện như sau:

a] Đoàn kiểm tra yêu cầu nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đó, đồng thời tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra về đo lường;

b] Trong thời gian ba [03] ngày làm việc, đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm để cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp [theo Mẫu 6. TBTDHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và xử lý theo thẩm quyền; thời gian tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định được tính từ thời điểm ký biên bản kiểm tra về đo lường.

Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm chỉ được tiếp tục thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm khi đã khắc phục, sửa chữa theo đúng các yêu cầu của đoàn kiểm tra và báo cáo việc khắc phục, sửa chữa bằng văn bản cho cơ quan chủ trì kiểm tra.

3. Trường hợp phát hiện nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc sau khi đã yêu cầu thực hiện các biện pháp quy định tại Khoản 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân đó vẫn tiếp tục vi phạm hoặc quá thời hạn tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này mà cơ sở không hoàn thành các biện pháp khắc phục thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô ảnh hưởng, việc xử lý thực hiện như sau:

a] Đoàn kiểm tra hoặc cơ quan chủ trì kiểm tra yêu cầu nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm dừng ngay hành vi vi phạm;

b] Trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra lập biên bản niêm phong [theo Mẫu 8. BBNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và tổ chức niêm phong [tem niêm phong theo Mẫu 9. TNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] chuẩn đo lường, trang thiết bị để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp quy định. Trường hợp nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đại diện tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được kiểm tra không ký biên bản thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”. Biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý. Trong thời gian ba [03] ngày làm việc, cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định;

c] Trong thời gian ba [03] ngày làm việc, đoàn kiểm tra hoặc cơ quan chủ trì kiểm tra chuyển hồ sơ kiểm tra về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định của pháp luật về đo lường.

Hồ sơ chuyển Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bao gồm: Quyết định kiểm tra; biên bản kiểm tra; các giấy tờ, chứng cứ có liên quan khẳng định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp; biên bản niêm phong; thông báo tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; biên bản vi phạm hành chính; công văn của cơ quan chủ trì kiểm tra đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định của pháp luật về đo lường.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan chủ trì kiểm tra để phối hợp;

d] Xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sổ điều của Luật Đo lường; …

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường,

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh … Điều 2. Đối tượng áp dụng …

Chương 2. HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

Điều 3. Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Điều 4. Hồ sơ đăng ký … Điều 5. Xử lý hồ sơ đăng ký … Điều 6. Giấy chứng nhận đăng ký … Điều 7. Lưu giữ hồ sơ chứng nhận đăng ký … Điều 8. Điều chỉnh nội dung của giấy chứng nhận đăng ký … Điều 9. Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký … Điều 10. Hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký …

Chương 3. HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH

MỤC 1. ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỈ ĐỊNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Điều 11. Điều kiện chỉ định … Điều 12. Hồ sơ đề nghị chỉ định … Điều 13. Xử lý hồ sơ đề nghị chỉ định … Điều 14. Đánh giá tại cơ sở … Điều 15. Quyết định chỉ định … Điều 16. Lưu giữ hồ sơ chỉ định … Điều 17. Điều chỉnh nội dung của quyết định chỉ định, chỉ định lại … Điều 18. Đình chỉ hiệu lực của quyết định chỉ định … Điều 19. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định …

MỤC 2. YÊU CẦU, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN CHUẨN ĐO LƯỜNG DÙNG TRỰC TIẾP ĐỂ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO NHÓM 2

Điều 20. Yêu cầu đối với chuẩn đo lường để được chứng nhận … Điều 21. Duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường … Điều 22. Hồ sơ đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 23. Xử lý hồ sơ đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 24. Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 25. Lưu giữ hồ sơ chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 26. Điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 27. Đình chỉ hiệu lực của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường … Điều 28. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường …

MỤC 3. YÊU CẦU, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHỨNG NHẬN, CẤP THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN ĐO LƯỜNG

Điều 29. Yêu cầu đối với nhân viên kiểm định để được chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 30. Hồ sơ đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 31. Xử lý hồ sơ nhân viên kiểm định … Điều 32. Quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 33. Lưu giữ hồ sơ chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 34. Thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 35. Điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường, cấp lại thẻ … Điều 36. Đình chỉ hiệu lực của quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Điều 37. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường …

MỤC 4. CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Điều 38. Dấu kiểm định … Điều 39. Tem kiểm định, tem hiệu chuẩn … Điều 40. Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận hiệu chuẩn, giấy chứng nhận thử nghiệm … Điều 41. Trình bày nội dung trên giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận hiệu chuẩn, giấy chứng nhận thử nghiệm …

Chương 4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Điều 42. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định … Điều 44. Trách nhiệm của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Điều 45. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng … Điều 46. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương … Điều 47. Trách nhiệm Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …

Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 48. Hiệu lực thi hành … Điều 49. Điều khoản chuyển tiếp … Điều 50. Tổ chức thực hiện … PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU … Mẫu 1.ĐKCCDV Đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Mẫu 2.ĐKCCDV Báo cáo về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực … Mẫu 3.GCNĐK Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Mẫu 4.ĐNĐC Đề nghị điều chỉnh lĩnh vực hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Mẫu 5.BCHĐ Báo cáo hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Mẫu 6.ĐNCĐ Đề nghị chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm … Mẫu 7.CTĐG Chương trình đánh giá … Mẫu 8.PĐGKTĐL Phiếu đánh giá về kỹ thuật đo lường … Mẫu 9.PĐGHTQL Phiếu đánh giá về hệ thống quản lý … Mẫu 10.BBTHĐG Biên bản tổng hợp kết quả đánh giá … Mẫu 11.ĐNCNCĐL Đề nghị chứng nhận chuẩn đo lường … Mẫu 12.ĐNCNKĐVĐL Đề nghị chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường … Mẫu 13.SYLL Sơ yếu lý lịch … Mẫu 14.TKĐVĐL Thẻ kiểm định viên đo lường … Mẫu 15.DKĐ Dấu kiểm định … Mẫu 16.TKĐ Tem kiểm định … Mẫu 17.THC Tem hiệu chuẩn … Mẫu 18.GCNKĐ Giấy chứng nhận kiểm định … Mẫu 19.GCNHC Giấy chứng nhận hiệu chuẩn …

Mẫu 20.GCNTN Giấy chứng nhận thử nghiệm

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Chương V KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM

Điều 22. Đối tượng kiểm tra

1. Hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia.

2. Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Điều 23. Cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm chủ trì kiểm tra đối với hoạt động đo lường quy định tại Điều 22 của Thông tư này.

2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì kiểm tra đột xuất đối với hoạt động đo lường quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Thông tư này trên địa bàn địa phương.

Điều 24. Nội dung kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Nội dung kiểm tra đối với hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia bao gồm:

a] Kiểm tra việc bảo đảm điều kiện hoạt động của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia theo quy định;

b] Kiểm tra việc thực hiện quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia tại tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia;

c] Kiểm tra việc thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế;

d] Kiểm tra việc thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn.

2. Nội dung kiểm tra đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bao gồm:

a] Trường hợp địa điểm thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm khác với địa chỉ trụ sở chính của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, việc kiểm tra được thực hiện với các nội dung sau đây:

– Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn chính, chuẩn công tác và các điều kiện vật chất kỹ thuật khác so với yêu cầu quy định;

– Kiểm tra sự phù hợp của nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm với yêu cầu quy định;

– Kiểm tra việc tuân thủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

b] Trường hợp địa điểm thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trùng với địa chỉ trụ sở chính của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, việc kiểm tra được thực hiện với các nội dung sau đây:

– Kiểm tra việc thực hiện đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc đề nghị chỉ định thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

– Kiểm tra hồ sơ chứng nhận đăng ký được lưu giữ [đối với tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm], hồ sơ chỉ định, hồ sơ chứng nhận kiểm định viên đo lường, hồ sơ chứng nhận chuẩn đo lường được lưu giữ [đối với tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định];

– Kiểm tra các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

– Kiểm tra việc bảo đảm điều kiện khác theo quy định về điều kiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;

– Kiểm tra sự phù hợp của hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện với lĩnh vực đã đăng ký hoặc được chỉ định và các quy định khác của pháp luật về đo lường.

Điều 25. Trình tự, thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đặc thù theo quy định tại Chương VI của Thông tư này, đoàn kiểm tra được phép tiến hành kiểm tra các nội dung kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.

2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra.

3. Trình tự, thủ tục và phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra:

a] Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cần kiểm tra;

b] Căn cứ hồ sơ, tài liệu của cơ sở và các quy định quản lý nhà nước về đo lường, đoàn kiểm tra tiến hành quan sát, kiểm tra các yêu cầu quy định;

c] Phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra

– Áp dụng phương pháp đánh giá và trình tự, thủ tục đánh giá để chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia tại Thông tư số 14/2013/TT-BKHCN ngày 12/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia để kiểm tra hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;

– Áp dụng phương pháp đánh giá và trình tự, thủ tục đánh giá để chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tại Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường để kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

4. Trường hợp nếu phát hiện sự không phù hợp, lập biên bản kiểm tra về đo lường [theo Mẫu 5. BBKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và xử lý theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này.

Điều 26. Xử lý trong quá trình kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Trong quá trình kiểm tra hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia, nếu phát hiện sự không phù hợp với yêu cầu quy định, việc xử lý thực hiện như sau:

a] Đoàn kiểm tra yêu cầu tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia tạm dừng sử dụng chuẩn quốc gia đó và chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra về đo lường;

b] Trong thời gian ba [03] ngày làm việc, đoàn kiểm tra phải báo cáo với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia;

c] Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính, việc xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Trong quá trình kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, nếu phát hiện sự không phù hợp với yêu cầu quy định, việc xử lý thực hiện như sau:

a] Đoàn kiểm tra yêu cầu nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đó, đồng thời tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra về đo lường;

b] Trong thời gian ba [03] ngày làm việc, đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan chủ trì kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm để cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp [theo Mẫu 6. TBTDHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và xử lý theo thẩm quyền; thời gian tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định được tính từ thời điểm ký biên bản kiểm tra về đo lường.

Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm chỉ được tiếp tục thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm khi đã khắc phục, sửa chữa theo đúng các yêu cầu của đoàn kiểm tra và báo cáo việc khắc phục, sửa chữa bằng văn bản cho cơ quan chủ trì kiểm tra.

3. Trường hợp phát hiện nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc sau khi đã yêu cầu thực hiện các biện pháp quy định tại Khoản 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân đó vẫn tiếp tục vi phạm hoặc quá thời hạn tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này mà cơ sở không hoàn thành các biện pháp khắc phục thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô ảnh hưởng, việc xử lý thực hiện như sau:

a] Đoàn kiểm tra hoặc cơ quan chủ trì kiểm tra yêu cầu nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm dừng ngay hành vi vi phạm;

b] Trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra lập biên bản niêm phong [theo Mẫu 8. BBNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và tổ chức niêm phong [tem niêm phong theo Mẫu 9. TNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] chuẩn đo lường, trang thiết bị để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp quy định. Trường hợp nhân viên kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đại diện tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được kiểm tra không ký biên bản thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”. Biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý. Trong thời gian ba [03] ngày làm việc, cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định;

c] Trong thời gian ba [03] ngày làm việc, đoàn kiểm tra hoặc cơ quan chủ trì kiểm tra chuyển hồ sơ kiểm tra về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định của pháp luật về đo lường.

Hồ sơ chuyển Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bao gồm: Quyết định kiểm tra; biên bản kiểm tra; các giấy tờ, chứng cứ có liên quan khẳng định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp; biên bản niêm phong; thông báo tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; biên bản vi phạm hành chính; công văn của cơ quan chủ trì kiểm tra đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định của pháp luật về đo lường.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xử lý theo quy định và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan chủ trì kiểm tra để phối hợp;

d] Xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Điều 34. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Ban hành văn bản kỹ thuật đo lường về trình tự, thủ tục kiểm tra kỹ thuật đo lường đối với từng đối tượng kiểm tra cụ thể.

2. Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường theo phân công tại Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và quy định tại Thông tư này.

3. Phê duyệt chương trình, tài liệu đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường.

4. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật về kiểm tra cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Kiểm tra hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6. Tổng hợp, xử lý kết quả hoạt động kiểm tra và định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình thực hiện hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Điều 36. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường theo phân cấp trên địa bàn địa phương và quy định tại Thông tư này.

2. Xây dựng, trình Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch kiểm tra nhà nước về đo lường hàng năm.

3. Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường theo phân công tại Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và quy định tại Thông tư này; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đo lường theo quy định của pháp luật.

4. Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra nhà nước về đo lường cho các cơ quan, cá nhân thực hiện kiểm tra ở cấp huyện, cấp xã và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

5. Định kỳ kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ tình hình thực hiện hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường trên địa bàn.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp huyện

1. Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường theo phân cấp trên địa bàn và quy định tại Thông tư này.

2. Phê duyệt kế hoạch kiểm tra nhà nước về đo lường hàng năm trên địa bàn sau khi có ý kiến của Sở Khoa học và Công nghệ.

3. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường.

4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra nhà nước về đo lường theo phân công tại Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và quy định tại Thông tư này.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.

6. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ tình hình thực hiện hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường trên địa bàn.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan

1. Cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn cơ sở nhập khẩu về việc đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn khi nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này.

2. Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan thực hiện kiểm tra trong kiểm tra nhà nước về đo lường và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường theo phân công, phân cấp tại Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và quy định tại Thông tư này.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Điều 5. Phương thức kiểm tra nhà nước về đo lường

1. Kiểm tra nhà nước về đo lường được tổ chức thực hiện theo phương thức đoàn kiểm tra.

2. Đoàn kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan thực hiện kiểm tra thành lập trong quyết định kiểm tra nhà nước về đo lường [theo Mẫu 4. QĐKTĐL tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này].

3. Thành phần của đoàn kiểm tra bao gồm: Trưởng đoàn và thành viên, số lượng thành viên đoàn kiểm tra tùy thuộc vào nội dung kiểm tra và do Thủ trưởng cơ quan thực hiện kiểm tra quyết định.

4. Trưởng đoàn là cán bộ quản lý thuộc cơ quan thực hiện kiểm tra. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đoàn; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra; tổ chức thực hiện lập biên bản kiểm tra hoặc biên bản vi phạm hành chính theo quy định; thông qua hồ sơ, biên bản để trình cơ quan ra quyết định kiểm tra, chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Thành viên

a] Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đo lường cần kiểm tra và làm nhiệm vụ kiểm tra về kỹ thuật đo lường;

b] Người của cơ quan thực hiện kiểm tra, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên khoa học và công nghệ, công an, quản lý thị trường, người của cơ quan, tổ chức khác được cử tham gia đoàn kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Trưởng đoàn kiểm tra.

6. Thành viên đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, xử lý theo phân công và quy định của pháp luật.

7. Trưởng đoàn, cán bộ kỹ thuật quy định tại Điểm a và người của cơ quan thực hiện kiểm tra quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này phải có chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. … Điều 4. Hình thức kiểm tra nhà nước về đo lường, biện pháp kiểm tra đặc thù … 2. Kiểm tra đặc thù là biện pháp nghiệp vụ kiểm tra có sử dụng phương tiện giao thông, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng thực hiện lấy mẫu, kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường. …

Chương VI KIỂM TRA ĐẶC THÙ

Điều 27. Đối tượng kiểm tra đặc thù

1. Phương tiện đo được sử dụng đo xăng dầu.

2. Phép đo xăng dầu.

3. Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

4. Theo yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định đối tượng kiểm tra đặc thù.

Điều 28. Cơ quan tổ chức thực hiện kiểm tra đặc thù

1. Bộ Khoa học và Công nghệ căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường trên phạm vi cả nước và kiến nghị của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện kiểm tra đặc thù trên phạm vi cả nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường tại địa phương, kiến nghị của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tổ chức thực hiện kiểm tra đặc thù tại địa phương.

Điều 29. Cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra đặc thù

1. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì thực hiện kiểm tra đặc thù đối với phương tiện đo được sử dụng đo xăng dầu, phép đo xăng dầu trên địa bàn địa phương.

2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì thực hiện kiểm tra đặc thù đối với phương tiện đo được sử dụng đo xăng dầu, phép đo xăng dầu, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trên phạm vi cả nước.

Điều 30. Nội dung kiểm tra đặc thù

Cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra đặc thù căn cứ đối tượng, phạm vi kiểm tra đặc thù được giao, quyết định nội dung kiểm tra đặc thù tương ứng với loại hình kiểm tra [kiểm tra trong sử dụng hoặc kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm] quy định tại Chương IV hoặc Chương V của Thông tư này.

Điều 31. Phương tiện kiểm tra đặc thù

1. Phương tiện kiểm tra đặc thù gồm phương tiện giao thông, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng để thực hiện lấy mẫu kiểm tra.

2. Phương tiện giao thông, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng quy định tại Khoản 1 Điều này được trang bị, sử dụng phù hợp với hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, của nhà sản xuất, nhập khẩu.

3. Trường hợp phương tiện giao thông chuyên dùng để thực hiện kiểm tra đặc thù cần được hoán cải, ngụy trang cho phù hợp với mục đích kiểm tra đặc thù thì việc hoán cải, ngụy trang phương tiện giao thông đó thực hiện theo quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 32. Trình tự, thủ tục kiểm tra đặc thù

1. Đoàn kiểm tra được sử dụng phương tiện kiểm tra đặc thù thực hiện lấy mẫu, kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra nhà nước về đo lường phải ghi rõ chế độ kiểm tra đặc thù.

2. Các bước kiểm tra tiếp theo được thực hiện theo trình tự, thủ tục tương ứng với loại hình kiểm tra [kiểm tra trong sử dụng hoặc kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm] quy định tại Chương IV hoặc Chương V của Thông tư này.

3. Kết quả kiểm tra thu được thông qua sử dụng phương tiện kiểm tra đặc thù là cơ sở pháp lý để xử lý hành vi vi phạm về đo lường của tổ chức, cá nhân.

4. Việc xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra đặc thù thực hiện theo quy định xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra tương ứng với loại hình kiểm tra [kiểm tra trong sử dụng hoặc kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm] tại Chương IV hoặc Chương V của Thông tư này.

Điều 33. Trang bị, duy trì, sử dụng phương tiện kiểm tra đặc thù, lấy mẫu kiểm tra đặc thù

1. Việc trang bị phương tiện giao thông, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng để thực hiện kiểm tra đặc thù thực hiện theo nhiệm vụ, dự án do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan thực hiện kiểm tra đặc thù triển khai thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành của nhà nước về đấu thầu, mua sắm hàng hóa.

2. Việc quản lý và sử dụng phương tiện giao thông, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng để thực hiện kiểm tra đặc thù được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.

3. Kinh phí trang bị, duy trì, sử dụng phương tiện giao thông, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng để thực hiện kiểm tra đặc thù được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ, của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra đặc thù thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường và áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra đặc thù được giao theo nhiệm vụ chi đặc thù hàng năm hoặc đột xuất cho cơ quan thực hiện kiểm tra đặc thù.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Điều 6. Xử lý vi phạm hành chính trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm hành chính, việc xử lý thực hiện như sau:

1. Trường hợp đoàn kiểm tra không có thành viên là thanh tra viên khoa học và công nghệ, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, công an, quản lý thị trường hoặc người có thẩm quyền thì trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính [theo Mẫu 11. BBVPHC tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và đề nghị cơ quan thực hiện kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Hồ sơ chuyển người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính bao gồm: Công văn chuyển hồ sơ của cơ quan thực hiện kiểm tra, quyết định kiểm tra, biên bản kiểm tra, các văn bản, tài liệu và chứng cứ vi phạm hành chính [nếu có], biên bản vi phạm hành chính.

2. Trường hợp đoàn kiểm tra có thành viên là thanh tra viên khoa học và công nghệ, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, công an, quản lý thị trường hoặc người có thẩm quyền thì thành viên này lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được gửi cho cơ quan thực hiện kiểm tra để phối hợp.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Chương II KIỂM TRA KHI NHẬP KHẨU

Điều 7. Đối tượng kiểm tra khi nhập khẩu

1. Phương tiện đo phải phê duyệt mẫu thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 [gọi tắt là phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu].

2. Hàng đóng gói sẵn thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2 tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn [gọi tắt là hàng đóng gói sẵn nhóm 2].

3. Phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Có thông báo của cơ quan thực hiện kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng về việc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị tăng cường kiểm tra khi nhập khẩu;

b] Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường;

c] Thông tin, cảnh báo của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường có nguy cơ xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân khác;

d] Kết quả khảo sát về đo lường đối với phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn trên thị trường, trong sử dụng phát hiện sự không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định.

Điều 8. Miễn kiểm tra khi nhập khẩu

Miễn kiểm tra khi nhập khẩu đối với phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn là: Hành lý cá nhân, hàng hóa ngoại giao, hàng triển lãm hội chợ, quà biếu; hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập – tái xuất; hàng quá cảnh chuyển khẩu; hàng gửi kho ngoại quan; hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương nhân nước ngoài; vật tư thiết bị máy móc nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư; hàng hóa thuộc lĩnh vực bí mật quốc gia và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Kiểm tra, thông quan phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu, lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này

1. Đối với phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu

a] Cơ quan Hải quan chỉ cho phép thông quan khi tổ chức, cá nhân [sau đây gọi tắt là cơ sở] nhập khẩu phương tiện đo đó có quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp;

b] Trường hợp phương tiện đo được nhập khẩu để thử nghiệm phục vụ phê duyệt mẫu, cơ quan Hải quan chỉ cho phép tạm thời thông quan khi cơ sở nhập khẩu phương tiện đo đó có văn bản của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nêu rõ “đã nhận hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo”. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục chính thức thông quan khi phương tiện đo đáp ứng yêu cầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

2. Đối với lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2

a] Cơ quan Hải quan chỉ cho phép thông quan khi hàng đóng gói sẵn có dấu định lượng theo quy định trên nhãn hàng đóng gói sẵn do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [gọi tắt là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng] cấp;

b] Trường hợp hàng đóng gói sẵn được nhập khẩu để đánh giá phục vụ việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền, hàng đóng gói sẵn chỉ được cơ quan Hải quan cho tạm thời thông quan khi có văn bản của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nêu rõ “đã nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn”. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục chính thức thông quan khi hàng đóng gói sẵn đáp ứng yêu cầu quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

3. Trường hợp phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn được cơ quan Hải quan cho phép tạm thời thông quan trước, kiểm tra sau hoặc phương tiện đo được nhập khẩu để thử nghiệm phục vụ việc phê duyệt mẫu thì cơ sở nhập khẩu không được phép đưa phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó ra lưu thông trên thị trường hoặc vào sử dụng.

4. Trường hợp phát hiện sự không phù hợp, việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

Điều 10. Kiểm tra, thông quan phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Thông tư này

1. Cơ quan kiểm tra

a] Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

b] Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương nhập khẩu phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn.

2. Đối với phương tiện đo

a] Phương tiện đo chỉ được thông quan khi có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường [theo Mẫu 3. TBKQKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] với kết luận “Đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường” do cơ quan kiểm tra cấp cho cơ sở nhập khẩu phương tiện đo đó;

b] Cơ quan Hải quan chỉ cho phép tạm thời thông quan trước, kiểm tra sau khi phương tiện đo đó có phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường [theo Mẫu 2. PTNHSĐK tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này]. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục chính thức thông quan khi phương tiện đo đó đáp ứng yêu cầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

3. Đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

a] Hàng đóng gói sẵn chỉ được cơ quan Hải quan cho thông quan khi có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường [theo Mẫu 3. TBKQKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] với kết luận “Đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường” do cơ quan kiểm tra cấp cho cơ sở nhập khẩu hàng đóng gói sẵn đó;

b] Cơ quan Hải quan chỉ cho phép tạm thời thông quan trước, kiểm tra sau khi hàng đóng gói sẵn đó có phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường [theo Mẫu 2. PTNHSĐK tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này]. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục chính thức thông quan khi hàng đóng gói sẵn đó đáp ứng yêu cầu quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn được cơ quan Hải quan cho phép tạm thời thông quan trước, kiểm tra sau thì cơ sở nhập khẩu không được phép đưa phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó ra lưu thông trên thị trường hoặc vào sử dụng.

5. Trình tự, thủ tục đăng ký kiểm tra khi nhập khẩu, lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường, cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn quy định tại Khoản 2, Khoản 3 thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này.

6. Trình tự, thủ tục kiểm tra

a] Hồ sơ đăng ký kiểm tra khi nhập khẩu

Cơ sở nhập khẩu lập một [01] bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra khi nhập khẩu gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan kiểm tra. Hồ sơ gồm:

– Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường” [theo Mẫu 1. ĐKKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này];

– Bản chính hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu: Hợp đồng, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; danh mục hàng hóa [packing list]; giấy chứng nhận xuất xứ [C/O] [nếu có]; thuyết minh kỹ thuật của phương tiện đo [bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt hoặc cả hai thứ tiếng] [trường hợp nhập khẩu phương tiện đo].

b] Xử lý hồ sơ đăng ký

– Cơ quan kiểm tra lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường [theo Mẫu 2. PTNHSĐK tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này]; vào sổ đăng ký và ký tên, đóng dấu vào bản đăng ký kiểm tra của cơ sở nhập khẩu;

– Trường hợp hồ sơ đăng ký không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ trong phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường và yêu cầu cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn năm [05] ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì cơ sở nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi cơ sở nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ;

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn ba [03] ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra thông báo bằng văn bản cho cơ sở nhập khẩu về việc kiểm tra đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn khi nhập khẩu;

– Trong thời hạn mười [10] ngày làm việc kể từ ngày cơ sở nhập khẩu nhận được văn bản thông báo, cơ quan kiểm tra phải hoàn thành việc kiểm tra và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường [theo Mẫu 3. TBKQKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] gửi cho cơ sở nhập khẩu.

c] Nội dung kiểm tra

c.1] Nội dung kiểm tra đối với phương tiện đo bao gồm:

– Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với quy định về thể hiện yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản trên phương tiện đo hoặc trên nhãn hàng hóa, tài liệu kèm theo;

– Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với điều kiện về vận chuyển, bảo quản, lưu giữ;

– Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu kỹ thuật đo lường.

c.2] Nội dung kiểm tra đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm:

– Kiểm tra việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa;

– Kiểm tra lượng hàng hóa thực tế.

d] Cơ quan kiểm tra tiến hành các bước kiểm tra kỹ thuật đo lường theo trình tự, thủ tục sau đây:

– Yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn được kiểm tra;

– Căn cứ hồ sơ, tài liệu của cơ sở và các quy định quản lý nhà nước về đo lường, tiến hành quan sát, kiểm tra theo các yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn;

– Căn cứ quy định về phương pháp lấy mẫu và phương pháp đánh giá lượng của hàng đóng gói sẵn tại Thông tư quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn, tiến hành kiểm tra theo yêu cầu đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn;

– Căn cứ yêu cầu kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, cơ quan kiểm tra quyết định lựa chọn mức đo, yêu cầu đo lường cụ thể của phương tiện đo và tổ chức thực hiện kiểm tra;

– Ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường [theo Mẫu 3. TBKQKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] gửi cơ sở nhập khẩu và cơ quan Hải quan;

– Trường hợp phát hiện sự không phù hợp, việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

Điều 11. Xử lý trong quá trình kiểm tra khi nhập khẩu đối với các trường hợp không phù hợp quy định

1. Trường hợp phương tiện đo được nhập khẩu để thử nghiệm phục vụ phê duyệt mẫu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này có kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản với kết luận “không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường” tới cơ sở nhập khẩu và cơ quan Hải quan.

2. Trường hợp kết quả kiểm tra tại Điểm d Khoản 6 Điều 10 của Thông tư này không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường, cơ quan kiểm tra gửi thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về đo lường với kết luận “không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường” tới cơ sở nhập khẩu và cơ quan Hải quan.

3. Cơ sở nhập khẩu chịu trách nhiệm lựa chọn việc thực hiện biện pháp khắc phục hoặc tái xuất phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó và báo cáo với cơ quan Hải quan, cơ quan kiểm tra. Trường hợp cơ sở nhập khẩu thực hiện biện pháp khắc phục, cơ quan kiểm tra chủ trì việc kiểm tra sau khi đã khắc phục và thông báo cho cơ quan Hải quan để làm thủ tục thông quan.

4. Cơ quan Hải quan chỉ cho phép thông quan khi phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu phù hợp yêu cầu quy định.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Chương III KIỂM TRA TRONG SẢN XUẤT

Điều 12. Đối tượng kiểm tra trong sản xuất

1. Phương tiện đo trong sản xuất.

2. Lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất.

Điều 13. Cơ quan chủ trì kiểm tra trong sản xuất

1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì kiểm tra đột xuất đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất trên phạm vi cả nước.

2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì kiểm tra đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất trên địa bàn địa phương.

Điều 14. Nội dung kiểm tra trong sản xuất

1. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuật đo lường và các biện pháp quản lý nhà nước về đo lường trong sản xuất phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn bao gồm:

a] Kiểm tra việc xây dựng và công bố yêu cầu kỹ thuật đo lường [đối với phương tiện đo nhóm 1]; hồ sơ phê duyệt mẫu được lưu giữ [đối với phương tiện đo phải phê duyệt mẫu theo quy định]; hồ sơ chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn được lưu giữ [đối với hàng đóng gói sẵn nhóm 2]; hồ sơ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn; kiểm tra việc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về đo lường trong sản xuất do cơ quan có thẩm quyền quy định;

b] Kiểm tra việc ghi nhãn; thể hiện ký hiệu phê duyệt mẫu [đối với phương tiện đo phải mang ký hiệu phê duyệt mẫu theo quy định]; thể hiện dấu định lượng [đối với hàng đóng gói sẵn nhóm 2]; tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo quản, vận chuyển và các tài liệu khác đi kèm phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn cần kiểm tra;

c] Kiểm tra việc duy trì, bảo đảm các điều kiện để sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn [đối với cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn];

d] Kiểm tra việc duy trì, bảo đảm các điều kiện quy định đối với cơ sở sản xuất phương tiện đo.

2. Kiểm tra công tác kiểm soát quá trình sản xuất của cơ sở sản xuất liên quan đến việc tạo thành và duy trì, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm:

a] Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn [tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn];

b] Kiểm tra toàn bộ hoặc một trong các giai đoạn của quá trình sản xuất [từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển];

c] Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu [theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, yêu cầu kỹ thuật đo lường tương ứng, việc sử dụng nguyên liệu bị cấm, nguyên vật liệu có khả năng gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường];

d] Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;

đ] Kiểm tra hồ sơ năng lực của công nhân và cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu;

e] Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.

3. Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn với yêu cầu đo lường.

Điều 15. Trình tự, thủ tục kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra.

2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra.

3. Việc kiểm tra kỹ thuật đo lường được tiến hành theo trình tự, thủ tục quy định sau đây:

a] Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung được kiểm tra;

b] Căn cứ hồ sơ, tài liệu của cơ sở và các quy định quản lý nhà nước về đo lường, đoàn kiểm tra tiến hành quan sát, kiểm tra theo các yêu cầu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 của Thông tư này;

c] Việc kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu đo lường theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Thông tư này được thực hiện như sau:

– Trưởng đoàn kiểm tra quyết định lựa chọn mức đo, yêu cầu kỹ thuật đo lường cụ thể của phương tiện đo và tổ chức thực hiện kiểm tra;

– Số lượng mức đo, giá trị mức đo và yêu cầu kỹ thuật đo lường cụ thể của phương tiện đo được lựa chọn phải bảo đảm có khả năng phát hiện sự không phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu đo lường.

d] Việc kiểm tra sự phù hợp lượng của hàng đóng gói sẵn với yêu cầu đo lường theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Thông tư này được thực hiện như sau:

Căn cứ quy định về phương pháp lấy mẫu và phương pháp đánh giá lượng của hàng đóng gói sẵn trong Thông tư quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn, trưởng đoàn kiểm tra quyết định lấy mẫu và tổ chức thực hiện kiểm tra.

4. Trường hợp phát hiện sự không phù hợp, lập biên bản kiểm tra về đo lường [theo Mẫu 5. BBKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và xử lý theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.

Điều 16. Xử lý trong quá trình kiểm tra trong sản xuất

1. Trong quá trình kiểm tra trong sản xuất, nếu phát hiện phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn hoặc các yêu cầu liên quan đến quá trình sản xuất phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn không phù hợp quy định, việc xử lý thực hiện như sau:

a] Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở sản xuất phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn tạm dừng sản xuất phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó và thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản;

b] Trong thời gian ba [03] ngày làm việc, đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan chủ trì kiểm tra để cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp [theo Mẫu 6. TBTDHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và xử lý theo thẩm quyền; thời gian tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp được tính từ thời điểm ký biên bản kiểm tra;

c] Cơ quan chủ trì kiểm tra chỉ ra thông báo hoạt động đo lường được tiếp tục thực hiện [theo Mẫu 7. TBTTHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] khi cơ sở bị tạm dừng hoạt động đo lường đã khắc phục đạt yêu cầu và báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng cho cơ quan chủ trì kiểm tra.

2. Trong quá trình kiểm tra trong sản xuất, nếu phát hiện cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc sau khi đã yêu cầu thực hiện các biện pháp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này mà cơ sở đó vẫn tiếp tục vi phạm hoặc quá thời hạn tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này mà cơ sở không hoàn thành các biện pháp khắc phục thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô ảnh hưởng, việc xử lý thực hiện như sau:

a] Đoàn kiểm tra hoặc cơ quan chủ trì kiểm tra yêu cầu cơ sở dừng ngay hành vi vi phạm;

b] Trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra lập biên bản niêm phong [theo Mẫu 8. BBNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và tổ chức niêm phong [tem niêm phong theo Mẫu 9. TNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn, các trang thiết bị để thực hiện hoạt động đo lường không phù hợp quy định. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”. Biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý. Trong thời hạn ba [03] ngày làm việc, cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo dừng hoạt động đo lường không phù hợp [theo Mẫu 6.TBTDHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo thông tư này];

c] Cơ quan chủ trì kiểm tra thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương hoặc trung ương tên cơ sở vi phạm, tên hành vi vi phạm và địa chỉ thực hiện hành vi vi phạm [theo Mẫu 10. TBTTĐC tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này]. Đồng thời, cơ quan chủ trì kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

d] Xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; … Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về đo lường. …

Chương IV KIỂM TRA TRÊN THỊ TRƯỜNG, TRONG SỬ DỤNG

Điều 17. Đối tượng kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng

1. Phương tiện đo khi lưu thông trên thị trường hoặc trong sử dụng.

2. Phép đo.

3. Lượng của hàng đóng gói sẵn khi lưu thông trên thị trường.

Điều 18. Cơ quan chủ trì, phối hợp kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng

1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chủ trì kiểm tra đột xuất đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn trên phạm vi cả nước theo nội dung kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm chủ trì kiểm tra đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn trên địa bàn địa phương theo nội dung kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm chủ trì kiểm tra đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn tại các chợ, trung tâm thương mại, các điểm bán buôn, bán lẻ trên địa bàn theo nội dung kiểm tra quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm kiểm tra đối với phép đo tại các chợ, trung tâm thương mại, các điểm bán buôn, bán lẻ trên địa bàn theo nội dung kiểm tra quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 19 và trình tự, thủ tục quy định tại Tiết b.2 Điểm b Khoản 4, Khoản 5 Điều 20 của Thông tư này.

5. Cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này thực hiện kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng.

Điều 19. Nội dung kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng

1. Nội dung kiểm tra đối với phương tiện đo bao gồm:

a] Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với quy định về việc phê duyệt mẫu, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định;

b] Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với quy định về thể hiện yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản trên phương tiện đo hoặc trên nhãn hàng hóa, tài liệu kèm theo;

c] Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với điều kiện về vận chuyển, bảo quản, lưu giữ;

d] Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ sở sản xuất, nhập khẩu công bố [đối với phương tiện đo nhóm 1] hoặc do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành [đối với phương tiện đo nhóm 2];

2. Nội dung kiểm tra đối với phép đo bao gồm:

a] Kiểm tra, xác định sự phù hợp của phương tiện đo, phương pháp đo đã sử dụng và điều kiện đo với yêu cầu kỹ thuật đo lường;

b] Kiểm tra chứng chỉ đào tạo theo quy định đối với người thực hiện phép đo;

c] Kiểm tra việc thực hiện các điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa;

d] Kiểm tra sai số của kết quả phép đo so với giới hạn sai số cho phép;

đ] Giới hạn sai số cho phép của kết quả phép đo được xác định trên cơ sở sai số cho phép lớn nhất của phương tiện đo được sử dụng để thực hiện phép đo;

e] Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn chi tiết Khoản 2 Điều này.

3. Nội dung kiểm tra đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm:

a] Kiểm tra sự phù hợp của việc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa với yêu cầu quy định;

b] Kiểm tra sự phù hợp của việc thể hiện dấu định lượng với yêu cầu quy định [đối với hàng đóng gói sẵn nhóm 2];

c] Kiểm tra sự phù hợp của lượng hàng hóa thực tế với yêu cầu quy định.

Điều 20. Trình tự, thủ tục kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng

1. Đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đặc thù theo quy định tại Chương VI của Thông tư này, đoàn kiểm tra được phép lấy mẫu kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra.

2. Tiến hành kiểm tra đối với đối tượng và nội dung kiểm tra trong quyết định kiểm tra.

3. Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến điều kiện vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn cần được kiểm tra.

4. Căn cứ hồ sơ, tài liệu của cơ sở và các quy định quản lý nhà nước về đo lường, đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra kỹ thuật đo lường theo trình tự, thủ tục như sau:

a] Đối với phương tiện đo

– Tiến hành quan sát, kiểm tra các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;

– Kiểm tra nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 của Thông tư này: Trưởng đoàn kiểm tra quyết định lựa chọn mức đo, yêu cầu kỹ thuật đo lường cụ thể của phương tiện đo; số lượng mức đo, giá trị mức đo và yêu cầu kỹ thuật đo lường cụ thể của phương tiện đo được lựa chọn phải bảo đảm nằm trong phạm vi đo được sử dụng nhiều nhất của phương tiện đo hoặc có khả năng phát hiện sự không phù hợp của phương tiện đo với yêu cầu kỹ thuật đo lường;

b] Đối với phép đo

b.1] Tiến hành kiểm tra các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 19 của Thông tư này;

b.2] Kiểm tra sai số của kết quả phép đo theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 19 của Thông tư này: Trưởng đoàn kiểm tra quyết định lựa chọn số lượng và giá trị của lượng hàng hóa, dịch vụ cần đo để tiến hành kiểm tra; lượng hàng hóa, dịch vụ được lựa chọn phải bảo đảm nằm trong phạm vi thường được đo nhiều nhất cho khách hàng hoặc có khả năng phát hiện sự không phù hợp về sai số của kết quả phép đo với yêu cầu quy định.

c] Đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

– Tiến hành quan sát, kiểm tra các nội dung quy định tại các Điểm a, b Khoản 3 Điều 19 của Thông tư này;

– Kiểm tra nội dung quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 19 của Thông tư này: Căn cứ quy định về phương pháp lấy mẫu và phương pháp đánh giá lượng của hàng đóng gói sẵn tại Thông tư quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn, trưởng đoàn kiểm tra quyết định lấy mẫu và tổ chức thực hiện kiểm tra.

5. Trường hợp phát hiện sự không phù hợp, lập biên bản kiểm tra về đo lường [theo Mẫu 5. BBKT tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và xử lý theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này.

Điều 21. Xử lý trong quá trình kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng

1. Trong quá trình kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng, nếu phát hiện phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp quy định thì tùy theo mức độ không phù hợp, quy mô ảnh hưởng, việc xử lý thực hiện như sau:

a] Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở kinh doanh phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn tạm dừng kinh doanh phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó và chủ động, phối hợp với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản;

b] Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở sử dụng phương tiện đo, cơ sở thực hiện phép đo tạm dừng sử dụng phương tiện đo, thực hiện phép đo đó và thực hiện các biện pháp khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản;

c] Trong thời gian ba [03] ngày làm việc, đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan chủ trì kiểm tra để cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp [theo Mẫu 6. TBTDHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và xử lý theo thẩm quyền; thời gian tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp được tính từ thời điểm ký biên bản kiểm tra;

d] Cơ quan chủ trì kiểm tra chỉ ra thông báo hoạt động đo lường được tiếp tục thực hiện [theo Mẫu 7. TBTTHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] khi cơ sở bị tạm dừng hoạt động đo lường đã khắc phục đạt yêu cầu và báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng cho cơ quan thực hiện kiểm tra;

đ] Xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Trong quá trình kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng, nếu phát hiện cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc sau khi đã yêu cầu thực hiện các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều này mà cơ sở đó vẫn tiếp tục vi phạm hoặc quá thời hạn tạm dừng ghi trong thông báo tạm dừng hoạt động đo lường không phù hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này mà cơ sở không hoàn thành các biện pháp khắc phục thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô ảnh hưởng, việc xử lý thực hiện như sau:

a] Đoàn kiểm tra hoặc cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra yêu cầu cơ sở dừng ngay hành vi vi phạm;

b] Trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra lập biên bản niêm phong [theo Mẫu 8. BBNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] và tổ chức niêm phong [tem niêm phong theo Mẫu 9. TNP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này] phương tiện đo, chuẩn đo lường, hàng đóng gói sẵn, các trang thiết bị để thực hiện hoạt động đo lường không phù hợp quy định. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”. Biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra hoặc đại diện cơ quan chủ trì kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý. Trong thời hạn ba [03] ngày làm việc, cơ quan chủ trì kiểm tra ra thông báo dừng hoạt động đo lường không phù hợp [theo Mẫu 6.TBTDHĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này];

c] Cơ quan chủ trì kiểm tra thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương hoặc trung ương tên cơ sở vi phạm, tên hành vi vi phạm và địa chỉ thực hiện hành vi vi phạm [theo Mẫu 10. TBTTĐC tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này]. Đồng thời, cơ quan chủ trì kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

d] Việc xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng, phát hiện phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu không phù hợp quy định của pháp luật về đo lường, cơ quan chủ trì kiểm tra xử lý theo thẩm quyền và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Tùy theo mức độ và quy mô ảnh hưởng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, thông báo bằng văn bản cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cơ quan Hải quan tại các địa phương nơi nhập khẩu để tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu theo quy định tại Chương II của Thông tư này hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng việc nhập khẩu loại phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó.

4. Trường hợp kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng phát hiện phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn sản xuất trong nước không phù hợp quy định của pháp luật về đo lường, cơ quan chủ trì kiểm tra xử lý theo thẩm quyền và xem xét, kiểm tra trong sản xuất; trường hợp phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó được sản xuất tại địa phương khác thì thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cơ quan chủ trì kiểm tra tại địa phương nơi sản xuất để xem xét, kiểm tra trong sản xuất; việc kiểm tra trong sản xuất tiến hành theo quy định tại Chương III của Thông tư này.

5. Trường hợp kiểm tra trên thị trường, trong sử dụng phát hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm không phù hợp quy định của pháp luật về đo lường, cơ quan chủ trì kiểm tra xử lý theo thẩm quyền và xem xét, kiểm tra đột xuất đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đó; trường hợp hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đó do tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại địa phương khác thực hiện thì thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cơ quan chủ trì kiểm tra tại địa phương nơi tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đăng ký địa chỉ trụ sở chính để xem xét, kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của tổ chức đó; việc kiểm tra hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tiến hành theo quy định tại Chương V của Thông tư này.

Xem nội dung VB

Video liên quan

Chủ Đề