Nghe tai nghe nhiều có tốt không

Tai nghe được ưa chuộng trong đời sống hiện đại nhờ những ưu điểm như nhỏ nhẹ, tiện dụng, ngày càng được nâng cấp chất âm tốt hơn và có tính năng hiện đại hơn. Sự cơ động của tai nghe đặc biệt phù hợp với nhịp sinh hoạt nhanh nhiều của nhiều người khi cho phép nghe nhạc, liên lạc và theo dõi các nội dung số một cách tiện lợi.

Điều này khiến không ít người hình thành thói quen đeo tai nghe liên tục trong thời gian dài hàng ngày. Nhưng việc đeo tai nghe nhiều có tốt không và đâu là thời gian đeo tai nghe phù hợp? Hãy cùng tìm câu trả lời dưới đây.

Đeo tai nghe nhiều – tình trạng chung của xã hội

Khi mà các nội dung số và môi trường internet ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ hơi tới cuộc sống của chúng ta, tai nghe cũng vì thế mà phổ biến hơn rất nhiều. Đây là vật dụng cần thiết cho quá trình giải trí, hỗ trợ nghe gọi và cần nhiều tác vụ khác.

Chúng ta đeo tai nghe nhiều giờ mỗi ngày ngay cả khi làm việc, trong lúc học online, khi xem phim giải trí và lướt mạng xã hội. Các dòng tai nghe cũng trình làng cũng ngày một nhiều, rất đa dạng về giá thành, kiểu dáng, thương hiệu. Ít ai biết rằng việc đeo tai nghe không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe về lâu về dài.

Đeo tai nghe nhiều có tốt không?

Câu trả lời là không, theo nghiên cứu mà viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ công bố, việc đeo tai nghe nhiều và sử dụng ở mức âm lượng từ 70 decibel trở lên có thể tác động xấu đến tình trạng sức khỏe. Để hiểu được nguyên nhân dẫn đến những tác động này, ta cần tìm hiểu một chút về cấu trúc tai người.

Tai của chúng ta bao gồm ba bộ phận chủ đạo là: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Phần tai trong chứa ốc tai - chính là nơi giúp chúng ta cảm nhận âm thanh. Bộ phận này là tập hợp của vô số tế bào lông nhỏ, đảm nhận nhiệm vụ truyền tín hiệu âm thanh tới não.

Việc chúng ta đeo tai nghe nhiều hoặc nghe nhạc ở mức âm lượng quá lớn sẽ làm các tế bào lông này hư hại dần theo thời gian, từ đó ốc tai không còn khả năng cảm nhận âm thanh và không còn tín hiệu truyền tới não bộ, tạo thành hiện tượng suy giảm thính lực.

Một số tác hại khác khi đeo tai nghe nhiều giờ mỗi ngày

Ngoài việc tác động xấu đến thính lực, việc sử dụng tai nghe sai cách còn có thể gây nên những ảnh hưởng không tích cực với sức khỏe chúng ta như:

  • Khó tập trung tinh thần: Hành động vừa nghe nhạc vừa làm việc có thể gây xao nhãng, làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung, đặc biệt nghiêm trọng với những ai có thói quen nghe nhạc trong lúc lái xe.
  • Nguy cơ viêm ống tai hoặc nhiễm nấm: Trong các hồi đáp về việc đeo tai nghe nhiều có hại không thì đây là vấn đề ít được quan tâm nhưng lại cực kỳ phổ biến. Nếu bạn không vệ sinh tai nghe đúng cách và thường xuyên, phần đệm tai và nút tai nghe in-ear có thể bị ẩm và đưa vi khuẩn vào trong ống tai, gây nên những bệnh lý như viêm ống tai hoặc bệnh lý nhiễm nấm tai.
  • Đau nhức vành tai: Những ai thường đeo tai nghe over-ear hay on-ear chắc hẳn đều nhiều lần hứng chịu cảm giác vành tai sưng đỏ sau nhiều giờ bị tai nghe chèn ép liên tục. Điều này thường xảy ra hơn với những ai chọn mua tai nghe không vừa với vòng đầu.

Xem thêm: Cẩm nang chọn tai nghe không dây phù hợp

Thời gian đeo tai nghe phù hợp mỗi ngày

Để đảm bảo sức khỏe cho tai và duy trì đời sống tinh thần lành mạnh, các chuyên gia khuyến cáo thời gian đeo tai nghe phù hợp là không quá 60 phút trong một lần sử dụng liên tục.

Ngoài ra, mức âm lượng khuyến nghị không được vượt quá mức 70 decibel bởi đây là giới hạn an toàn cho tai của bạn. Để biết được khi nào tai nghe phát ra âm thanh quá lớn, bạn có thể tải về và cài đặt các ứng dụng đo decibel hiệu quả trên smartphone như: Decibel X, Spectrum Analyzer, Sound Meter HQ hay Sound Meter.

7 lưu ý cho những ai thường đeo tai nghe nhiều

Nếu bạn nhận thấy mình là người đeo tai nghe nhiều giờ mỗi ngày và thường xuyên sử dụng thiết bị này để nghe nhạc, xem video, họp hành, học tập hoặc lướt mạng xã hội, dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:

  • Không nên thiết lập mức âm lượng trên 60% khi sử dụng tai nghe.
  • Không dùng tai nghe liên tục quá 60 phút mỗi lần.
  • Sử dụng các loại tai nghe có chống ồn chủ động ANC như AirPods Pro, AirPods Max, Galaxy Buds 2 Pro để triệt tiêu tạp âm từ môi trường thay vì nâng mức âm lượng tai nghe lớn hơn vì mục đích lấn át tiếng ồn.
  • Không sử dụng tai nghe khi đang đi đường hoặc nếu bạn làm việc tại các công trình xây dựng bởi điều đó sẽ gây mất tập trung và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.
  • Vệ sinh tai nghe định kỳ mỗi tháng một lần để tránh tạo thành điểm sinh sôi của vi khuẩn.
  • Chọn tai nghe vừa vặn với kích cỡ vòng đầu của bạn nếu mua tai nghe on-ear hoặc over-ear.
  • Không đeo tai nghe để nghe nhạc trong lúc ngủ bởi điều này sẽ khiến tai nghe chèn ép vùng tai ngoài và vành tai suốt nhiều giờ liên tục.

Xem thêm: Tìm hiểu các loại tai nghe: Nên chọn loại tai nghe nào để sử dụng?

Tạm kết

Việc đeo tai nghe nhiều tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe nếu chúng ta thiếu những kinh nghiệm thường thức cần thiết. Hi vọng rằng các lưu ý phía trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi đeo tai nghe nhiều có hại không. Nếu có thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận để được FPT Shop giúp đỡ nhé!

Dùng tai nghe nhiều có tác hại gì?

Việc sử dụng tai nghe khi đi trên đường với âm lượng cao, tần suất kéo dài thể khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, mệt mỏi, các tế bào lông bị tổn thương dẫn đến không phân biệt được âm thanh, nghe bị nhầm và thể bị điếc vĩnh viễn.

Đeo tai nghe bao nhiêu là đủ?

Đeo tai nghe nhiều – Cần giữ âm thanh ở mức 70 dBA Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, âm thanh có mức bằng hoặc dưới 70 decibel trọng số A [dBA] thường không có nguy cơ gây mất thính giác. Ngược lại, nếu bạn đeo tai nghe nhiều, liên tục tiếp xúc với âm thanh ở mức 85 dBA trở lên thì có thể gây mất thính lực.

Mang tai nghe có tác dụng gì?

Đối với cách tiếp nhận âm thanh bình thường, sóng âm sẽ truyền vào vành tai sau đó truyền vào trong tai, đi qua ống tai, vào màng nhĩ khiến cho các xương ở tai giữa bị kích thích, âm thanh được đưa vào ốc tai và truyền đến não.

Đeo tai nghe 1 bên có bị gì không?

Đeo tai nghe một bên khiến việc nghe âm thanh không được tập trung, buộc chúng ta phải điều chỉnh âm thanh to lên. Điều đó rất dễ gây suy giảm thính lực. Hơn nữa, khi một bên tai phải làm việc, bên còn lại thì không như vậy còn khả năng khiến thính giác hai bên mất cân bằng.

Chủ Đề