Nghề làm vườn có vị TRÍ như thế nào trong đời sống và kinh tế

Tiết: 2 Bài mở đầu: Giới thiệu nghề làm vườn(tiếp)

 ý nghĩa của nghề làm vườn

I-Mục tieu

- Hs thẤy được vỊ tri cỦa nghỀ làm vườn , các sẢn phẨm cỦa nghỀ làm vườn đem lẠi

- NẮm được vai trŨ cỦa nghỀ làm vườn đối vỚi đời sỐng con người và đối vỚi nỀn kinh tẾ gia đình, nỀn kinh tẾ quốc gia

- NẮm được đặc điỂm cỦa nghỀ làm vườn và nhỮng yêu cẦu đối vỚi nghỀ làm vườn

- Sáng tẠo đối vỚi nghỀ làm vườn

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm vườn tiết 2: Bài mở đầu: Giới thiệu nghề làm vườn (tiếp) ý nghĩa của nghề làm vườn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên

soạn ngày: dạy ngày: Tiết: 2 Bài mở đầu: Giới thiệu nghề làm vườn(tiếp) ý nghĩa của nghề làm vườn I-Mục tieu Hs thấy được vị tri của nghề làm vườn , các sản phẩm của nghề làm vườn đem lại Nắm được vai trũ của nghề làm vườn đối với đời sống con người và đối với nền kinh tế gia đình, nền kinh tế quốc gia Nắm được đặc điểm của nghề làm vườn và những yêu cầu đối với nghề làm vườn Sáng tạo đối với nghề làm vườn II- Chuẩn bị: Thông tin về nghề làm vườn ở nước ta Một số mô hình làm vườn đạt nhiều thành công Tiến trinh bài giảng GV giới thiệu sơ lược về nghề làm vườn ở nước ta : kinh nghiệm lâu đời với nhiều kinh nghiệm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. các loại cây trồng đa dạng , phong phú ? Nghề làm vườn đã đem lại những ý nghĩa gì đối với đời sống con người? HS tự rút ra kết luận về vai trò của nghề làm vườn ? Kể các loại cây được trồng ở gia đình và địa phương? ? Đối tượng lao động của nghề làm vườn là gì? ?con nghười hoạt động thường có mục đích, vậy mục đích của nghề làm vườn là gì? ? Để đất trồng tơi xốp thuận lợi cho cây trồng phát triển , bà con nông dân thường làm gì? ? Gieo trồng gồm những cụng việc gì ? ? Sau khi gieo trồng chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc như thế nào ? ? Đối với mỗi loại cây chúng ta có cách thu hoạch như thế nào? ? Để đảm bảo giống cho vụ sau chúng ta có những cách nào? ? Để thực hiện được các công việc của nghề làm vườn chúng ta cần có những dụng cụ gì ? ? Sản phẩm của nghề làm vườn là gì? ? Nghề làm vườn có liên quan tới những ngành khoa học nào ? ? Trong qúa trình sản xuất để cây trồng sinh trưởng phất triển tốt đòi hỏi người lao động phải có những yếu tố gì? ? Để lao động trong nghề làm vườn đạt hiệu quả cao thì người làm việc cần những yếu tố sinh li gì? ? Để hoạt động tốt trong nghề làm vườn đòi hỏi người làm vườn phải có sức khoẻ như thế nào? ? Nghề làm vườn đã đem lại những hiệu quả gi? ? Nêu những hạn chế của nghề làm vườn ? Do đâunghề làm vườn lại cỳ những hạn chế như vậy ? ? Nghề làm vườn hoạt động với mục đích gì? ? Để đạt được mụcđích thì người hoạt động trong nghề làm vườn cần làm tat những việc gì? ý nghĩa nghề làm vườn Cung cấp các sản phẩm như: rau, đậu, sữa trứng .=> Nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho con người Cung cấp chất dinh dưỡng như chất đạm, chất bột, vitamin, muối khoáng Cung cấp nguyên liệu cho chế biến thực phẩm , thủ công nghiệp, chế biến các loại thuốc chữa bệnh Một số sản phẩm là nguồn hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận kinh tế cao KL: Nghề làm vườn đú làm ra nhiều nhiều sản phẩm cho xã hội. Mang lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho người lao động “ Thứ nhất canh trỡ, thứ nhì canh vườn “ II- Đặc điểm của nghề làm vườn Đối tượng lao động Là các cây trồng có giá trị kinh tế cao gồm loại cây ăn quả, cây rau cây hoa câylấy gỗ, cây dược liệu Mục đích lao động Tạo ra các nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng để có thêm thu nhập Nội dung lao động Bao gồm các công việc: - Làm đất: gồm các thao tác: bừa, làm đất nhỏ, đánh luống... -> Làm cho đất tơi , xốp đểcâytrồng pt - Gieo trồng: gồm xử lí gieo hạt, trồng câycon - Chăm sócthực hiện các công việc : tưới nước, trừ sâu,tỉa cành bón phân... - Thu hoạch: bằng cách nhổ(rau), cắt(hoa),háiquả), chặt, đốn cây - Chọn giống: bằng phương pháp lai tạo, ghép, chiết.... Cụng cụ lao động dụng cụ như : cày, bừa, cuốc, cào, mai, thuổng, xẻng, máy bơm nứơc, dao, quang gánh, .. Điều kiện lao động : Làm việc chủ yếu là ở ngoài trời Sản phẩm của làm vườn Bao gồm các sản phẩm rất phong phú như các loại rau, củ, quả, dược liệu, củi, gỗ Những yêu cầu đối với nghề làm vườn 1. Tri thức - kĩ năng Nghề làm vườn là một khoa học tổng hợp, mang tính ứng dụng cao,có liên quan tới nhiều ngành khoa học như sinh học, hoá học,khí tượng, địa lí .. => Trongquá trình sản xuất phải vận dụng tất cả các tri thức kĩ năng, kinh nghiệm, tri thức nhằm giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao => Người lao động trong nghề làm vườn phải có tri thức kĩ năng, trình độ về khoa học kĩ thuật và quản lí kinh tế 2. Phải yêu nghề Cần cù, cẩn thận , tỉ mỉ, có khả năng quan sát, phân tích tổng hợp ,óc thẩm mỹ, tư duy kinh tế Có ước vọng tạo ra những giống cây tốt và trở thành người làm vườn kinh doanh giỏi 3. Sức khoẻ: Người lao động phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, có khả năng thích ứng với lao động ngoài trời Phải có con mắt tinh tường và đôi tay khéo léo IV tình hình nghề làm vườn và phương hướng phát triển trong thời gian tới ở nước ta Tình hình nghề làm vườn Nghề làm vườn có truyền thống lâu đời, nhân dân đã tạo ra được nhiều giống cây tốt , tích luỹ được nhiều kinh nghiệm Tuy nhiên do người làm vườn chưa ý thức đầu tư , thiếu vốn , thiếu giống tốt,chưa mạnh dạn cho việc đầu tư cảI tạo vườn, thiếu hiểu biết về nghề làm vườn và chưa nhạy bén với kinh tế thị trường. nên phong trào phát triển kinh tế vườn chưa mạnh , chưa chú ý đến đầu tư cơ sở vật chất và hiệu quả kinh tế thấp 2- Phương hướng phát triển nghề làm vườn trong thời gian tới -. Với mục đích là tạo nhiều sản phẩm hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng, cho sản xuất, cho xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thủ công nghiệp và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động. Mọi người hoạt động trong nghề làm vườn cần làm tốt các việc sau: + ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật như sử dụng giống tốt dựng chất kích thích sinh trưởng -phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học, phương pháp bảo quản chế biến + Mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn Củng cố và dặn dò : ? Nêu ý nghĩa của nghề làm vườn? ? Đặc đIểm của nghề làm vườn ? ? Nêu những yêu cầu đối với nghề làm vườn ? Học bàI và tìm hiểu thêm về nghề làm vườn ở địa phương

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Nghề làm vườn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tiết 1: Ngày soạn bài: 29/10/007 giới thiệu nghề làm vườn I. mục tiêu 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Biết được vị trí, vai trò quan trọng của nghề làm vườn và phương hướng phát triển của nghề làm vườn ở nước ta. 2. Kỉ năng - Rèn luyện kỉ năng phân tích cho học sinh. 3. Thái độ - Giúp học sinh xác định thái độ đúng đắn, góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai. II. trọng tâm của bài - Vị trí vai trò, phương hướng phát triển của nghề làm vườn. III. Phương tiện dạy học - Giáo án , SGK, tài liệu tham khảo. IV. Phương pháp dạy học - Vấn đáp - Thảo luận - Giảng giải V. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài củ: không kiểm tra 3. Mở bài - ở việt nam ta làm vườn nó gắn liền với cuộc sống của mỗi người dân, từ nông thôn đến thành thị. Có người làm vườn với mục đích để để tạo thêm vẻ đẹp cho không gian của ngôi nhà mà mình đang ở nhưng có người làm vườn với mục đích để cải thiện cuộc sống gia đình, có người làm vượn lại nhằm mục đích tăng thêm nguồn thu nhập nhưng không ít người đã giàu lên từ nghề làm vườn. Vậy nghề làm vườn chó vai trò và vị trí như thế nào? Chúng ta sẻ tìm hiểu ở bài học hôm nay. 4. Nội dung bài mới Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: GV: Cho học sinh đọc sgk trang 3. CH: Nghề làm vườn ở nước ta đã có từ bao giờ? GV: Gần đây ở nước ta người ta đã biết cách kết hợp vườn ao chuồng để gọi chung la VAC nhằm mục đích là tận dụng được tối đa của loại hệ sinh thái này để cung cấp lương thực thực phẩm cho gia đình và tăng thêm thu nhập về kinh tế. CH: Có những loại lương thực thực phẩm nào được cung cấp từ vườn? GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK. CH: Nghề làm vườn đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân như thế nào? Nội dung này giáo viên cho học sinh về nhà tự nghiên cứu. CH: Tại sao vườn lại có thể tạo nên môi trường sống trong lành cho con người? Lấy ví dụ? HS: Dựa vào kiến thức SGK và kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi. GV: Yêu cầu học sinh đọc sgk trang 5 CH: NGhề làm vườn ở nước ta có từ bao giờ? Tình hình nghề làm vườn hiện nay? Nội dung nay giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu theo SGK trang 7, 8. CH: Biện pháp đảm bảo an toàn lao động? CH: Có những biện pháp an toàn vệ sinh nào? CH: Có những biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm nào được sử dụng? I. Vị trí nghề làm vườn - Nghề làm vườn ở việt nam có từ rất lâu gắn liền với đời sống của con người - Nghề làm vườn có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế đát nước. 1. Vườn là nguồn bổ sung thực phẩm và lương thực. - Cung cấp rau quả cho bữa ăn hàng ngày: Rau muống, cải, hành tỏi - Cung cấp cá thịt đáp ứng nhu cầu của người dân. 2. Vườn tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nông dân. - Người ta thường trồng các loại cây ăn quả, trông rau, hoa - áp dụng khoa học vào trong việc trồng các loại cây và nuôi các loại vật nuôi trong vườn - Nghề làm vườn yêu cầu con người có sức khỏe, có hiểu biết, biết áp dụng khoa học kỉ thuật trong việc làm vườn => Do đó nghề làm vườn ngày nay đã tạo thêm công ăn việc làm cho người nông dân. - Việc áp dụng khoa học kỉ thuật vào trong nghề làm vườn mà hiện nay thu nhập từ vườn của nguời nông dân ngày được tăng lên đáng kể. 3. Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp. - SGK 4. Vườn tạo nên môi trường sống trong lành cho con người - Cây xanh thực hiện quang hợp đã lấy CO2 của môi trường và thải O2 nên nó đã giúp cho con người có bầu không khí trong lành và có đủ nguồn Oxi để hô hấp. II. Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta. 1. Tình hình nghề làm vườn hiện nay. - Làm vườn là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta và có hiệu quả kinh tể cao. - Hiện nay phong trào kết hợp hệ thống vườn, ao chuồng được phổ biến rộng rãi khắp nơi mang lại hiệu quả kinh tế cao. à Nghề làm vườn ở nước ta hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và đang được chú trọng 2. Phương hướng phát triển của nghề làm vườn. - Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình vườn phù hợp với từng địa phương. - Khuyến khiách phát triển vườn đồi, vườn rừng trang trại ở vùng trung du miền núi. - áp dụng khoa học kỉ thuật. - Tăng cường hoạt động của hội làm vườn. III. Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề làm vườn. 1. Mục tiêu a. Kiến thức b. Kỉ năng c. Thái độ 2. Nội dung chương trình 3. Phương pháp học tập môn nghề làm vườn. - Phương pháp đặc biệt tối ưu nhất đó là học lí thuyết đi đôi với việc làm thực hành. IV. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. 1. Biện pháp đăm bảo an toàn lao động - Các dụng cụ thường dùng như: kéo, cuốc, ven, cày bừadể gây thương tích cho người lao động. - Khi tiếp xúc với các lọai dụng cụ, tiếp xúc với thời tiết, tiếp xúc với các loại hóa chất. - Cần hết sức cẩn then khi sử dụng các loại dụng cụ. - Cần chuản bị đầy đủ mũ nón áo mưa. -Cần đeo găng tay khi tiếp xúc với các loại hóa chất 2. Biện pháp bảo vệ môi trường - Hạn chế dùng các loại phân bón,hóa chất. - Hạn chế dùng các thuốc hóa học bảo vệ thực vật, nên thay thế các chế phẩm sinh học. 3. Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm - Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc hóa học - Khi sử dụng phân hóa học và thuốc hóa học cần phải tính thời gian cách li trước khi sử dụng. 5. Cũng cố - Hãy cho biết tình hình phát triển nghề làm vườn ở địa phương em hiện nay? 6 Dặn dò - Học bài và chuẩn bị bài mới. Tiết 2 : Ngày soạn bài : 29/10/2007 Bài 2 : cải tạo, tu bổ vườn tạp I. mục tiêu 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Biết được đặc điểm của vườn tạp. - Hiểu rõ nguyên tắc và các bước cải tạo, tu bổ vườn tạp 2. Kỉ năng - Rèn luyện kỉ năng phân tích cho học sinh. 3. Thái độ - Giúp học sinh thái độ đúng dắn trong việc cải tạo vườn. II. trọng tâm của bài - Nguyên tắc cải tạo vườn. III. Phương tiện dạy học - Giáo án , SGK, tài liệu tham khảo. IV. Phương pháp dạy học - Vấn đáp - Thảo luận - Giảng giải V. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài củ: - Nêu các yêu cầu của công việc thiết kế vườn. 3. Mở bài - Sau mỗi đợt thu hoạch người ta cần phải cải tạo lại vườc tược để tiếp tục cho đợt sản xuất của vụ sau. 4. Nội dung bài mới Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức CH: Vườn tạp ở nước ta có những đặc điểm nào? CH: Cải tạo vườn nhằm mục đích gì? CH: Khi cải tạo vườn cần phải bám sát những yêu cầu? GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa. I, Đặc điểm của vườn tạp ở nước - Đa số vườn tự sản, tự tiêu là chủ yếu. Vườn là nơi cung cấp rau củ, quả. - Cơ cấu giống cây trồng trong vườn được hình thành một cách tùy tiện, tự phát. - Cây trồng trong vườn phân bố, sắp xếp không hợp lý gây ra sự lấn chiếm không gian của nhau. - Giống cây trồng thiếu chọn lọc kém chất lượng, năng suất kém. II. Mục đích cải tạo vườn - Tùy vào điều kiện, gia đình địa, phương mà việc cải tạo vườn có mục đích khác nhau. - Tăng giá trị sản phẩm của vườn thông qua các sản phẩm sản xuất ra. - Tạo vườn đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. - Sử dụng triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên. III. Nguyên tắc cải tạo vườn. 1. Bám sát những yêu cầu của một vườn sản xuất. - Đảm bảo tính đa dạng sinh học trong vườn. - Bảo vệ đất, tăng cường kết cấu đất, thành phần các chất hữu cơ và sự hoạt động tốt của hệ vi sinh vật. -Vườn có nhiều tầng tán. 2. Cải tạo, tu bổ vườn - Cải tạo tu bổ vườn tạp không thể làm tùy tiện, thiếu căn cứ khoa học cũng như điều kiện cụ thể cho phép. - Trước khi cải tạo vườn cần điều tra cụ thể nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương nơi có vườn. IV. Các bứơc thựuc hiện cải tạo, tu bổ vườn tạp *Quy trình thực hiện cải tạo tu bổ vườn tạp gồm các bước 1. Xác định hiện trạng , phân loại vườn. - Xác định nguyên nhân tạo nên vườn tạp. 2. Xác định mục đích cụ thể của việc cải tạo vườn. - Mục đích cụ thể của cải tạo vườn tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, thực trạng của vườn tạp hiện tại mà chủ vườn lựa chọn. 3. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến cải tạo vườn. - Các yếu tố thời tiết khí hậu, thủy văn. - Thành phần, cấu tạo đất, địa hình - Các loại cây trồng có trong vùng, tinhf hình sâu bệnh hại cây trồng. - Các hoạt động sản xuát, kinh doanh trong vùng có liên quan. - Các tiến bộ kĩ thuật áp dụng ở địa phương. - Tình trạng đường xá, phương tiện giao thông. 4. Lập kế hoạch cải tạo vườn - Vẽ khu vườn tạp hiện tại. - Thiết kế khu vườn sau cải tạo. - Lên kế hoạch cải tạo cụ thể từng phân của vườn. - Sưu tầm các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, phẩm chất cây giống tốt theo dự kiến ban đầu. - Cải tạo đất vườn: dự kiến cải tại đến đâu thì làm đất đến đó. 5. Cũng cố: Giáo viên hệ thống lại kiến thức các bước thực hiện cải tạo vườn. 6. Hướng dẫn - Học và trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Tiết 3- 4 - 5: Ngày soàn: 05 /11/2007 Bài 3. Thực hành: Quan sát mô tả một số mô hình vườn ở địa phương I. Mục tiêu - Nhận biết và so sánh những điễm giống nhau và khác nhau của mô các mô hình vườn. - Phân tích ưu, nhược điểm của từng mô hình vườn ở địa phương trên cơ sở những điều đã học. - Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị - Vở ghi, bút viết - Đọc trước nội dung cânbf kkhảo sát, tìm hiểu thực tế. - Đọc kỉ bài lý thuyết – Bài 1 “ Thiết kế vườn và các mô hình vườn ”. III. Quy trình thực hành * Quy trình thực hà Quan sát địa điểm lập vườn Khảo sát cơ cấu cây trồng trong vườn Thu thập các thông tin khác có liên quan Phân tích nhận xét, đánh giá hiệu quả của vườn - Bước 1: Quan sát địa điểm lập vườn - Địa hình: bằng phẳng hay dốc, gần hay xa đồi núi, rừng - Tính chất của đất vườn. - Diện tích từng khu vườn, cách bố trí các khu. - Nguồn nước tưới cho vườn - Vẽ sơ đồ khu vườn. Bước 2: Quan sát cơ cấu cây trồng - Nhũng loại cây trong vườn: cây trồng chính, cây tròng xen, cây làm hàng rào cây làm chắn gió - Công thức trồng xen, các tầng.. Bước 3: Trao đổi với chủ vườn để biết thông tin khác liên quan đến vườn. - Thời gian lập vườn, tuổi của những cây trồng chính - Lí do chọn cơ cấu cây trồng trong vườn. - Thu nhập hằng năm của từng loại cây trồng chính, phụ và các nguồn thu khác ( Chăn nuôi ).. - Nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm. - Đầu tư chí phí cho vườn. - Các biện pháp kỉ thuậtchủ yếu đã áp dụng. - Nguồn nhân lực phục vụ vườn. - Tình hình cụ thểvề chăn nuôi, nuôi cá của gia đình. - Những kinh nghiệm trong hoạt độngcủa nghề làm vườn. Bước 4: Phân tích, nhận xét và bước đầu đánh giá hiệu của các mô hình vườn ở địa phương. - Đối chiếu vào những điều đã học, phân tích nhận xét ưu nhược điểm từng mô hình vườn. - Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của vườn. VI. Đánh giá kết quả: - Sau buổi thực hành, từng nhóm học sinh làm một báo cáo theo các nội dung nêu trên. - Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày báo cáo kết quả tại lớp theo sự phân công của giáo viên. - Lớp góp ý nhận xét. Tiết 6 - 7 - 8: Ngày soạn: 8/11/2007 Bài 4 . Thực hành: Khảo sát, lập kế hoạch cải tạo tu bổ một vườn tạp I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh phải: ... ợp * Thời vụ gieo hạt: Hạt cần gieo vào các tháng có nhiệt độ thích đối với từng giống để gieo hạt nảy mầm. VD: - Cây ăn quả ốn đới: 10 – 200C. - Cây ăn quả nhiệt đới: 23 – 350C. * Đất gieo hạt: Đất cần tơi xốp, thoáng, có đủ oxi có đủ độ ẩm ( 70 – 80 ) %. 3. Cần biết đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lý trước khi gieo. VD: - Hạt hồng chín sinh lí chậm nên phải xử lí ở nhiệt độ thấp 50C trước khi gieo mới nảy mầm. III. Kĩ thuật gieo hạt 1. Gieo hạt trên luống * Làm đất: đất phải được cày bừa, cuốc xới kĩ đảm bảo tơi xốp.. * Bón phân lót đầy đủ: Chủ yếu là bón phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ, phân vi sinh. * lên luống: luống gieo hạt phải đảm bảo được thoát nước tốt, đi lại chăm sóc thuận lợi. * Xử lí hạt trước khi gie. * Gieo hạt: Hạt được gieo thành hàng hoặc luống, độ sâu lấp hạt tùy vào loại hạt. - Mật độ gieo hạt trên luống tùy thuộc vào loại hạt mà bố trí khoảng cách thích hợp. * Chăm sóc sau khi gieo: - Như tưới nước, xới xáo, làm cỏ, bón phan thúc 2. Gieo hạt trong bầu - Giữ được bộ rể cây hoàn chỉnh. - Thuận tiện cho việc chăm sóc. - Chi phí sản xuất cây giống thấp. - Vận chuyển cây đi xa dể. - Chất dinh dưỡng trong bầu tốt đầy đủ. - Kĩ thuật chăm sóc đầy đủ. 5. Cũng cố: - Giáo viên hệ thống lại kiến thức cho học sinh. 6. Dặn dò học sinh - Học bài và chuẩn bị bài mới. Tiết 12: Ngày soạn bài 12.12.2007 Bài 7. Phương pháp giâm cành I. mục tiêu 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Biết được ưu, nhược điểm của phương pháp giâm cành - Hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm. 2. Kỉ năng - Rèn luyện kỉ năng phân tích, quan sát cho học sinh. - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Thái độ - Hình thành cho học sinh niềm tin vào khoa học sản xuất. II. trọng tâm của bài - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm. III. Phương tiện dạy học - Giáo án , SGK, tài liệu tham khảo. IV. Phương pháp dạy học - Vấn đáp - Thảo luận - Giảng giải V. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài củ: - Nêu những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt? 3. Mở bài Phương pháp giâm cành có những ưu điểm và nhược điểm gi? Cành giâm sẻ ra rễ như thế nào? 4. Nội dung bài mới tg Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Cho học sinh nghiên cứu sgk. CH: Giâm cành là gì? CH: Giâm cành có những ưu điểm và nhược điểm gì? CH: Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự ra rể của cành giâm? CH: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự ra rể của cành giâm? CH: Kỉ thuật giâm cành có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự ra rể của cành giâm? I. Khái niệm - Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính,được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn cành tách ra khỏi cây mẹ trồng vào giá thể, trong những điều kiện môi trường thích hợp cành ra rễ và sinh cành mới. II. Ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành. 1. Ưu điểm. - Cây con giữ được đặc tính, tính trạng của cây giống mẹ. - Cây trồng từ cành sớm ra hoa kết quả. - Hệ số nhân giống cao, thời gian nhân giống nhanh. 2. Nhược điểm. - Khó thực hiện, chi phí cao không áp dụng rộng rãi được. - Dễ có hiện tượng già hóa. III. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rể của cành giâm. 1. Yếu tố nội tại của cành giâm. a. Các giống cây. - Các giống cây khác nhau ra rễ khác nhau. VD: Cây thân leo, cây thân mềm dể ra rể. b. Chất lượng của cành giâm. - Cành có độ lớn, chiều dài, số lá thích đủ chất dinh dưỡng. - Cành phải được lấy trên cây mẹ mang những đặc tính tốt. 2.Yếu tố ngoại cảnh. a. Nhiệt độ - Cần phải có nhiệt độ vừa phải để giảm sự hô hấp, tiêu hao dinh dưỡng và sự thoát hơi nước qua mặt lá. b. Độ ẩm Luôn đảm bảo độ ẩm bảo hòa trên mặt lá trong thời kì cành giâm chưa ra rể. c. ánh sáng. - Tránh ánh sáng trực xạ. d. Giá thể giâm cành. - Nền giâm phải dảm bảo đầy đủ không khí đủ độ ẩm, chất dinh dưỡng 3. Yếu tố kỉ thuật - Cần đảm bảo các yếu tố kỉ thuật trong giâm cành sẻ nâng cao được chất lượng của cành giâm như: Chăm sóc, xử lí cành.... VI. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong giâm cành. - Dùng các chất kích thích sự ra rể như : NAA, IAA... 5. Cũng cố - Nêu những hình thức giâm cành mà em biết trong thực tế sản xuất? 6. Hướng dẫn học ở nhà. Học bài củ và chuẩn bị bài mới. Tiết 13: Ngày soạn bài: 16.12.2007 Bài 8: phương pháp chiết cành I. mục tiêu 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Biết được ưu, nhược điểm của phương pháp chiết cành - Hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành chiết. 2. Kỉ năng - Rèn luyện kỉ năng phân tích, quan sát cho học sinh. - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Thái độ - Hình thành cho học sinh niềm tin vào khoa học sản xuất. II. trọng tâm của bài - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành chiết. III. Phương tiện dạy học - Giáo án , SGK, tài liệu tham khảo. IV. Phương pháp dạy học - Vấn đáp - Thảo luận - Giảng giải V. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài củ: - Nêu những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm cành? 3. Mở bài Phương pháp chiết cành có những ưu điểm và nhược điểm gi? Cành giâm sẻ ra rễ như thế nào? 4. Nội dung bài mới TT Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức CH: Chiết cành là gì? GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk. CH: Phương pháp chiết cành có những ưu điểm nào? Trong thực tế em thây người ta thực hiện phương pháp chiết cành như thế nào? CH: Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự ra rể của cành chiết? Nó ảnh hưởng như thế nào? I. Khái niệm. - Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách sử dụng những cành dinh dưỡng ở trên cây, áp dụng những biện pháp kỉ thuật để cành đó ra rể và tạo thành một cây giống. II. Ưu điểm và nhược điểm cuả phương pháp chiết cành. 1. Ưu điểm - Cây tròng bằng cành chiết sớm ra hoa kết quả. - Giữ được những đặc tính, tính trạng tốt của cây mẹ. - Cây phân cành thấp, tán cây cân đối..... - Sớm có cây giống. 2. Nhược điểm. - Một số cây có hiệu quả thấp vì tỉ lệ ra rể thấp... - Hệ số nhân giống thấp do ko chiết nhiều cành trên một cây. - Tuổi tọ thấp do không có rể cọc. - Cây trồng hay bị nhiễm vi rút. III. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rể của cành chiết. 1. Giống cây - Các giống cây khác nhau thì sự ra rể của cành chiết khác nhau. + Táo hồng chiết khó ra rể. + Mít xoài, na tương đối khó ra rể. + Chanh, cam, quýt... chiết dể ra rể. 2. Tuổi cây tuổi cành. - Cây và cành ở độ tuổi khác nhau thì sự ra rể cũng khác nhau. 3. Thời vụ chiết. - ở các thời vụ khác nhau thì sự ra rể cũng khác nhau vì ở các thời vụ khác nhau thì nhiệt độ và độ ẩm sẻ khác nhau. IV. Quy trình kĩ thuật chiết cành. Các thao tác kĩ thuật khi chiết cành thực hiện như sau : - Chiều dài khoanh tròn. - Cạo lớp tượng tầng. - Bó bầu bằng các vật liệu giữ ẩ m lâu và cần phải bó chặt. Tiết 14 - 15 Ngày soạn bài 22.12.2007: Bài 9. phương pháp GHéP Và CáC KIểU GHéP I. mục tiêu 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Hiểu được cơ sở khoa học, ưu điểm của phương pháp ghép. - Biết được những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống. - Phân biệt được nội dung kĩ thuật của từng phương pháp ghép. 2. Kỉ năng - Rèn luyện kỉ năng phân tích, quan sát cho học sinh. - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3. Thái độ - Hình thành cho học sinh niềm tin vào khoa học sản xuất. II. trọng tâm của bài - Cơ sở khoa học của phương pháp ghép và những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống. III. Phương tiện dạy học - Giáo án , SGK, tài liệu tham khảo. IV. Phương pháp dạy học - Vấn đáp - Thảo luận - Giảng giải V. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài củ: - Nêu những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết cành? 3. Mở bài Phương pháp chiết cành có những ưu điểm và nhược điểm gi? Cành giâm sẻ ra rễ như thế nào? 4. Nội dung bài mới: TT Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức CH: Phương pháp ghép là gì? Lấy ví dụ? CH: Cơ sở khoa học của phương pháp ghép? GV: Giải thích cơ sở khoa học của phương pháp ghép để học sinh hiểu thêm về phương pháp ghép. CH: Phương pháp ghép cây trồng có những ưu điểm gì? GV: Cho học sinh nghiên cứu sgk. CH: Có những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống. CH: Có những kiểu ghép nào? I. Khái niệm chung và cơ sở khoa học của phương pháp ghép 1. Khái niệm chung Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách lấy một bộ phận (mắt,cành) của cây nhân giống (cây mẹ) gắn lên một cây khác (cây gốc ghép) để cho ta một cây mới. 2. Cơ sở khoa học của phương pháp ghép - Là quá trình làm cho tượng tầng của mắt ghép hay cành ghép tiếp xúc với tượng tầng của cây gốc ghép. - Các mô mềm chỗ tiếp giáp do tượng tầng sinh ra sẽ phân hoá thành các hệ thống mạch dẫn giúp cho nhựa nguyên và nhựa luyện vận chuyển bình thường giữa cây gốc gép và cành ghép. - Sau khi cây gép đã sống, cắt ngọn cây gốc ghép, từ mắt ghép hay cành ghép nảy lên những chồi, mầm mới cho ta cây mới. II. Ưu điểm của phương pháp ghép * Trồng bằng cây ghép có những ưu điểm sau: - Sinh trưởng, phát triễn tốt nhờ tính thích nghi, tính chống chịu của cây gốc ghép. - Sớm ra hoa, kết quả vì cành ghép tiếp tục giai đoạn phát dục cuả cây mẹ. - Giữ được đầy đủ đặc tính của giống muốn nhân, có đặc tính di truyền ổn định. - Tăng tính chống chụi của cây. - Hệ số nhân giống cao. III. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ghép sống 1. Giống cây làm gốc ghép và giống cây lấy cành, mắt để ghép phải có quan hệ họ hàng huyết thống gần nha. Ví dụ: Các giống bưởi chua, đắng làm gốc ghép cho các giống cam, quýt, bưởi ngọt. 2. Chất lượng cây gốc ghép Cây gốc ghép sinh trưởng khoẻ, vào thời vụ ghép cây phải có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động mạnh, dễ bóc vỏ 3. Cành ghép, mắt ghép Khi ghép chọn những cành bánh tẻ, ở phía ngoài, giữa tầng tán. 4. Thời vụ ghép Thời kỳ có nhiệt độ (20-300 C), độ ẩm (80 – 90)% là điều kiện lý tưởng để ghép. 5. Thao tác kĩ thuật Cần đảm bảo các yêu cầu sau : - Dao ghép phải sắc, thao tác nhanh gọn. - giữ vệ sinh cho vết cắt mắt ghép, cành ghép, gốc ghép. - Đặt mắt ghép hay cành ghép vào gốc ghép. - buộc chặt vết ghép để tránh mưa nắng và cành ghép thoát hơi nước quá mạnh. IV. Các kiểu ghép 1. Ghép rời Phương pháp này được thưc hiện bằng cách lấy một bộ phận (đoạn, cành, mắt) rời khỏi cây mẹ đem gắn vào cây gốc ghép. a. Ghép mắt chữ T - Lấy mắt ghép - Mở gốc ghép theo kiểu chữ T b. Ghép mắt cửa sổ - Lấy mắt ghép - Mở gốc ghép theo hình cửa sổ c. Ghép mắt nhỏ có gỗ - Lấy mắt ghép giống kiểu mắt chữ T - Mở gốc ghép : vạt vào gốc ghép một lớp gỗ mỏng d. Ghép đoạn cành - Trên cây mẹ, chọn những cành bánh tẻ, khoảng cách lá thưa có mầm ngủ đã tròn mắt ở nách lá sau đó cắt hết cuống lá. - Trên cành ghép chỉ cắt lấy một đoạn. 2. Ghép áp cành Đây là kiểu ghép cổ truyền cho tỉ lệ sống cao. - Cách tiến hành : + Treo hoặc kê các bầu cây gốc ghép lên các vị trí thích hợp gần cành ghép của cây mẹ. + Chọn các cành có đường kính tương đương với đường kính gốc ghép. Vạt một mảnh vỏ trên gốc ghép và cành ghép có diện tích tương đương sau đó dùng dây ni lông buộc chặt, kín hai vết đã vạt cho tượng tầng của gốc ghép và cành ghép khít chặt vào nhau.