Ngày bao nhiêu là ngày thần tài năm 2024

Theo truyền thuyết, Thần Tài là vị thần canh giữ tiền bạc, tài lộc nơi thiên giới. Tuy nhiên, vị thần này trong 1 lần uống rượu say đã bị ngã xuống trần gian, do đầu va phải tảng đá lớn mà tạm thời mất đi trí nhớ. Có kẻ thấy quần áo trên người vị thần này đẹp, đáng giá nhiều tiền nên lột đem đi bán.

Lúc này, Thần Tài trên người không có tiền bạc, cũng đã quên hết sự đời nên chẳng biết làm thế nào để mưu sinh, đành lang thang xin ăn. Đi mãi đi mãi, ông tới 1 nhà bán thịt quay, được chủ hàng mời vào cho ăn.

Chuyện lạ xảy ra khi mà cửa hàng vốn dĩ đang vắng vẻ, chẳng 1 bóng khách bỗng nhiên người ra người vào tấp nập, trong khi các cửa hàng bên cạnh lại chẳng có ai lai vãng. Một thời gian sau, chủ cửa hàng thấy Thần Tài chỉ là ông lão già, chẳng làm được việc gì lại ngồi vướng chỗ trong cửa hàng nên đuổi ông đi.

Chủ cửa hàng đối diện thương tình mời ông qua cửa hàng mình, khách đang từ phía cửa hàng bên kia đột nhiên chuyển hết sang bên này, người ta mới biết hóa ra ông già nghèo khổ rách rưới kia chính là người chiêu tài gọi lộc.

Từ đó, theo phong tục tập quán, người dân ai ai cũng muốn mời ông về cửa hàng nhà mình cho đắt hàng, lại thấy ông không có quần áo tử tế để mặc nên dẫn đi mua. Vô tình người ta đưa ông đến đúng chỗ bán bộ quần áo bị mất trước đây của Thần Tài. Khi mặc lại bộ quần áo trước kia, ông bỗng nhớ ra mọi chuyện, tự mình bay về trời.

Ngày mà Thần Tài về trời tương truyền là ngày mùng 10 tháng Giêng, người ta bèn lấy đây là ngày vía Thần Tài, cầu mong Thần Tài mang đến những điều may mắn và tài lộc đủ đầy cho mình.

Ngày vía Thần Tài hàng tháng là ngày nào?

Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng chính là ngày vía Thần Tài hàng năm. Vậy còn ngày vía Thần Tài hàng tháng là ngày nào? Liệu có ngày vía Thần Tài hàng tháng hay không?

Với những người làm kinh doanh, có 1 ban thờ Thần Tài trong nhà là điều không thể thiếu. Việc cúng bái Thần Tài có phần hơi khác so với các lễ cúng bái khác, khi mà Thần Tài có thể được cúng lễ ngay khi gia chủ “được lộc” chứ không cần phải chờ đến ngày lễ Tết gì cả.

Thông thường, ngoài việc cúng lễ Thần Tài vào ngày mùng 1 và rằm hàng tháng như ở ban thờ tổ tiên và Thần Phật thì người ta còn lấy ngày mùng 10 hàng tháng là ngày đặc biệt để cúng Thần Tài.

Cứ vào ngày vía Thần Tài hàng tháng, mọi người sẽ dâng lễ cúng cho vị thần này để cảm tạ những điều may mắn mà Thần Tài mang đến, đồng thời mong cầu Thần Tài trong tháng mới lại cho thêm may mắn về tài lộc.

Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa như thế nào mới đúng? Đồ cúng lễ dâng lên ban thờ Thần Tài thường là những món ăn ngon như vịt quay, heo quay, cua biển, tôm, hoa quả…

Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần có phần khác biệt với các vị thần khác khi không dùng toàn đồ mặn mà có thêm cả đồ chay cúng lễ nữa. Thường thì 6 tháng đầu năm nên dâng đồ mặn cho Thần, còn 6 tháng cuối năm lại dâng đồ chay.

Không chỉ trong ngày vía Thần Tài hàng tháng mới thắp hương trên ban thờ Thần Tài mà nên thắp hương hàng ngày để tỏ lòng thành kính.

Người ta thường thắp hương 2 lần trong ngày, tầm 6-7h sáng và 6-7h tối. Số lượng nén hương thường là 5. Mỗi khi thắp hương cúng Thần Tài nên nhớ thay nước uống, cũng lưu ý tránh để hoa héo, trái cây hỏng trên ban thờ, nên thay ngay khi cần thiết.

Gia chủ cũng nên lưu ý giữ cho ban thờ sạch sẽ, có thể làm lễ tắm rửa cho tượng thần vào ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng, tốt nhất là dùng nước lá bưởi, nước gừng hay rượu pha nước.

Sau khi tắm rửa cho Thần Tài, nhớ phải lau khô sạch sẽ rồi mới đặt lại ban thờ. Khăn lau và tắm cho tượng thần nên để ở 1 nơi riêng biệt, tránh dùng vào những việc khác.

Ngày vía Thần Tài - Mùng 10 tháng Giêng hàng năm được xem là ngày vía Thần Tài đã đi vào đời sống người dân nhiều năm nay.

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng thường được xem là một ngày lễ trọng đại của nhiều gia đình, đặc biệt với những người làm kinh doanh buôn bán.

Trong ngày vía Thần Tài, người ta thường đổ xô đi mua vàng để cầu may. Nhiều người tin rằng việc này giúp đem lại may mắn, tài lộc trong năm, làm ăn buôn bán thuận lợi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về ý nghĩa của ngày này.

Theo dân gian, ngày vía Thần Tài là ngày cúng tạ ơn ông Thần Tài đã mang nhiều may mắn, tài lộc trong một năm vừa qua và cầu mong tài lộc cho năm mới.

Thông thường, ngày vía Thần Tài được chọn vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chọn ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng để cúng Thần Tài để cầu mong tài lộc trong tháng đó.

Nhiều người chọn đi mua vàng ngày vía Thần Tài. Ảnh: Phan Anh

Trao đổi với Lao Động, PGS. TS. Đinh Hồng Hải [Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội] cho biết, như chúng ta biết, trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì ngày mùng 1 tết là ngày vía của Đức Phật Di Lặc.

Còn tín ngưỡng thờ Thần Tài – ông Địa của người Hoa ở miền Nam thì sau giai đoạn Đổi mới – 1986 mới phổ biến ở miền Bắc.

"Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy hình thức biểu đạt của pho tượng ông Địa khá giống với tượng Phật Di Lặc [thân hình béo mập, mặt cười, mặc áo phanh ngực, hở bụng]" - PGS. TS. Đinh Hồng Hải nói.

PGS. TS. Đinh Hồng Hải cũng cho biết thêm, tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Di Lặc và tín ngưỡng thờ Thần Tài – ông Địa hoàn toàn khác nhau.

"Hiện tượng ngày vía Thần Tài ở miền Bắc như chúng ta thấy hiện nay có thể xuất hiện sau giai đoạn Đổi mới – 1986 trong quá trình phát triển bùng nổ của nền kinh tế thị trường với các hoạt động “kinh doanh tâm linh” trong một “thị trường tôn giáo” sôi động" - PGS. TS. Đinh Hồng Hải cho biết.

Thông thường, trong ngày vía Thần Tài, nhiều người thường tránh việc sinh sự, gây gổ. Lúc làm lễ, không nói lời thô tục, mắng chửi người khác, khiến Thần Tài mất lòng mà trách phạt.

Việc bày biện quá nhiều thứ gây rối mắt ở bàn thờ Thần Tài cũng được coi là sai lầm và không thể hiện sự thành tâm. Bàn thờ Thần Tài tránh để nơi gần phòng vệ sinh, phòng tắm, phòng bếp bởi theo phong thuỷ, những nơi có nước thể hiện tài lộc chảy ra ngoài.

Nhiều gia đình cũng kiêng việc cắm hương chồng chéo nhau. Nếu gia chủ cắm hương chồng chéo nhau sẽ khiến Thần tài, Ông Địa không có linh khí. Không chỉ không hút tài lộc, sai lầm này còn khiến gia chủ làm ăn thất bát.

Để giữ cho các đồ vật trên bàn thờ có được năng lượng thuần khiết và thanh tịnh nhất, nhiều gia đình thực hiện công việc bao sái bằng nước ấm pha gừng, quế.

Bởi họ cho rằng, các đồ vật trên bàn thờ như tôn tượng, bát hương khi mua về đã trải qua nhiều công đoạn sản xuất và qua tay rất nhiều người, do đó, không tránh khỏi việc bị nhiễm tạp khí, uế khí và nhân khí của người khác.

Hoa cúng Thần Tài không nên dùng hoa giả, gia chủ cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.

Người dân nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.

Ngày Thần Tài năm 2023 là ngày bao nhiêu?

Ngày vía Thần Tài 2023 là ngày 31/01 Dương lịch [ngày 10 tháng Giêng Âm lịch].

Ngày Thần Tài 2023 giá vàng bao nhiêu?

Theo ghi nhận, giá vàng SJC ngày vía Thần Tài năm 2023 đang được mua vào ở mức 6,610 triệu đồng/chỉ và bán ra ở mức 6,730 triệu đồng/chỉ.

Năm 2023 mua vàng ngày nào tốt?

Hầu hết mọi người đều biết ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, để tiện ghi nhớ, nhiều người thường đổi ngày âm sang ngày dương. Vậy theo dương lịch, năm 2023, mua vàng thần tài vào ngày nào? Theo lịch Vạn niên, ngày mua vàng Thần Tài 2023 là ngày thứ 3, 31/01 Dương lịch.

Ngày vía Thần Tài 2023 nên mua gì?

Ngày vía Thần Tài 2023 là ngày nào, mâm cúng nên chuẩn bị gì?.

Đĩa tam sên cúng Thần Tài thường có heo quay, tôm, trứng vịt luộc. Diệu Mi..

Linh vật mèo vàng được nhiều người tìm mua dịp vía Thần Tài năm 2023. Diệu Mi..

Người Việt thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa, bàn thờ thường hướng ra cửa. Diệu Mi..

Chủ Đề