Nga có bao nhiêu tàu sân bay

Báo Nga Izvestia dẫn các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng nước này cho biết, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov dường như sẽ được tích hợp thêm hàng loạt hệ thống phòng không và vũ khí trong quá trình đại tu.

Đô đốc Kuznetsov đã trải qua một cuộc đại tu trong hơn 5 năm qua. Theo Izvestia , Moscow được cho sẽ tích hợp lên chiến hạm các hệ thống pháo và tổ hợp phòng không Pantsir-M mới nhất. Ngoài ra, một hệ thống điều khiển phòng không tích hợp mới cũng sẽ được trang bị cho tàu Kuznetsov.

Hệ thống trên sẽ tự động nhận biết mục tiêu, phân chia nhiệm vụ giữa các tổ hợp phòng không để bắn hạ mối đe dọa. Izvestia nhấn mạnh rằng, các vũ khí mới sẽ có thể đẩy lùi các cuộc tấn công lớn vào chiến hạm, từ các cuộc tấn công bằng máy bay và trực thăng đến các cuộc tấn công bằng tên lửa chống hạm và máy bay không người lái.

Pantsir-M sẽ thay thế các tổ hợp phòng không cũ Dirks. Pantsir-M, hệ thống phòng không trên tàu hiện đại nhất của Nga có 8 tên lửa và 2 súng tự động bắn nhanh 6 nòng 30mm. Nó có thể bắn trúng mục tiêu khi đang bay ở độ cao từ 1km đến vài chục km.

Ngoài hệ thống phòng không, Nga dự kiến sẽ trang bị bom tầm xa chính xác cho các máy bay trên tàu. Các loại bom mà tàu sân bay được trang bị có thể tấn công chính xác các vật thể đang di chuyển, đặc biệt là các vật thể bọc thép và các mục tiêu trên mặt đất. Hơn nữa, bom dẫn đường có ưu điểm là giá cả phải chăng và chính xác hơn đáng kể so với tên lửa dẫn đường. Chúng cũng có thể mang đầu đạn lớn hơn do không có động cơ tên lửa và nhiên liệu. Đội máy bay trên tàu Kuznetsov bao gồm 2 tiêm kích MiG-29 và Su-33.

Izvestia dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, để chuẩn bị cho việc đưa tàu Kuznetsov trở lại hoạt động, Moscow dự kiến thay mới thủy thủ đoàn, vào khoảng 1.500 người. Con số này thấp hơn so với quy mô của thủy thủ đoàn trước đó trên tàu Kuznetsov, vào khoảng 1.900 người. Theo Izvestia, các hệ thống và đơn vị tự động mới được trang bị trên Kuznetsov đã giúp Nga có thể giảm số lượng nhân sự cần thiết trên tàu.

Tàu Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất mà Nga sở hữu hiện nay. Nó hiện là chiến hạm lớn nhất của Nga và nằm trong biên chế Hạm đội Phương Bắc. Tàu có thể mang theo 26 máy bay và 24 trực thăng trên boong.

Tàu được Liên Xô chế tạo vào thập niên cuối cùng của thời Chiến Tranh Lạnh, và đưa vào biên chế vào năm 1991.

Tàu Kuznetsov sở hữu thiết kế cũ và từng xảy ra tai nạn nên Nga đã quyết định đại tu nó từ năm 2018 sau nhiều tin đồn rằng Moscow có thể loại biên tàu vì chi phí sửa chữa quá tốn kém.

Tàu chiến nặng 43.000 tấn, dài 305m được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm. Vào tháng 11/2022, các quan chức Nga cho biết việc sửa chữa đang diễn ra đúng tiến độ và con tàu dự kiến sẽ sẵn sàng hoạt động trở lại vào năm 2024.

Quân sự thế giới hôm nay [5-7] có những thông tin đáng chú ý sau: Tàu sân bay Kuznetsov của Nga có thể hoạt động trở lại vào cuối năm 2024; Israel bắt đầu rút lực lượng khỏi Jenin sau chiến dịch quân sự quy mô lớn ở Bờ Tây; Lục quân Australia bắn thử lựu pháo tự hành AS9 Huntsman ở Hàn Quốc.

* Tàu sân bay Kuznetsov của Nga sẽ trở lại hoạt động vào cuối năm 2024

Theo hãng thông tấn Nga Tass, tàu sân bay Kuznetsov dự kiến sẽ trở lại hoạt động trong lực lượng hải quân vào cuối năm 2024 sau 6 năm sửa chữa tại nhà máy đóng tàu số 35.

Kế hoạch mới nhất cho tàu sân bay Kuznetsov bao gồm các hoạt động như chạy thử nghiệm trên biển tại khu vực nhà máy vào đầu năm 2024 và chạy thử nghiệm cấp nhà nước vào mùa thu năm 2024. Nếu vượt qua các cuộc thử nghiệm này, Kuznetsov có thể được chuyển giao cho Hải quân Nga vào cuối năm 2024.

Tàu sân bay Kuznetsov được đưa vào phục vụ trong lực lượng Hải quân Nga năm 1990 và lần cuối cùng được triển khai tác chiến là vào năm 2016 ở Syria.

Năm 2017, Kuznetsov được bảo trì và nâng cấp nhằm kéo dài thời gian phục vụ thêm 25 năm thông qua việc cập nhật các hệ thống tác chiến điện tử, thông tin liên lạc, động cơ đẩy và vũ khí. Dự kiến công việc bảo trì sẽ hoàn thành vào năm 2020 hoặc 2021, nhưng nhiều yếu tố khác nhau xảy ra đã khiến thời hạn hoàn thành bảo trì bị kéo dài, trong đó có vụ hỏa hoạn ngày 12-12-2019 do trục trặc cáp điện và hỏa hoạn lần thứ hai không rõ nguyên nhân xảy ra vào ngày 22-12-2022.

Tàu sân bay Kuznetsov có lượng choán nước hơn 50.000 tấn, chiều dài tổng thể 305m, sử dụng lực đẩy 200.000 mã lực từ các tuabin hơi nước và nồi hơi tăng áp. Kuznetsov có thể đạt vận tốc 29 hải lý/giờ [54 km/h] và tầm hoạt động 8.500 hải lý [15.700 km] ở tốc độ hành trình 18 hải lý/giờ [33 km/h]. Kuzetsov có thể mang theo lực lượng 1.690 binh sĩ và nhân viên liên quan.

Về hệ thống vũ khí, tàu sân bay Kuznetsov được trang bị các loại súng phòng không, vũ khí tầm gần, tên lửa đối hạm, tên lửa đối không, máy bay chiến đấu Su-33 và MiG-29K, trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 và trực thăng chống ngầm Ka-27.

* Israel bắt đầu rút quân khỏi Jenin sau chiến dịch quân sự quy mô lớn ở Bờ Tây

Theo Reuters, quân đội Israel đã bắt đầu rút lực lượng khỏi khu vực Jenin vào tối 4-7, kết thúc hoạt động quân sự lớn nhất ở Bờ Tây trong nhiều năm qua. Trong chiến dịch kéo dài 2 ngày này, Israel đã triển khai hơn 1.000 binh sĩ, tấn công cơ sở hạ tầng và vũ khí của các nhóm vũ trang trong khu vực trại tị nạn Jenin.

Trại tị nạn Jenin là nơi tập trung khoảng 14.000 người trong một không gian hạn chế chưa đầy 0,5km2. Khu vực này đã trở thành tâm điểm của bạo lực leo thang ở Bờ Tây trong hơn một năm qua.

Phía Palestine cho biết, chiến dịch quân sự của Israel khiến ít nhất 13 người Palestine thiệt mạng. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về tình hình bạo lực trong khu vực, kêu gọi các tổ chức và cá nhân có tầm ảnh hưởng can thiệp để hạ nhiệt xung đột, đảm bảo không xảy ra khủng hoảng nhân đạo ở Jenin.

* Lục quân Australia thử nghiệm lựu pháo tự hành AS9 Huntsman

The Defense Post ngày 4-7 đưa tin, Lục quân Australia đã tiến hành thử nghiệm bắn đạn thật đối với pháo tự hành AS9 Huntsman do Hàn Quốc sản xuất, nhằm chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận khí tài cho các đơn vị lựu pháo AS9 trong tương lai. AS9 Huntsman là lựu pháo 155mm K9 Thunder của Hàn Quốc phát triển riêng cho Australia trong một dự án thuộc Sáng kiến Land 8116 của Australia. Sáng kiến Land 8116 tìm kiếm các hệ thống pháo tự hành mới của nước ngoài tương thích với đạn 155mm sản xuất trong nước.

Sau khi được triển khai, AS9 Huntsman sẽ giúp tăng cường năng lực tác chiến pháo binh cho Lục quân Australia hiện đang được trang bị pháo kéo M777 và các hệ thống hỏa lực liên quan. Các thử nghiệm tiếp theo sẽ tiếp tục được thực hiện nhằm thu thập dữ liệu trong đó có dữ liệu về khả năng sống sót của AS9 Huntsman trước các loại đạn và mảnh đạn vũ khí nhỏ phục vụ quá trình vận hành lựu pháo sau này. Một cuộc thử nghiệm mô phỏng tiến hành ở Israel cho thấy lựu pháo AS9 Huntsman cũng có thể chống mìn.

Đơn đặt hàng 44 khẩu AS9 Huntsman trị giá 1 tỷ AUD [669 triệu USD] đã được Thủ tướng Australia Scott Morrison và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khi đó ký vào tháng 12-2021. Hai khẩu AS9 đầu tiên và xe tiếp đạn AS10 tương ứng sẽ được bàn giao vào cuối năm 2025. Phía Hàn Quốc sẽ bắt đầu sản xuất 42 khẩu còn lại vào cuối năm 2024.

Chuyên mục Quân sự thế giới hôm nay trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử gửi tới bạn đọc thông tin mới nhất về các hoạt động an ninh, quốc phòng quân sự thế giới trong 24 giờ qua.

QUÝ CHUNG [thực hiện]

Quân sự thế giới hôm nay [4-7]: Khó thành lập trung tâm bảo trì xe tăng Leopard hỏng hóc tại chiến trường Ukraine

Quân sự thế giới hôm nay [4-7] có những thông tin sau: Đức và Ba Lan gặp nhiều vướng mắc trong đàm phán thành lập trung tâm bảo trì xe tăng Leopard hỏng hóc ở chiến trường Ukraine; Liên minh châu Âu phê duyệt 920 triệu USD cho 41 dự án quốc phòng; tàu khu trục Damavand-2 của Iran sẽ được trang bị tên lửa siêu vượt âm.

Quân sự thế giới hôm nay [3-7]: Đức từ chối cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine

Quân sự thế giới hôm nay [3-7] có những thông tin đáng chú ý sau: Đức từ chối cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine; Israel không kích thành phố Homs, Syria; giao tranh tái diễn ác liệt giữa quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự RSF.

Quân sự thế giới hôm nay [2-7] có những thông tin đáng chú ý sau: Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Anh và Pháp; Lục quân Philippines sẽ mua tên lửa HIMARS và tên lửa BrahMos; Belarus đưa vào biên chế tiểu đoàn tên lửa S-400 thứ hai.

Chủ Đề