Nêu nguyên nhân cách khắc phục tật cận thị và viễn thị

Cận thị và viễn thị là tật khúc xạ phổ biến hiện nay.

Cận thị và viễn thị là 2 tật khúc xạ ở mắt phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây suy giảm thị lực và ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt của bệnh nhân. Cách hiểu đơn giản về 2 tật khúc xạ này như sau:

  • Cận thị hay còn gọi là tật nhìn gần: Tia sáng đi vào mắt hội tụ lại phía trước võng mạc nên người bị cận thị chỉ có thể nhìn rõ những vật ở gần nhưng không thể nhìn rõ các vật ở xa.
  • Viễn thị còn được gọi là tật nhìn xa: Tia sáng đi vào mắt và hội tụ ở phía sau võng mạc do đó người bị viễn thị chỉ có thể nhìn rõ vật ở xa nhưng không nhìn rõ được vật ở gần. 
So sánh sự khác biệt giữa mắt thường [ở giữa], cận thị [bên trái] và viễn thị [bên phải].

1.1 Cách phân biệt triệu chứng

Các triệu chứng giống nhau của cận thị và viễn thị là:

Mắt cận thị và mắt viễn thị đều là tật khúc xạ của mắt nên sẽ có một số triệu chứng giống nhau như: 

  • Bị đau, mỏi mắt, khô mắt, đau nhức đầu. 
  • Mắt phải căng thẳng và tập trung để có thể nhìn các vật ở gần/xa.
  • Thường nheo mắt khi nhìn, chảy nước mắt thường xuyên.
  • Mắt trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.

Các triệu chứng khác nhau giữa chứng cận thị và viễn thị là:

  • Cận thị: Nhìn không rõ các vật ở xa [đọc sách, xem TV ở khoảng cách gần];
  • Viễn thị: Thấy mờ khi nhìn vật ở gần và cảm thấy đau đầu khi cố gắng nhìn. [phải đưa sách ra xa để đọc, sử dụng thiết bị điện tử và xem tivi ở khoảng cách xa].

1.2 Phân loại mức độ nguy hiểm

Cận thị và viễn thị đều dùng đơn vị Diop để đo độ cận /viễn nhưng có khác biệt trong cách ghi. Cụ thể, dùng dấu + phía trước số độ để thể hiện tật viễn thị và dùng dấu - để thể hiện cho tật cận thị. Các mức độ cận và viễn thị cũng có sự khác biệt:

 

Cận thị

Viễn thị

Mức độ nhẹ 

Dưới -3 Diop

Dưới +2 Diop

Mức độ trung bình

Từ -3 đến -6 Diop

Từ +2 đến +5 Diop

Mức độ nặng

Trên -6 Diop

Trên +5 Diop

Độ cận /viễn thị càng cao tức tầm nhìn của mắt càng giảm, tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến mắt. 

  • Mức độ nhẹ: Người bệnh gặp khó khăn trong một số sinh hoạt thường ngày nhưng không gây nguy hiểm cho mắt. 
  • Mức độ trung bình: Tầm nhìn của mắt giảm, phải đeo kính thường xuyên hơn, gặp trở ngại trong các sinh hoạt thường ngày, hoạt động thể thao. 
  • Mức độ nặng: Mắt yếu đi dễ bị biến chứng dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa. 
Cận /viễn thị mức độ nặng khiến mắt yếu, dễ mỏi mắt và gây biến chứng.

1.3 Nguyên nhân gây bệnh

Cận thị và viễn thị có nguyên nhân gây bệnh giống và cũng khác nhau, cụ thể như sau: 

 

Cận thị 

Viễn thị

Giống

Có yếu tố di truyền từ bố và mẹ.

Khác

  • Trục nhãn cầu dài hơn bình thường khiến tia sáng rơi vào điểm phía trước võng mạc.
  • Ngồi học bài, làm việc, sử dụng thiết bị điện tử ở khoảng cách gần, ngồi sai tư thế. 
  • Học bài, làm việc trong điều kiện thiếu sáng. 
  • Trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường nên tia sáng rơi vào phía sau võng mạc. 
  • Thường học bài, làm việc ở khoảng cách xa khiến thủy tinh thể giãn và mất tính đàn hồi. 
  • Có bệnh lý về võng mạc, có khối u ở mắt. 

2. Tác hại của cận thị và viễn thị

Cả cận thị và viễn thị khi tiến triển nặng đều có thể dẫn đến những biến chứng khác nguy hiểm cho mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa. 

Những biến chứng thường gặp nhất của cận thị là: 

  • Bong võng mạc, rách võng mạc.
  • Đục thủy tinh thể. 
  • Thoái hóa điểm vàng. 
  • Tăng nhãn áp. 

Các biến chứng phổ biến của viễn thị: 

Các biến chứng trên đây đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của mắt và có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Biến chứng của bệnh gây lác [lé] mắt.

3. Cách khắc phục và điều trị bệnh lý

Cả cận thị và viễn thị đều có cách khắc phục và điều trị tương tự nhau, cụ thể như sau: 

3.1 Đeo kính gọng, kính áp tròng khắc phục

Cả cận và viễn thị đều có thể khắc phục được bằng cách đeo kính, tuy nhiên loại kính dùng lại khác nhau. Người bị cận sẽ dùng thấu kính phân kỳ [kính lõm], còn người bị viễn thị sẽ đeo kính hội tụ [kính lồi]. 

Bạn cũng có thể dùng kính áp tròng để khắc phục thị lực cho mắt nhưng cần chú ý vệ sinh, cách dùng và thời gian sử dụng nếu không sẽ gây nhiễm trùng và loét giác mạc. 

3.2 Giảm cận thị, viễn thị bằng kính áp tròng Ortho-K

Kính áp tròng Ortho-K là một phương pháp giúp điều trị các tật khúc xạ bao gồm cận và viễn thị. Kính dùng được cho các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình, dùng được cho mọi đối tượng kể cả trẻ em. Tuy nhiên cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng. 

3.3 Phẫu thuật khôi phục thị lực

Phẫu thuật là cách giúp bạn xóa cận thị, viễn thị hoàn toàn, giảm độ trong một thời gian ngắn. Các phương pháp phẫu thuật dùng được cho cận thị đều có thể dùng cho viễn thị.

Trên đây là các phương pháp can thiệp cho tật khúc xạ cận thị và viễn phị. Để lựa chọn được phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất bạn nên đến bệnh viện để được khám và tư vấn chi tiết. 

Các phương pháp khắc phục tật cận thị và viễn thị.

Như vậy có thể thấy cả cận thị và viễn thị tuy có nhiều điểm giống cũng như khác nhau nhưng đều là những tật khúc xạ có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mắt. Bạn cần chăm sóc, bảo vệ mắt ngay từ bây giờ để tránh bệnh tiến triển xấu đi. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu còn điều gì thắc mắc nhé!

Nguyên nhân cận thị chủ yếu do 2 yếu tố: gien di truyền và lối sống. Hiện nay tật khúc xạ [cận, viễn, loạn] là một vấn đề thường gặp ở mắt. Tật khúc xạ sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày, nếu không được chữa trị đôi khi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cận thị để phòng tránh.

Tình hình cận thị hiện nay

Viện Nhãn Khoa Mỹ ước tính tới năm 2050, khoảng 9,8% dân số thế giới [hơn 4 tỷ người] có thể mắc tật cận thị. Đáng ngại hơn số người bị mất thị lực do biến chứng cận thị có thể chiếm khoảng 1 tỷ người. Cận thị đang trở thành nguy cơ làm mất thị lực hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam theo tổng cục thống kê số lượng người mắc tật cận thị khoảng 15-40% dân số. Trong đó trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, và từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Tại các trường học nội thành, tỷ lệ học sinh cận thị chiếm khoảng 50% số lượng. Đáng lo ngại hơn nữa cận thị học đường đang ngày một nhiều hơn.

Xem thêm: Thuốc nhỏ mắt chữa cận thị

Dấu hiệu nhận biết cận thị

Hình ảnh so sánh mắt thường và mắt bị cận thị

Các triệu chứng cận thị có thể bao gồm:

  • Khó khăn khi nhìn vật ở xa nhưng nhìn rõ vật ở gần
  • Khi nhìn ra xa cần nheo mắt
  • Nhức đầu do mỏi mắt
  • Khó nhìn khi lái xe nhất là vào ban đêm [cận thị ban đêm]

Ở trẻ em tật cận thị cần được phát hiện sớm để tránh trẻ bị nhược thị. Khi trẻ bị cận thị thường có những biểu hiện sau:

  • Nheo mắt liên tục
  • Ngồi gần tivi
  • Khó phân biệt được các vật ở xa
  • Nháy mắt liên tục
  • Thường xuyên dụi mắt

Nguyên nhân dẫn đến cận thị

Mắt có hai phần giúp tập trung hình ảnh:

  • Giác mạc là bề mặt phía trước mắt, hình vòm trong suốt
  • Thủy tinh thể hình cầu, chiếm phần lớn kích thước của mắt. Thủy tinh thể gồm nước và protein

Với người bình thường, khi ánh sáng sẽ đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ bị uốn cong [khúc xạ] để tập trung thành một điểm hoàn hảo trên võng mạc [phần phía sau của mắt].

Xem thêm: Cận thị có chữa được không

Tật khúc xạ là gì

Tật khúc xạ xảy ra khi giác mạc và thủy tinh thể gặp vấn đề khiến ánh sáng không thể tập trung chính xác trên võng mạc. Cận thị xảy ra khi thủy tinh thể quá dài hoặc giác mạc quá cong. Thay vì tập trung chính xác vào võng mạc của bạn, ánh sáng được tập trung ở phía trước võng mạc, dẫn đến việc khó khăn khi nhìn xa.

Cận thị có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên 2 nguyên nhân cận thị chính thường do di truyền và lối sống.

Nguyên nhân cận thị do di truyền

Những nhà khoa học đã thống kê, 33-60% những trẻ bị cận có cha mẹ đều bị cận. Nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì tỷ lệ là 23-40%. Ngay cả khi cha mẹ không bị cận thị thì cũng có đến 6-15% khả năng con sẽ bị cận thị. Có tới hơn 40 gien liên quan đến việc phát triển cận thị ở trẻ.

Ngày nay nguyên nhân cận thị bẩm sinh do di truyền đóng một phần không nhỏ vào sự phát triển tật cận thị. Không có cách nào phòng tránh tật cận thị do di truyền. Cách tốt nhất là thường xuyên cho trẻ đi khám tại các cơ sở mắt chuyên khoa để chẩn đoán sớm tật cận thị.

Nguyên nhân cận thị lối sống

Ngoài do di truyền thì nguyên nhân cận thị do lối sống cũng khiến tật cận thị ngày một bùng nổ. Cận thị do lối sống có nhiều nguyên nhân như:

Do môi trường sống: Người sống trong môi trường thiếu ánh sáng, thường xuyên phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến mắt phải liên tục điều tiết dẫn đến cận thị.

Do tính chất công việc: Những người thường xuyên phải làm việc trực tiếp với máy vi tính, điện thoại, sách vở khiến mắt luôn phải căng ra điều tiết dẫn đến cận thị

Do học tập quá nhiều, ngồi học sai tư thế: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cận thị học đường. Ngày nay áp lực học tập với trẻ nhỏ là rất lớn. Trẻ thường xuyên phải học quá nhiều, ngoài ra do cha mẹ cô giáo không quan tâm dẫn đến việc trẻ ngồi học sai tư thế.

Thói quen đọc sách, xem điện thoại: Những người thường xuyên có thói quen đọc sách, sử dụng điện thoại nhưng lại không biết cách bảo vệ mắt rất dễ dẫn đến bị cận thị.

Điều gì có thể làm tăng nguy cơ cận thị

Có một số nguyên nhân dẫn đến việc tăng nguy cơ cận thị

Gen

Cận thị có tính di truyền, vì thế bạn có nguy cơ mắc cận thị cao hơn nếu bố và mẹ đều bị cận thị. Nghiên cứu cho đến nay đã xác định được hơn 40 gen liên quan đến cận thị. Các gien này chịu trách nhiệm về cấu trúc và sự phát triển của mắt, và báo hiệu giữa não và mắt.

Quá ít thời gian ở ngoài trời

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc dành thời gian vui chơi bên ngoài khi còn nhỏ có thể làm giảm cơ mắc tật cận thị, hoặc làm chậm tiến độ phát triển tật cận thị. Điều này được lý giải rằng ánh sáng ngoài trời sáng hơn nhiều so với ánh sáng trong nhà. Cả thể thao và thư giãn ngoài trời đều quan trọng trong việc giảm nguy cơ bị cận thị.

Làm việc quá mức

Dành nhiều thời gian làm việc như đọc, viết, sử dụng các thiết bị cầm tay [điện thoại và máy tính bảng] và máy tính cũng có thể làm tăng nguy cơ cận thị.

Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị

Cận thị có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Cận thị sẽ gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, nhất là với lứa tuổi học sinh. Trẻ em mắc tật cận thị có thể gây ra lười vui chơi, ít hòa đồng với bạn bè, lâu dần có thể dẫn đến tự kỷ. Ngoài ra trẻ mắc tật cận thị còn có nguy cơ bị nhược thị và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được phát hiện ra điều trị kịp thời. Một số biến chứng và ảnh hưởng của cận thị đến cuộc sống:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị có thể làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bị tật cận thị không thể tham gia những môn thể thao hay làm việc đòi hỏi tầm nhìn xa.
  • Mỏi mắt: Thường xuyên nheo mắt khi nhìn vật ở xa có thể gây mỏi mắt, nhức đầu
  • Ảnh hưởng đến an toàn: Người mắc tật cận thị khi làm việc đỏi hỏi tầm nhìn như lái xe có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác
  • Bệnh tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp là một bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Người bị cận thị có thể làm tăng nguy cơ phát triển tăng nhãn áp.
  • Rách và bong võng mạc: Những người bị cận thị nặng thường có võng mạc mỏng hơn bình thường. Võng mạc mỏng hơn, làm tăng nguy cơ rách hoặc bong võng mạc. Rách hoặc bong võng mạc nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Xem thêm: Những cách hạn chế tăng độ cận hiệu quả

Lời khuyên trong việc phòng tránh tật cận thị

Một trong những cách tốt nhất để phòng tránh cận thị là giảm sự tiến triển của cận thị đi kèm với các phương pháp chăm sóc mắt cận thị. Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh cận thị.

  • Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Với nhân viên văn phòng hay học sinh cần biết cách chăm sóc, cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Hãy áp dụng quy tắc 20-20-20 vào cuộc sống hàng ngày. Cứ 20 phút làm việc lại nhìn vào một vật cách xa 20 feet [khoảng 6m] trong vòng 20 giây. Học sinh cần vui chơi, nghỉ ngơi giữa giờ, không đọc sách hay sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi [Xem: cách chăm sóc mắt tránh suy giảm thị lực]
  • Chú ý đến ánh sáng: Phòng học, phòng làm việc cần đầy đủ ánh sáng, ánh sáng tự nhiên càng tốt. Ánh sáng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như không quá sáng, không bị khuất bóng, không chiếu trực tiếp vào mắt…
  • Khoảng cách: Khoảng cách đọc, viết và làm việc hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc tật cận thị. Việc đọc hay làm việc quá gần sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết, tăng nguy cơ phát triển cận thị. Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh là 35-40cm. Với dân văn phòng, khoảng cách từ mắt tới màn hình khoảng 40-50cm, mắt cần cao hơn trung tâm màn hình.
  • Thường xuyên vui chơi ngoài trời: Thường xuyên vui chơi ngoài trời giúp mắt thư giãn, hạn chế được nguy cơ mắc tật khúc xạ.
  • Khám mắt định kỳ: Thường xuyên khám mắt để phát hiện sớm tật khúc xạ. Với người bị cận thị nên khám mắt 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận, điều chỉnh kính hợp lý. Với ai không bị cận thị thì nên khám mắt định kỳ 1 năm 1 lần để phát hiện sớm các bệnh về mắt.
  • Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt giúp đôi mắt sáng khỏe. Các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá, trứng giúp tăng khả năng điều tiết, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Xem thêm: Cận thị không đeo kính có sao không

Tài liệu tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề