Nêu nguồn và phương pháp hình thành ý tưởng

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM [VCCI]HỘI ĐỒNG TƯ VẤN – HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP KHU VỰC PHÍA NAMCHÖÔNG TRÌNH KHÔÛI NGHIEÄPDÀNH CHO SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINHTrình bày: TRẦN QUỐC BÌNHGiảng viên nguồn chương trình Khởi Nghiệp Quốc GiaĐT: 0906 229 277E-mail: . Hồ Chí Minh, ngày 12-13-14 / 8 /2015MODUL 2HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG& LỰA CHỌN CƠ HỘIKINH DOANHĐỘNG NÃO & PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNGTRONG SẢN XUẤT – KINH DOANHĐỘNG NÃO VÀ PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNGI. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA [7]1. Từ động não => hình thành ý tưởng kinh doanh2. Thông qua sàn lọc [vi mô/ vĩ mô/ phân tíchswot] để lựa chọn ý tưởng tốt nhất cho việclên kế hoạch kinh doanh - dự án khả thi.3. Tạo ra sự khác biệt – đó là lợi thế nhất trongcạnh tranh.4. Động não giúp nhà DN có các sáng kiến, biệnpháp sáng tạo và các giải pháp kinh doanh đểđạt được lợi nhuận tối đa.5. Sáng tạo xuất phát từ việc phát hiện các nhu cầuthực tế của cuộc sống với phương pháp luậnsáng tạo - mạo hiểm để hình thành ý tưởngkinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tăngcường khả năng cạnh tranh, không ngừng nângcao giá trị của DN.6. Là cội nguồn của những phát minh, sáng chế - đó lànhững tài sản vô hình to lớn của DN.7. Là con đường ngắn nhất đi đến giàu có!!!II. Nguyên Tắc Động Não [4]1.Càng nhanh càng tốt.2.Càng nhiều càng tốt.3.4.Khuyến khích các ý tưởng, Mới lạhoang dã… thậm chí điên khùng, rồdại.Không phê phán, Không ngăn chặn,không vặn vẹo, không chụp mũ.BÀI TẬP ĐỘNG NÃO TỰ DO* Với số vốn có sẵn là: 100.000.000 VNĐ.Các nhóm thực hiện các yêu cầu sau:1. Thảo luận và thống nhất chọn lĩnh vực kinh doanh. [2p]2. Phát triển ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực đã chọn. [3p]* Lưu ý:- Chọn loại hình Cty.- Đặt tên Cty.- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Cty.- Khuyến khích sử dụng sơ đồ, Mind map.- Mỗi nhóm sẽ thuyết trình ý tưởng kinh doanh của nhóm [3p]KHI GẶP VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN CẦN GIẢI QUYẾTBẠN SẼ LÀM GÌ ???TẠI SAO KHÔNG PHẢI LÀ …???CÓ LÀM ĐƯỢC KHÔNG …?!?!?!?HỌ ĐÃ LÀM ĐIỀU ĐÓ NHƯ THẾ NÀO … ???SubstituteCombineReverseEliminateAdaptPutModifySƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢIVÀ PP SCAMPERTác giả của phương pháp sáng tạo SCAMPER làGS.Michael Mikalko [America] ông là một trong nhữngbậc thầy trong lĩnh vực tư duy sáng tạo.SCAMPER [tên được cấu tạo từ chữ đầu của một nhóm từ] là phương pháptư duy sáng tạo nhằm cải thiện sản phẩm, quy trình, dịch vụ… đã có haydự tính phát triển, dựa vào kỹ thuật tập kích não [Brainstorming] để tìm ranhiều phương án giải đáp hàng loạt câu hỏi. Các câu hỏi được đặt ra theotrình tự với mục tiêu thu thập nhiều ý tưởng theo khả năng cho phép:7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN1. Substitute [Thay thế]:– Điều gì xảy ra nếu thay đổi nhân sự, vật thể, địa điểm, quy trình,phương pháp, yêu cầu, cách nhìn?* Ví dụ:- Thay thế 1 phần của sp để cho ra sp mới. Ra sp mới hoàn toàn cũng chứcnăng để thay thế.- Thay đổi giải pháp: vé trực tuyến thay cho vé trao tay.- Năng lượng mặt trời thay thế nhiệt, thủy điện.- Dầu đá phiến, Xăng sinh học.2. Combine [kết hợp]:- Điều gì xảy ra nếu kết hợp sản phầm hay dịch vụ khác, kết hợpvới mục đích và mục tiêu khác, kết hợp nguồn lực mới để sáng tạora sản phẩm mới, dịch vụ mới.- Giải pháp này tăng giá trị cộng thêm cho sản phẩm, nguồn nguyênliệu [SP gốc bị thay đổi]3. Adapt [Thích nghi]:- Làm sao để sản phẩm, dịch vụ thích nghi với những mục tiêumới: Tái cấu trúc? Hiệu chỉnh? Giảm tải? Văn hóa? Khí hậu?Phong tục …. Thay đổi 1 phần để thích nghi- Có lúc đây chỉ là giải pháp tạm thời.- Có 2 loại: Thích nghi thụ động và thích nghi chủ động.4. Modify [Điều chỉnh, thay đổi]:- Có thể thay đổi sản phẩm, dịch vụ thế nào: Hình dáng? Phóng to,thu nhỏ? Thay đổi công năng để gia tăng giá trị?- PP này tương tác, phối hợp với thích nghi rất cao. Hầu như làsong song.5. Put to other uses [Đổi cách dùng, nhúng, thêm vào]:– Có thể ứng dụng trong lĩnh vực mới nào, những đối tượng mớinào có thể quan tâm, còn có công dụng nào khác,?- Đây là dạng kết hợp đặc biệt [không thay đổi sp gốc].* Ví dụ: Ô tô thêm máy lạnh ….6. Eliminate [Loại ra, loại bỏ, hạn chế]:- Làm sao cải thiện hay đơn giản hóa sản phẩm, dịch vụ? Có thểloại bỏ bớt điều gì?- Loại bỏ thành phần, yếu tố, chi tiết.7. Rearrange, Reverse [sắp xếp lại, đảo ngược]:– Điều gì xảy ra nếu thay đổi trật tự cấu trúc, chương trình, kếhoạch hay làm ngược lại?VD: Máy lọc nước Kangaroo.SÀNG LỌCVĨ MÔ – VI MÔSÀNG LỌC VI MÔ - VĨ MÔÝtưởngDự ánTHỊTRƯỜNGR WABCDGhi chú:WSNGUYÊNLIỆUR WWSCÔNGNGHỆR WKỸ NĂNGWSR WWSCHÍNHPHỦR WTổngWWSTổng sốđiểmtầmquantrọng------------------------Yếu tốthànhcôngchính- R: Xếp loại; - W: Tầm quan trọng; -WS: Điểm tầm quan trọngTrong đó:Ghi chú:- R: Xếp loại.- W: Tầm quan trọng- WS: Điểm tầm quan trọngChú ý:1.Tổng số tầm quan trọng của tiêu chuẩn đượcdùng trong việc xếp loại ý tưởng dự án phải bằng 100%.2. Tích số [ Xếp loại R] X [ Tầm quan trọng W ] = số điểm tầm quan trọng [WS]đối với mỗi ý tưởng Dự án.3. Tiêu chuẩn thích hợp khác không được liệt kê cũng có thể được sử dụng.PHÂN TÍCH SWOTS: Strength – Điểm mạnh.W: Weakness – Điểm yếu.O: Opporpunities – Cơ hội.T: Threats – Nguy cơ.Có thể coi SWOT là một lăng kính đểxem xét tính khả thi của dự án.Thực hiện phân tích SWOT: Xác định điểm mạnh/điểm yếu, cơ hộivà nguy cơ của ĐTCT so với DN Bạn.PHÂN TÍCH SWOTĐiểm yếu* CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC QUẢN LÝ* CÁC YẾU TỐ MARKETING* CÁC YẾU TỐ VỀ KỸ THUẬT* CÁC YẾU TỐ VỀ TÀI CHÍNH* CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TỰ NHIÊN* CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT* CÁC YẾU TỐ K/HỌC – VĂN HÓA – XÃ HỘI* CÁC YẾU TỐ DÂN SINH, DÂN SỐ, KINH TẾCơ hộiNguy cơMÔI TRƯỜNGBÊN NGOÀIDN KHÔNG KIỂMSOÁT ĐƯỢCDN KIỂMSOÁT ĐƯỢCĐiểm mạnhMÔI TRƯỜNGBÊN TRONGHiện tạiTrong tương laiCÁC YẾU TỐ TÍCH CỰCCÁC YẾU TỐ TIÊU CỰC

Để khởi nghiệp, bạn không chỉ dựa vào mỗi kỹ năng, bạn cần có ý tưởng kinh doanh. Thị trường đa dạng mỗi nơi một khác, phụ thuộc vào người dân sống ở đó, họ là ai, sống như thế nào và chi tiêu như thế nào, chi tiêu vào những việc gì ? Với những thông tin có được từ thị trường, bạn sẽ hình thành ý tưởng kinh doanh cho riêng mình. Đó sẽ là ý tưởng cho hoạt động kinh doanh của bạn trong tương lai.

Cách Để Hình Thành Và Phát Triển Ý Tưởng Kinh Doanh

Một doanh nghiệp mới nếu chỉ sản xuất những sản phẩm, dịch vụ đã có và bán chúng ở những thị trường đã tồn tại thì chưa phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Vì vậy, để có ý tưởng kinh doanh tốt, theo Way.com.vn trước hết bạn cần biết cách hình thành ý tưởng kinh doanh.

NGUYÊN TẮC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

Ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó lấp đầy được nhu cầu mới mà nó còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm dịch vụ mới; hoặc sử dụng công nghệ mới tạo ra sản phẩm dịch vụ; hoặc từ một thị trường mới mà ở đó nhu cầu vượt cung hiện tại; hoặc từ một tổ chức mới…Một ý tưởng kinh doanh luôn phải được hình thành theo nguyên tắc SMARTER.

  • Specific – Cụ Thể, Dễ Hiểu

Ý tưởng kinh doanh phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn trong tương lai.

Đừng nói mục tiêu trong ý tưởng kinh doanh của bạn là dẫn đầu thị trường trong khi đối thủ đang chiếm 40 % thị phần. Thay vào đó hãy đặt mục tiêu chiếm tối thiểu 41% thị phần, từ đó bạn sẽ biết mình còn phải cố đạt bao nhiêu % nữa.

  • Measurable – Đo Lường Được

Các chỉ tiêu trong ý tưởng kinh doanh của bạn mà không đo lường được thì không biết có đạt được hay không ?

Đừng ghi: “phải trả lời thư của khách hàng ngay khi có thể”. Hãy yêu cầu nhân viên trả lời thư ngay trong ngày nhận được.

Các chỉ tiêu đặt ra trong ý tưởng phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.

Nếu bạn không có giọng ca trời phú thì đừng đặt chỉ tiêu trở thành siêu sao.

Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện ý tưởng so vối nguồn lực của bạn [thời gian, nhân sự, tiền bạc..].

Đừng đặt chỉ tiêu giảm 20 kg trong một tháng để đạt trọng lượng lý tưởng 45 kg trong vòng một tháng, như vậy là không thực tế.

Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì hoãn.

Thời gian hợp lý giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho các mục tiêu khác.

Ý tưởng kinh doanh của bạn phải làm sao để liên kết được lợi ích của công ty và lợi ích của các chủ thể khác.

Khi các bộ phận, nhân viên tham gia thực hiện mục tiêu, họ sẽ được kích thích như thế nào. Nếu doanh nghiệp bạn thành lập để triển khai ý tưởng kinh doanh của bạn không có chế độ này, việc thực hiện mục tiêu sẽ không có hiệu quả.

Chỉ tiêu có hữu ích đối với một bộ phận nhưng bộ phận khác lại thờ ơ cũng là điều bạn cần quan tâm nếu muốn tạo ra sức mạnh tổng thể để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.

Ví dụ mức tồn kho, bộ phận bán hàng luôn muốn mức tồn kho cao trong khi bộ phận tài chính lại muốn mức tồn kho thấp.

Mục tiêu trong ý tưởng kinh doanh phải thích đáng, công bằng với tất cả các bộ phận của doanh nghiệp

CÁCH ĐỂ HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều: lên kế hoạch kinh doanh, tìm nhà đầu tư, vay vốn và tìm nhân sự. Tuy nhiên, trước hết, bạn cần hình thành nên ý tưởng kinh doanh của bản thân. Đó có thể là một sản phẩm, dịch vụ hay một phương pháp mới. Dù là gì, đó phải là thứ mà khách hàng sẽ trả tiền vì nó. Y tưởng tuyệt vời ấy cần đến sự suy tư, sáng tạo và tìm tòi. Nếu đang tìm cách khởi nghiệp, hãy ghi nhớ những điều dưới đây khi nỗ lực tìm kiếm ý tưởng kinh doanh cho riêng mình.

1. Nghĩ Về Những Hàng Hóa Hay Dịch Vụ Sẽ Góp Phần Cải Thiện Cuộc Sống Của Bạn.

Không ngừng ý thức về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Khi nhìn vào đó, có điều gì chợt lóe lên trong tâm trí, điều sẽ giúp bạn có cuộc sống tốt hơn hay không? Dành thời gian nghiền ngẫm trải nghiệm của chính bạn. Với thời gian và đôi chút sáng tạo, có khả năng bạn sẽ có thể định hình một vài sản phẩm hay dịch vụ - những thứ sẽ giúp ích cho bạn.

2. Xác Định Liệu Bạn Muốn Cung Cấp Sản Phẩm Hay Dịch Vụ.

Ý tưởng kinh doanh mới nhiều khả năng sẽ dựa trên một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Loại ý tưởng nào cũng cần đến tư duy và sáng tạo. Chúng đều có ưu điểm và thách thức mà bạn nên cân nhắc trước khi đưa ra lựa chọn.

Với sản phẩm mới, bạn sẽ phải phát triển hoặc cải tiến một sản phẩm sẵn có và rồi đầu tư sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm đó. Dù tốn kém nhưng một sản phẩm thành công có thể sẽ đem lại lợi nhuận vô cùng lớn.

Cung cấp dịch vụ sẽ loại bỏ nhu cầu phát triển và sản xuất sản phẩm mới. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ phải thuê thêm người bởi rất khó để phát triển doanh nghiệp khi mà bạn là người cung cấp dịch vụ duy nhất.

Cả hai lựa chọn đều cần đến tiếp thị và quảng cáo. Vì vậy, hãy lường trước việc phải đầu tư thời gian và tiền bạc cho chúng, bất kể lựa chọn của bạn là gì.

3. Xác Định Vấn Đề Với Ngành Công Nghiệp Hiện Hữu.

Thông thường, doanh nghiệp hay phát minh, sáng kiến bắt nguồn từ việc ai đó thất vọng với cách làm hiện tại. Do đó, tìm ra vấn đề chính là cách tốt để hình thành kế hoạch kinh doanh. Nếu cảm thấy thất vọng về điều gì, có thể người khác cũng cảm thấy như vậy và đó sẽ là thị trường tiềm năng của bạn. Có thể không ai trong vùng cung cấp dịch vụ sửa chữa máy cắt cỏ. Giờ đây, bạn đã xác định được một vấn đề mà bản thân có thể điều chỉnh bằng cách cung cấp dịch vụ ấy.

4. Dựa Trên Ý Tưởng Kinh Doanh Sẵn Có.

Thay vì vấn đề với ngành công nghiệp hiện tại, có thể bạn sẽ lưu ý điều mà một doanh nghiệp đang làm tốt. Xem xét nó và cân nhắc liệu bạn có thể phát triển thêm hay không. Bằng cách tiến thêm một bước so với những gì ngành đang thực hiện, bạn có thể tạo nên ngách thị trường tốt cho chính mình.

Chẳng hạn như, khi Google vừa mới ra đời, đã có vô số công cụ tìm kiếm trực tuyến. Tuy nhiên, Google vẫn được biết đến với thuật toán cực kỳ chính xác, giúp cải thiện kết quả tìm kiếm. Họ đã tiếp nhận một ý tưởng tốt – công cụ tìm kiếm trực tuyến, và phát triển thêm dựa trên đó một cách thành công.

5. Nhìn Về Tương Lai.

Những người khởi nghiệp thành công là những nhà cải cách. Họ không bám vào phương thức hay công nghệ cũ mà thay vào đó, hướng về phía trước và dự đoán điều gì sẽ thành công trong tương lai. Bạn có thể làm điều đó bằng cách tự hỏi bước hợp lý tiếp theo cho một sản phẩm hay dịch vụ là gì. Chẳng hạn như, vì giáo dục từ xa và tổ chức cuộc họp qua video đang ngày một phổ biến hơn, có thể bạn sẽ muốn bắt đầu công ty chuyên về thiết lập, sắp xếp các cuộc họp hoàn toàn trực tuyến. Bằng cách nhìn vào xu hướng hiện tại và tiến xa thêm một bước, bạn có thể hình thành nên ý tưởng đi trước thời đại với tiềm năng cách mạng hóa thị trường.

6. Tiến Hành Nghiên Cứu Khách Hàng Sơ Bộ.

Dù nghiên cứu thị trường thường chỉ được dùng sau khi ý tưởng đã được hình thành, bạn có thể thực hiện một vài nghiên cứu sớm nhằm xác định điều mà mọi người coi trọng là gì. Nhờ đó, xây dựng ý tưởng dựa trên mong muốn và nhu cầu của họ.

Nghiên cứu trên mạng và xem xét đâu là từ khóa hay phép tìm kiếm phổ biến. Nhờ đó, bạn sẽ nắm được điều mà mọi người thường xuyên tìm kiếm nhất, điều có thể sẽ làm lóe lên ý tưởng trong bạn. Hãy đọc thêm bài viết về cách tìm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất để nắm được những cách thức đơn giản giúp bạn làm điều đó.

7. Thử Áp Dụng Những Kỹ Năng Của Bản Thân Cho Một Lĩnh Vực Khác.

Một cách hình thành sản phẩm hay dịch vụ mới khác chính là dùng kỹ năng có được từ nơi khác. Trong nhiều thời điểm, bạn có thể dùng kỹ năng học được ở nơi này một cách sáng tạo nhằm cải thiện một lĩnh vực hoàn toàn khác. Chẳng hạn như, Leo Fender từng là thợ sửa đài. Ông đã dùng kỹ năng điện và khuếch đại âm để tạo nên chiếc ghi-ta điện đầu tiên. Khi xem xét ý tưởng kinh doanh, hãy vận dụng toàn bộ kỹ năng bạn có. Có thể tài năng nhất định ở bạn sẽ góp phần đổi mới hoàn toàn một ngành nào khác

8. Viết Ra Toàn Bộ Ý Tưởng.

Mọi ý tưởng dù nhỏ hay dường như vô nghĩa đến đâu, đều đáng giá. Hãy tập cho mình thói quen viết ra mọi ý tưởng mà bạn có trong một quyển sổ. Mang nó bên mình mọi lúc bởi chẳng thể biết được khi nào thì cảm hứng sẽ đến. Nhờ đó, mọi ý tưởng có thể được lưu trữ ở một nơi thuận tiện. Thường xuyên lướt qua để xem xét khả năng phát triển thêm của bất kỳ ý tưởng được ghi lại nào.

Dù giữ sổ bên mình, bạn vẫn nên cân nhắc đưa nó vào máy tính. Bằng cách đó, khi sổ bị thất lạc hoặc hư hỏng, bạn có bản dự phòng. Lưu trữ điện tử cũng cho phép phân loại ý tưởng gọn gàng và hiệu quả hơn.

9. Nuôi Dưỡng Sự Sáng Tạo Của Bản Thân.

Ở bước này, đừng quá khắt khe với ý tưởng của mình. Trong giai đoạn động não này, bạn đừng nên cảm thấy bị giới hạn, gò bó. Thay vào đó, hãy để tâm trí được tự do để xem bản thân đưa ra được ý tưởng gì. Một vài cách có thể giúp bạn kích thích sự sáng tạo và hình thành nên ý tưởng.

Đi bộ. Một vài nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp tăng cường hoạt động não, đặc biệt là sáng tạo. Hãy đi bộ vài lần một tuần, nhất là khi cảm thấy bế tắc. Nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn hình thành nên ý tưởng tuyệt vời tiếp theo. Đừng quên mang sổ bên mình và ghi lại bất kỳ ý tưởng chợt lóe lên.

Khám phá các cửa hàng. Nếu cần ý tưởng, hãy đến cửa hàng địa phương, tốt nhất là trung tâm thương mại, nơi cung cấp vô số sản phẩm. Tiếp đến, hãy chỉ đơn giản dạo bước giữa các lối đi và ghi chú về những sản phẩm mà bạn gặp. Chúng đem lại gì cho người dùng? Nhược điểm của chúng là gì? Đồng thời, hãy ghi lại những gì mà bạn không thấy bởi đó sẽ là nơi cho bạn ý tưởng về điều không có trên thị trường – thứ có thể là một sản phẩm bán được.

10. Trò Chuyện Với Người Từ Nhiều Lĩnh Vực Khác Nhau.

Nếu cố lên ý tưởng về một phần mềm mới, đừng chỉ trò chuyện cùng những chuyên gia máy tính trong ngành. Mở rộng và trao đổi với người từ nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là những lĩnh vực xa lạ với bạn. Xem cách họ dùng sản phẩm hay dịch vụ để cải thiện cuộc sống của mình. Nhờ đó, bạn sẽ có thể thoát khỏi lối mòn trong suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề từ một khía cạnh khác. Một góc nhìn khác có thể đem lại cú thúc mạnh mẽ ở khả năng sáng tạo của bạn.

11. Nghỉ Ngơi.

Dù có thể đã quá nhàm tai nhưng câu chuyện về những ý tưởng tuyệt vời được hình thành dưới vòi hoa sen là có thực. Não bộ thường cho ý tưởng khi bạn không ép nó làm điều đó. Bằng cách lùi lại một bước, bạn đang cho phép não được nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi này, bạn hãy nỗ lực hết mình để gạt bỏ việc kinh doanh, sản phẩm hay bất kỳ điều gì khác liên quan khỏi tâm trí. Làm sao nhãng trí óc với một bộ phim, một quyển sách, một cuộc dạo bộ hay hoạt động nào khác mà bạn thích. Có thể, trong lúc nghỉ ngơi, khoảng khắc lóe sáng sẽ tìm đến và giúp bạn giải quyết vấn đề hiện hữu.

ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG KINH DOANH

Ý tưởng của bạn có thể là tuyệt vời thực sự nhưng vẫn có việc cần làm thêm nữa. Đâu đó giữa ý tưởng bạn vội vàng viết trên tờ nháp với việc bạn khởi nghiệp kinh doanh thực sự có một quy trình bạn cần thực hiện để quyết định xem doanh nghiệp của mình về cơ bản sẽ thành công hay thất bại. Nhiều khi các doanh nhân khởi nghiệp quá tự tin và hứng thú với sự tưởng tượng về thành quả các ý tưởng của mình và quên mất việc cần phải tìm hiểu xem liệu ý tưởng của mình có thực tế không.

Về nguyên tắc, bạn có thể đánh giá bằng phương pháp cho điểm. Để đánh giá các ý tưởng đã đưa ra, bạn có thể cho điểm từ 0 đến 6 vơi các tiêu thức cụ thể như sau:

Hiểu biết về ngành nghề kinh doanh: Bạn biết gì về ngành này? Bạn có cần phải bỏ thêm thời gian và tiền bạc để học hỏi về ngành này không? Bạn có phải thu nhận thêm đối tác vì bạn không đủ hiểu biết về ngành này không?

Thang điểm đánh giá: Điểm 0 nếu bạn không hiểu gì về ngành kinh doanh này, điểm 2 nếu bạn có một chút hiểu biết, điểm 4 nếu bạn hiểu một cách hạn chế, điểm 6 nếu bạn hiểu ở mức có thể tự tiến hành công việc.

Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh: Bạn đã từng bao giờ đứng ra làm chủ doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực kinh doanh chưa ? Kinh nghiệm làm việc thực tế quan trọng đến mức nào trong ngành này ?

Thang điểm đánh giá: Điểm 0 nếu bạn không có chút kinh nghiệm gì, điểm 2 nếu bạn chỉ có chút ít kinh nghiệm, điểm 4 nếu bạn có kinh nghiệm nhưng chưa đủ, điểm 6 nếu bạn thông thạo lĩnh vực này.

Kỹ năng đặc thù trong ngành kinh doanh này của bạn: Những kỹ năng mà bạn cần đạt trình độ nào? Nếu bạn chưa có những kỹ năng đó, để có được chúng bạn phải cố gắng ở mức độ nào?

Thang điểm đánh giá: Điểm 0 nếu bạn không có kỹ năng này, điểm 2 nếu bạn chỉ có một ít kỹ năng, điểm 4 nếu bạn có một số kỹ năng, điểm 6 nếu có đủ kỹ năng cần thiết.

Khả năng thâm nhập thị trường: Hãy tính đến những chi phí để tham gia kinh doanh và những rào cản cạnh tranh bạn có thể gặp phải.

Thang điểm đánh giá: Điểm 0 nếu lĩnh vực kinh doanh bị cạnh tranh mạnh, điểm 2 nếu bạn đã có sự thâm nhập hạn chế, điểm 4 nếu có cả đối thủ cạnh tranh lớn và nhỏ, điểm 6 nếu hầu như không có hạn chế nào đối với sự thâm nhập.

Tính độc đáo của ý tưởng: Không nhất thiết phải mang ý nghĩa không có ai cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại, mà nó có ý nghĩa rằng chưa có ai/ít người cung cấp theo cách mà bạn cung cấp hoặc chưa có ai/ít người cung cấp trong khu vực mà bạn định kinh doanh.

Thang điểm đánh giá: Điểm 0 nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có rất nhiều người cung cấp, điểm 2 nếu có một số người khác cùng cung cấp sản phẩm giống bạn, điểm 4 nếu chỉ có một vài nhà cung cấp giống bạn, điểm 6 nếu không có ai cung cấp sản phẩm mà bạn có ý định cung cấp.

Sau khi tính được tổng số điểm của các ý tưởng kinh doanh, loại bỏ những ý tưởng có tổng điểm nhỏ hơn 20, những ý tưởng mà không đạt được điểm 4 ở từng tiêu chí, và ý tưởng không đạt được điểm 6 ở ít nhất một tiêu chí. Sau quá trình loại bỏ này bạn sẽ còn danh mục các ý tưởng có thể triển khai trong thực tế. Bạn có thể cân nhắc chọn một [vài] trong ý tưởng đó hoặc chọn ý tưởng có mức điểm cao nhất. Nếu sau qua trình này không có ý tưởng nào được chọn thì bạn lại nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá lại từ đầu.

PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG KINH DOANH THÀNH KẾ HOẠCH

Một xuất phát điểm sai lệch sẽ dẫn tới thất bại, một ý tưởng kinh doanh sáng suốt có thể mang lại thành công thực sự. Mục đích của việc viết một bản kế hoạch là trình bày về cơ hội kinh doanh tiềm năng và công việc kinh doanh dự tính khởi sự của bạn. Bản kế hoạch phải chứng minh được là có một cơ hội tiềm năng rất triển vọng, sau đó mô tả cách thức bạn dự kiến khai thác cơ hội đó. Bạn phải mô tả thật chi tiết tất cả các phần việc bạn sẽ phải làm trong tương lai cho doanh nghiệp của mình và xem xét liệu có điểm yếu nào không. Quan trọng là quá trình lập kế hoạch tạo cho bạn cơ hội thử nghiệm nó trong tư duy và trên giấy trước khi biến nó thành hiện thực.

Nhiều người có quan niệm sai lầm là một bản kế hoạch kinh doanh trước hết được sử dụng với mục đích huy động vốn đầu tư. Đúng là bản kế hoạch tốt sẽ có tác dụng hậu thuẫn cho việc huy động vốn nhưng mục đích chính của kế hoạch kinh doanh là giúp bạn hiểu sâu sắc về cơ hội kinh doanh mà bạn đang dự kiến triển khai. Trong thời kỳ bùng nổ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nhân nghi ngờ về sự cần thiết của một bản kế hoạch kinh doanh mà theo họ, điều quan trọng nhất là phải hành động thật nhanh trong một thế giới luôn vận động và cạnh tranh cao độ.

Logic ở đây thật đơn giản: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tốn nhiều thời gian mà các doanh nhân thì thiếu thời gian để làm việc đó. Trên thực tế, bỏ thời gian để phát triển bản kế hoạch có thể cứu vãn hàng ngàn thậm chí hàng triệu đô la có thể tan thành mây khói với việc theo đuổi những ý tưởng kinh doanh viển vông.

Tuy nhiên, một lợi ích to lớn của kế hoạch kinh doanh là nó cho phép bạn thể hiện rõ ràng cơ hội kinh doanh với các đối tượng hữu quan theo cách hiệu quả nhất. Các nhân viên, đối tác chiến lược, tổ chức tài chính và thành viên hội đồng quản trị đều có thể tìm thấy sự hữu ích của bản kế hoạch kinh doanh được phát triển hoàn chỉnh. Bản kế hoạch bao gồm triển vọng phát triển của công ty để thu hút các nguồn lực tài chính, cung cấp những căn cứ hợp lý để thuyết phục những nhân viên tiềm năng rời bỏ công việc hiện tại của họ để đến làm việc cho doanh nghiệp mới thành lập của bạn. Bản kế hoạch cũng là một công cụ có thể thắt chặt mối quan hệ với các đối tác chiến lược, các khách hàng quan trọng hay những nhà cung cấp.

Tóm lại, một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp bạn biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Đồng thời, tạo cho bạn sự tín nhiệm trong con mắt của các đối tượng hữu quan.

Lời khuyên:

Một lựa chọn khả thi khác chính là trước tiên, để trí tưởng tượng của bạn thỏa sức tung bay và rồi sau đó, đưa nó về hiện thực với quá trình sàng lọc, loại bỏ.

Đừng sợ đưa ra những ý tưởng tồi. Có thể bạn sẽ có vô số ý tưởng chẳng đi được đến đâu trước khi thực sự hình thành nên ý tưởng hứa hẹn. Chìa khóa ở đây chính là kiên trì và nhẫn nại.

Cảnh báo: 

Nhiều công ty rơi vào thất bại khi khởi nghiệp. Hãy chắc là bạn vẫn duy trì công việc hiện tại cho đến khi doanh nghiệp lớn mạnh đến ngưỡng có thể sống dựa vào nó. Bằng không, có thể sau cùng, bạn sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính trong trường hợp khởi nghiệp không thành công. Nếu gặp thất bại, đừng ngần ngại thử sức lần nữa.

Way.com.vn Chúc các bạn khởi nghiệp thành công !

Mr Tấn Phát

Video liên quan

Chủ Đề