Năm 1917, nước nga diễn ra hai cuộc cách mạng xã hội đều gắn với sự lãnh đạo của

Năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng xã hội đều gắn với sự lãnh đạo của

Năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng xã hội đều gắn với sự lãnh đạo của

A. liên minh công – binh lãnh đạo.

B. giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. liên minh vô sản và tư sản lãnh đạo.

D. Đảng Mensêvích lãnh đạo.

Mục lục

Nguyên nhânSửa đổi

Bài chi tiết: Nguyên nhân và tình hình nước Nga trước cách mạng Nga 1917
Xem thêm: Cách mạng Nga 1917

Sau Cách mạng Tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời là Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất để tranh giành quyền lực với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo – Hung, bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sĩ đã quá lớn [tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương]. Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ.

Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bolshevik, Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Petrograd. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần phải chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các Xô Viết: "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân". Về phương pháp đấu tranh, Lenin viết: "Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng". Tuy nhiên, Lenin cũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi, nếu các Xô Viết bị tấn công.

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai quyết định cách mạng Tháng Mười

Để bày tỏ sự ủng hộ Đảng Bolshevik, Ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 [1 tháng 5] năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hòa bình, dân chủ. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik, ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn người dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất, bánh mì". Những cuộc biểu tình này làm cho Chính phủ lâm thời khủng hoảng. Ngày 2 tháng 5 [25 tháng 5] trước áp lực của quần chúng, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Chiến tranh phải từ chức. Ngày 5 tháng 5, Chính phủ lâm thời tiến hành cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các đảng thỏa hiệp.

Ngày 18 tháng 6 [1 tháng 7], phái Menshevik và Đảng Xã hội Cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng để biểu dương lực lượng nhưng phái Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối Bolshevik với các khẩu hiệu: "Đả đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các Xô Viết".

Vladimir Lenin, lãnh tụ đảng Bolshevik

Ngoài mặt trận, Cuộc tổng tấn công của Kerensky, một chiến dịch tổng tấn công lớn của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên quân Đức, Áo-Hung đã thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt hoặc bị giết, hơn 200.000 bị thương. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.

Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay Xô Viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình, làm hơn 1.000 người chết và 2.000 người bị thương. Sau đó, Chính phủ Lâm thời tiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bolshevik. Các nhà in và nhà báo bị cấm đưa tin về vụ đàn áp. Chính phủ ra lệnh truy nã Lenin để đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản.

Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, Đảng Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết" còn Lenin rút về hoạt động bí mật. Về phái chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưa Alexander Kerensky, lãnh tụ đảng Xã hội Cách mạng lên làm thủ tướng. Kornilov Affair, một viên tướng cũ của chế độ Nga hoàng, được sự đồng ý của Kerensky đưa quân đội về Petrograd để thiết lập lại trật tự. Nhưng khi đưa quân về thủ đô, Kornilov quyết định gây bạo loạn để lật đổ chính phủ lâm thời, giành lấy chính quyền cho mình.

Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Dưới sự lãnh đạo của Lenin, Đảng Bolshevik đã kêu gọi và tổ chức công nhân và nhân dân bảo vệ thủ đô Petrograd. Công nhân đường sắt phá hoại ngầm các đoàn tàu chuyên chở quân của Kornilov. Các đội Cận vệ đỏ - lực lượng vũ trang của công nhân được nhanh chóng thành lập ở các nơi. Công nhân vũ trang canh giữ bảo vệ các nhà máy và nhà ga xe lửa. Nhờ sự tuyên truyền giải thích của những người Bolshevik và công nhân, các đơn vị quân đội của Kornilov đã kháng lệnh, từ chối tiến về thủ đô và bắt giữ các sĩ quan. Tướng Kornilov bị bắt giam.

Alexander Kerensky

Như vậy, Lenin đã phát động quần chúng đánh tan ý định thiết lập chính quyền quân sự của Kornilov, đồng thời phản đối chính sách tiếp tục theo đuổi chiến tranh của chính phủ Kerensky, do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dập tắt, uy tín của đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Những đại biểu Menshevik và Xã hội Cách mạng dần bị các đại biểu Bolshevik thay thế trong các Xô Viết.

Trong khi đó, chính phủ lâm thời của Kerensky tỏ ra yếu kém, bất lực, không thể điều hành nổi đất nước. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời.

Ngày 31 tháng 8, Xô viết vùng Petrograd và sau đó ngày 5 tháng 9, Xô viết vùng Moskva đã thông qua các nghị quyết của đảng Bolshevik và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ tháng 9, Xô viết nhiều thành phố, nhiều địa phương khác đều có những thay đổi như Xô viết Petrograd. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có trên 250 Xô viết ủng hộ Đảng Bolshevik. Số lượng các Xô viết ở trong nước Nga đã tăng lên nhanh chóng, 600 Xô viết vào tháng 3 đã lên tới 1.600 Xô viết trong tháng Chín.

Tới giữa tháng 9, Lenin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành được đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”. Với sự ủng hộ từ người dân và binh sỹ ở các khu vực lớn, thời cơ để đảng Bolshevik tiến hành Cách mạng đã chín muồi.

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã khái quát tình hình[4]

Nhân dịp lính chết nhiều, dân gian đói khổ, thợ thuyền thất nghiệp, Chính phủ lôi thôi; bọn hoạt đầu xúi dân rằng bây giờ cách mệnh đuổi vua đi, thì ruộng đất sẽ về dân cày, công xưởng sẽ về người thợ, nhân dân sẽ được quyền Chính phủ, chiến tranh sẽ hoá ra hoà bình.

Chẳng ngờ lúc tháng 2 đuổi vua đi rồi, tụi hoạt đầu và tụi tư bản lên cầm chính quyền, bao nhiêu lời nguyền ước chúng nó quên hết. Chúng nó cứ bắt lính đi đánh; ruộng đất cứ ở tay địa chủ, lò máy cứ ở tay nhà giàu; công nông cũng không được dự vào Chính phủ.

Khi cách mệnh đuổi vua, Đảng Cộng sản vẫn đứng đầu dân chúng. Nhưng lúc ấy đảng viên hẵng còn ít, và hoàn cảnh chưa đến, nên chưa giựt lấy chính quyền. Cách mệnh xong lúc tháng 2. Từ tháng 2 đến tháng 4, dân nhiều người còn tưởng rằng Chính phủ mới chưa kịp thi hành những việc lợi dân, vì chưa có thì giờ.

Đến tháng 4 thì ông Lê-nin và nhiều đồng chí ở ngoại quốc về. Từ tháng 4 đến tháng 11, Chính phủ mới thì mỗi ngày mỗi lộ mặt phản kách mệnh ra. Còn đảng viên cộng sản phần thì đi tuyên truyền cho dân rằng: "Đấy, các anh xem đấy, tụi hoạt đầu là thầy tớ của tư bản và đế quốc chủ nghĩa, chúng nó chẳng hơn gì vua...”, làm cho ai cũng oán Chính phủ mới, phần thì luồn vào nông - công - binh, tổ chức bí mật để thực hành cộng sản cách mệnh.

Cuối tháng 10, đâu cũng có tổ chức cả rồi, ai cũng muốn cử sự. Nhưng ông Lênin bảo: "Khoan đã! Chờ ít bữa nữa cho ai ai cũng phản đối Chính phủ, lúc ấy sẽ cử sự". Đến ngày 5 tháng 11, Chính phủ khai hội để ban bố phép luật mới, mà phép luật ấy thì lợi cho tư bản mà hại cho công - nông... Quả nhiên ngày mồng 7, Đảng Cộng sản hạ lệnh cách mệnh, thì thợ thuyền ào đến vây Chính phủ, dân cày ào đến đuổi địa chủ. Chính phủ phái lính ra dẹp, thì lính ùa theo thợ thuyền mà trở lại đánh Chính phủ.

Chi tiết tin

Your browser does not support the audio element.
Cách mạng Tháng Mười Nga [1917] với Cách mạng Việt Nam
12/10/2017 - Lượt xem: 16036

1. Đầu thế kỷ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Nicôlai II.

Đây là chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu lúc bấy giờ. Không những thế, Nga hoàng còn đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất [1914-1918], gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho đất nước.

Về kinh tế, Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn các nước khác, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp. Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh thế giới, đầu 1917, nền kinh tếNga hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói diễn ra ngày càng trầm trọng .

Về xã hội, đời sống của nông dân, công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trong nước Nga vô cùng cực khổ. Từ đó, phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với triều đình Nga hoàng càng trở nên gay gắt.

V.I.Lê-nin với Cách mạng Tháng Mười Nga [Ảnh: tapchiqptd.vn]

2. Trước tình hình đó, Đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin lãnh đạo đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn và bãi công tập thể để lật đổ chế độ Nga hoàng thối nát.

Ngày 23/2/1917 theo lịch nước Nga [tức ngày 8/3/1917 theo dương lịch], nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ, 90.000 nữ công nhânở thủ đô Pê-trô-grát tiến hành biểu tình, mở đầu cho cách mạng. Ngày 25/2/1917 [10/3/1917], Đảng Bôn-sê-vích quyết định chuyển sang tổng bãi công chính trị ở thủ đô, các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát đã diễn ra.

Ngày 26/2/1917 [11/3/1917], theo lời kêu gọi của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Công nhân còn kêu gọi binh lính đứng về cách mạng lật đổ Nga hoàng. Đến buổi chiều cùng ngày, nhiều nơi quân đội đã đứng về phía nhân dân, tấn công lực lượng cảnh sát của Nga hoàng.

Ngày 27/2/1917 [12/3/1917], cuộc khởi nghĩa lan ra khắp nơi ở thủ đô. Triều đình Nga hoàng phải huy động 60.000 binh lính đàn áp phong trào. Tuy nhiên, binh lính được nhân dân vận động đã bắn vào cảnh sát, bắt các nhân vật quan trọng của triều đình, buộc Nga hoàng Nicôlai II thoái vị. Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ. Nga trở thành nước cộng hòa. Từ đó, các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập. Đến tháng 3/1917, toàn nước Nga có 555 Xô viết.

Cách mạng tháng Hai [1917] là cuộccách mạng dân chủ tư sản kiểu mớivì lãnh đạo cuộc cách mạng làgiai cấp vô sảnvà hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựngchế độ xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trong thời gian này, giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời. Từ đó, ở nước Nga đã xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại với mục tiêu, đường lối chính trị khác nhau: Chính phủ lâm thời [tư sản]; Chính phủ Xô Viết [vô sản].

3. Cục diện chính trị như trên không thể kéo dài vì hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong xã hội không thể cùng song song tồn tại.

Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích xác định cách mạng Nga lúc này là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ chính là lật đổ chính quyền tư sản lâm thời, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân.

Đầu tháng 10/1917 theo lịch Nga [11/1917 theo dương lịch], không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Đêm 24/10/1917 [6/11/1917], cuộc khởi nghĩa bùng nổ, các đơn vị Cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô Pê-trô-grát và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của chính phủ lâm thời tư sản.

Đêm 25/10/1917 [7/11/1917], quân khởi nghĩa ồ ạt tấn công cung điện Mùa Đông. bắt giữ toàn bộ các thành viên của chính phủ tư sản. Khởi nghĩa ở Pê-trô-grát giành được thắng lợi. Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ. Chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Sau đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va và nhiều nơi khác. Đầu 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành được thắng lợi rực rỡ.

Cách mạng tháng Mười đã đập tan ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga; mở ra kỷ nguyên mới: lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân, nông dân, nhân dân lao động và các dân tộc ở nước Nga được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình và xây dựng chế độ mới: chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Từ đó, nhà nước Xô viết dựa trên nền tảng liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga đã ra đời. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành hiện thực; làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.

Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một thời đại mới "thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc". Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại này, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thúc đẩy sự ra đời của nhiều đảng cộng sản ở các nước Đức, Hungari [1918], Mỹ [1919], Anh, Pháp [1920], Trung quốc, Mông Cổ [1921], Nhật Bản [1922],...

Cách mạng Tháng Mười Nga đã đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kì mới của nhân loại – thời kì lịch sử thế giới hiện đại.

4. Ở Việt Nam, vào cuối thế kỷ XIX đầu XX, trước ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân ta đã liên tục đứng lên đấu tranh. Đó là các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản. Các phong trào ấy, tuy diễn ra sôi nổi, nhưng đều thất bại. Sở dĩ như vậy là do những cuộc đấu tranh đó bị hạn chế về giai cấp và đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ; chưa tập hợp được rộng rãi lực lượng của dân tộc, nhất là hai giai cấp cơ bản là công nhân và nông dân. Điều đó phản ánh địa vị kinh tế và chính trị yếu kém của hai giai cấp phong kiến và tư sản, phản ánh sự bất lực của họ trước những nhiệm vụ đặt ra của lịch sử; chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc.

Như vậy, lúc bấy giờ, cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực lãnh đạo để đưa cách mạng dân tộc, dân chủ đi tới thành công.

Trước bối cảnh đó, Ngày 05/6/1911, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Qua cuộc sống thực tiễn, nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, nhất là cách mạng tư sản Pháp và Mỹ, Người đánh giá cao các cuộc cách mạng này, nhưng khẳng định: Đây là cuộc cách mạng "chưa tới nơi", tức là chính quyền vẫn còn nằm trong tay giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động vẫn còn bị áp bức, bóc lột. Cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường này.

Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nguyễn Tất Thành đã tin tưởng, hướng theo con đường Cách mạng tháng Mười. Người rút ra kết luận: "Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ, rồi lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới".

Năm 1919, với tên mới là Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi tới Hội nghị Vecxai bản "yêu sách" đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Người đã tìm thấy trong Luận cương của Lê-nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam, về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới,... Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Khi nói về sự kiện này, Người hồi tưởng: "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi như muốn nói to lên trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta".

Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua [Tours, Pháp], Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ người yêu nước trở thành người cộng sản, và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".

Như vậy, Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đã có tác động sâu sắc đến con đường cứu nước của cách mạng Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã tìm thấy. Cuộc cách mạng ấy đã chỉ rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc trên lập trường cách mạng vô sản. Người nói: "Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng [công nông] làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất,... Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư [Mác] và Lênin".

100 năm đã trôi qua, kể từ Cách mạng tháng Mười Nga thành công [1917-2017] đến nay, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh, Đảng ta đã dẫn dắt nhân dân ta làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước, thực hiện thắng lợi các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến hành đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững thành quả cách mạng, giữ vững hoà bình, môi trường chính trị - xã hội ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao toàn diện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Những thành tựu to lớn của đất nước ta trong công cuộc đổi mới luôn gắn liền với con đường của Cách mạng tháng Mười 1917./.

Tiến sĩNguyễn Phúc Nghiệp

Trưởng phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết
Tương phản
Đánh giá bài viết[0/5]
Tin liên quan
Dự kiến hơn 17 triệu học sinh đến trường sau nghỉ Tết Nguyên đán - 29/01/2022
Những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang năm 2021 - 29/01/2022
Học sinh từ khối 7 đến khối 12 chính thức trở lại trường vào ngày 07/02/2022 - 29/01/2022
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức dạy và học trực tiếp tại huyện Châu Thành, Cai Lậy và Thị xã Cai Lậy - 01/01/2022
Học sinh khối lớp 9 và lớp 12 học trực tiếp từ ngày 03/01/2022 - 29/12/2021
Chia sẻ bài viết qua mail
Email người gửi: *

Email người nhận: *

Tiêu đề: *

Nội dung *
Liên kết: Gửi


Video liên quan

Chủ Đề