Một trong những phương hướng của Chính sách quốc phòng và an ninh nước ta là

Những định hướng lớn về quốc phòng, an ninh, đối ngoại

Ông Hoàng Văn Thắng, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh hỏi: Những định hướng lớn về quốc phòng, an ninh, đối ngoại là gì?

Trả lời:

* Những định hướng lớn về quốc phòng, an ninh là:

Thứ nhất, mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Thứ hai, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận, khoa học an ninh nhân dân. Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.

Thứ ba, sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn.

Thứ tư, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu.

Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh.

* Những định hướng lớn về đối ngoại là:

Thứ nhất, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Thứ hai, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Thứ ba, trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại, mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, các đảng cầm quyền trên thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Thứ tư, tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.

Thứ năm, phấn đấu cùng các nước ASEAN xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Cách sử dụng thông tin công dân thay sổ hộ khẩu?
  • Vì sao bánh trung thu còn hạn nhưng vẫn bị mốc?
  • Xử lý khi không vay tiền mà vẫn bị “khủng bố” tin nhắn?
  • Điều kiện được cấp mã định danh cá nhân
  • Trẻ đã mắc COVID-19 có cần tiêm vắc-xin không?
  • Thông tin cá nhân phải lưu trữ theo Luật An ninh mạng
  • Căn cước công dân không gắn chip có cần cấp đổi?

[Bqp.vn] - Việt Nam luôn coi việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước, là mục tiêu xuyên suốt của chính sách quốc phòng Việt Nam. Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất hoà bình, tự vệ, thể hiện ở chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hoà bình.

Việt Nam chủ trương từng bước hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ. Việt Nam phản đối các hoạt động chạy đua vũ trang. Là một dân tộc phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, Việt Nam triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các quốc gia khác trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đồng thời cũng đòi hỏi các quốc gia khác phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của mình. Việt Nam chủ trương không đe doạ hoặc sử dụng sức mạnh quân sự trước trong quan hệ quốc tế nhưng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược.

Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên đất liền, trên biển do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế là chủ trương nhất quán của Việt Nam. Đối với các tranh chấp chủ quyền trên biển, mặc dù có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi đối với các vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam vẫn sẵn sàng đàm phán hoà bình để giải quyết các tranh chấp dựa trên các quy định của Công ước 1982 về luật biển của Liên hợp quốc. Trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề này, Việt Nam chủ trương các bên phải tự kiềm chế, nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông [DOC], hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử [COC], tiến tới đạt được giải pháp công bằng, lâu dài cho vấn đề phức tạp này để Biển Đông luôn luôn là vùng biển hoà bình, hữu nghị và phát triển.

Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng quân sự và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân. Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tăng cường khả năng quốc phòng, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại thành một thể thống nhất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quốc gia khác của đất nước trong tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều thay đổi, Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn dân dựa trên truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của toàn dân tộc, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, kế thừa và phát huy các giá trị của khoa học quân sự Việt Nam qua các thời kỳ, xây dựng nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Tích cực, chủ động ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh là một trong các nhiệm vụ trọng yếu của quốc phòng Việt Nam trong thời bình nhằm thực hiện chiến lược quốc phòng tối ưu là bảo vệ được chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia khác mà không cần phải tiến hành chiến tranh. Việt Nam chủ trương thực hiện chiến lược quốc phòng dựa trên tổng thể các hoạt động chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá - xã hội và quân sự nhằm triệt tiêu các nguyên nhân dẫn đến xung đột vũ trang và chiến tranh. Quán triệt phương châm phòng thủ toàn diện, chủ động, bảo vệ Tổ quốc từ xa, quốc phòng Việt Nam sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa các nguy cơ can thiệp từ bên ngoài.

 Quốc phòng Việt Nam luôn gắn bó mật thiết vá»›i đường lối đối ngoại Ä‘á»™c lập, tá»± chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rá»™ng mở, Ä‘a phÆ°Æ¡ng hóa, Ä‘a dạng hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nÆ°á»›c Việt Nam. Thông qua các mối quan hệ đối ngoại, Việt Nam tăng cường sá»± hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau vá»›i nhân dân và chính phủ các nÆ°á»›c, tạo cÆ¡ sở  mở rá»™ng hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cÆ¡ xung Ä‘á»™t, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định trong khu vá»±c và trên thế giá»›i. Thá»±c hiện chính sách quốc phòng Ä‘á»™c lập, tá»± chủ, Việt Nam xây dá»±ng sức mạnh quốc phòng bằng nguồn lá»±c mọi mặt của đất nÆ°á»›c và con người Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam chủ trÆ°Æ¡ng không tham gia các tổ chức liên minh quân sá»±, không cho nÆ°á»›c ngoài đặt căn cứ quân sá»± hoặc sá»­ dụng lãnh thổ của mình để chống lại nÆ°á»›c khác. Đồng thời, Việt Nam chú trọng phát triển quan hệ quốc phòng vá»›i tất cả các nÆ°á»›c trên cÆ¡ sở tôn trọng Ä‘á»™c lập, chủ quyền của nhau, cùng có lợi. Việt Nam coi trọng hợp tác quốc phòng vá»›i các nÆ°á»›c láng giềng, bạn bè truyền thống đồng thời phát triển quan hệ quốc phòng vá»›i tất cả các nÆ°á»›c có chung mục tiêu vì hoà bình, Ä‘á»™c lập và phát triển. Trên tinh thần “khép lại quá khứ, hÆ°á»›ng tá»›i tÆ°Æ¡ng lai” Việt Nam sẵn sàng hợp tác vá»›i các nÆ°á»›c để giải quyết các vấn đề nhân đạo do lịch sá»­ để lại đồng thời hoan nghênh các sáng kiến và các hoạt Ä‘á»™ng phục vụ hoà bình, hợp tác của tất cả các quốc gia, không phân biệt chế Ä‘á»™ chính trị hay lịch sá»­ quan hệ vá»›i Việt Nam.

Việt Nam kiên quyết lên án và chống lại hành động khủng bố dưới mọi hình thức đồng thời phản đối các hoạt động lợi dụng chống khủng bố để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Cùng với nỗ lực thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và đối phó với các hoạt động khủng bố, Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế và mở rộng hợp tác nhằm ngăn ngừa các hoạt động khủng bố và các hoạt động hỗ trợ khủng bố dưới mọi hình thức. Việt Nam cho rằng các biện pháp chống khủng bố và hợp tác quốc tế chống khủng bố phải được tiến hành trong khuôn khổ Liên hợp quốc, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Việt Nam đã ký 8 trong tổng số 12 công ước của Liên hợp quốc về chống khủng bố, đang xem xét tham gia các công ước còn lại.

Việt Nam ủng hộ giải quyết các điểm nóng có nguy cơ bùng nổ xung đột khác trong khu vực thông qua đối thoại, thương lượng hoà bình, không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực.

Video liên quan

Chủ Đề