Mô phỏng bao nhiêu điểm đầu

Các thí sinh tham gia thi mô phỏng lái xe ôtô tại Trung tâm sát hạch lái xe Hoàng Gia - Ảnh: VĂN BÌNH

Theo thông tư 04/2022 của Bộ Giao thông vận tải, môn thi mô phỏng lái xe ôtô được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với các hạng bằng B1, B2, C, D, E và FC.

Như vậy việc bổ sung môn thi mô phỏng vào thi giấy phép lái xe ôtô, buộc người thi phải trải qua 4 môn thi gồm thi trắc nghiệm lý thuyết, thi mô phỏng trên màn hình, thi thực hành lái xe trong sa hình và thi lái xe trên đường, thay vì trước đây chỉ có 3 môn thi.

Ghi nhận tại Trung tâm sát hạch lái xe Hoàng Gia sáng 28-6, có 70 thí sinh tham gia thi mô phỏng lái xe ôtô nhưng tỉ lệ đạt khá ít, chỉ khoảng 60%. Một số học viên cho biết hình thức thi mô phỏng còn mới mẻ, đồng thời có những đáp án rất khó hiểu… khiến không ít người bỡ ngỡ.

Theo Phòng quản lý sát hạch và đào tạo giấy phép lái xe [Sở Giao thông vận tải TP.HCM], bộ đề thi môn mô phỏng gồm 120 câu hỏi, các thí sinh vào phòng thi sẽ được máy tự động đưa ra đề thi mô phỏng gồm 10 câu hỏi.

Trong đó, 10 tình huống mô phỏng tự động chạy liên tiếp, thí sinh không được lựa chọn lại đáp án. Mỗi câu trả lời có điểm từ 0-5 điểm, thời gian làm bài không quá 10 phút.

Khi hoàn thành bài sát hạch mô phỏng hoặc hết thời gian, toàn bộ câu trả lời của thí sinh, kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết, được máy tự động chấm điểm, in ra và lưu trữ tại máy chủ.

TP.HCM: Thí điểm cấp giấy phép lái xe ngay sau khi có kết quả sát hạch

TTO - Ngày 28-11, Sở Giao thông vận tải TP.HCM bắt đầu thí điểm cấp giấy phép lái xe ngay trong ngày với giấy phép quá thời hạn sử dụng. Thời gian cấp có thể được rút ngắn từ 10 ngày xuống 2 tiếng.

Nhiều học viên rớt sát hạch ở phần mô phỏng

twitter zalo mail printer

29/06/2022 | 06:15

THY NHUNG - HUỲNH THƠ

Facebook Youtube Trở lại Đô thị

0:00 / 0:00

0:00

Nam miền Bắc

  • Nam miền Bắc

  • Nữ miền Bắc

  • Nữ miền Nam

  • Nam miền Nam

[PLO]- Nhiều ý kiến cho rằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông không phù hợp với người lớn tuổi, không thành thạo công nghệ thông tin.

Sáng 28-6, TP.HCM chính thức áp dụng sát hạch cấp giấy phép lái xe [GPLX] theo hình thức mới. Theo đó, trong ngày đầu sát hạch có khoảng 70 học viên tham gia sát hạch, tuy nhiên khá bất ngờ khi chỉ có khoảng 56% số học viên đạt đủ số điểm đậu. Số còn lại hầu hết không qua được phần thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.

Số lượng học viên rớt chiếm tỉ lệ cao

Chị Nguyễn Thị Anh [quận 12], vừa hoàn thành phần thi mô phỏng đạt 40/50 điểm, cho biết chị đã dành nhiều thời gian ôn tập đến ngày thi sát hạch. Trong những ngày đầu, chị Anh tập trung thi thử khoảng 3-4 ngày để nắm các tình huống và làm hết 120 trường hợp trong phần mềm. “Đây là hình thức mới, nếu người học chỉ xem vài lần sẽ khó mà đạt đủ số điểm. Phần thi này bắt buộc học viên phải nhớ các tình huống, quan sát kính chiếu, phía trước” - chị Anh cho hay.

Theo quy định tại Thông tư 04/2022 [sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 12/2017 quy định về đào tạo, sát hạch cấp GPLX cơ giới đường bộ], các trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe. Theo đó, các học viên thi tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo từ sau ngày 15-6 sẽ áp dụng hình thức sát hạch mới này.

Theo chị Anh, phần thi mô phỏng các tình huống giao thông giúp cho người lái xe phản xạ nhanh hơn khi đi đường trường. Tuy nhiên, phần thi này sẽ khó với người lớn tuổi, không ghi nhớ được từng tình huống, dễ bị lộn và không đạt được điểm. Chia sẻ kinh nghiệm, chị Anh nói: “Trước khi thi, học viên cần làm lại hết 120 tình huống để nắm chắc và ghi nhớ. Chậm một giây hay nhanh một giây đều có thể bị mất điểm. Cần ghi nhớ đúng điểm dừng và phân biệt các tình huống giống nhau”.

Học viên thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông. Ảnh: THY NHUNG

Còn chị Ma Thị Thu Thanh chỉ đạt được 33/50 điểm cho biết đây là hình thức thi mới, dù đã luyện tập nhiều nhưng khi thi vẫn bị tâm lý và không đạt đủ số điểm. “Một số tình huống theo phong cách lái xe của tôi thì tôi thấy nguy hiểm, do đó tôi đã bấm dừng. Tuy nhiên, trong mô phỏng thì khác và tôi đã mất điểm ở tình huống này” - chị Thanh cho hay.

Cũng theo chị Thanh, phần mềm mô phỏng này không thực tế 100% với các tình huống trên đường, phần thi này đòi hỏi phải nhanh nhẹn cả tay và mắt.

Phần mềm mô phỏng chưa sát với thực tế?

Trong quá trình áp dụng đào tạo tại cơ sở, nhiều học viên và giáo viên cho rằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông chưa sát với thực tế và có thể gây phiền phức cho học viên.

Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM, một giáo viên dạy lái xe của một trường đào tạo lái xe tại TP.HCM cho biết chương trình còn lỗi khá nhiều và không khả thi. Ngay cả giáo viên thi có khi chỉ đạt khoảng 70%, tùy thuộc vào sự nhanh nhẹn của tay bấm và mắt nhìn. “Đôi khi máy tính bấm nhưng không chuẩn, lỗi do máy tính thì học viên biết phản ảnh với ai. Nếu người lớn tuổi hoặc người trẻ nhưng mắt kém có thể không đạt được số điểm theo quy định” - vị này nói.

Theo vị này, thực tế nhiều trường hợp chạy xe thực hành rất tốt, lý thuyết giỏi nhưng khi thi lại rớt phần mô phỏng. Do vậy học viên phải đầu tư thời gian ôn luyện sa hình và thi mô phỏng lại, gây phiền phức cho học viên. “Tôi nghĩ phần thi mô phỏng nên sắp xếp phía sau kỳ thi tốt nghiệp tại trường để tạo điều kiện về thời gian và chi phí cho người học lái xe” - vị này đề xuất.

Ông Ngô Đình Quang, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, sát hạch và cấp GPLX [Sở GTVT TP], cho biết các cơ sở đào tạo đều trang bị đầy đủ phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông từ tháng 3. Phần mềm này khá thực tế và đang trong quá trình hoàn thiện. “Người thi sẽ phải trải qua 10 tình huống, mỗi tình huống có số điểm dao động 0-5 điểm và người thi buộc phải đạt 35/50 điểm mới đậu” - ông Quang cho hay.

Ông Quang cũng giải thích thêm về việc các đơn vị, cơ sở đào tạo, sát hạch GPLX tăng học phí là do giá xăng tăng cao. “Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông là Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện, các đơn vị đào tạo chỉ cần nâng cấp máy tính để phù hợp sử dụng phần mềm này. Còn DAT [giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe], mỗi cơ sở sẽ trang bị trên mỗi xe một service với giá khoảng 6 triệu đến 7 triệu đồng nên không ảnh hưởng quá nhiều đến học phí mà chủ yếu do giá xăng” - ông Quang nói.•

Đào tạo nâng cao việc học lái xe bằng cabin vào năm 2023

Theo ông Quang, hiện nhiều người đang hiểu nhầm một số yêu cầu về đào tạo và sát hạch mà Bộ GTVT đưa ra. Đơn cử DAT và cabin học lái xe sẽ được áp dụng trong quá trình đào tạo lái xe để nâng cao và giám sát. Riêng phần mềm mô phỏng là phải thi sát hạch.

Về nội dung đào tạo cabin học lái xe, Bộ GTVT cho phép các cơ sở đào tạo trang bị và sử dụng cabin học lái ô tô để đào tạo lái ô tô trước ngày 31-12-2022. Nội dung quy trình học trong cabin học lái sẽ bắt đầu bằng những bài tập cơ bản như cách vận hành số xe, thực hành bài “đề pa” lên dốc, đường vuông góc, đường quanh co giống như bài sa hình thi sát hạch. Phần tiếp theo là bài tập nâng cao với kỹ năng lái xe trên các địa hình như đường đồi núi, đường cao tốc, đường trong TP.

Thi mô phỏng lái xe bao nhiêu câu?

Theo Phòng quản lý sát hạch và đào tạo giấy phép lái xe [Sở Giao thông vận tải TP. HCM], bộ đề thi môn mô phỏng gồm 120 câu hỏi, các thí sinh vào phòng thi sẽ được máy tự động đưa ra đề thi mô phỏng gồm 10 câu hỏi.

Thi mô phỏng bằng C bao nhiêu điểm?

Như vậy, bài thi mô phỏng cho hạng c của bạn sẽ có 10 tình huống và điểm tối đa bạn có thể đạt là 50 điểm. Và bạn phải đạt tối thiểu 35/50 điểm mới được công nhận ĐẠT.

Thi mô phỏng lái xe như thế nào?

Thi mô phỏng B2 là nội dung sát hạch bằng phần mềm mô phỏng tình huống giao thông. Tổng cộng có 120 tình huống mà thí sinh cần học. Trong đó, thí sinh sẽ ngồi trước màn hình mô phỏng và ấn nút cách trên bàn phím khi phát hiện tình huống nguy hiểm. Nếu thí sinh ấn đúng lúc, thí sinh sẽ được điểm.

Thi B2 bao nhiêu câu 2023?

Lý thuyết thi bằng lái xe B2 2023 gồm bộ câu hỏi 600 câu sát hạch lái xe. Theo đó, số lượng câu hỏi thi lý thuyết lấy bằng lái xe ô tô sẽ nâng lên 600 câu thay vì 450 câu như trước.

Chủ Đề