Mission và Vision là gì

Tại Sao Thương Hiệu Cần Tagline, Slogan, Mission Và Vision

Tagline là gì

Theo chuyên gia thương hiệu Laura Ries Tagline có thể dễ thương, gây cười, không cần quá nghiêm túc hoặc chẳng liên quan, nhưng cũng đóng góp chung vào sự thành công của thương hiệu. Tagline giống như một người quét dọn sau mỗi một buổi diễu hành, lễ hội. Nó thu hút sự chú ý nhưng hiếm khi được sử dụng để làm định vị thương hiệu.

Just Do It của Nike hay Think Different của Apple là những Tagline với mục đích như vậy

Những tagline này không khuyến khách hàng mua sắm các sản phẩm của Nike hay Apple. Chúng không chứa trong đó các lợi ích hoặc đặc điểm cụ thể nào của sản phẩm. Thay vào nó, mục đích chính của các tagline nhằm để kích hoạt thương hiệu trong não bộ của khách hàng.

Khi bạn nghe hoặc nhìn thấy các cụm từ này, và lập tức sẽ có những liên tưởng về hình ảnh thưởng hiệu thuộc về. Tagline cũng như thiết kế logo cần yêu tố nhận diện cao. Hãy đảm bảo rằng tagline thể hiện được cho tính cách thương hiệu của bạn. Nó sẽ giúp cho khách hàng biết và hiểu được brand đại diện cho những giá trị gì.

>>> 7 Nguyên tắc về chiến lược kinh doanh hiện đại

Slogan là gì

Slogan là thứ giúp thương hiệu trả lời được câu hỏi Vì sao. Vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?

Lấy ví dụ về Fedex, họ có vô vàn các Tagline qua nhiều năm hoạt động có thể kể đến như [Solutions that matter, We understand, ], nhưng có một slogan không hề thay đổi trong suốt thời gian đó When it absolutely, positively has to be there overnight.

Mặc dù slogan khá dài, nhưng độ nhận diện và khả năng ghi nhớ vẫn hiệu quả. Nó giúp thương hiệu giới thiệu được lợi ích đem lại, lý do khách hàng nên chọn FedEx. Điều gì làm nên thương hiệu FedEx? Chẳng phải là nhanh và tin cậy hay sao. Đó chính là thứ slogan phải truyền tải được. Tagline We Understand không thể giúp khách hàng biết được lý do tại sao họ nên chọn FedEx cho các dịch vụ vận chuyển, nhưng slogan này thì hoàn toàn có.

>>> Tìm hiểu về Slogan: Slogan là gì? Tổng hợp những câu Slogan hay

Mission

Tầm nhìn nhiệm vụ của thương hiệu là để vạch rõ các bước đang thực hiện trong quá trình đạt được các mục tiêu đề ra trong tương lai. Nó giúp xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp và cách bạn đạt được điều đó. Các tuyên bố về nhiệm vụ cần có sự đơn giản và ngắn gọn. Để giúp không chỉ khách hàng mà nội bộ nhân viên trong doanh nghiệp hoàn toàn hiểu rõ.

Ví dụ về Dove. Nhiệm vụ của họ với tên gọi Real Beauty Pledge của Dove như sau: Vẻ đẹp dành cho tất cả mọi người. Dove mời tất cả phụ nữ nhận thức vẻ đẹp tiềm ẩn của mình bằng việc sử dụng sản phẩm chăm sóc tốt hơn. Nó ngắn gọn, và cô động, nhưng nói chính xác việc lý do tại sao Dove lại có mặt trên thị trường. Chẳng cần một từ ngữ hoặc câu văn gì đó quá cao siêu và học thực, thay vào đó Dove đã sử dụng văn phòng đúng với khách hàng mục tiêu của họ.

Một ví dụ tuyệt vời nữa đến từ Disney. Nhiệm vụ và tầm nhìn của họ là trở thành một trong những nhà cung cấp và sản xuất dịch vụ giải trí, thông tin hàng đầu thế giới. Sử dụng các thương hiệu khác nhau để phân biệt rõ các dòng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tìm kiếm và phát triển sự sáng tạo, đột phá trong các trải nghiệm về giải trí trên toàn thế giới.

Disney đã hoàn toàn vạch ra được các mục tiêu và cách thức để đạt được chúng qua Mission trên.

Vision

Trong khi các tuyên bố về nhiệm vụ sử dụng để truyền tải các thông điệp tới khách hàng, nhà đầu tư, thì tuyên bố về sứ mệnh sẽ giúp xác định được mục tiêu trong tương lai. Là thứ mà doanh nghiệp hy vọng mình sẽ đạt được trong 5 năm, 10 năm, thậm chí 50 năm sau này.

Tuyên bố về sứ mệnh của Dove, họ nói Dove tin rằng vẻ đẹp của phụ nữ nên là một điều đáng tự hào thay vì nỗi lo lắng. Đó là lý do vì sao chúng tôi giúp phụ nữ trên toàn thế giới phát triển những mối quan hệ tích cực bằng việc thay đổi cách nhìn cuộc sống, giúp họ cảm thấy yêu bản thân hơn và nhận ra tiềm lực của chính mình.

Vision không được sử dụng để vạch ra các chiến lược cụ thể, mà thay vào đó là những điều họ tin tưởng trong ngành mỹ phẩm, làm đẹp này.

Sự khác biệt quan trọng

Sự khác biệt giữa 4 định nghĩa về thương hiệu này tuy nhỏ, nhưng nó lại đem tới những ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của bạn. Bạn càng xác định rõ về mục tiêu, giá trị, và các kế hoạch doanh nghiệp cần triển khai, bạn càng có thể kết nối và tương tác với khách hàng tới thương hiệu của mình.

>>> Quick tips Xây dựng thương hiệu từ con số 0

Tìm Kiếm

Search for:

Danh mục bài viết

  • Brand [56]
  • Kiến Thức [16]
  • Logo [10]

giới thiệu thicao

ThiCao Thiết kế Cao cấp, tiền thân là Dizen Brand Design, đơn vị hàng đầu về Thương hiệu với năng lực sáng tạo cốt lõi và thiết kế đẳng cấp, chuyên nghiệp. Khám phá ngay các dự án tiêu biểu của Thicao

Khám phá dự án

Dịch vụ của ThiCao

  • Bộ nhận diện thương hiệu
  • Logo
  • Bao bì
  • Catalogue
  • Brochure
  • Profile Hồ sơ năng lực

ThiCao là đơn vị được sáng lập và điều hành bởi Giám đốc sáng tạo Nguyễn Kim Đính, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và được coi là khá may mắn mát tay trong lĩnh vực Thiết kế thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp thành công.

Tìm hiểu

Khám phá dự án

Một bộ nhận diện thương hiệu nhất quán, khác biệt chính là công cụ mạnh mẽ nhất để thúc đẩy doanh số ở hiện tại và khởi tạo giá trị cho tương lai.

XEM NGAY
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin

Dao Vu Minh

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM

Khám phá các bài viết khác của ThiCao

Digital Branding là gì? Xây Dựng & Triển Khai Digital Branding

[Case Study] Chiến Lược Xây Dựng Thương Hiệu Của Nike

[Case Study] Apple Đã Xây Dựng Thương Hiệu Như Thế Nào?

Video liên quan

Chủ Đề