Miền nam mưa vào mùa nào vì sao

Câu hỏi:MiềnNam có mấy mùa?

Trả lời:

Miền Nam nằm ở vùng nhiệt đới nên chỉ có 2 mùa mưa và nắng

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về khí hậu miền Nam nhé:

Khí hậu miền Nam Việt Nam có đặc điểm gì?

Khí hậu miền Nam phân hóa đa dạng dựa theo từng khu vực. Phía đồng bằng Nam Bộ có địa hình bằng phẳng, khí hậu đồng nhất, chế độ mưa ẩm chủ yếu là do gió mùa Tây Nam mang lại. Ngược lại, phía Bắc do chịu tác động tương hỗ của hoàn lưu gió mùa và điều kiện địa hình, chế độ mưa ẩm hai bên sườn của các khối núi thuộc Nam Trường Sơn phân hóa rất phức tạp, có thời điểm còn đối lập nhau hoàn toàn.

Khu vực Nam Bộ và một số đảo ở phía Nam: Có thời kỳ đủ ẩm dài, thời kỳ khô ngắn Ở đảo ven bờ Phú Quốc, sự biến thiên của nhiệt độ trong khoảng 6 độ C. Nhiệt độ vào ban đêm thấp nhất khoảng 16 độ C, nhiệt độ tối trung bình tháng thấp nhất khoảng 21,9 độ C. Nhiệt độ cao trung bình tháng nóng nhất là 38,1 độ C.

Một số khu vực có mùa nóng kéo dài như: Tp Hồ Chí Minh - Biên Hòa, Cao Lãnh - Mộc Hóa, Vũng Tàu - Hàm Tân, Cần Thơ - Bạc Liêu - Mỹ Tho, các đảo Phú Quý, Côn Đảo.

Khí hậu Tây Nam Bộ

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 độ C, hầu như quanh năm ổn định, thời tiết mưa thuận gió hòa. Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài 7 tháng, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô sẽ bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 4. Ở khu vực này có thêm mùa nước nổi diễn ra từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 dương lịch, một số nơi mùa nước nổi sẽ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10.

Thời tiết miền Tây Nam Bộ khá dễ chịu nhìn chung ổn định quanh năm

Miền Tây Nam Bộ nổi bật với hệ thống kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc nên được mệnh danh là Miền Tây Sông Nước. Nó có nguồn nước từ sông Cửu Long, cung cấp nguồn phù sa dồi dào phục vụ cho việc trồng trọt.

Thời tiết khu vực Đông Nam Bộ

Thuộc miền khí hậu phía Nam, khu vực Đông Nam Bộ đặc trưng của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao quanh năm. Các tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thời tiết ở khu vực Đông Nam Bộ hầu như không có sự thay đổi trong năm. Sự phân hóa sâu sắc giữa 2 mùa mưa - khô. Khí hậu ở khu vực này tương đối điều hòa và ít xảy ra thiên tai. Tuy nhiên vào mùa khô thường ít có mưa nên ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân.

Khu vực Đông Nam Bộ đặc trưng bởi kiểu khí hậu cận nhiệt xích đạo với nền nhiệt độ cao quanh năm

Ở khu vực Đông Nam Bộ có lượng mưa thấp nhất. Mưa lớn chỉ xảy ra ở một số khu vực trong vùng, ở những vùng gò cao thường xảy ra hiện tượng xói mòn.

Khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long

Khí hậu nơi đây thể hiện rõ tính chất của khí hậu cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình một năm là 2.200 - 2.700 giờ. Nhiệt độ cao, trung bình năm ổn định dao động từ 25 - 27 độ C.

Đồng Bằng sông Cửu Long có lượng mưa lớn quanh năm thuận tiện cho phát triển cây nhiệt đới

Lượng mưa hàng năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long lớn từ 1300 - 2000mm, mưa nhiều xuất hiện ở các tháng thuộc mùa mưa [từ tháng 5 đến tháng 11]. Khí hậu miền Nam ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long rất thuận lợi trong việc nuôi trồng các cây nhiệt đới cho năng suất khá cao, có thể xen canh, gối vụ.

Tại sao miền Nam không có 4 mùa như miền Bắc?

Do ảnh hưởng của Khí Hậu nhiệt đới ẩm gió mùa! Đặc biệt là gió mùa!

Ở việt Nam có 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Đông và gió mùa Hè.

Gió mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thổi theo hướng Đông Bắc [Gió mùa đông Bắc] miền Bắc chịu ảnh hưởng trên.

Dần xuống phía nam thì gió mùa này suy yếu và kết thúc ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong Bắc Bán cầu cũng thổi theo hướng này gây mưa nhiều ở miền Trung và bị chặn lại ở dãy Trường Sơn nên Miền Nam có mùa Khô!

Gió mùa Hạ: từ tháng 5 tới tháng 10.

Nửa đầu mùa hạ : Khối khí nóng ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi theo hướng Tây Nam gây mưa nhiều ở miền Nam.

Nửa sau mùa hạ: Cùng với dãy hội tụ nhiệt đới gây mưa nhiều và kéo dài ở cả 2 miền Bắc và Nam!

Miền Nam nằm ở vùng nhiệt đới nên chỉ có 2 mùa mưa và nắng, còn miền Bắc nằm cận ôn đới nên có 4 mùa rõ rệt Xuân-Hạ-Thu-Đông.

Miền nam mùa nắng, cái nắng không quá chói chang, không oi ả.

Miền nam mùa mưa, có những cơn mưa chỉ ào ạt đến rồi lại đi nhanh thật nhanh, cũng có những cơn mưa bong bóng dai dẳng… miền Nam không có những cơn mưa phùn,mưa ngâu.

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Mùa mưa là thuật ngữ [từ] thông thường được sử dụng để miêu tả các mùa trong đó lượng mưa trung bình trong khu vực được tăng lên đáng kể. Nó được sử dụng chủ yếu để miêu tả thời tiết tại các khu vực nhiệt đới. Thời tiết tại khu vực này bị chi phối chủ yếu bởi chuyển động của vành đai mưa nhiệt đới, nó dao động từ các vùng nhiệt đới phía bắc tới các vùng nhiệt đới phía nam theo tiến trình của năm.

Vành đai mưa nhiệt đới nằm ở Bắc bán cầu vào khoảng tháng 11 tới tháng 3 năm sau, cũng là thời gian mùa mưa ở nam bán cầu. Mỗi ngày bắt đầu với sự nóng bức và nhiều nắng, với độ ẩm cao tích lũy trong ngày và tạo ra những trận mưa dông, mưa rào xối xả vào buổi chiều và tối. Từ tháng 4 tới tháng 11, vành đai mưa nằm ở Bắc bán cầu và các khu vực nhiệt đới phía bắc trải qua mùa mưa của mình.

Vành đai mưa nhiệt đới này kéo dài xa nhất về phía bắc tới khoảng đường hạ chí tuyến cũng như xa nhất về phía nam tới khoảng đường đông chí tuyến. Gần các vĩ độ này thì chỉ có một mùa khô và một mùa mưa mỗi năm. Ở khu vực gần xích đạo thì có hai mùa mưa và hai mùa khô do vành đai mưa đi ngang qua đây hai lần mỗi năm, một lần do vành đai mưa di chuyển về phía bắc và một lần do vành đai này di chuyển về phía nam. Giữa các vùng nhiệt đới và xích đạo, các khu vực có thể trải qua các mùa mưa dài hay ngắn. Tuy nhiên, địa hình khu vực có thể biến đổi đáng kể các mẫu hình khí hậu này.

Ở Việt Nam mùa mưa biểu hiện rõ rệt ở miền Nam, thường bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 cho đến hết tháng 11. Những cơn mưa dài có thể gây bão.

  • Wet season in Bamako
  • Mùa khô
  • Gió mùa
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mùa mưa.

  Bài viết liên quan đến khí hậu/khí tượng này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mùa_mưa&oldid=66698398”

Chỉ còn khoảng 2-3 tuần nữa miền Nam bắt đầu vào mùa mưa - Ảnh: NHẬT THỊNH

Ông Lê Đình Quyết, phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết mùa mưa năm nay sẽ đến sớm, tập trung khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5.

Lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với nhiều năm. Những cơn mưa lớn diện rộng sẽ có khoảng 7-8 đợt, xuất hiện từ khoảng tháng 5-10, trung bình mỗi tháng có 1-2 đợt mưa lớn.

"Nhiệt độ trung bình trong năm 2021 dự báo cao hơn so với trung bình nhiều năm. Mức nhiệt cao nhất ở miền Đông khoảng 38-39 độ C, miền Tây 36-37 độ C. Dự báo mức nhiệt này sẽ xuất hiện trong tháng 4", ông Quyết nói.

Ông Quyết cũng cảnh báo trong thời kỳ chuyển mùa, trong năm nay là cuối tháng 4 đầu tháng 5 sẽ xuất hiện nhiều dông, sét, gió giật, gió mạnh trên biển. Người dân cần chú ý trong giai đoạn này tránh ra đường khi có mưa gió. Ngư dân, tàu bè hoạt động trên biển đề phòng các cơn lốc, sóng lớn.

Do mưa cả năm dự báo thiếu hụt so với trung bình nhiều năm nên cần có biện pháp tích nước ngọt, có giải pháp với hiện tượng xâm nhập mặn [dù năm nay hạn mặn không khốc liệt như các năm 2015-2016, 2019-2020 nhưng vẫn cao hơn so với các năm khác].

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai, mưa bão, hạn mặn… Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ sẽ tổ chức hội nghị đánh giá tổng kết công tác dự báo phòng chống thiên tai năm 2020 và nhận định tình hình khí tượng thủy văn Nam Bộ năm 2021 - Hội nghị dự báo mùa tại Côn Đảo vào ngày 16-4.

Nội dung tập trung vào dự báo hạn dài, nhận định về hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, khả năng tác động trực tiếp tới khu vực Nam Bộ trong năm nay.

Hội nghị có sự tham gia của sở TN-MT, ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 18 tỉnh thành trong khu vực Nam Bộ và một số đơn vị, chuyên gia để đưa ra các giải pháp dự báo sớm, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Mới mưa ‘sương sương’, dân đường Nguyễn Hữu Cảnh đã bị bì bõm

LÊ PHAN

Video liên quan

Chủ Đề