Mẹ bầu nên dùng bài thuốc ngải cứu từ tháng thứ mấy?

Ngải cứu được trồng nhiều ở khắp nơi ngay trong vườn nhà, là một vị thuốc quý, tuy nhiên đối với mẹ bầu dùng như thế nào, và bao nhiêu là phù hợp thì ít người biết.

Trong Đông y, Ngải cứu có vị đắng cay, mùi hắc, tươi tính ôn ấm, khô thì tính nóng có tác dụng bổ khí huyết, làm tan hàn thấp, thông kinh sát trùng, giúp vết thương mau lành, trị mụn nhọt, nâng cao thể trạng… với nữ giới còn có tác dụng điều hòa khí huyết, làm ấm tử cung, điều hòa kinh nguyệt, an thai…

Việc dùng ngải cứu với phụ nữ đang mang thai cần lưu ý một số điểm:

-      Do ngải cứu có tác dụng làm co hồi tử cung nên trong 3 tháng đầu, nếu muốn dùng thì chỉ nên sử dụng một tuần 2 – 3 lần, mỗi lần chỉ nên dùng vài ngọn [những bà mẹ có tiền sử xảy thai, sinh non thì không nên dùng trong 3 tháng này].

-      Sau 3 tháng đầu, có thể dùng tăng liều nhưng nên dùng điều độ, không nên dùng quá nhiều thì sẽ có tác dụng an thai. Có thể dùng ngải cứu khô theo liều:

o   Tháng thứ 4, mỗi ngày 15gram khô. 

o   Tháng thứ 5, 20gram khô mỗi ngày

o   Tháng thứ 6, 30gram khô mỗi ngày

o   Tháng thứ 7, 50gram khô mỗi ngày

Đun uống thay nước, có thể điều chỉnh giảm theo khẩu vị

-      Sau khi sinh, khí huyết hao tán, cơ thể suy nhược, phụ nữ nên dùng như một vị thuốc vô cùng tốt cho việc co hồi tử cung giúp giúp cầm máu giảm nhanh tình trạng chảy máu, phục hồi sức khỏe. Có thể dùng ngải cứu để luộc ăn, nấu canh hoặc nấu cháo, ăn trong nhiều ngày [ngày 1 lần, ít nhất 1 tháng] sẽ rất tốt.

o   Nếu ngải cứu khô thì có thể sắc uống với liều là 100g/ngày. Uống thay nước.

-      Những phụ nữ có rối loạn tiêu hóa và viêm gan không nên dùng ngải cứu vì dễ làm tăng rối loạn tiêu hóa và ngộ độc gan do chức năng gan đã suy giảm.

-      Nếu có đau lưng giai đoạn mang bầu, có thể lấy ngải cứu tươi trộn với muối hạt, rang nóng, bọc khăn chườm lên chỗ đau mỏi trước khi ngủ cũng có tác dụng giảm đau cho bà bầu.

Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.

Ngải cứu vốn được coi là một loại thảo mộc tốt cho sức khỏe con người với nhiều công dụng như kháng viêm, giảm đau, chống lại các tác nhân gây bệnh như ký sinh trùng. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp để ăn loại rau này, nhất là những mẹ bầu đều cần phải cẩn trọng trước những thực phẩm dung nạp vào cơ thể. Vậy bầu 3 tháng đầu có được ăn ngải cứu không? Điều này sẽ được giải đáp trong các phân tích dưới đây.

1. Tác dụng của cây ngải cứu

Tên khoa học của ngải cứu là Artemisia Vulgaris, nó xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam nói riêng và ở các nước khác trên thế giới nói chung. Loại cây này nổi tiếng với công dụng chữa bệnh và làm nguyên liệu trong các món ăn của người Việt.

Đây là giống cây cỏ màu xanh, thân bạc, hoa màu vàng nhạt còn lá có màu vàng xanh, vị đắng. Do khả năng sinh tồn mạnh mẽ có thể thích nghi với các điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau nên ngải cứu mọc ở nhiều khu vực lãnh thổ, trải rộng từ châu Mỹ, châu Phi cho tới châu Á.

Trong cây ngải cứu chứa các hợp chất như Artemisinin, Thujone, Chamazulene, chất béo, protein cùng hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào. Những thành phần này giúp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, chán ăn hay các bệnh lý ở bàng quang. Bên cạnh đó, ngải cứu còn được ứng dụng để trị bệnh gan, chữa mẩn ngứa, mề đay, đau nhức xương khớp, hạ sốt, đau cơ, trầm cảm, nhiễm giun, bệnh IgA, bệnh Crohn hoặc bị suy giảm trí nhớ. Ngoài ra đối với chị em phụ nữ, ngải cứu còn giúp giải quyết các vấn đề trong ngày “đèn đỏ", tăng cường lưu thông khí huyết và điều hòa kinh nguyệt,...

Ngải cứu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Dầu chiết xuất từ ngải cứu thường được dùng để thoa lên da xử lý vết côn trùng cắn hoặc cải thiện triệu chứng viêm khớp nhờ tác dụng giảm đau hiệu quả của loài cây này.

Ngải cứu còn được chế biến thành nguyên liệu tạo mùi trong mỹ phẩm, xà phòng hay các loại nước hoa, đồng thời nó cũng phát huy hiệu quả trong vai trò làm thành phần của thuốc diệt côn trùng.

2. Cây ngải cứu có thể gây nên những tác dụng phụ như thế nào?

Vào thế kỷ thứ 19, người ta rất ưa chuộng một loại rượu có tên là Absinthe được làm từ ngải cứu. Rượu này có khả năng khiến người sử dụng sinh ra ảo giác và nếu uống quá nhiều Absinthe có thể bị co giật hoặc tử vong. Chính vì lý do này nên ngải cứu đã bị cấm tại Hoa Kỳ trong thời gian dài.

Tác dụng phụ gây độc nêu trên phần lớn bắt nguồn từ nguyên nhân lạm dụng hợp chất Thujone có trong cây ngải cứu quá mức cho phép. Có 2 dạng Thujone đó là Alpha và Beta-thujone. Trong đó loại Alpha-thujone có độc tính mạnh hơn cả và cũng là thành phần chính của ngải cứu.

Rượu Absinthe từng được ví như chất xúc tác giúp gặp “nàng tiên xanh” nhờ tác dụng gây ảo giác của mình

Cơ chế hoạt động của Thujone: khi đi vào cơ thể nó sẽ ức chế chất dẫn truyền dây thần kinh [GABA], kích thích não bộ tạo nên cảm giác hưng phấn, thậm chí là ảo giác khi dùng quá liều. Vì vậy, Liên minh châu Âu EU cũng đã ra quy định giới hạn các mặt hàng thực phẩm chế biến từ ngải cứu ở ngưỡng 0,5mg thujone/kg. Còn đối với thức uống có cồn là 35 thujone/kg.

3. Bầu 3 tháng đầu có được ăn ngải cứu không?

Như chúng ta đã biết thì trong ngải cứu chứa rất nhiều các khoáng chất và vitamin, trong đó phải kể đến folate có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thần kinh não, tránh biến chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, một thành phần có độc tính cao khác là Thujone lại đem đến những cơn co bóp tử cung khiến thai phụ có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai, đồng thời nó cũng là nguyên nhân gây suy thận hoặc làm nghiêm trọng hơn tình trạng suy thận ở mẹ bầu.

Đối với người bình thường nếu dùng ngải cứu quá mức có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì vậy ở những đối tượng đặc biệt nhạy cảm như phụ nữ mang thai hoặc cho con bú thì nên tránh sử dụng ngải cứu, nhất là khi giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ còn chưa ổn định, nguy cơ dọa sảy cao. Như vậy, bầu 3 tháng đầu có được ăn ngải cứu không thì câu trả lời là không nên ăn.

Tính đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng phụ nữ có thai ăn ngải cứu là an toàn. Ở những thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu đã cho chúng ăn ngải cứu khi đang mang thai và kết quả là chúng bị sảy thai.

Thí nghiệm này đã một lần nữa chứng minh tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra đối với thai kỳ, do đó bà bầu cần hết sức cẩn trọng trước loại thảo mộc này.

Còn đối với những mẹ bầu từ 4 tháng trở đi, nếu “nghén” ngải cứu và vẫn muốn sử dụng loại rau này thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thử dùng nó. Nếu được bác sĩ chỉ định, mẹ có thể ăn từ 1 - 2 lần/tháng nhưng cần giới hạn định lượng tiêu thụ, mỗi lần chỉ nên ăn từ 3 - 5 ngọn. Tuy vậy điều này cũng cần dựa trên tình hình sức khỏe và thể trạng của mẹ bầu quyết định. Trên thực tế có rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho việc chăm sóc thai kỳ, vì thế mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm đó thay vì quyết tâm ăn ngải cứu - loại thảo mộc tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé trong giai đoạn bầu bí nhạy cảm này.

Bầu 3 tháng đầu có được ăn ngải cứu không? - câu trả lời là không nên ăn

Nhìn chung, ngải cứu đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe ví dụ như tác dụng giảm đau, kháng viêm nhưng không nên dùng quá mức cho phép. Đối với phụ nữ mang thai nhất là ở thời điểm 3 tháng đầu thì tốt nhất không nên ăn ngải cứu vì chưa có đủ chứng cứ khoa học chứng minh sự an toàn của ngải cứu đối với thai kỳ.

Tóm lại để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé phát triển tốt trong suốt quá trình thai nghén, các mẹ bầu nên đăng ký sử dụng dịch vụ thăm khám thai tại các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia hàng đầu về Sản phụ khoa tư vấn, theo dõi chi tiết và đưa ra những lời khuyên hữu ích về dinh dưỡng cũng như chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn mang thai.

Liên hệ ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để đăng ký lịch khám và giải đáp các thắc mắc liên quan tới sức khỏe ngay hôm nay!

Theo Đông y, ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, mùi thơm nồng, vị hơi đắng hoặc rất đắng theo mùa, có thể dùng để chế biến món ăn hoặc sao khô làm thuốc rất tốt đối với sức khỏe.

Một số công dụng của ngải cứu

Trong dân gian cũng như Đông y, Tây y, ngải cứu mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với tiêu hóa như chán ăn, trào ngược dạ dày, những bệnh lý ở bàng quang. Ngoài ra, ngải cứu còn được nghiên cứu ứng dụng để điều trị hạ sốt, bệnh gan, đau cơ, trầm cảm, nhiễm giun hoặc giảm trí nhớ.

Bà bầu có được ăn ngải cứu không? [Ảnh minh họa]

Ngải cứu còn được dùng để làm tinh dầu, dầu ngải cứu có thể dùng để thoa trực tiếp lên da trong bệnh lý viêm khớp hoặc bị côn trùng cắn do có tác dụng làm giảm đau của các hợp chất trong cây ngải cứu. Đối với sản xuất, dầu ngải cứu được dùng như một chất để tạo mỹ phẩm, tạo mùi trong xà phòng hoặc nước hoa, cũng có thể dùng trong thuốc diệt côn trùng.

Tuy có nhiều công dụng tốt dành cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh nhưng nếu như dùng quá liều, ngải cứu có thể gây hiện tượng ảo giác, thậm chí co giật hoặc tử vong.

Bà bầu có được ăn ngải cứu không?

Đối với người bình thường, nếu như dùng ngải cứu với liều quá mức có thể gây nên một số tác dụng phụ trầm trọng. Vì thế, với những đối tượng như phụ nữ mang thai và cho con bú, các loại thảo dược như ngải cứu cần phải lưu ý sử dụng.

Tại một số nghiên cứu, trong ngải cứu có thành phần thujone có khả năng gây co bóp tử cung làm sinh non hoặc sảy thai hoặc cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây suy thận hoặc làm nặng nề tình trạng suy thận [nếu có] ở các thai phụ.

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh độ an toàn khi dùng ngải cứu cho bà bầu. [Ảnh minh họa]

Hiện tại, chưa có đầy đủ bằng chứng để chứng minh ngải cứu có hại hay có lợi trong thai kỳ nên cần phải nghiên cứu sâu hơn. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, trước khi sử dụng, mẹ bầu cần phải tham khảo thật kỹ lưỡng.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên ăn ngải cứu không?

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là đối tượng không nên sử dụng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là rau ngải cứu. Lý do hàm lượng thành phần trong ngải cứu có thể gây co bóp tử cung, nếu ăn nhiều sẽ khiến dẫn đến nguy cơ bị sảy thai.

Không những thế, với một số mẹ bầu có cơ địa là máu nóng hoặc nhạy cảm thì cũng cần phải tránh xa ngải cứu trong 3 tháng đầu để tránh dẫn đến tình trạng co bóp tử cung hoặc ra máu nhiều.

Bà bầu nếu có cơ địa yếu, từng sảy thai, sinh non, không nên ăn ngải cứu. [Ảnh minh họa]

Bà bầu có nên ăn gà tần ngải cứu không?

Theo Đông y, đối với các mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 4 trở đi, có thể dung nạp khoảng một lượng nhỏ ngải cứu, khoảng 3-5 ngọn/lần ăn và không nên ăn quá 2 lần/tháng. Do vậy, có thể dùng gà hầm ngải cứu để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng dành cho cơ thể. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn, cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi ăn ngải cứu.

Ngoài món ngải cứu hầm gà, một số món như ngải cứu trứng vịt lộn, ngải cứu trứng gà, bà bầu cũng chỉ nên ăn một lượng rất nhỏ từ tháng thứ 4 trở đi. Song nếu mẹ có cơ địa yếu, đã từng sảy thai, động thai, sinh non, tốt nhất không nên ăn gà hầm ngải cứu.

Mang thai là thời kỳ nhạy cảm, do vậy, khi có nhu cầu sử dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc cây thuốc nào, mẹ bầu cũng nên có sự tham khảo thật kỹ lưỡng, hãy nhờ đến sự tư vấn của những người có chuyên môn để có thai kỳ khỏe mạnh nhất. 

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ba-bau-co-duoc-an-ngai-cuu-khong-luu-y-khi-ba-bau-...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ba-bau-co-duoc-an-ngai-cuu-khong-luu-y-khi-ba-bau-an-ngai-cuu-d308836.html

Xem thêm chủ đề Chăm sóc bà bầu

Theo Linh San [Tổng hợp] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề