Mẹ bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào năm 2024

Sản phụ cần có kế hoạch dự phòng bệnh cho thai nhi khi mang thai lần 2. Vì ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, hạn chế các bệnh tật cho con bạn, đặc biệt là những bệnh tật này là từ bạn truyền sang con mà hoàn toàn có thể dự phòng được.

1. Tại sao mang bầu lần 2 vẫn phải tiêm phòng?

Lịch tiêm phòng cho những bà bầu mang thai lần 2 phụ thuộc rất nhiều vào thời gian hiệu lực của vắc xin những lần bạn tiêm trước đó và những loại vắc xin mà bạn đã tiêm. Việc xem xét này nhằm đảm bảo bạn đã tiêm đủ loại vắc xin phòng bệnh hay chưa và nồng độ vắc xin bạn đã tiêm có còn hiệu lực phòng bệnh nữa hay không.

2. Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác gì so với lần đầu?

Trong lần đầu mang bầu bạn sẽ được đề nghị tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ trong quá trình mang thai: cúm, thủy đậu, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella, uốn ván, ...

Tuy nhiên, trong lần mang thai thứ 2 bạn không phải tiêm phòng lại tất cả các loại vắc xin này. Vì một số vắc xin có thời gian hiệu lực kéo dài như sởi - quai bị - rubella, thủy đậu.

Vắc xin cúm có rất nhiều chủng loại và thời gian hiệu lực không cao nên được tiêm phòng trước khi tất cả các lần mang thai để dự phòng bệnh hiệu quả.

3. Lịch tiêm phòng lần 2 cho bà bầu

Bạn nên lưu ý một số loại vắc xin có thời gian hiệu lực ngắn mà bạn đã tiêm trong lần có thai đầu tiên. Bạn nên làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể với các vắc xin phòng bệnh viêm gan B, rubella, ... để đảm bảo lượng kháng thể vẫn nằm trong ngưỡng bảo vệ hay đã xuống dưới mức có tác dụng phòng bệnh. Với vắc xin cúm, các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm hàng năm để dự phòng bệnh hiệu quả. Vắc xin phòng uốn ván cũng không thể thiếu trong danh sách các loại vắc xin cần tiêm lần 2, cụ thể:

  • Nếu là mang thai lần 2 mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vắc xin uốn ván, thai phụ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
  • Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 - 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm nhắc lại thêm một mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
  • Nếu thai phụ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

4. Phụ nữ cần chuẩn bị gì khác khi mang bầu lần 2?

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Mục đích nhằm kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi, đề phòng những dấu hiệu bất thường.

Dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp trong quá trình mang thai: bà bầu cần được chăm sóc cẩn thận. Thời gian có thai cần có các nguyên tắc ăn uống, cân nhắc trong việc sử dụng các thực phẩm nên bổ sung và nên tránh trong thực đơn hàng ngày.

Thay đổi thói quen sống lành mạnh: Nghỉ ngơi đúng giờ giấc, tránh căng thẳng, hoạt động thể dục nhẹ nhàng, tư thế ngủ phù hợp, nghe nhạc, ...

5. Một số lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu

  • Một số mũi tiêm vắc xin [đặc biệt vắc xin uốn ván] có thể gây buốt, sưng ở vị trí tiêm, gây sốt nhẹ sau khi về nhà. Đây là phản ứng hết sức bình thường và có thể tự khỏi sau 2 – 4 ngày mà không cần uống thuốc. Tuy nhiên nếu sốt kéo dài hoặc tăng cao thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi.
  • 3 tháng đầu thai kỳ thường khiến mẹ bầu mệt mỏi và hay bị ốm nghén, chính vì thế những mũi tiêm phòng quan trọng như uốn ván nên thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ. Mũi 2 phải được tiêm trước khi sinh ít nhất một tháng.
  • Cần khai báo đầy đủ tiền sử bệnh lý trước khi tiêm vắc xin cho ý bác sĩ để tránh tác động xấu không mong muốn. Ví dụ bản thân bị các bệnh khớp, thận, cúm, mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non, …

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người. Đặc biệt trẻ sơ sinh và người mẹ có nguy cơ mắc bệnh uốn ván trong quá trình sinh nở, vì thế cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu để chủ động phòng ngừa căn bệnh này.

1. Vì sao tiêm phòng uốn ván cho bà bầu rất cần thiết?

Chắc hẳn mỗi bạn đọc đã từng nghe nhiều đến bệnh uốn ván - căn bệnh nguy hiểm do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván [Clostridium tetani] gây ra, có tỉ lệ tử vong rất cao, tới 25 - 90%, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh tỷ lệ này lên tới 95%. Uốn ván do 1 loại vi khuẩn sống trong bụi bẩn, bùn đất và chất thải động vật gây ra. Chúng có khả năng chịu nhiệt, kháng thuốc và hóa chất tốt nên rất khó tiêu diệt.

Uốn ván do 1 loại vi khuẩn sống trong đất gây ra

Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua vết thương hở tiếp xúc với nguồn bệnh, chúng tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh, gây ra những cơn co thắt cơ, đau đớn và khiến bệnh nhân nghẹt thở. Bệnh nhân bị uốn ván thường tử vong do ngạt thở và không phát hiện điều trị sớm. Do là bệnh lý nguy hiểm và tác nhân gây bệnh tồn tại phổ biến nên vắc xin uốn ván được khuyến cáo tiêm phòng với tất cả đối tượng.

Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trong quá trình sinh nở hoàn toàn có thể bị nhiễm khuẩn uốn ván. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém là đối tượng bị đe dọa nhất nên cần có kháng thể từ mẹ để bảo vệ. Do đó tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu là việc quan trọng không thể bỏ lỡ.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ giúp bảo vệ cả trẻ sơ sinh

Ngoài tiêm phòng vắc xin, bà bầu cũng cần chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt, cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi tốt nhất. Nhiều mẹ bầu lo lắng việc tiêm phòng vắc xin uốn ván khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Song đây là loại vắc xin an toàn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi nên hãy chủ động thực hiện.

2. Các mốc thời gian cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Tất cả các đối tượng trong độ tuổi sinh sản [15 đến 35 tuổi] đều được khuyến cáo tiêm phòng loại vắc xin này [theo WHO]. Thai phụ tiêm vắc xin sẽ giúp cơ thể tạo kháng thể từ trước, nếu có bị khuẩn uốn ván tấn công, các kháng thể này sẽ đóng vai trò bảo vệ cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Liệu trình tiêm uốn ván cho bà bầu như sau:

2.1. Phụ nữ mang thai lần đầu

Phụ nữ chưa từng tiêm phòng vắc xin uốn ván, từng tiêm phòng nhưng chưa đủ số mũi hoặc tiêm phòng khi còn rất nhỏ thì nên tiêm 2 mũi vắc xin bao gồm:

Mũi tiêm thứ nhất: Khi thai được khoảng 20 tuần tuổi là tốt nhất, có thể tiêm khi thai nhiều tuần hơn.

Mũi tiêm thứ 2: Sau mũi tiêm thứ nhất ít nhất 30 ngày và trước sinh ít nhất 30 ngày để cơ thể đủ thời gian tạo kháng thể.

Mẹ bầu cần tiêm đủ mũi vắc xin để có kháng thể uốn ván

2.2. Phụ nữ đã từng mang thai

Nếu phụ nữ đã từng mang thai và tiêm phòng vắc xin uốn ván ở lần trước đó [dưới 5 năm] thì chỉ cần tiêm bổ sung 1 mũi khi thai đủ 24 tuần tuổi. Nếu thời gian mang thai trước xa hơn 5 năm và chưa tiêm đủ liều vắc xin thì mẹ bầu vẫn tiêm đủ 2 mũi như mang thai lần đầu.

3. Những điều bà bầu cần lưu ý khi tiêm phòng vắc xin uốn ván

Trên thế giới hầu hết các nước đều đã phổ cập tiêu chuẩn về tiêm phòng uốn ván bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai cũng như các đối tượng khác. Ngoài mẹ bầu chuẩn bị sinh, những người có nguy cơ mắc uốn ván hoặc nạo phá thai không an toàn đều nên tiêm phòng để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh.

  • Dù tiêm phòng vắc xin uốn ván ở mẹ bầu có thể truyền kháng thể bảo vệ trực tiếp cho con song vẫn cần hết sức lưu ý về điều kiện sinh đẻ. Nếu sinh đẻ trong điều kiện thiếu an toàn, kém vệ sinh, trẻ có thể mắc phải nhiều bệnh lý khác ngoài uốn ván. Với sức khỏe còn yếu ớt thì những bệnh lý này hoàn toàn có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng trẻ.

Vắc xin uốn ván là 1 trong các loại vắc xin thai kỳ quan trọng

  • Tại vị trí tiêm có thể bị sưng, đau. Tổn thương này sẽ tự khỏi sau một vài ngày, nếu nhiễm trùng nặng hơn, bác sĩ sẽ xem xét dùng thuốc hỗ trợ. Ngoài ra, một số mẹ bầu sau khi tiêm vắc xin có thể bị sốt nhẹ, đây là biểu hiện bình thường cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động tốt, nhận diện tác nhân lạ và sản xuất kháng thể.
  • Để phòng ngừa và xử lý kịp thời khi xảy ra sốc phản vệ sau tiêm phòng, mẹ bầu nên ở lại bệnh viện hoặc cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút. Nếu xuất hiện các triệu chứng lạ như: Chân tay lạnh, tiêu chảy, khó thở, tim đập nhanh, da xanh tái,… cần thông báo ngay với bác sĩ. Việc theo dõi cần tiếp tục thực hiện sau khi về nhà.
  • Sau khi tiêm phòng và bảo vệ sức khỏe thai nhi, mẹ bầu nên tuân theo lời dặn của bác sĩ, không uống rượu bia, cà phê, các thức uống chứa cồn hoặc chứa chất kích thích,… Những chất này không những làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
  • Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh, hình thành kháng thể bảo vệ uốn ván tốt nhất, tiêm phòng đúng thời điểm theo tuổi thai là rất quan trọng. Tuổi thai tính chính xác nhất là theo kết quả siêu âm và đo kích thước chiều dài đầu mông của thai nhi hoặc dựa trên kỳ kinh nguyệt với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều.

Sau tiêm phòng mẹ bầu có thể bị sốt

Hiện nay các gói chăm sóc thai sản tại Bệnh viện như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đều cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám sàng lọc, chẩn đoán kiểm tra sức khỏe thai cũng như tiêm phòng vắc xin cần thiết. Mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, được chăm sóc và theo dõi với sự hỗ trợ của các y bác sỹ sản khoa.

Để được tư vấn thêm về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 hoặc hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc. Các chuyên gia sản khoa Bệnh viện MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp, hỗ trợ mẹ để đảm bảo một thai kỳ trọn vẹn, khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn bé.

Mang thai lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào?

Trường hợp mang thai lần 2 khoảng cách trên 5 năm so với lần thứ nhất sẽ tương tự như lần đầu mang thai. Có nghĩa là mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi vắc xin uốn ván. Mũi thứ nhất là ngay sau khi phát hiện có thai và mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất khoảng 1 tháng.nullMang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào?benhvienphuongdong.vn › Hỏi đáp chuyên gia › Chủ đề khácnull

Tiêm uốn ván cho bà bầu có cần kiêng gì không?

Bà bầu tiêm phòng uốn ván phải kiêng gì? Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết sau khi tiêm vắc xin cần có thời gian từ 2 đến 4 tuần để cơ thể có thể tạo ra kháng thể. Do đó để tiêm vắc xin cho bà bầu đạt hiệu quả cao nhất, mẹ bầu cần tránh: Sử dụng bia rượu và đồ uống có chứa các chất kích thích.nullTiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần lưu ý những gì?benhvienphuongdong.vn › tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-can-luu-y-nh...null

Tiêm uốn ván muốn nhất khi nào?

Bởi thời gian để vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập và phát triển trong cơ thể là trong vòng 3 đến 21 ngày, trung bình là từ 7 đến 8 ngày. Do đó, để đạt hiệu quả cao nhất, việc tiêm phòng nên được thực hiện muộn nhất trong vòng 24 giờ sau khi bị đinh đâm.nullThời điểm muộn nhất để tiêm phòng bệnh uốn ván khi bị đinh đâmbenhvienthucuc.vn › thoi-diem-muon-nhat-de-tiem-phong-benh-uon-van-...null

Tiêm uốn ván cho bà bầu có ảnh hưởng gì không?

Câu trả lời là hoàn toàn không ảnh hưởng gì, ngược lại giúp cả mẹ và con có một sức khỏe tốt. Thực tế, bà bầu khi tiêm uốn ván là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho mẹ, tránh lây nhiễm khi chuyển dạ và hạn chế việc bé bị uốn ván khi cắt dây rốn.nullTiêm uốn ván có phải kiêng gì không? - Vinmecwww.vinmec.com › vac-xin › tiem-uon-van-co-phai-kieng-gi-khongnull

Chủ Đề