Máy đo huyết áp cách đọc

Cách đọc máy đo huyết áp để bảo vệ sức khỏe bản thân mỗi ngày

Thứ Năm ngày 25/07/2019

  • Hướng dẫn cách đo huyết áp bằng máy cơ
  • Cách sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân tại nhà
  • Tìm hiểu về máy đo huyết áp cơ và phân biệt các loại máy đo huyết áp

Để thường xuyên kiểm tra sức khỏe bản thân, nhiều người dùng phương pháp hỗ trợ từ máy đo huyết áp điện tử nhưng lại không biết cách đọc máy đo huyết áp thế nào cho đúng. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách đo huyết áp bằng máy và các chỉ số đo huyết áp để có lượng kiến thức nhất định giúp bản thân cũng như gia đình có cơ thể khỏe mạnh toàn diện mà không phải đối mặt với các vấn đề về huyết áp nhé!

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó sẽ xảy đến với bất kì ai với bất cứđộ tuổi nào, thậm chí căn bệnh này đang dần dần trẻ hóa và càng nhiều người trẻ có nguy cơ mắc phải. Người bệnh cao huyết áp sẽ đối mặt với những cơn nhồi máu cơ tim hay đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Bởi lý do cấp bách đó, biết cách đo huyết áp bằng máy, cách đọc máy đo huyết ápđể thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà chính là kiến thức mà bạn cần nắm vững để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này cho bản thân và gia đình thân yêu.

1. Định nghĩa huyết áp

Không quá khó để hiểuhuyết áp là gì. Huyết áp là áp lực máu lên các thành động mạch, giúp máu đi nuôi toàn bộcơ thể.Huyết ápđược tạo ra nhờlực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp thường được ảnh hưởng bởi các yếu tố: trọng lực, các van trong tĩnh mạch, nhịp thở, co cơ... Nói cách khác, huyết áp chính là một trong những tiền đề xác định cơ thể người còn sống hay đã chết.

2. Cách đo huyết áp bằng máy

Cần làm gìkhi đo huyết áp?

  • Để cơ thể nghỉ ngơiít nhất5 phút vàkhông tập luyện thể lực trong vòng 30 phút trước khi đo.
  • Hít thở đều đặn để cơ thể yên tĩnh.
  • Tránh hút thuốc hay dùng đồ uống có caffeine, rượu, bia.
  • Không mặc áo bó chặt tay.
  • Không nói chuyện hay xúc động mạnh khi đo.

Các tư thế chuẩn khi đo huyết áp để tránh sai số

Khi đo huyết áp, tư thế chuẩn cũng là yếu tố quan trọng giúp cách đọc máy đo huyết áp được chính xác.

Giữ cơ thể cố định, lưng phải thẳng hoặc có thể tựa vào ghế. Chân người được đo huyết áp phải đặt song song với sàn nhà và hai chân không bắt chéo nhau, tay đặtngang với tim. Giữ phần tay trên một mặt phẳng và cánh tay đặt ngang tim.

Nếu muốn xác định kĩ càng hơn sau lần đo thứ 1, bạn có thể thực hiện hơn 2 lần đo, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 phút. Cung như dùng máy đo huyết áp cơ, đọc huyết áp bằng máy điện tửchính xác nhất là vào buổi sáng trước khi uống bất kì loại thuốc gìvà vào buổi tối trước khi ăn nhẹ, đi ngủ.

Cách đo huyết áp bằng máy đúng chuẩn

3. Cách đọc máy đo huyết áp như thế nào cho đúng

Người có sức khỏe bình thường thì huyết áp bao nhiêu?

Huyết áp bình thường là mức huyết áp không quá cao và cũng không quá thấp. Huyết áp sẽ tăng dầntừ khi sơ sinh đến lúc trưởng thành và chững lại ởlứa tuổi thanh thiếu niên. Huyết áp được cho là bình thường ở lứa tuổi thanh thiếu niên trở đilà dưới 120/80 mmHg.

Cách đọc máy đo huyết áp điện tử

Những con số 120/80 mmHg là gì? Cách đọc máy đo huyết áp điện tử như thế nào? Khi đọc kết quả, bạn phảiđọc kết quả huyết áp tâm thu [hay còn gọi là huyết áp tối đa], huyết áp tâm trương [hay huyết áp tối thiểu]và nhịp tim [hiển thị trực tiếp trong máy].

Con số "120"là huyết áp tâm thu - chỉ áp lực trong động mạch của bạn khi cơ tim co lại. Và con số“80”là huyết áp tâm trương -huyết áp khi cơ tim của chính bạn khi đang giãn nở ra.

Nếu một trong hai chỉ số này quá cao sẽ đều bị cho là huyết áp bất thường.Đối với những người bị hạ huyết áp sẽ có chỉ số tâm thu nhỏ hơn 90.

Cách đọc máy đo huyết áp cho người muốn kiểm tra sức khỏe tại nhà

Đọc kết quả từ máy đo huyết áp

  • Huyết áp bình thường [đối với người trưởng thành]:Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
  • Huyết áp cao hay tăng huyết áp[đối với người trưởng thành]:Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
  • Tiền cao huyết áp:Con số nằmgiữa huyết áp bình thường vàhuyết áp cao [Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg].
  • Huyết áp thấp hay hạ huyết áp:Huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.

Huyết áp sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi nên nên mức huyết áp bình thường đối với những người ở độ tuổi 60 - 64 tuổi có lúc lên đến 134/88 mmHg. Để dễ dàng theo dõi mức độ huyết áp theo lứa tuổi cho gia đình, bạn có thể tham khảo bảng chỉ số sau đây:

Bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi

4. Cách giữ huyết áp luôn ổn định

Trước tiên là bạn phải đến bệnh viện và các cơ sở y tế để gặp bác sĩ và biết rõ hơn về tình trạng bệnh lý của mình. Nếu cần sử dụng thuốc, hãy sử dụng đúng theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, chú ý kiểm soát huyết áp thường xuyên tại nhà. Một phần cũng vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp đó là thay đổi thói quen để có lối sống lành mạnh.

  • Ngừng hút thuốc và ngừng sử dụng chất kích thích: Hút thuốc ảnh hưởng rất nhiều tới hệ thống tim mạch, phổi và cũng là nguyên nhân gây huyết áp cao. Uống nhiều rượu, bia và các chất có cồn có thể làm tăng huyết áp. Phụ nữ không nên uống quá một ly và nam giới không nên uống quá 2 ly một ngày.
  • Hướng đến những thực phẩm có lợi: Ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại protein.
  • Giảm lượng đường: Để giữ huyết áp ổn định, giảm hoặc loại bỏ đường ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết.
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm đóng hộp có rất nhiều muối, không tốt cho huyết áp và tim mạch của bạn.
  • Tập thể dục đều đặn: Hãy hoạt động với cường độ vừa phải. Theo như Hội tim mạch Mỹ khuyến cáo, 1 người nên đi bộ 5000 bước mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần.
  • Tìm phương pháp lành mạnh để giảm stress: Thiền, hít thở sâu, tập thể dục hoặc yoga,… có thể góp phần kiểm soát huyết áp của bạn.
  • Ít tiêu thụ lượng natri: Ăn nhiều muối natri, ăn quá mặn và sử dụng thực phẩm muối ủ, đóng hộp và nguyên nhân gây nên cao huyết áp.
  • Giảm lượng caffein: Đối tượng thanh thiếu niên và người đã mắc bệnh tim mạch không nên dùng nhiều caffein vì những cơn cao huyết áp và đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Vừa thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà, vừa thay đổi thói quen sống sẽ giúp bạn có một huyết áp ổn định, cuộc sống sẽ vì thế cũng cân bằng và phát triển mỗi ngày

Bên trên là một số thông tin về huyết áp, cách đo huyết áp bằng máy huyết áp điện tử, cách đọc máy đo huyết áp, hi vọng những thông tin đósẽ hữu ích cho các bạn. Thường xuyên kiểm tra huyết áp cho bản thân và gia đình sẽ giúp mọi người ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn về các căn bệnh nguy hiểm và mang lại niềm tin, sự lạc quan cho những người thân yêu của chính bạn đấy!

Nhân Tâm

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • huyết áp
  • sức khỏe

Hỏi

Chào bác sĩ. Tôi muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi cách đọc chỉ số đo huyết áp trên máy như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn. Với câu hỏi: “Cách đọc chỉ số đo huyết áp trên máy như thế nào?” của bạn, bác sĩ xin tư vấn như sau:

Trên máy đo huyết áp thường có 3 con số:

  • Con số lớn hơn: Huyết áp tâm thu [Huyết áp tối đa]
  • Con số bé hơn: Huyết áp tâm trương [Huyết áp tối thiểu]
  • Con số còn lại [PULSE]: Mạch đập

Các máy đo huyết áp cao cấp dùng trong bệnh viện có thêm chỉ số huyết áp trung bình

Cách đọc máy đo huyết áp:

  • Đọc chỉ số lớn [huyết áp tối đa] trước
  • Đọc chỉ số nhỏ [huyết áp tối thiểu] sau

Thường đo huyết áp là cách tốt nhất để phát hiện tăng huyết áp. Đặc biệt lưu ý khi chỉ số huyết áp > 140/90mm Hg, bạn cần đi khám bác sĩ tim mạch ngay để đề phòng biến chứng nguy hiểm.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Tuyết Trinh - Trưởng Đơn nguyên Nội trú - Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề