Mẫu đơn ly hôn đơn phương 2023

Đơn xin ly hôn là tài liệu bắt buộc và quan trọng nhất trong hồ sơ xin ly hôn, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể soạn thảo đơn xin ly hôn theo đúng quy định của pháp luật, Vạn Luật sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo đơn ly hôn theo đúng quy định của pháp luật.

Nội dung chính

  • Đơn xin ly hôn là gì?
  • (i) Ly hôn thuận tình:
  • (ii) Ly hôn đơn phương:
  • Đơn xin ly hôn mua ở đâu?
  • Đơn xin ly hôn nộp ở đâu?
  • (i) Tòa án thụ lý hồ sơ đối với trường hợp thuận tình: 
  • (ii) Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn với trường hợp ly hôn đơn phương:
  • (iii) Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài
  • Đơn xin ly hôn viết tay hay đánh máy?
  • Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình 2022
  • Tải (download) mẫu đơn xin ly hôn thuận tình
  • Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương 2022
  • Download (tải) Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương
  • Viết đơn xin ly hôn như thế nào?
  • Hồ sơ xin ly hôn cần những gì?
  • Thời gian giải quyết ly hôn bao lâu?
  • Án phí ly hôn bao nhiêu tiền?
  • Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào?
  • Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
  • Nguyên tắc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
  • Giải quyết con chung khi ly hôn như thế nào?

XEM THÊM: Các bước thành lập công ty tại Labuan, Malaysia

Mẫu đơn xin ly hôn là một trong những tài liệu bắt buộc phải có khi vợ/ chồng muốn Toà giải quyết thủ tục ly hôn.

Khi mục đích hôn nhân không đạt được, nhiều cặp vợ chồng phải tiến hành thủ tục ly hôn để giải thoát cho nhau. Song khi thực hiện thủ tục nhiều vợ, chồng băn khoăn trong việc không biết nộp đơn ly hôn tại đâu? Mẫu đơn xin ly hôn có viết tay được hay không?

Hiện nay, trên rất nhiều trang mạng cung cấp mẫu đơn xin ly hôn. Tuy nhiên, hầu hết các mẫu đơn này đều sai về hình thức và nội dung dẫn đến khi khách hàng sử dụng mẫu đơn này để đi nộp đơn xin ly hôn đều bị Tòa án nhân dân nơi tiếp nhận hồ sơ xin ly hôn từ chối hoặc yêu cầu sử dụng mẫu đơn do Tòa án ban hành.

Hiểu rõ được những vướng mắc của Khách hàng chúng tôi sẽ tư vấn và cung cấp mẫu đơn xin ly hôn trong nội dung bài viết dưới đây. Chúng tôi hi vọng với những thông tin bài viết đem lại sẽ hỗ trợ Khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục.

Đơn xin ly hôn là gì?

Đơn xin ly hôn là biểu mẫu do các Toà án cung cấp hoặc do vợ, chồng tự soạn thảo thể hiện các thông tin cá nhân như họ tên, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ cư trú cùng các nội dung yêu cầu Toà xem xét, công nhận giải quyết về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Với thủ tục ly hôn hiện nay sẽ được chia ra làm 02 thủ tục độc lập đó là (i) ly hôn thuận tình và (ii) ly hôn đơn phương.

(i) Ly hôn thuận tình:

Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn.

(ii) Ly hôn đơn phương:

Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn. Việc ly hôn đơn phương phải có căn cứ, chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng.

Đơn xin ly hôn mua ở đâu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự:

“ 1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật này

Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy từ nội dung trên chúng ta có thể thấy theo quy định về việc muốn Toà giải quyết việc dân sự trong đó bao gồm nội dung về hôn nhân và gia đình thì người có yêu cầu cần phải thực hiện mẫu đơn xin ly hôn.

Để có được mẫu đơn thì chúng ta có thể đến trực tiếp tại Toà án nhân dân để mua đơn hoặc tự viết bằng tay hoặc có thể tải một số mẫu có sẵn ở trên mạng xuống hoặc đến các văn phòng luật sư để xin mẫu đơn khởi kiện.

Song để đảm bảo về mẫu đơn được hợp lệ thì cần liên hệ đến Toà án nơi giải quyết vụ việc dân sự để biết rõ những yêu cầu của Toà, bởi thực tế chúng tôi chứng kiến nhiều trường hợp Có những Toà sẽ cung cấp các mẫu riêng và không đồng ý bằng mẫu đơn viết tay do cá nhân tự soạn thảo, đánh máy.

Mẫu đơn ly hôn đơn phương 2023

Mẫu Đơn Xin Ly Hôn Theo Quy Định Mới Nhất 2023

Đơn xin ly hôn nộp ở đâu?

Việc nộp hồ sơ xin ly hôn phụ thuộc vào việc vợ, chồng thuộc trường hợp ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương, vợ chồng ly hôn có yếu tố nước ngoài hay không?

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm. Cụ thể việc nộp đơn ly hôn ở đâu như sau:

(i) Tòa án thụ lý hồ sơ đối với trường hợp thuận tình: 

Trường hợp ly hôn thuận tình, hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú (đăng ký thường trú) của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

(ii) Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn với trường hợp ly hôn đơn phương:

Đối với trường hợp đơn phương ly hôn sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

Ví dụ: Anh A là bị đơn trong vụ án ly hôn, Anh Anh có hộ khẩu thường trú tại quận Đống Đa, nguyên đơn sẽ nộp đơn ly hôn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa

(iii) Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài

Toà án nhân dân cấp quận/huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn nếu có:

– Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;

– Cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Trường này áp dụng theo điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn trừ những vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện trừ khi giải quyết giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Đơn xin ly hôn viết tay hay đánh máy?

Mẫu đơn xin ly hôn là một tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Pháp Luật hiện nay chỉ yêu cầu Đơn khởi kiện gồm những nội dung gì chứ không quy định là phải viết tay hay đánh máy.

Vì vậy tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, thời gian cũng như yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà chúng ta có thể lựa chọn viết tay hoặc đánh máy hoặc lên trực tiếp Tòa án xin mẫu đơn và điền theo mẫu.

Song dù thực hiện theo cách nào thì đối với những văn bản đánh máy hoặc viết tay cần phải tuân thủ các mẫu chung của những văn bản hành chính cũng như đề cập đến nội dung mà hai vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau.

Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình 2022

Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình cần đảm bảo được nội dung của đơn khởi kiện, cụ thể áp dụng theo Khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

“ 2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);

e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.”

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

____________________

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN

NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

Kính gửiTÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN ……………….

Chúng tôi là: ………………………                   Năm sinh: ……………….

Nghề nghiệp: ………………………..

Nơi làm việc: ………………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú: ………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………..

Số điện thoại liên lạc: ………………………………

Và …………………                    Năm sinh: ………………….

Nghề nghiệp: ……………………………….

Nơi làm việc:

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú: ……………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………..

Đã đăng ký kết hôn …………………………………………

Nơi đăng ký kết hôn: ………………………………………………….

Về tình cảm:

+ Thời gian kết hôn (ghi theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn)…..

+ Nơi đăng ký kết hôn (ghi UBND xã/phường nơi đăng ký kết hôn)…..

+ Quá trình chung sống và nguyên nhân mâu thuẫn…………….

Nay quan điểm yêu cầu Toàn án giải quyết………………………

Nay đề nghị Tòa án:

1- Công nhận thuận tình ly hôn.

2- Công nhận sự thỏa thuận:

Về con chung:

+ Số con chung…………………….

+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh con chung…………………….

+ Người đang trực tiếp nuôi dưỡng con chung……………………………..

+ Khi ly hôn nhận nuôi con nào…(ghi rõ họ tên con)

Về tài sản:

Không yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề tài sản hoặc trường hợp yêu cầu tòa công nhận sự thỏa thuận phân chia tài sản ghi thông tin như sau:

+ Có những tài sản chung gì:…………………..

+ Nguồn gốc do đâu mà có:…………..

+ Ai là người đang quản lý những tài sản chung này:……………….

+ Yêu cầu tòa công nhận việc chia tài sản chung…

Những tài liệu, chứng kèm theo đơn gồm có:

– Đăng ký kết hôn (Nộp bản chính trường hợp không có bản chính nộp bản sao hoặc trích lục kết hôn);

– Chứng minh thư nhân dân (bản sao có dấu đỏ);

– Bìa hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hai vợ chồng (bản sao có dấu đỏ). Trong trường hợp không có bìa hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của vợ hoặc chồng thì nộp giấy xác nhận hộ khẩu hoặc tạm trú của chính quyền địa phương nơi vợ hoặc chồng đang cư trú (bản chính);

– Giấy khai sinh con chung (bản sao có dấu đỏ);

– Đơn đề nghị của con chung trên 7 tuổi về nguyện vọng ở với bố hay với mẹ nếu bố mẹ ly hôn có xác nhận của chính quyền địa phương.;

– Các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất chung của vợ chồng (nếu yêu cầu Toà án giải quyết);

– Các giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập, nơi ở (nếu tranh chấp về việc nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng);

– Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (nếu tranh chấp về nuôi con, cấp dưỡng nuôi con hoặc chia tài sản chung sau ly hôn);

– Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan đến yêu cầu khởi kiện;

 Hà Nội, ngày….tháng …….. năm ……………

                                                                                                Người làm đơn Chồng Vợ

Tải (download) mẫu đơn xin ly hôn thuận tình

Download Tại Đây

Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương 2022

Tương tự như nội dung của mẫu đơn thuận tình thì đơn xin ly hôn đơn phương cũng cần đảm bảo các nội dung tương tự như vậy. Tuy nhiên Khách hàng lưu ý bởi đây là ly hôn theo yêu cầu của một bên nên Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

____________________

                                             Hà Nội, ngày ….. tháng ……. năm 2021….

ĐƠN XIN LY HÔN

Kính gửiToà án nhân dân ……………………………………………

Họ và tên người khởi kiện: ……………..                  Năm sinh: …………………………………….

Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú: …………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên lạc: ………………………………….

Địa chỉ thư điện tử (email): (nếu có)………

Họ và tên người bị kiện: ……………..                      Năm sinh: ………………………………………

Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú: …………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên lạc: ………………………………………………

Địa chỉ thư điện tử (email): (nếu có)………

Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

– Về tình cảm:

+ Thời gian kết hôn (ghi theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn)…..

+ Nơi đăng ký kết hôn (ghi UBND xã/phường nơi đăng ký kết hôn)…..

+ Quá trình chung sống và nguyên nhân mâu thuẫn…………….

Nay quan điểm yêu cầu Toàn án giải quyết………………………

– Về con chung:

+ Số con chung…………………….

+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh con chung…………………….

+ Người đang trực tiếp nuôi dưỡng con chung……………………………..

+ Khi ly hôn nhận nuôi con nào…(ghi rõ họ tên con)

+ Khi nhận nuôi con chung có yêu cầu chồng (hoặc vợ) cấp dưỡng nuôi con chung hay không, mức yêu cầu cấp dưỡng như thế nào?

+ Khi không nhận nuôi con chung có tự nguyện cấp dưỡng cho con chung hay không?

– Về tài sản:

+ Có những tài sản chung gì:…………………..

+ Nguồn gốc do đâu mà có:…………..

+ Ai là người đang quản lý những tài sản chung này:……………….

+ Yêu cầu giải quyết chia tài sản chung như thế nào:……………………….

Họ và tên người làm chứng (nếu có) ……..…………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………….…………..

Số điện thoại liên lạc:……………………………………. số fax(nếu có)…………………………………………

Địa chỉ thư điện tử:…………………………………………………………………………………………..

Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

– Đăng ký kết hôn (Nộp bản chính trường hợp không có bản chính nộp bản sao hoặc trích lục kết hôn);

– Chứng minh thư nhân dân (bản sao có dấu đỏ);

– Bìa hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hai vợ chồng (bản sao có dấu đỏ). Trong trường hợp không có bìa hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của vợ hoặc chồng thì nộp giấy xác nhận hộ khẩu hoặc tạm trú của chính quyền địa phương nơi vợ hoặc chồng đang cư trú (bản chính);

– Giấy khai sinh con chung (bản sao có dấu đỏ);

– Đơn đề nghị của con chung trên 7 tuổi về nguyện vọng ở với bố hay với mẹ nếu bố mẹ ly hôn có xác nhận của chính quyền địa phương.;

– Các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất chung của vợ chồng (nếu yêu cầu Toà án giải quyết);

– Các giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập, nơi ở (nếu tranh chấp về việc nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng);

– Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (nếu tranh chấp về nuôi con, cấp dưỡng nuôi con hoặc chia tài sản chung sau ly hôn);

– Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan đến yêu cầu khởi kiện;

Người khởi kiện

Download (tải) Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

Download Tại Đây

Viết đơn xin ly hôn như thế nào?

Như đã nói về một mẫu đơn xin ly hôn thì gồm đầy đủ những nội dung mà chúng tôi đã đề cập ở trên, song để đơn dễ dàng được toà chấp thuận thụ lý thì quan trọng nhất là nội dung trình bày trong đơn. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn Khách hàng cách điền thông tin trong các mục về:

– Về quan hệ hôn nhân: Cần trình bày rõ trong đơn kết hôn thời gian nào, tại đâu trong quá trình sinh sống có những vấn đề gì?

Ví dụ: Sau nhiều lần cố gắng nhưng quan điểm trong cuộc sống khác nhau, tình cảm vợ chồng không còn, không thể kéo dài cuộc sống hôn nhân nữa. Hai người thường xuyên có nhiều mâu thuẫn và mâu thuẫn kéo dài khiến mục đích của hôn nhân không đạt được. Điều này cũng làm hai người không thể kiềm chế được nỗi bức xúc mỗi khi cùng chung sống dưới một mái nhà. Do vậy yêu cầu Toà giải quyết:

– Nội dung giải quyết sẽ gồm các nội dung về con chung, về tài sản, về công nợ. Trong phần này, nếu hai vợ chồng ly hôn thuận tình thì sẽ tự thỏa thuận với nhau về các vấn đề con chung, tài sản, công nợ. Ví dụ:

+ Về con chung: Hai người trình bày rõ vợ chồng có mấy người con, yêu cầu được nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với từng người con, nhu cầu và quyết định của người con (nếu đứa bé đã từ đủ 07 tuổi trở lên)…. theo kết quả thỏa thuận.

+ Về tài sản chung: Khi hai vợ chồng có tài sản chung, hai bên đã thỏa thuận thế nào thì có thể ghi rõ đề nghị kèm theo thông tin cụ thể về từng loại tài sản. Còn nếu không có thì cũng nêu rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.

+ Về công nợ: Nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng đã thỏa thuận về công nợ chung và muốn Tòa án công nhận thì cũng nêu rõ. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.

Trường hợp vợ chồng không đồng thuận ly hôn thì cần ghi rõ những vấn đề yêu cầu Toàn giải quyết với tài sản, con cái, công nợ.

Hồ sơ xin ly hôn cần những gì?

Hồ sơ xin ly hôn cần đầy đủ các tài liệu, giấy tờ sau đây:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực) hoặc Sổ tạm trú của gia đình;

– Đơn xin ly hôn thuận tình/ đơn xin ly hôn đơn phương;

– Các tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu yêu cầu Toà giải quyết về tài sản (bản sao có chứng thực).

Thời gian giải quyết ly hôn bao lâu?

Để giải quyết vụ việc liên quan đến hôn nhân gia đình thì thời gian giải quyết ly hôn thông thường kéo dài từ 4- 6 tháng. Cụ thể thời gian giải quyết ly hôn được quy định:

Trong thời hạn 05 – 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiện tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý án khi người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.

Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận tình ly hôn); Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản) theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự theo Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án phải mở phiên tòa. Sau 15 ngày, kể từ ngày xét xử, nếu không có kháng cáo, kháng nghị, Bản án/Quyết định của Tòa án sẽ có hiệu lực thi hành.

Án phí ly hôn bao nhiêu tiền?

Án phí ly hôn phụ thuộc vào việc Khách hàng thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương. Cụ thể trường hợp ly hôn đồng thuận thì mức án phí quy định là 300.000 đồng/ trường hợp.

Án phí ly hôn đơn phương sơ thẩm đối với vụ án ly hôn không có giá ngạch thì án phí sơ thẩm là 300.000 đồng. Vơi trường hợp ly hôn có giá ngạch thì phí được xác định theo giá trị tài sản như sau:

– Tài sản dưới 6.000.000 đồng: 300.000 đồng.

– Tài sản từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.

– Tài sản từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng.

– Tài sản từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng.

– Tài sản từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng.

– Tài sản trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.

XEM THÊM: Thành lập công ty tại Malaysia cho doanh nghiệp nước ngoài

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nguyên tắc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân Gia Đình

Giải quyết con chung khi ly hôn như thế nào?

Việc ai là người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con dựa trên nguyên tắc đầu tiên là vợ chồng cùng thỏa thuận khi ly hôn. Trường hợp không thỏa thuận được thì dựa vào các căn cứ sau đây để quyết định người nuôi con sau khi ly hôn:

– Căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con;

– Nếu còn từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con;

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con. Trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác nhưng phải phù hợp với lợi ích của con.

Khi tiến hành thủ tục ly hôn, vợ chồng trình bày rõ vợ chồng có mấy người con, yêu cầu được nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với từng người con, nhu cầu và quyết định của người con (nếu đứa bé đã từ đủ 07 tuổi trở lên)…. theo kết quả thỏa thuận.

Sau khi ly hôn, cha, mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và được quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, người này không được lợi dụng việc thăm non để cản trở, gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi đó, người này có thể bị hạn chế quyền thăm nom.

– Người trực tiếp nuôi con: Được quyền yêu cầu người còn lại thực hiện nghĩa vụ với con; được quyền yêu cầu tôn trọng quyền nuôi con của mình và không được cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giá dục con.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Mẫu đơn xin ly hôn. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.

Trong quá trình viết đơn xin ly hôn, nếu có vấn đề gì chưa hiểu hoặc chưa rõ, Quý khách hàng có thể liên hệ với tư vấn viên của Công ty chúng tôi qua Số điện thoại +84 91 6655 698 để được chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn.

Mẫu đơn xin ly hôn vì không hợp nhau có khác gì mới mẫu đơn ly hôn thuận tình hoặc đơn phương không?

Trả lời: Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình và các văn bản liên quan, đơn xin ly hôn chỉ có 2 loại là (i) đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (hiểu đơn giản là đơn ly hôn thuận tình) (ii) đơn xin ly hôn (ly hôn đơn phương). Do đó, đơn xin ly hôn vì không hợp nhau có cũng sẽ là 1 trong 2 mẫu đơn nêu trên, quý độc giả có thể tham khảo 02 mẫu này.

XEM THÊM: Thành lập công ty con tại Malaysia cho doanh nghiệp nước ngoài

Ly hôn thuận tình vợ, chồng hoặc cả hai bên có bặt buộc phải có mặt tại Tòa án nhân dân hay không?

Trả lời: Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự, với việc ly hôn nói chung, ly hôn thuận tình nói riêng, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

Căn cứ quy định này, khi Tòa tiến hành hòa giải, vợ, chồng không được ủy quyền cho người khác mà phải tự mình đến Tòa để tham gia phiên hòa giải.