Mẫu công văn yêu cầu bồi thường hợp đồng

Công văn đề nghị thực hiện bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được sử dụng trong các trường hợp đặc thù khi một bên vì lý do nào đó đã vi phạm hợp đồng dẫn đến việc thiệt hại cho một bên còn lại. Việc đề nghị được bồi thường để đảm bảo quyền lợi và cũng là thiện ý để yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ.

Công văn cần được soạn thảo dựa trên những căn cứ là sự thật khách quan, giá trị yêu cầu bồi thường cần được dựa trên một quy ước đã được công nhận, ví dụ giá trị thị trường, giá trị được ước tính bởi bên thứ 3 như trọng tài thương mại, sàn đấu giá, giá trị quy đổi tương đương của các đặc tính, tài sản có giá trị tương ứng.

Hồ sơ đề nghị bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao gồm:

  • Công văn đề nghị bồi thường thiệt hại theo hợp đồng;
  • Hợp đồng dân sự đã ký kết trước đó;
  • Căn cứ chứng minh sự vi phạm hợp đồng;
  • Căn cứ xác định giá, trị giá thiệt hại;
  • Các giấy tờ có liên quan khác với mục đích tương tự.

2. Mẫu công văn đề nghị bồi thường thiệt hại theo hợp đồng – Tư vấn 1900.0191

CÔNG TY…..CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSố:…./201…/CVĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÔNG VĂN

[V/v: đề nghị bồi thường thiệt hại theo hợp đồng]

Căn cứ Hợp đồng số….. có hiệu lực ngày……..;

Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

CÔNG TY ……. ĐỀ NGHỊ:

1. Bên gây thiệt hại [Công ty…] thực hiện việc bồi thường thiệt hại với những tổn thất dựa trên Điều…. Hợp đồng số……ký kết ngày…… cụ thể:

[Liệt kê các thiệt hại phải bồi thường mà các bên đã thỏa thuận]

2. Công ty…… thực hiện việc bồi thường trong thời hạn ……. ngày kể từ ngày nhận được công văn này.

Trường hợp hết thời hạn nêu trên, nếu công ty…… không thực hiện trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng. Công ty …… chúng tôi sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật./.

Công ty ……… có công văn này đề nghị Công ty …….. chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty …… vì những lý do sau:

Theo như thỏa thuận về thời hạn giao hàng tại Điều … hợp đồng, ngày … tháng … năm, Công ty …….. tiến hành giao hàng cho công ty chúng tôi. Tuy nhiên do phương tiện của Công ty… bị hỏng, phải đi sửa nên công ty .. đã không thể giao hàng như thỏa thuận ban đầu. Tuy nhiên phía Công ty … đã không có bất kỳ thông báo đến chúng tôi. Điều này khiến công ty chúng tôi phải chịu những thiệt hại như sau:

[Trình bày những thiệt hại phải bồi thường]

Vì vậy, Công ty ……………chúng tôi có công văn này đề nghị Công ty ….. tiến hành bồi thường những thiệt hại kể trên cho chúng tôi. Thời hạn bồi thường là … ngày kể từ ngày quý công ty nhận được công văn này.

Trường hợp hết thời hạn quý công ty không thực hiện bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng, Công ty ……….. chúng tôi sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam đưa ra nhiều phương thức bảo vệ quyền dân sự. Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm, chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hỗ trợ, thực hiện các biện pháp để bảo vệ. Một trong số đó là buộc bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ là một trong những phương tiện để bên có quyền lợi bị xâm phạm yêu cầu bên xâm phạm bồi thường thiệt hại. Bên có quyền

Căn cứ theo Mẫu 01/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về văn bản yêu cầu bồi thường nhà nước như sai:

Tải mẫu văn bản yêu cầu bồi thường nhà nước: Tại đây

Hướng dẫn cách ghi văn bản yêu cầu bồi thường nhà nước như thế nào?

Tại Mẫu 01/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP thì cách ghi văn bản yêu cầu bồi thường nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn như sau:

[1] Ghi tên cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.

[2] Nếu người yêu cầu bồi thường là cá nhân người bị thiệt hại thì ghi họ tên của người bị thiệt hại hoặc người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại; đối với trường hợp người bị thiệt hại chết thì ghi họ tên người thừa kế của người bị thiệt hại;

Đối với trường hợp người yêu cầu bồi thường là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó; nếu người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì ghi tên tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện theo pháp luật của tổ chức đó.

[3] Ghi số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tương ứng của cá nhân người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại là người thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế của người bị thiệt hại hoặc người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại thì ngoài giấy tờ chứng minh nhân thân cá nhân của người yêu cầu bồi thường cần ghi thêm văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền; di chúc trong trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế;

Trường hợp có nhiều người thừa kế thì phải có giấy tờ chứng minh nhân thân của người được cử làm đại diện và văn bản hợp pháp về việc được cử làm đại diện cho những người thừa kế còn lại.

Trường hợp người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì ghi số, ngày cấp, nơi cấp một trong các giấy tờ sau: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép hoặc các giấy tờ có giá trị như giấy phép theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

[4] Nếu người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú tại thời điểm nộp văn bản yêu cầu bồi thường; nếu người yêu cầu bồi thường là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm nộp văn bản yêu cầu bồi thường.

[5] Ghi một trong các trường hợp:

- Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại thì ghi: “người bị thiệt hại”;

- Trường hợp người bị thiệt hại chết thì ghi: “người thừa kế của.... [nêu tên của người bị thiệt hại]..... ;

- Trường hợp có nhiều người thừa kế thì ghi: “người đại diện cho những người thừa kế của .... [nêu tên của người bị thiệt hại].....”.

- Trường hợp tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại thì ghi: “đại diện cho ...[nêu tên tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ]... kế thừa quyền và nghĩa vụ của....[nêu tên tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại] thực hiện quyền yêu cầu bồi thường”;

- Trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự thì ghi: “người đại diện theo pháp luật của .... [nêu tên của người bị thiệt hại].....”;

- Trường hợp ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thì ghi: “người/pháp nhân được ........ [nêu tên của người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự] ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường”.

[6] Ghi tên văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường [số hiệu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và trích yếu của văn bản].

[7] Ghi từng loại thiệt hại cụ thể, cách tính và mức yêu cầu bồi thường theo quy định tương ứng từ Điều 22 đến Điều 28 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

[8] Ghi rõ loại thiệt hại nào đề nghị tạm ứng.

[9] Ghi họ tên người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường.

[10] Ghi số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc loại giấy tờ tương ứng của người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường.

[11] Ghi nơi cư trú của người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường.

[12] Ghi phương thức nhận tạm ứng kinh phí bồi thường: nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc nhận qua chuyển khoản. Trường hợp nhận qua chuyển khoản ghi rõ số tài khoản, chủ tài khoản, nơi mở tài khoản của người nhận tiền tạm ứng kinh phí bồi thường.

[13] Trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thì ghi rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó.

[14] Ghi rõ yêu cầu của mình về việc cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện việc phục hồi danh dự.

[15] Trường hợp tổ chức yêu cầu bồi thường thì ghi tên tổ chức.

[16] Ghi địa điểm làm văn bản yêu cầu bồi thường [ví dụ: Hà Nội].

[17] Trường hợp là cá nhân thì ký và ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ; Trường hợp là tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu.

[18] Ghi tên tài liệu, chứng cứ chứng minh cho những thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đề nghị Nhà nước bồi thường. Các tài liệu nên đánh số thứ tự.

Trên đây là hướng dẫn cách ghi từng mục trong văn bản yêu cầu bồi thường Nhà nước. Bạn có thể đối chiếu với Mẫu văn bản bồi thường Nhà nước ở trên để điền sao cho chuẩn xác.

Bồi thường Nhà nước [Hình từ Internet]

Những người nào được yêu cầu bồi thường Nhà nước?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:

Người yêu cầu bồi thường là người có văn bản yêu cầu bồi thường thuộc một trong các trường hợp: người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.

Theo đó, những người được yêu cầu bồi thường Nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau: người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 5 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định như sau: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự của bên có lỗi [cố ý hoặc vô ý], gây hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, gây hại đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác.

Bồi thường ngoài hợp đồng xảy ra khi nào?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng; Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào?

Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, phía bên gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay có lỗi vô ý khi gây thiệt hại cho phía bên bị thiệt hại thì người đó thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra.

Chủ Đề