Mashup nhiều ca sĩ là ai?

Một mashup [cũng được gọi là mesh, mash up, mash-up, blend, bootleg[1][2] và bastard pop/rock] là một tác phẩm sáng tạo, thường là một hình thức của một bài hát, được tạo ra bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều bài hát được thu âm trước, thường bằng cách phủ lên bản nhạc của một bài hát liền mạch trên bản nhạc cụ của bài hát khác.[3] Trong phạm vi mà các tác phẩm như vậy là "biến đổi" của nội dung gốc, tại Hoa Kỳ, họ có thể tìm thấy sự bảo vệ khỏi các khiếu nại về bản quyền theo học thuyết "sử dụng hợp lý" của luật bản quyền.[4]

Mash-up musicNguồn gốc từ loại nhạc

  • Pop
  • rock
  • electronic

Nguồn gốc văn hóaCuối những năm 1990, đầu những năm 2000 ở Châu Âu, Bắc Mỹ.Nhạc cụ điển hình

  • Digital audio editor
  • sampler
  • sequencer
  • DJ turntables
  • audio mixer

Hình thức phái sinh

  • Sampling
  • sound collage
  • remix

Tiểu thể loạiGlitch popSân khấu vùng

  • Vương quốc Anh
  • Hoa Kỳ
  • Đức
  • Pháp
  • Úc
  • Na Uy
  • Hà Lan
  • Thụy Sĩ
  • Thụy Điển
  • Indonesia
  • Canada
  • Ấn Độ
  • Bỉ
  • Áo
  • Brazil
  • Ý
  • Nhật Bản

Mashup được biết đến bởi một số tên khác nhau:

  • Bootlegs [chủ yếu ở châu Âu, không nên nhầm lẫn với các bản phối lại không chính thức]
  • Boots [nhưng không phải "booty [chiến lợi phẩm]" là một nhánh electronic]
  • Mash-ups
  • Mashed hits
  • Smashups [hoặc smash-ups]
  • Bastard pop [như trong các bài hát kết hợp là không chính thức; cụm từ này hiếm khi được sử dụng nữa]
  • Blends
  • Cutups [hoặc cắt giảm, một thuật ngữ ban đầu được đặt ra bởi William S. Burroughs để mô tả một số thí nghiệm văn học của ông có liên quan theo nghĩa đen "cắt" các văn bản khác nhau và sắp xếp lại các mảnh để tạo ra một tác phẩm mới.]
  • Powermixing [thường là tốc độ phải được tăng tốc để cho phép nhiều bài hát được phát hơn và do đó không thể chơi bất kỳ sự pha trộn nào cho toàn bộ bài hát]
  • Crossovers, nhưng nó ở dạng mashup hoặc phiên Việc thực hành lắp ráp các bài hát mới từ các yếu tố purloined của các bài hát khác kéo dài trở lại sự khởi đầu của âm nhạc được ghi lại.

Ngoài ra, các thuật ngữ truyền thống hơn như bản sửa đổi "chỉnh sửa" hoặc [trái phép] "được nhiều" bootleggers "ưa chuộng [còn được gọi là" leggers "].[cần dẫn nguồn]

Việc thực hành lắp ráp các bài hát mới từ các yếu tố purloined của các bài hát khác kéo dài trở lại sự khởi đầu của âm nhạc được ghi lại. Nếu người ta mở rộng định nghĩa vượt ra ngoài lĩnh vực pop, tiền thân có thể được tìm thấy trong concerto, cũng như thực hành cổ điển [sắp xếp lại] vật liệu dân gian truyền thống và truyền thống jazz về các tiêu chuẩn tái diễn. Ngoài ra, nhiều yếu tố của văn hóa mashup có tiền đề trong hip hop và đạo đức DIY của punk cũng như chồng chéo với phong trào văn hóa tự do.

  1. ^ [1] Lưu trữ 2006-06-17 tại Wayback Machine
  2. ^ “Bootiemashup.com - About”. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ Geoghegan, Michael and Klass, Dan [2005]. Podcast Solutions: The Complete Guide to Podcasting, p.45. ISBN 1-59059-554-8.
  4. ^ Code of Best Practices in Fair Use for Online Video Lưu trữ 2010-06-02 tại Wayback Machine, American University, Center for Social Media

  • Paul Morley [2003]. Words and Music: A History of Pop in the Shape of a City. Bloomsbury. ISBN 0-7475-5778-0.
  • Jeremy J. Beadle [1993]. Will Pop Eat Itself? Faber & Faber. ISBN 0-571-16241-X.
  • Roseman, Jordan [2006]. Audio Mashup Construction Kit. ISBN 0-471-77195-3.
  • Hughes, J. & Lang, K. [2006]. Transmutability: Digital Decontextualization, Manipulation, and Recontextualization as a New Source of Value in the Production and Consumption of Culture Products. In Proceedings of the 39th Annual Hawaii International Conference on System Sciences – Volume 08.
  • Sinnreich, Aram [2010]. Mashed Up: Music, Technology & the Rise of Configurable Culture [2] Lưu trữ 2011-07-14 tại Wayback Machine. ISBN 1-55849-829-X.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mashup_[âm_nhạc]&oldid=67770737”

Mashup là thuật ngữ trong âm nhạc, chỉ việc ghép, trộn, hát lại những bài hát hoặc clip ca nhạc [Music video - MV] không liên quan thành một bản nhạc, MV hoàn chỉnh. Nếu ví mỗi bài hát là một món ăn riêng biệt, đã có mùi vị và đặc trưng riêng thì một bản mashup là tổng hợp những món ăn ấy trộn lẫn. Mashup hoàn toàn khác liên khúc bởi mỗi mashup là một chỉnh thể hoàn chỉnh mà sự hòa trộn của các bài hát rất tinh tế, sắp đặt đúng chỗ. Do đó, nó đòi hỏi khả năng cảm thụ âm nhạc của người chơi để tạo nên những bản mashup "mượt", "chất", biến tấu tùy sở thích.

1. Mashup đã có mặt trên thế giới từ khá lâu. Nhưng nếu chọn một mốc thời gian tương đối, người ta có thể chọn khoảng đầu thế kỉ XXI để làm mốc khai sinh cho mashup bởi đây là thời điểm album mashup của các DJ chuyên nghiệp chính thức ra đời. Các bản mashup đình đám mà giới trẻ thường hay nhắc đến là của nhạc sĩ, ca sĩ người Hàn Quốc Daniel Kim. Anh có những bản mashup tổng hợp hàng chục ca khúc pop quốc tế hot nhất trong năm như: "Pop Danthology 2011", "Pop Danthology 2012", "Pop Danthology 2013". Ngoài ra còn có những bản mashup độc đáo như: Poplove, Summer Pop Medley 2012… Poplove gồm 24 MV được cắt ghép và thêm thắt đồ họa, cảnh đô thị hào nhoáng. Hot Kpop 2013 gồm 80 ca khúc hot của nhạc pop xứ Kim Chi do DJ Masa thực hiện. Trong bộ phim ca nhạc "Glee", mashup xuất hiện càng khẳng định thêm chỗ đứng của nó trong dòng nhạc giải trí.

Điều thú vị của mashup đó là các bài hát rời rạc, thậm chí là trái ngược nhau được nối với nhau khéo léo, sao cho không bị trật nhịp, phô. Thông thường, mashup có thể dùng một beat [nhạc nền] có sẵn xuyên suốt cả bản hoặc dùng nhiều beat. Để làm được điều đó, các bài hát phải được tách beat gốc, để khi trộn không bị nhiễu. Người chơi còn có thể sáng tác thêm. Do đó, nếu không có nghề, bản mashup rất dễ bị "liên khúc hóa".

Những thử thách khắt khe ấy đã khiến mashup đang trở thành trào lưu mới mẻ trong làng nhạc Việt. Ở Việt Nam, bản mashup được xem là đầu tiên thuộc về ca sĩ Đức Tuấn với các bài hát: "Tình ca phố", "Phố xa", "Umbrella"… Mới đây nhất, nhạc sĩ trẻ Nguyễn Hải Phong vừa tung ra bản "Mashup 2014" khiến cư dân mạng thích thú. Bản mashup là tổng hợp 8 ca khúc nhạc trẻ nổi nhất năm 2013: "Cơn mưa ngang qua", "Thời gian sẽ trả lời", "Tình yêu màu nắng", "Đừng nhìn lại", "Không cảm xúc", "Anh muốn em sống sao", "Em không quay về", "Forever alone".

Ngoài giới chuyên nghiệp như Đức Tuấn, Nguyễn Hải Phong, Lan Trinh Idol thì những nhóm nhạc bán chuyên như F- Bank, O-Plus, hay ca sĩ bán chuyên Isaac Thái, Ryan Duy Hùng cũng cho ra đời bản mashup đình đám trên Youtube. Mashup không còn đóng khung trên thế giới mạng nữa mà xuất hiện đàng hoàng trong chương trình truyền hình.  Trong vòng tranh đấu 2 - Thử thách ghế nóng của X Factor,  F-band đã mang đến bản mashup mang tên "Hourse Medley" phối trộn bất ngờ các ca khúc sôi động như "Gangnam Style", "We will rock you" với nhạc Việt mang âm hưởng dân gian như "Lý ngựa ô", "Qua cầu gió bay" trên nền beatbox. O-Plus cũng nhanh chóng được vào vòng trong bởi bản mashup "Backstreet Boys Medley". Nhóm Dreamz mang đến sự hòa trộn thú vị giữa ca khúc "Bay" và "Gimme Gimme"  

Mashup đang trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ yêu âm nhạc. Trong ảnh: Nhóm F-band biểu diễn các bản mashup của mình trong chương trình X-Factor.

Không chỉ vậy, mashup còn thu hút các bạn trẻ nghiệp dư. Ngoài những bản mashup vụng về, hài hước, ai có chút năng khiếu âm nhạc đều có thể trình làng cho cộng đồng mạng một bản mashup khá ổn. Tạo được cơn sốt trên mạng hiện nay phải kể đến cô nàng Vicky Nhung Nguyễn với "Mashup 3" gồm các bài hát như "Thu cuối", "Nỗi nhớ đầy vơi", "Với anh" hay "Mashup 2" gồm "Tình về nơi đâu", "Dấu mưa", "Cơn mưa qua"… Chất giọng hơi khàn, Vicky đã tạo ra những bản mashup "chất lừ" dù rằng các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ cô chỉ vỏn vẹn webcam, micro và nhạc từ máy tính. Để thêm phần hay ho và bắt mắt cho các clip sau của mình, cô mượn phòng thu âm hoặc nhờ bạn bè dàn dựng cảnh quay.

2. Rõ ràng, mashup không khó làm nhưng để tạo nên sản phẩm chất lượng thì phải đầu tư nhiều thời gian, công sức cộng với khả năng của người chơi. Giới trẻ quay cuồng với mashup nhưng cũng lắm người tỏ ra thờ ơ. Trên một diễn đàn, có bạn trẻ thẳng thừng chê bai: "Mashup chỉ là sự dậm chân của sáng tạo, cùn mòn của cảm xúc, thể hiện sự chụp giật". Ý kiến này đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của cư dân mạng. Ngược lại, nhiều tay chơi mashup Việt hiện nay đang được dân mạng và truyền thông tung hô như những "thiên tài sáng tạo âm nhạc".

Xét cho cùng, mashup Việt vẫn chỉ là bản biến tấu từ những bài hát cũ, giá trị của nó vẫn nằm ở những cái cũ. Việc cắt ghép, biến tấu chỉ đơn thuần nghe cho lạ tai, chủ yếu để người chơi phục vụ cho hoạt động trình diễn và người thụ hưởng xem/nghe để giải trí. Hàm lượng sáng tạo rất ít nếu không muốn nói việc chọn lọc, cắt ghép đúng nơi, đúng chỗ chỉ đơn thuần là công việc của một tay "thợ nhạc" lành nghề. Nếu tăng độ công phu, tinh xảo cộng với sự ngẫu hứng thì may ra ranh giới để bước đến sự sáng tạo mới gần lại. Trường hợp của các bản mashup dài khoảng 5 phút của Daniel Kim với ít nhất 50 bài hát được trộn lẫn thì sự tìm tòi, chắt lọc rất công phu, nhấn nhá tạo điệp khúc, tạo phong cách, chủ đề riêng từ hình ảnh đến âm nhạc đã khẳng định hàm lượng sáng tạo của anh không hề nhỏ. Daniel Kim đã biến những nguyên liệu cũ trở thành cái mới hoàn toàn khi kết hợp chúng lại và mang đậm dấu ấn cá nhân của anh. 

Riêng ở Việt Nam, mashup mới hình thành và các bản mashup còn rất sơ sài. Trong khi trên thế giới, hàng chục bài hát, thậm chí gần cả trăm bài mới tạo nên một bản mashup ngắn ngủi thì ở Việt Nam, mashup chỉ quanh quẩn mix [trộn] tầm 3 - 4 bài. Rất ít bản có khoảng 10 ca khúc. Mashup của Vicky Nhung được đánh  giá là "chất" nhưng vẫn mang âm hưởng của những bài hát cũ. Thêm nữa, do chọn ít bài, dùng một beat quen thuộc xuyên suốt từ đầu đến cuối nên việc lồng ghép câu hát ra sao, người nghe cũng có thể đoán trước, ít bất ngờ.  Bản mashup của Nguyễn Hải Phong bị nhiều lời chê vì cách lắp ghép đôi chỗ bị phô, lời hát và giai điệu vài bài lạc lõng so với beat. Các phân đoạn bài hát trong mashup quốc tế chỉ chớp nhoáng 5-10 giây thì các bài hát trong mashup Việt quá dài, không khác gì liên khúc. Có bản khiến khán giả cảm tưởng như người chơi chỉ chêm hai ba câu hát của bài hát này vào bài hát kia. Nguyên liệu cũ vẫn còn nguyên giá trị thô của nó, những giá trị mới được tạo ra quá nhạt nhòa.

Sự sáng tạo chỉ được công nhận khi người chơi sáng tác thêm lời hoặc phối lại một bản beat hoàn toàn mới. Nhưng trường hợp này của mashup Việt chưa nhiều. Giải thích lý do bản mashup của mình gây sốt, ca sĩ Isaac Thái cho rằng:  "Có lẽ đây là mashup đầu tiên được phối trên nền nhạc điện tử vì các bài hát thì đương nhiên là cũ. Đây cũng là điều mới ở nước chúng ta dù ở nước ngoài người ta đã làm nhiều. Một lý do khác khiến cho mashup của tôi được chú ý là bởi nó kết hợp 11 bài hát chỉ trong vòng 3 phút, các câu hát nằm trong vòng hoà thanh đồng điệu, có cả bài vui bài buồn. Âm nhạc lạ và bắt tai người nghe". 

Khi giá trị chính vẫn thuộc về những nguyên liệu cũ, việc cắt ghép, chọn lọc chỉ như sự tô vẽ bên ngoài thì sớm muộn gì người xem cũng "cả thèm chóng chán" như trào lưu cover [hát, làm mới lại bài hát gốc] trước đây. Sự tô vẽ còn rất hời hợt đang khiến nhiều người trẻ ảo tưởng mình có tài năng. Một triết gia nào đó đã từng nói, đại ý: "Trông thấy một cô gái xinh đẹp, người thứ nhất nói: "Em đẹp như một đóa hồng", đó là một nhà thơ. Người thứ hai nói: "Em đẹp như một đóa hồng", đó là người bình thường. Người thứ ba nói: "Em đẹp như một đóa hồng", đó là một con lừa". Rõ ràng, sự bắt chước hay "nhai lại" từ những sáng tạo của người khác không có gì đáng để công chúng tung hô quá mức. Nhất là khi những nhân vật có vài mashup ổn ổn, hoặc mashup "dở hơi, chọc cười" thì công chúng đã vội năn nỉ khản cả cổ: "Gia nhập showbiz đi em! Làm ca sĩ đi em!"… Mashup chưa đến nơi đến chốn, chơi thì được, trình diễn vui vui thì được, chứ lấy đó làm hành trang để đặt chân vào con đường nghệ thuật thì e nghệ thuật lại than khóc mất thôi

N.T.

Video liên quan

Chủ Đề