Maái nhà có thể nhô ra tối đa bao nhiêu năm 2024

Căn cứ vào quyết định số 04/2008/QĐ-BXD về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng thì vấn đề về việc xây ban công, ô văng được quy định như sau:

Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ.

Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:

Độ vươn tối đa của ban công

Nội dung

Những bộ phận cố định của ngôi nhà:

Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

  • Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
  • Từ độ cao 1m [tính từ mặt vỉa hè] trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

Trong khoảng không từ độ cao 3,5m [so với mặt vỉa hè] trở lên, các bộ phận cố định của nhà [ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè] được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:

  • Độ vươn ra [đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra], tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
  • Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;
  • Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng. Chiều rộng lộ giới [m] Độ vươn ra tối đa Amax [m] Dưới 7m 0 7¸12 0,9 \>12¸15 1,2 \>15 1,4

Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Mái đón, mái hè phố: khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo Điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:

  • Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy.
  • Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị.
  • Không vượt quá chỉ giới đường đỏ.
  • Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác [như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh…].

Ghi chú:

  1. Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà.
  2. Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.

Phần nhô ra không cố định:

Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa [trừ cửa thoát nạn nhà công cộng] khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.

Bạn có thể căn cứ vào diện tích đất và bản đồ hiện trạng đất để xác định hai tiêu chí:

  1. Một là bề rộng mặt đường nơi bạn định đua ô văng , mái che, nếu bề rộng mặt đường từ 7m trở lên thì bạn có thể đua ô văng mái che tại các tầng có độ cao từ 3,5m trở lên, cụ thể bạn được đua ra bao nhiêu mét bạn vui lòng tham khảo bảng nêu trên. Hai là chỉ giới đường đỏ ở vị trí nào thì bạn chỉ có quyền xây phần móng công trình và những phần nằm trong độ cao dưới 3,5m [ thường là tầng trệt] trong phạm vi đất thuộc sở hữu của bạn. diện tích phần ban công đưa ra tính từ chỉ giới đường đỏ.

Bước chân vào ngôi nhà mới, theo thói quen nhiều người sẽ chăm chút phòng ngủ đầu tiên, phòng khách hoặc không gian bếp và thường vội bỏ quên khu vực ban công. Theo đó, những thắc mắc về kích thước tiêu chuẩn và cách trang trí ban công đẹp khiến nhiều người mất khá nhiều thời gian khi tìm hiểu.

Tuy nhiên, liệu bạn đã chắc rằng bản thân đã hiểu rõ những quy tắc và kích thước chuẩn trong việc cải tạo ban công theo từng loại nhà. Làm sao vẫn đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho căn nhà, cùng JYSK tìm lời giải ngay sau đây nhé!

Ban công là gì?

Dành cho ai chưa rõ định nghĩa về khoảng thở bao gồm: Balcony [ban công], Logia, Porch [hiên nhà], Veranda [thềm nhà], Patio [Sân không có mái che], Deck [sàn gỗ ngoài trời]… Đây chính là những khái niệm được dùng trong xây dựng. Theo đó việc hiểu được sự khác biệt này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm ý tưởng và cách thức thực thi cũng trở nên đơn giản hơn, phù hợp với mong muốn và nhu cầu sử dụng.

Trong đó, balcony hay ban công được hiểu là phần không gian nằm ở các tầng bên trên và nhô ra ngoài bức tường của ngôi nhà hoặc khu chung cư, có lan can bảo vệ hoặc cửa thông vào phòng.

Nhờ vị trí nằm nhô ra ngoài nên bàn công sở hữu một khoảng không gian có độ thoáng cao, tầm nhìn tối đa 3 mặt. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà ban công phải đón nhận lượng nắng và nước mưa lớn.

Phân biệt giữa ban công và lô gia

Lô gia là cách đọc Việt hóa của Logia có nghĩa là phần diện tích hành lang ngoài, cũng chính điều này khiến Lô gia dễ bị nhầm lẫn với ban công trong kiến trúc xây dựng.

Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt 2 khái niệm này dựa vào đặc tính khác nhau của chúng, chi tiết như sau:

  • Lô gia: là phần hành lang hướng ra ngoài nhưng được xây thụt vào bên trong và được che chắn rất cẩn thận. Nếu đứng từ bên trong lô gia nhìn ra ngoài thì chúng ta sẽ chỉ thấy được một hướng trước mặt, 2 hướng bên cạnh đều có tường xây che lại, nhờ vậy bảo mật sự riêng tư của gia chủ. Lô gia có 2 loại chính là loại dùng để nghỉ ngơi và loại dùng để phục vụ. Đối với loại dùng để nghỉ ngơi thì lô gia thường gắn liền với phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt chung. Còn với loại phục vụ thì lô gia thường gắn liền với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh.

Theo quy định về kiến trúc xây dựng đối với những công trình cao tầng để đảm bảo an toàn thì từ tầng 6 trở lên không được sử dụng ban công mà chỉ được phép sử dụng lô gia và lan can của lô gia không hở phần chân bên dưới và có chiều cao tối thiểu từ 1m2 trở lên.

  • Ban công: cũng là phần hành lang ngoài nhưng được xây vượt ra khỏi mặt bằng nhà và có hành lang bảo vệ. Nếu như lô gia bị hạn chế tầm nhìn phí trên thì đứng từ ban công bạn có thể thấy 2-3 hướng với tầm nhìn rất rộng. Một số ban công chỉ nhìn được 2 hướng đó là do vị trí ban công nằm ở góc tường hoặc bị che bởi tường của nhà kế bên. Ban công có ưu điểm là thoáng đãng, tầm nhìn đẹp tuy nhiên nếu gặp thời tiết xấu sẽ bị nắng hắt, mưa tạt rất bất tiện khi sử dụng.

Ban công có thể có hoặc không có mái che tùy vào thiết kế và nhu cầu sử dụng của chủ nhà, thường được áp dụng cho những kiểu nhà thấp tầng hoặc nhà biệt thự, villa, kiến trúc kiểu Pháp.

Vậy một ban công tiêu chuẩn sẽ có quy định về kích thước như thế nào?

Cụ thể, khi thiết kế xây dựng ban công bạn cần phải tuân thủ theo kích thước sau:

  • Tính từ vỉa hè lên đến độ cao 3.5m, ban công sẽ được phép nhô ra không vượt quá mức đường chỉ giới đỏ.
  • Các đường gờ chỉ hay bộ phận trang trí ban công chỉ được phép nhô ra không quá 0.2m.
  • Trường hợp được vượt quá chỉ giới đỏ thì ban công sẽ nằm trong các trường hợp như: Chiều rộng lộ giới từ 7m trở lên. Từ 7 – 11m được nhô ra 0.9m, từ 12 – 15m được nhô ra 1.2m và từ 16m trở lên được nhô ra 1.4m.

Kích thước ban công tiêu chuẩn

Thiết kế ban công, độ nhô ra phải đảm bảo nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè tối thiểu 1m để tránh bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Ngoài ra, kích thước ban công tiêu chuẩn còn phụ thuộc vào lộ giới và không lớn hơn so với kích thước đã nêu trên, nếu vị trí xây dựng ban công có đường điện, hệ thống cáp chằng chịt cần đảm bảo tính an toàn cho hệ thống dây

Các nguyên tắc cần biết về kích thước ban công

  • Không được làm ban công nhô ra khi lộ giới nhỏ hơn 7m.
  • Được phép nhô ra tối đa 0.9m nếu lộ giới từ 7 – 11m.
  • Được phép nhô ban công tối đa 1.2 nếu lộ giới rộng từ 12 - 15m.
  • Ban công được xây dựng nhô ra tối đa 1.4m nếu lộ giới có độ rộng từ 16m trở lên.

Tiêu chuẩn kích thước ban công dành cho từng loại nhà

Về cơ bản, kích thước ban công tiêu chuẩn của từng loại nhà cũng căn cứ theo quy định đã nêu trên. Có một vài trường hợp, kích thước ban công không nhất định phải tuân thủ theo nguyên tắc đó. Chẳng hạn tại những căn nhà có kiến trúc riêng không liên quan tới lộ giới thì kích thước của ban công không cần phải tuân thủ theo quy định trên.

Ban công được xây dựng cần đảm bảo tính an toàn và không làm ảnh hưởng tới công trình khác

Tiêu chuẩn kích thước ban công chung cư

  • Ban công nhà chung cư không được nhô ra khi lộ giới nhỏ hơn 7m.
  • Chung cư khi xây dựng được phép nhô ban công ra tối đa 0.9m nếu lộ giới từ 7 – 11m.
  • Được phép nhô ban công tối đa 1.2 nếu lộ giới ở khu chung cư đó rộng từ 12 - 15m.
  • Ban công được xây dựng nhô ra tối đa 1.4m nếu lộ giới có độ rộng từ 16m trở lên.

Tiêu chuẩn kích thước ban công nhà ống

Những ngôi nhà ống thường được xây dựng trong các con phố, ngõ hẻm nhỏ. Vì thế nhiều người thắc mắc xây nhà trong ngõ được đua ra bao nhiêu? Với những trường hợp này thì việc thiết kế ban công cũng cần tuân thủ những quy định sau:

  • Nhà ống sát với lộ giới không được nhô ra khi lộ giới nhỏ hơn 7m.
  • Quy định độ vươn ban công khi xây dựng được phép nhô ra tối đa 0.9m nếu lộ giới từ rộng từ 7 – 11m.
  • Nếu lộ giới rộng từ 12 – 15m thì được phép nhô ban công tối đa 1.2.
  • Nếu lộ giới có độ rộng từ 16m trở lên ban công được xây dựng nhô ra tối đa 1.4m.

Tiêu chuẩn kích thước ban công nhà phố

Nhà phố thường được xây dựng ở các khu vực đô thị gần sát lộ giới. Theo đó việc phải tuân thủ quy định về kích thước ban công là vô cùng cần thiết.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây chính là ban công nhà phố rộng bao nhiêu là đẹp? Khi thiết kế ban công nhà phố cần chú ý những gì?

  • Nếu lộ giới rộng từ 7m trở xuống sẽ không được nhô ban công ra bất cứ một mét nào.
  • Nếu lộ giới rộng từ 7 – 11m thì theo quy định đua ban công sẽ được phép nhô ra 0.9 m.
  • Nếu lộ giới rộng từ 12 – 15m thì được phép nhô ra 1.2 m.
  • Nếu lộ giới rộng từ 16m trở lên ban công sẽ được nhô tối đa 1.4 m.

Kích thước tối thiểu của ban công là bao nhiêu?

Theo quy định, kích thước tối thiểu khi xây dựng ban công tùy thuộc vào nhu cầu, thiết kế của gia chủ. Có thể tham khảo quy định để không vượt quá tiêu chuẩn cho phép bên trên dành cho từng loại nhà là được. Ngoài ra việc xây dựng nhà ở không liên quan, không sát với lộ giới và không làm ảnh hướng tới các công trình khác, ban công có thể thiết kế kích thước tùy ý, miễn sao đảm bảo tính thẩm mỹ và yếu tố phong thủy là được.

Kích thước tối thiểu khi xây dựng ban công tùy thuộc vào nhu cầu, thiết kế của gia chủ

Kết cấu đua ban công

Để tăng được diện tích sử dụng, nhiều chủ nhà khi xây dựng nhà cửa đã tìm cách cơi nới thêm không gian nhà bằng cách đua ban công. Việc cải tạo đua ban công cho mẫu nhà đẹp không phải là một việc dễ dàng. Thông thường việc này được làm một cách bộc phát, chỉ là sự thống nhất giữa chủ nhà và đội thợ thi công nền thiếu tính toán cụ thể chi tiết.

Xây nhà được đưa ra bao nhiêu?

Việc này thực sự là điều không tốt, vì gây ra nhiều rủi ro và khó khăn cho công tác quản lý, đồng thời làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Vì vậy, khi đua ban công ra cần phải tính toán một cách cẩn thận tránh những sai sót đáng tiếc sau này.

Chiều cao ban công bao nhiêu là hợp lý?

Không có một quy định cứng nhắc cụ thể nào về chiều cao ban công tiêu chuẩn. Tùy vào đặc điểm, thiết kế của từng công trình sẽ có quy định chiều cao lan can ban công cụ thể. Lan can ban công đối với công trình từ 9 tầng trở lên phải cao tối thiểu 1,4m tính từ mặt sàn lên phía trên tay vịn. Với những công trình dưới 9 tầng thì chiều cao lan can tối thiểu nên từ 1,1m trở lên. Để đảm bảo an toàn thì khoảng cách giữa các thanh gióng ở lan can không được quá 100mm.

Kích thước cửa ban công

Kích thước cửa ra ban công 1 cánh theo phong thủy thước Lỗ Ban hiện nay là: Chiều rộng 81cm x Chiều cao 212cm. Trong đó:

  • Chiều rộng có thể xê dịch trong khoảng 80.5cm - 81.8cm.
  • Chiều cao có thể thay đổi trong khoảng 210.8cm - 214.2cm.
  • Kích thước cửa ban công 2 cánh theo phong thủy thước Lỗ Ban phổ biến hiện nay là:
  • Chiều rộng 109cm x chiều cao 212cm [khoảng xê dịch chiều rộng là 105.5cm - 109cm].
  • Chiều rộng 126cm x chiều cao 212cm [khoảng xê dịch chiều rộng là 125cm - 128,5cm].

Các mẫu thiết kế ban công đẹp, mới nhất 2023

Dưới đây là một số hình ảnh ban công đẹp dựa theo những thiết kế mới và được ưa chuộng nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo:

Mẫu ban công chung cư

Các ban công ở chung cư thường có diện tích khá hẹp nên được thiết kế theo những quy tắc nhất định với phương pháp bố trí hợp lý và khéo léo nhất.

Thiết kế ban công chung cư đẹp, phù hợp nghỉ ngơi, thư giãn

Mẫu ban công nhà phố

Diện tích ban công nhà phố thường không quá lớn, mỗi phòng thường sẽ có một ban công riêng. Vì vậy, việc trang trí ban công nhà phố sẽ tùy theo sở thích của chủ nhà.

Thiết kế mặt tiền ban công đẹp cho nhà phố

Mẫu ban công biệt thự

Biệt thự có diện tích khá rộng, do đó kích thước ban công biệt thự cũng thoáng và rộng rãi hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế, trang trí theo nhiều phong cách khác nhau.

Mẫu ban công biệt thự đẹp cũng là nơi thư giãn tuyệt vời cho cả gia đình

Mẫu ban công nhà ống

Có nhiều thiết kế ban công nhà ống đẹp, thoáng mát theo các phong cách vintage, thiên nhiên gần gũi, tiểu cảnh sinh động mang lại cảm giác thư giãn thoải mái tốt nhất cho người sử dụng.

Mẫu ban công đẹp cho nhà ống phổ biến hiện nay

\>>>> Xem thêm:

  • Top 30+ mẫu trang trí ban công đẹp
  • Top 45+ loại cây phù hợp trồng ngoài trời
  • Chất liệu và mẫu bàn ghế ngoài trời đẹp, phù hợp ban công sân vườn \>>>> XEM THÊM SẢN PHẨM DÀNH CHO BAN CÔNG & SÂN VƯỜN

Chủ Đề