Luật đăng kiểm xe ô tô 2023

Thông tư mới này có nhiều nội dung mới liên quan đến việc đăng kiểm ôtô, như khi đi đăng kiểm ôtô lần đầu, cũng như định kỳ - không còn phải xuất trình bảo hiểm xe như quy định cũ, mà chỉ cần xuất trình giấy tờ về đăng ký xe hoặc giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.

Từ ngày 1.10.2021 tới đây, thủ tục đăng kiểm kiểm định xe cơ giới, đặc biệt với ô tô kinh doanh vận tải sẽ có nhiều điểm mới. Ảnh minh họa

Ô tô dính ‘phạt nguội’ vẫn được đăng kiểm, thời hạn 15 ngày

Bắt đầu từ ngày 1.10.2021, theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 16/2021, các trường hợp xe vi phạm giao thông nhưng quá hạn không chấp hành giải quyết vi phạm, nộp phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019 của Chính phủ vẫn được các trung tâm đăng kiểm tiếp nhận kiểm định xe. Khi kiểm định đạt yêu cầu, các trường hợp này chỉ được cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày.

Bên cạnh đó, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 16/2021 cũng nêu rõ các trường hợp xe vi phạm giao thông nhưng quá hạn không chấp hành giải quyết vi phạm, nộp phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019 của Chính phủ sẽ bị đưa vào mục cảnh báo trên hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến về kiểm định xe giới được dùng cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Tăng thời hạn đăng kiểm xe kinh doanh vận tải

Xe kinh doanh vận tải đến 9 chỗ kiểm định lần đầu có chu kỳ 24 tháng, tức tăng 6 tháng so với quy định tại Thông tư 70/2015. Các chu kỳ tiếp theo là 12 tháng/lần [tăng 6 tháng]. Dẫu vậy, việc này chỉ áp dụng đối với xe mới hoặc sử dụng chưa đến 5 năm.

Với xe sử dụng trên 5 năm, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 6 tháng/lần như hiện nay.

Bỏ yêu cầu xuất trình bảo hiểm TNDS khi đăng kiểm

Từ 1/10, các chủ xe không cần phải xuất trình bảo hiểm trách nhiệm dân sự [TNDS] bắt buộc như trước đây khi đưa ôtô đi đăng kiểm lần đầu cũng như định kỳ.

Khi đăng kiểm ôtô lần đầu, thủ tục gồm: xuất trình giấy đăng ký xe [bản chính hoặc giấy hẹn đăng ký được cấp bởi phòng cảnh sát giao thông, hoặc bản chính đang thế chấp của tổ chức tín dụng, ngân hàng], tiếp đó là bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe sản xuất, lắp ráp trong nước [trừ xe cơ giới thanh lý], nộp bản chính chứng nhận kiểm định cải tạo đối với trường hợp xe hoán cải.

Đối với ôtô đăng kiểm định kỳ, chủ xe chỉ phải xuất trình giấy đăng ký xe [bản chính, giấy biên nhận thế chấp bản chính tại tổ chức tín dụng, hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe với trường hợp xe sang tên đổi chủ]. Bảo hiểm TNDS không còn cần đối với thủ tục đăng kiểm nhưng đây vẫn là giấy tờ bắt buộc để xe lưu hành hợp lệ trên đường.

Xe kinh doanh vận tải được cấp mẫu tem mới

Thiết kế mẫu tem đăng kiểm cho ôtô từ 1/10 theo quy định tại Thông tư 16/2021 của Bộ GTVT. Ảnh chụp từ Thông tư 16/2021

Cùng với quy định về tăng thời hạn đăng kiểm, để tạo thuận tiện trong việc nhận diện, Thông tư 16/2021/TT-BGTVT cũng bổ sung quy định về mẫu tem kiểm định mới để phân biệt giữa ô tô có kinh doanh vận tải và ô tô không kinh doanh vận tải. Cụ thể, từ ngày 1.10 tới, xe ô tô các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải sẽ dán mẫu tem kiểm định có màu vàng cam.

Xe kinh doanh vận tải phải khai báo

Từ trước đến nay, khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe không cần phải khai báo về việc xe được sử dụng kinh doanh vận tải.

Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 16/2021 bắt đầu từ ngày 1.10.2021, chủ xe có trách nhiệm khai báo về việc kinh doanh vận tải vào phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 16/2021.

Đối với ôtô đăng kiểm định kỳ, chủ xe chỉ phải xuất trình giấy đăng ký xe [bản chính, giấy biên nhận thế chấp bản chính tại tổ chức tín dụng, hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe với trường hợp xe sang tên đổi chủ]. Bảo hiểm TNDS không còn cần đối với thủ tục đăng kiểm nhưng đây vẫn là giấy tờ bắt buộc để xe lưu hành hợp lệ trên đường.

Kiểm định xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có một hoặc nhiều trung tâm kiểm định xe cơ giới. Công việc kiểm định sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác. Vậy kiểm định xe ô tô là gì? Thời hạn kiểm định xe ô tô như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thời hạn kiểm định xe ô tô [Cập nhật 2022]

1. Kiểm định xe ô tô là gì?

Trước khi tìm hiểu về Thời hạn kiểm định xe ô tô, ta cần phải biết kiểm định xe ô tô là gì?

Kiểm định xe ô tô hay còn gọi là đăng kiểm xe. Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Công việc đăng kiểm sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác. Việc đăng kiểm cũng không quá gắt gao, nếu trong quá trình đăng kiểm xe bạn đạt yêu cầu, bạn sẽ được cấp giấy phép chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc gia hạn cho phép xe ô tô được lưu thông trên đường. Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy chứng nhận. Thông thường, mỗi loại xe với mức tải trọng khác nhau sẽ có một định kỳ kiểm định.

Sau khi đăng kiểm ô tô và kiểm tra xe xong, nếu phát hiện có trục trặc nào bạn cần tới trung tâm sửa chữa để khắc phục ngay. Nếu mọi thứ vẫn ổn, bạn cũng đừng chủ quan vì nhân tố hư hỏng tiềm ẩn khác mà bộ kiểm tra vẫn chưa phát hiện được. Do đó, bạn cần đưa xe tới gara uy tín để kiểm tra lại.

2. Mục đích của việc đăng kiểm xe

Có thể nói, mục đích quan trọng nhất của việc đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này cũng nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn đối với bản thân cũng như cho những người xung quanh bạn.

3. Thời hạn kiểm định xe ô tô trước ngày 1/10/2021

Theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, chu kỳ kiểm định đối với từng loại xe được quy định cụ thể như sau:

STT Loại phương tiện Chu kỳ [tháng]
Chu kỳ đầu Chu kỳ định kỳ
1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải
Đã sản xuất đến 07 năm 30 18
Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm 12
Đã sản xuất trên 12 năm 06
2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải; ô tô chở người các loại trên 09 chỗ
2.1 Không cải tạo [*] 18 06
2.2 Có cải tạo [*] 12 06
3. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc
3.1 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm 24 12
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm 06
3.2 Có cải tạo [*] 12 06
4. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên 03

Ghi chú:

– Chu kỳ đầu chỉ áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 02 năm, tính từ năm sản xuất.

– Số chỗ trên ô tô chở người bao gồm cả người lái.

– [*] Cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi một trong các hệ thống: Lái, phanh [trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ], treo và truyền lực.

4. Thời hạn kiểm định xe ô tô từ ngày 1/10/2021

Kể từ ngày 01/10/2021, chu kỳ kiểm định xe cơ giới được thực hiện theo quy định tại Thông tư 16/2021/TT-BGTVT. Trong đó, theo Thông tư mới, chu kỳ kiểm định của ô tô chở người các loại đến 09 chỗ [sản xuất đến 05 năm] có kinh doanh vận tải kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng với chu kỳ đầu và từ 06 tháng lên 12 tháng với các chu kỳ tiếp theo. Cụ thể như sau:

STT Loại phương tiện Chu kỳ [tháng]
Chu kỳ đầu Chu kỳ định kỳ
1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải
1.1 Sản xuất đến 07 năm 30 18
1.2 Sản xuất trên 07 năm đến 12 năm 12
1.3 Sản xuất trên 12 năm 06
2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải
2.1 Sản xuất đến 05 năm 24 12
2.2 Sản xuất trên 05 năm 06
2.3 Có cải tạo 12 06
3. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ
3.1 Không cải tạo 18 06
3.2 Có cải tạo 12 06
4. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc
4.1 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm 24 12
4.2 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm 06
4.3 Có cải tạo 12 06
5. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên [kể cả ô tô chở người trên 09 chỗ đã cải tạo thành ô tô chở người đến 09 chỗ]; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên [kể cả ô tô tải, ô tô đầu kéo đã cải tạo thành ô tô chuyên dùng]; ô tô tải được cải tạo chuyển đổi công năng từ ô tô chở người sản xuất từ 15 năm trở lên. 03

5. Phí đăng kiểm ô tô năm 2022

Căn cứ Biểu giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư 238/2016/TT-BTC, mức giá dịch vụ kiểm định đối với xe cơ giới đang lưu hành như sau:

STT Loại xe cơ giới Mức giá

[đồng/xe]

1 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng 560.000
2 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 07 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông đến 20 tấn và các loại máy kéo 350.000
3 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 02 tấn đến 07 tấn 320.000
4 Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 02 tấn 280.000
5 Máy kéo, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và các loại phương tiện vận chuyển tương tự 180.000
6 Rơ moóc, sơ mi rơ moóc 180.000
7 Xe ô tô chở người trên 40 ghế [kể cả lái xe], xe buýt 350.000
8 Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 ghế [kể cả lái xe] 320.000
9 Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 ghế [kể cả lái xe] 280.000
10 Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương 240.000
11 Xe ba bánh và các loại phương tiện vận chuyển tương tự 100.000

Lưu ý: Những xe cơ giới kiểm định không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải bảo dưỡng sửa chữa để kiểm định lại. Giá các lần kiểm định lại được tính như sau:

– Nếu việc kiểm định lại được tiến hành cùng ngày [trong giờ làm việc] với lần kiểm định đầu tiên thì: Miễn thu đối với kiểm định lại lần 1 và 2; kiểm định lại từ lần thứ 3 trở đi mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% mức giá quy định tại bảng trên.

– Việc kiểm định lại được tiến hành sau 01 ngày và trong thời hạn 07 ngày [không kể ngày nghỉ theo chế độ] tính từ ngày kiểm định lần đầu, mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% giá quy định tại bảng trên.

– Nếu việc kiểm định lại được tiến hành sau 07 ngày [không kể ngày nghỉ theo chế độ] tính từ ngày kiểm định lần đầu thì giá kiểm định được tính như kiểm định lần đầu.

– Kiểm định xe cơ giới để cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [có thời hạn không quá 15 ngày] thu bằng 100% giá quy định tại bảng trên.

– Kiểm định mang tính giám định kỹ thuật, đánh giá chất lượng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thu với mức giá thỏa thuận nhưng không vượt quá ba [03] lần mức giá quy định tại bảng trên.

Trên đây là các mốc thời hạn kiểm định xe ô tô được Bộ Giao Thông và Vận Tải quy định mới nhất, khi mua xe các chủ xe nên nhớ mang xe của mình đi đăng kiểm lần đầu và nhớ các mốc chu kỳ kiểm định để xe được kiểm định đúng thời hạn tránh chịu các mức phạt không đáng có do lỗi quá thời hạn đăng kiểm, chúc các lái xe lưu thông trên đường được an toàn. Nếu cần hỗ trợ gì, hãy liên hệ với ACC để được giúp đỡ!

Chủ Đề